TỪ VỰNG & Ý TƯỞNG CHỦ ĐỀ GENETICALLY MODIFIED FOODS
👉👉👉Bài viết chi tiết: https://ielts-nguyenhuyen.com/tu-vung-va-y-tuong-chu-de-genetically-modified-foods/
💧💧VOCAB
▪️tomatoes and broccoli bursting with cancer-fighting chemicals: cà chua và bông cải xanh chứa chất chống ung thư
▪️vitamin-enhanced crops of rice, sweet potatoes: lúa, khoai lang được tăng cường thêm vitamin
▪️wheat, soy and peanuts free of allergens/allergen-free peanuts: lúa mì, đậu nành và đậu phộng không có chất gây dị ứng / đậu phộng không gây dị ứng
▪️bananas that deliver vaccines: chuối cung cấp vắc-xin
▪️vegetable oils loaded with therapeutic ingredients: dầu thực vật chứa các thành phần điều trị
▪️have become subjects of intense debate: đã trở thành chủ đề tranh luận gay gắt
▪️genetically modified foods/crops/products⁓engineered plants: thực phẩm/ cây trồng / sản phẩm biến đổi gen
▪️the Earth’s burgeoning population: dân số Trái đất ngày càng tăng
▪️create new crop variants using irradiation and mutagenic chemicals: tạo ra các biến thể cây trồng mới bằng cách sử dụng hóa chất chiếu xạ và gây đột biến
▪️do rigorous testing/be subjected to rigorous safety assessments: kiểm tra nghiêm ngặt / phải trả qua những quy trình đánh giá an toàn nghiêm ngặt
▪️cause allergic reactions in humans: gây ra phản ứng dị ứng ở người
▪️raise the possibility of unanticipated health effects: nâng cao khả năng xảy ra các ảnh hưởng sức khỏe không lường trước được
▪️enhance safety for human and animal consumption: tăng cường an toàn cho việc tiêu thụ ở người và động vật
▪️enhance soil fertility and crop biodiversity: tăng cường độ phì nhiêu của đất và đa dạng sinh học cây trồng
▪️to be selectively bred over generations to have certain desired traits: được lai tạo có chọn lọc qua các thế hệ để có những đặc điểm mong muốn nhất định
💧💧Pros
▪️address the urgent problems of food shortage and hunger: giải quyết các vấn đề cấp bách của tình trạng thiếu lương thực
▪️genetic engineering → increase crop yields, offer crop varieties that resist pests and disease: kỹ thuật di truyền → tăng năng suất cây trồng, cung cấp giống cây trồng kháng lại sâu bệnh
▪️reduce the use of pesticides: giảm sử dụng thuốc trừ sâu
▪️help solve some of the world’s most vexing nutrition problems, like preventable blindness: giúp giải quyết một số vấn đề dinh dưỡng khó đáng lo ngại nhất thế giới, như mù lòa có thể phòng ngừa
▪️Ex. Golden rice → has the potential to prevent vitamin A deficiency: Ví dụ. Gạo vàng → có khả năng ngăn ngừa thiếu vitamin A
▪️be able to grow in places where non-GM crops die: có thể phát triển ở những nơi cây trồng không biến đổi gen không phát triển được
▪️have a longer shelf life: có thời hạn sử dụng lâu hơn
💧💧Cons
▪️the possibility to negatively affect human health: khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người
▪️differences in nutritional content, allergic response, undesired side effects (toxicity, organ damage, or gene transfer): sự khác biệt về hàm lượng dinh dưỡng, phản ứng dị ứng, tác dụng phụ không mong muốn (độc tính, tổn thương nội tạng hoặc chuyển gen)
▪️insert genes into an organism from an entirely different organism → raise the potential risk of unexpected allergic reactions: chèn gen vào một sinh vật từ một sinh vật hoàn toàn khác → làm tăng nguy cơ phản ứng dị ứng không lường trước được
▪️the potential development of herbicide-resistant weeds: tiềm năng phát triển của cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ
Trên đây là một số ý tưởng và từ vựng mà Huyền ghi chú lại khi đọc các bài báo (bbc, national geographic,….) về chủ đề Genetically modified foods. Huyền thường ghi lại vào 1 quyển vở như hình bên dưới.
👉👉👉 EBook ý tưởng và từ vựng cho 110 đề IELTS Writing: https://ielts-nguyenhuyen.com/sach-ielts-writing-y-tuong-tu-vung-cho-100-de-ielts-writing/
#ieltsnguyenhuyen #ieltsvocabulary
「allergen testing」的推薦目錄:
allergen testing 在 Mẹ Nấm Facebook 的精選貼文
Bài này mình viết hôm 24/07, nay chép lại đây cho bạn bè đọc, mà cũng đỡ nhọc công những ai đang bênh vực bà Bộ trưởng Bộ Y tế đi tìm tòi nghiên cứu xem có bao nhiêu người yêu cầu bà Tiến từ chức nhé!
-----------------
"Bà Tiến từ chức đi!"
Đến hôm nay đã có hơn 3 đứa trẻ sơ sinh chết sau khi được chích ngừa vắc xin phòng bệnh viêm gan B. Thông tin trên báo hiện nay vẫn đang loanh quanh đổ lỗi do điện áp không ổn định, do khâu bảo quản, và cũng chỉ mới là những tin tức và phát biểu của cấp cơ sở, chưa thấy bất kỳ động thái nào của người đứng đầu Bộ Y tế với sinh mạng của những đứa trẻ tội nghiệp trên.
Theo thông tin trên báo Thanh Niên, chiều ngày 22 tháng 7 sau một cuộc họp kín dài dằng dặc tại Sở Y tế tỉnh Quảng Trị giữa đoàn chuyên gia Bộ Y tế với UBND và các ban ngành liên quan của tỉnh Quảng Trị thì kết luận cuối cùng đưa ra rất chung chung cho cái chết của ba trẻ sơ sinh chưa đến một ngày tuổi tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) rất chung chung như sau: “sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân”.
Một bác sĩ có uy tín đã chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình như sau:
“Có nhiều cách để xác định một cái chết do choáng phản vệ (phản ứng dị ứng nặng nhất, gây tử vong nhanh chóng) sau khi dùng thuốc:
1. Phân tích hoá học các chai thuốc, tìm các dị nguyên (allergen)
2. Mổ tử thi để tìm dấu hiệu co thắt phế quản, một tổn thương đặc trưng của choáng phản vệ
3. Lấy thuốc ấy chích vào cơ thể sống (in vitro testing) các loại động vật như thỏ, chuột lang, trâu bò, bộ trưởng, quan chức... để tái hiện (reproduce) phản ứng phản vệ.”
Có quá khó để xác định nguyên nhân sốc phản vệ của ba trẻ sơ sinh đã thiệt mạng cùng một nơi trên kia không?
Câu trả lời là không, vấn đề là người ta dám mổ xẻ và đi đến cùng vấn đề đến đâu hay thôi.
Ai sẽ chịu trách nhiệm cho sự thử nghiệm trên sinh mạng của nhân dân?
Câu trả lời là không có ai cả.
Bởi lối ra để giải quyết vấn đề cho việc tiêm ngừa vắc xin đã được đẩy dần sang ngành điện:
“Mất điện trước và sau thời điểm chích vắc xin” (1)
Cần phải nhắc lại cho rõ, trường hợp 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm ngừa vắc xin tại Hướng Hóa (Quảng Trị) không phải là trường hợp xảy ra lần đầu tiên.
Kết quả tìm được trên Google cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2013, đã có tới 9 trường hợp tai biến tử vong sau tiêm chủng cho các bé trong độ tuổi từ một ngày đến 4 tháng tuổi.
Chưa hết, liên quan đến việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng quốc gia trong năm 2012, tính từ tháng 1 đến hết tháng 9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 83 trường hợp phản ứng với vắc xin Quinvaxem “5 trong 1”. Trong 65 trẻ sơ sinh của xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) được cha mẹ đưa đến trạm y tế xã tiêm chủng thì bốn trẻ đã không được sống tròn tháng thứ tư. Một trẻ khác ở xã Đồng Hợp cũng không qua khỏi. (2), (3)
Có ai phải chịu trách nhiệm cho tất cả những việc này chưa?
Câu trả lời vẫn là không có một ai cả.
Còn nhớ năm 2012, khi con trai thứ 2 của tôi ở độ tuổi phải tiêm ngừa vắc xin 5 trong 1, cùng lúc với việc rộ lên hàng loạt thông tin về việc trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm phòng, tôi đã tìm hiểu rất kỹ những người chích ngừa ở trạm xá về việc bảo quản và thông tin liên quan đến thuốc. Họ có vẻ rất bực mình và cho rằng đây là chương trình tiêm chủng mở rộng không tốn phí, thuốc đã được thử nghiệm và bảo quản cẩn thận nên người dân không phải lo. Khi tôi căn vặn về các trường hợp tử vong sau khi tiêm thuốc thì có y tá cho rằng con số đó vẫn nằm trong “tỉ lệ cho phép”, “vắc xin luôn được bảo quản đúng quy trình”… Quy luật nào cho phép người ta đánh giá mạng sống của người này là quý giá hơn người kia?
Đến tận bây giờ không thể phủ nhận là thủ phạm gây ra cái chết của nhiều trẻ sơ sinh là những loại thuốc quái gở mà Bộ Y tế dùng chính tiền thuế của người dân để đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia, rồi dán cho nó cái mác thật kêu là “tiêm chủng không tốn tiền”.
Thật vô sĩ khi không có một nhân vật nào lên tiếng về những cái chết của các bé sơ sinh vô tội.
Thật trơ tráo khi ngày hôm qua, hôm kia, những giọt nước mắt của cha mẹ và người thân các bé đang tức tưởi đổ ra thì bà Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lại đang dẫn đầu đoàn công tác đi dâng hương, dâng hoa trong lễ khởi công xây dựng Nhà tháp chuông Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Gio Linh (4)
Lương tâm và trách nhiệm của bà Tiến và những người cộng sự của bà nằm ở đâu khi đến tận bây giờ vẫn là một sự im lặng khó hiểu?
Có ai đó tưởng tượng rằng nếu bà Tiến không đủ liêm sỹ để từ chức thì chúng ta phải làm gì không?
Nếu Quốc hội không đủ can đảm để cách chức những quan chức vô trách nhiệm như bà Tiến thì chúng ta phải làm gì?
“Bà Tiến từ chức đi !” – đó không chỉ là thái độ, là sự phản kháng mà còn là yêu cầu chính đáng của tất cả những bậc làm cha mẹ như tôi, như bạn và nhiều người khác.
Phải trả giá bằng bao nhiêu sinh mạng con trẻ nữa thì chúng ta những người làm cha làm mẹ mới đủ dũng cảm để lên tiếng nhằm bảo vệ quyền lợi và sự sống của con em mình?