[Tổng hợp] 5 học bổng cho bạn học tập tại Anh Quốc
Một mùa học bổng nữa lại khởi động rồi, các trường ở Anh Quốc đang mở rất nhiều học bổng cho Schofans apply. Nếu đang cân nhắc đến việc du học vào năm tới thì thời gian này cả nhà nên chuẩn bị dần, tìm hiểu thông tin để chọn đúng trường, ngành học và học bổng phù hợp. Lưu lại bài viết dưới đây để tiện tra cứu nhé.
1. Clarendon Fund Scholarships at University of Oxford
- Bậc học: sau đại học
- Học bổng: học phí + sinh hoạt phí
- Số lượng: khoảng 150 suất
- Deadline: 07.01 hoặc 21.01 hàng năm
- Link: https://www.ox.ac.uk/clarendon
2. Gates Cambridge Scholarships for International Students at University of Cambridge
- Bậc học: sau đại học
- Học bổng: toàn phần (học phí + sinh hoạt phí + vé máy bay + phí visa + một số phí khác)
- Số lượng: 80 suất
- Deadline: cuối tháng 12.2021 / đầu tháng 1.2022 phụ thuộc vào ngành học
- Link: http://www.gatescambridge.org/
3. Transform Together Scholarships for International and European Union (non-UK) Students at Sheffield Hallam University
- Bậc học: cử nhân, thạc sĩ
- Học bổng: 50% học phí cho năm học đầu tiên
- Deadline: 01.11 hàng năm
- Link: http://www.shu.ac.uk/transformtogether
4. Jardine Scholarship Award 2022 at Oxford and Cambridge Universities
- Bậc học: đại học, sau đại học
- Học bổng: toàn phần (học phí + sinh hoạt phí + vé máy bay + phí sách vở + một số phí khác)
- Deadline: 22.10.2021
- Link: https://www.jardines.com/en/community/foundation.html
5. QUEEN’S MANAGEMENT SCHOOL SOUTH EAST ASIA SCHOLARSHIP 2022/23
- Bậc học: sau đại học
- Học bổng: £5000 cho năm đầu tiên
- Deadline: 30.04.2022
- Link: https://www.qub.ac.uk/International/International-students/International-scholarships/InternationalScholarships202223/ScholarshipsforSouthEastAsia202223/QueensManagementSchoolSouthEastAsiaTermsandConditions202223/
☘️Các bạn muốn xin học bổng các học bổng trong và ngoài nước khác, đủ bậc nữa, đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, Review hồ sơ luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa, giúp các bạn tìm ra điểm mạnh, câu chuyện của bản thân các bạn nhé.
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page, page sẽ review free CV cho cả nhà.
Lịch học của lớp 2 tháng gần nhất: http://tiny.cc/HannahEdClass
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
Link nhận thông tin về các chương trình Scholarship Support HannahEd: http://tiny.cc/HannahEdRegister
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page nhé.
<3 Tag và chia sẻ thông tin đến bạn bè nhé. Chúc cả nhà may mắn <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
「apply uk university international students」的推薦目錄:
apply uk university international students 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
#ApplyQuote Chia sẻ kinh nghiệm du học ở Bỉ & Pháp
Bạn Thu Le trong group Scholarship Hunters đã chia sẻ cực kì chi tiết về việc apply du học tại Bỉ 🇧🇪 , Pháp 🇫🇷 cũng như kinh nghiệm sống và làm việc ở châu Âu của mình. Các bạn nào quan tâm thì đọc ngay bài viết siêu hay ho dưới đây nhé! Bạn ý cũng là cựu học sinh lớp học bổng HannahEd mới có thêm học bổng toàn phần chính phủ Đan Mạch vừa sang lại châu Âu học tuần này đó ❤️
——-
Mình học cử nhân BBA tại KU Leuven Bỉ và sau đó đc trg chọn học thêm IBBA tại KEDGE Pháp theo ctr Double Degree 4 năm 2 bằng ĐH (Mình là ng đầu tiên cũng là duy nhất tham gia ctr này cho đến thời điểm hiện tại). Trước khi học BBA tại KUL thì mình học ISB-UEH hệ Western Sydney University đc 1 năm, trong tgian này mình tự học thêm SAT và tham gia thêm mấy hđnk để improve application. Mình tn trg chuyên tỉnh lẻ GPA 8.9-9.0-9.1 và có giải HSGQG môn t. Anh và IELTS 7.5.
1️⃣ Tại sao mình chọn Bỉ 🇧🇪 ?
Thật ra nhà mình hướng đi Úc vì có ng thân bên đó nhưng cá nhân mình thấy du học Úc đắt và ko biết liệu học xong có thể xin việc ở lại để bù khoản tiền đấy ko. Nên mình đã chọn Châu Âu. Cộng thêm từ cấp 2 mình đã học thêm t. Pháp nên cũng muốn học ở French-speaking country để trau dồi thêm. Sau khi nghiên cứu thì mình chọn học ctr BBA dạy bằng tiếng Anh ở KUL (70% vì ranking - năm đấy trg rank #35 tgioi theo The Higher Education, 20% vì location của trg ngay tại Brussels trái tim của EU dễ du lịch, mtrg international và có nhiều job opportunities, 10% vì dân Bỉ nói t. Anh rất ok ko như dân Pháp và curriculum chỉ có 3 NĂM lại nhìn khá toàn diện, kiểu học mỗi thứ 1 tí rất hợp vs đứa chưa định hướng đc major như mình 😂)
Link ctr BBA dành cho bạn nào muốn tham khảo thêm:
https://feb.kuleuven.be/eng/prospective-students/bachelor-of-business-administration (Overall info)
https://onderwijsaanbod.kuleuven.be//opleidingen/e/SC_53266472.htm (Curriculum)
Entry requirements:
Tn cấp 3, IELTS 6.5 (ko có skill nào dưới 5.5) hoặc TOEFL 90, SAT Math 530 hoặc 570 trở lên cho fast admission track, ACT 21 hoặc 23 trở lên cho fast admission track
Học phí: 1750 EUR (tầm 48tr VNĐ)
📍 Câu hỏi mình hay nhận đc là trg có xét điểm tổng ko hay là điểm em vừa đủ thì có đc nhận ko hay nên càng cao càng tốt? --> Với kinh nghiệm làm student ambassador và guide bao nhiêu svien VN vào KUL mấy năm nay thì mình khẳng định là nếu bạn vừa đủ điểm như ycau IELTS 6.5 + SAT Math 530 (trg ko xét điểm tổng đâu) thì bạn auto đc nhận nhé. Dù ranking trg cao nhưng quan điểm của Bỉ là education is for everyone nên đầu vào rất dễ, as long as you meet the entry requirements. Giáo dục của Bỉ theo kiểu đào thải dần, nếu bạn ko siêng năng và ko pass đủ credits thì sẽ ko đc học tiếp. That's why lớp mình năm đấy vào tận >300 bạn nhưng đến cuối cùng chỉ tn đúng tgian tầm 30 bạn (có bạn đã bị trg expell, có bạn đúp lớp, có bạn transfer sang hệ UAS - hogeschool, có bạn chuyển trg luôn)
Năm nay trg có thêm ngành mới là Bachelor of Science in Business Engineering https://feb.kuleuven.be/eng/prospective-students/bachelor-of-business-engineering/overview --> bạn nào là dân Kĩ thuật nhưng vẫn muốn có kiến thức nền về Kinh doanh có thể tham khảo ctr này 😉
📍 Học xong BBA làm gì?
Đa số các bạn sẽ chọn học lên tiếp 1 năm MBA (Master of Science in Business Administration, not professional MBA) với tầm 12 specializations như Finance, Marketing, Strategy, Logistics, International Relations, Information System (ngành này dễ kiếm việc hơn các ngành còn lại✌️) etc. vì BBA khá là chung. Cộng thêm ở Bỉ mng đều tn Master rồi mới bắt đầu xin việc. Kiểu như đây là 1 việc rất tự nhiên ấy 😁
Một phần nhỏ khác sẽ đi làm như mình, nhưng sẽ về nước làm vì Bỉ rất rất coi trọng bằng cấp. Nhưng mình vẫn apply đc chương trình MA của Citibank (Management Trainee) nên du học Bỉ cũng ko hẳn lỗ nhỉ? 😜
2️⃣ Chuyển tiếp sang Pháp 🇫🇷 học Double Degree và đi làm tại Paris
Sau 2 năm học thì mình có option đi exchange vào năm 3 hoặc đi Double Degree (năm đấy thì mới có ctr này lần đầu). Mình đc chọn đi exchange tại Peking University 🇨🇳 và học Double Degree tại KEDGE bên Pháp. Mình đã rất băn khoăn vì exchange thì 1 sem sẽ về là học thêm 1 sem nữa sẽ tốt nghiệp và lên MBA luôn. Trong khi Double Degree thì mình phải học thêm 3 sem và đi làm 6 tháng. Nhưng cuối cùng mình đã chọn đi Pháp, dù vô cùng thích Bắc Đại, vì mình biết thứ mình thiếu trên CV lúc ấy là kinh nghiệm làm việc và chỉ có học Double Degree mình mới có thể đi làm mà job market ở Pháp lại dynamic hơn Bỉ rất nhiều. (Plus, nếu trong trg hợp sau này về VN thì ít ra du học Pháp có tiếng hơn dh Bỉ, và còn có thể xin Working Holiday Pass ở Sing nữa)
Ở Pháp mình học tại KEDGE - 1 business school rank #2 ngành IBBA (https://student.kedge.edu/programmes/international-bba/curriculum) và ko hề trả hphi (trong khi các bạn bthg sẽ trả tầm 10kEUR/ năm) trong khi đc học 1 curriculum vô cùng practical (E-Business, Digital Marketing, Luxury Strategy, Chinese Business, etc.) mà còn đc ăn ké corporate network siêu xịn của trg 🤩 Lúc ở Pháp mình còn đc làm 1 start-up chuyên về parfum ở Entrepreneurship Hub của trg và gặp rất nhiều bạn quốc tế (mang tiếng học ở Pháp nhưng lớp mình chỉ có 1 ng Pháp, còn lại đều là các bạn học Double Degree từ Mỹ/ Ireland/ UK/ TBN/ Đức/ Nga chả khác gì học ở English-speaking country nhé 👏) Trong tgian này mình còn đc nhận Erasmus+ grant nên tính ra ăn ở rẻ hơn bên Bỉ khá nhiều.
Hết 3 sem ở Pháp, mình khá stress vì phải tìm internship abroad, outside Việt Nam và Bỉ. Ở Pháp thì mình ko tự tin lắm vì tiếng Pháp ko sõi nhưng nhờ network của trg, mình đã land 1 offer tại Euler Hermes (Allianz Group) tại Paris và 1 offer tại Singapore (mình tự tìm). Mình quyết định lên Paris làm internship vì lương cao hơn, lại có housing allowance từ Chính phủ nên sẽ sống thoải mái hơn. Bạn nào cần các database tìm jobs tại Pháp và Singapore 🇸🇬 có thể inb mình share nhé.
🍀 Góc qcao nhỏ cho cty cũ: Euler Hermes tại Paris là headquarter luôn nên cviec mình làm rất nhiều và đa dạng, mỗi ngày đều làm với các regional managers từ Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Anh, Bắc Âu, Bắc Mỹ và APAC để cùng manage các customer transformation projects. Tgian ở đây mình đã học đc rất nhiều kiến thức mà khi pvan với Citibank các Heads đều rất impressed và highly appreciated. Vì là HQ nên Euler Hermes có nhiều job offers tiếng Anh lắm nên bạn nào sau này có tìm việc ở Pháp mà t. Pháp hạn chế thì keep EH in mind nhé 😁
3️⃣ Chi phí ăn ở
🇧🇪🇧🇪🇧🇪 Leuven - Mấy bạn lưu ý dùm mình là chỉ mang tính tham khảo nha, vì mình rời Bỉ cũng 2 năm r ah
Dù học ở Brussels nhưng mình ở Leuven (cách Brussels 30' đi tàu cực nhanh) vì giá cả rẻ hơn
🏠Tiền nhà: ~250EUR (trong khi ở Brussels tầm ~350EUR trở lên)
🚉Tiền đi lại: Thẻ bus năm 50EUR (đi khắp vùng Flanders), thẻ tàu zone Leuven - Brussels tầm 20EUR/ tháng
🍱Tiền ăn: ~20-25EUR/ tuần nếu tự nấu (khuyến khích đi Colruyt và Lidl thay vì Carrefour hay Delhaize nếu muốn tk tiền nhé), 1 bữa ăn ở trg tầm 5EUR --> Tổng 1 tháng tự nấu tầm 100EUR, nếu ăn ngoài thì 200EUR nhé
📱Tiền điện thoại: 15EUR/ tháng
💳Chi phí phát sinh khác (shopping): ~100EUR
➡️ Tổng chi phí ăn ở 1 tháng: 450EUR trở lên (Mình hồi đó dùng tầm 350EUR thui vì mình toàn ở nhà tự học ít lên lớp :)))
🇫🇷🇫🇷🇫🇷 Marseille - nơi mình học
🏠Tiền nhà: 360EUR, nhà nước trợ cấp 210EUR (bạn dhs nào cũng đc, ít nhiều tùy điều kiện chỗ bạn ở, vùng bạn sống và thu nhập của bạn) còn 150EUR
🚉Tiền đi lại: 18.3EUR/ tháng (bus, tram, train, v.v)
🍱Tiền ăn (mình ở trg nhiều nên ăn trong canteen là đa số): 50EUR/ tuần
📱Tiền điện thoại: 15EUR/ tháng
💳Chi phí khác: ~100EUR
➡️Tổng chi phí ăn ở 1 tháng: 480EUR trở lên (mình có thêm Erasmus grant cover nữa nên chẳng còn bao nhiêu)
🇫🇷🇫🇷🇫🇷 Paris - thành phố hoa lệ nơi mình làm
🏠Tiền nhà: 480EUR (chính phủ trợ cấp tầm 110EUR tùy vùng như đã nói) còn 370EUR
🚉Tiền đi lại: 350EUR/ năm (tất cả 5 zones toàn Paris) - cty trả 50%, vùng mình ở trả thêm 50% --> 0 đồng :))
🍱Tiền ăn: lúc còn đi làm ở cty 20EUR/ tuần vì tiền ăn cty cũng trả :)), lúc lockdown wfh thì mình ăn 40EUR/ tuần
📱Tiền điện thoại: 15EUR/ tháng
💳Chi phí khác: 100EUR
➡️ Tổng chi phí ăn ở 1 tháng: 675EUR (Mình đi thực tập có lương 1200EUR gross nên cover hết đc khoản này và còn dư cũng kha khá)
Post của mình cover vài điểm chính mà các bạn hay hỏi như trên. Nếu bạn nào còn câu hỏi nào khác có thể cmt hoặc inb mình nhé ☺️
P/s: Nếu mng muốn học hỏi knghiem làm sao để highlight bộ hồ sơ xin học bổng (và cả job) của bản thân thì có thể hỏi chuyên gia Hoa Dinh nha 😉 C Hoa mát tay và có tâm lắm luôn í, biết gì là nhiệt tình share hết ko giấu nghề tí nào 🥰
Link gốc bài viết: https://www.facebook.com/groups/scholarshiphunter/permalink/2773883066202400/
❤ Tag và chia sẻ bài viết đến bạn bè em nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
apply uk university international students 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
#ApplyQuote Chia sẻ kinh nghiệm apply học bổng Master ở Anh
Schofans nào đang tìm hiểu cơ hội học bổng đi học thạc sĩ ở Anh thì đọc bài viết dưới đây nhé. Anh Quốc Tuấn, hiện đang là giảng viên tại trường Đại học Bristol đã chia sẻ các yếu tố mà hội đồng xét học bổng dựa vào để đánh giá hồ sơ của sinh viên apply vào trường.
Mong là các bạn sẽ có một bức tranh tổng thể các tiêu chí xét học bổng của trường Đại học Bristol nói riêng và các trường đại học Anh Quốc nói chung nhé!
========
Đây chỉ là kinh nghiệm mình đi họp với các bạn xét học bổng của trường Bristol, chương trình Master của School of Accounting and Finance.
Trường mình vẫn đang tự hào là còn trong top 10 UK uni ở nhiều mặt về research và reputation, năm nay teaching tự nhiên lên hương luôn (đồng nghiệp mình có theory là khi dạy online thì trường nào nhiều tiền trường đó ngon).
http://www.bristol.ac.uk/university/rankings-reputation/
Thôi quảng cáo đủ rồi, để quay lại chủ đề chính.
Xét học bổng thì các bạn admin thật ra mới là người xét chính. Cuối cùng committee họp lại quyết thì Programme Director như mình nhiều khi chỉ có mặt ký thôi, hoặc cùng lắm là nghe brief nhanh để pick vài case chênh nhau rất ít. Cho nên những người thật sự đọc kỹ application của bạn chính là các bạn recruitment chuyên nghiệp đó của uni. Họ đã đọc mấy nghìn application mỗi năm, với kinh nghiệm phong phú rất nhiều năm.
Cái mà họ chú ý theo mình rút ra khi họp có thể tóm tắt trong 3 keyword: "competitiveness", "achievement", và "relevance" (CAR).
==========
1) 𝐂𝐨𝐦𝐩𝐞𝐭𝐢𝐭𝐢𝐯𝐞𝐧𝐞𝐬𝐬
Rất đơn giản, International students là chương trình đem lại doanh thu chính của các đại học ở Anh, nên số học bổng rất ít, chỉ những chương trình kiếm ra rất nhiều tiền thì mới có thể được uni chấp nhận để lại một phần tiền làm học bổng để kéo sinh viên giỏi và để đa dạng hóa SV (một số nước SV có thành tích yếu hơn các nước khác, hoặc ít tiền hơn, nhưng vì nhu cầu đa dạng hóa nên các trường muốn cho học bổng để khuyến khích lớp không chỉ toàn Chinese students với British students).
Mà thành phần Chinese thì bạn biết rồi đó, học điểm cao, IELTS điểm cao chót vót đầy ra, nên bạn muốn so được tương đối với họ, bạn phải có điểm học tương đối cao, có thể không siêu nhân, nhưng ít ra phải kiểu có thể khoe tui top 1%, 2% trong lớp 50 học sinh.
Tức là profile bạn phải có tính cạnh tranh. Bạn nộp xin học bổng trường càng cao, dù là 20, 50% hay 100% học phí, thì bảng điểm bạn phải good đã, và thư giới thiệu bạn phải rất tốt, khen bạn là 1 in a thousands hay cái gì đó. Nếu bạn có celeb, bộ trưởng, CEO công ty tỷ đô, nhà văn giải quốc tế viết thư giới thiệu, bạn sẽ nổi bật lên. Sinh ra ở vạch đích là có thật.
Những cái này là past performance và may mắn hồi nhỏ rồi, nên thôi, cố được đến đâu hay đến đó, để qua vòng gửi xe. Ai nói học điểm không cao không quan trọng là nói không trúng, nếu bạn muốn xin học bổng đi học cái gì đó. Không có điểm đủ cao để qua vòng gửi xe là không có học bổng.
Nhưng điểm cao quá cũng không hơn điểm cao vừa vừa. 2 điểm tiếp theo mới quan trọng.
2) 𝗔𝗰𝗵𝗶𝗲𝘃𝗲𝗺𝗲𝗻𝘁
Bạn phải nhấn vào yếu tố achievement khi trả lời các question khi có thể. Khi qua vòng gửi xe rồi thì ai cũng là siêu anh hùng rồi, bạn phải chứng minh mình là Thor chứ không phải Spiderman. Đừng tập trung khoe điểm số, hãy khoe những cái gì kiểu như "tui oánh Thanos phù mỏ", "em hồi sinh lộn Loki rồi giết nó", "em đập Hulk rồi bắt làm thú nuôi", v.v.
Đây là chỗ mà mấy ông chỉ biết học cắp sách về thành dưỡng thương nè. Không học tốt thì không qua nổi vòng gửi xe, nhưng qua vòng gửi xe rồi mà vô tới đây chỉ biết kể về chuyện học thì cũng về nghỉ.
Để có achievement hãy đi học hỏi mấy siêu nhân coi họ làm gì. Mấy bạn trẻ giờ làm nhiều cái rất hay. Tất nhiên có một số bạn là có những tutor dạy cho cách xin học bổng từ tấm bé để có hoạt động ngoại khóa siêu phàm. Nhưng thay vì ghen tỵ với các bạn đó, hãy nghĩ cách beat hay bắt chước họ mà low cost.
Và khi khoe thành tích thì hãy nhớ ghi vô là tui bắt được con Hulk trong khi resource của tui rất limited (ví dụ 1/100 con bạn nhà giàu của tui).
3) 𝗥𝗲𝗹𝗲𝘃𝗮𝗻𝗰𝗲
Đừng chém cái gì không quá liên quan quá đến ngành học, trường học hay thể hiện được phẩm chất mà ngành học hướng tới. Ví dụ quánh Call of Duty hoặc Total War hay thì cũng tốt, nhưng nên dùng để đi thi Esport chứ khoe vô hồ sơ scholarship thì không có hữu ích (nhưng ai apply học PhD với tui nhớ ghi vô nha, vụ apply PhD là một chuyện khác, tui sẽ viết bài khác).
Mà muốn vậy, hãy đọc website. Hãy làm homework để biết trường này nó mạnh cái gì, ông Prof trong khoa đang làm cái gì, hoạt động gì hay.
Đừng viết cái gì không relevance. Thà viết ngắn còn hơn viết tào lao.
Mấy cái này nói dễ chứ làm không dễ. Mà tốn thời gian. Cho nên thường là muốn xin học bổng, thì nên chuẩn bị trước 1 năm, tìm hiểu hết các trường mình muốn apply, viết sẽ customised letter cho từng trường.
Mà thường mấy người có học bổng là họ đã có sẵn thành tích hết rồi, viết ra thôi. Cho nên vẫn là ngày thường cố gắng bao nhiêu, thì là đã "be prepared" rồi, cơ hội tới là giựt cô hồn chạy thôi.
Vì vậy thật ra tips xin học bổng là về mặt kỹ thuật để tránh lỗi cần tránh thôi. Còn bạn có học bổng hay không đã được định sẵn từ những nỗ lực bạn bỏ ra nhiều năm liên tục trước đây rồi. Cơ hội đến với người có chuẩn bị là vậy. Nhưng phải chuẩn bị đúng cách.
Có nhiều bạn muốn có học bổng học nhưng ngày nào cũng đi luyện tiếng Anh, đi nói chuyện người nước ngoài, học thì thường thường, làm cũng lơ mơ, hoạt động xã hội tầm tầm, chỉ ngồi mơ học bổng, thì đến khi cơ hội học bổng đến kêu kể thì không có thành tựu gì để kể, mà sếp cũng không muốn viết thư giới thiệu cho. Vậy là khó lấy học bổng lắm.
==========
Thôi viết vậy múa rìu qua mắt thợ nhiều rồi. Tàu ngầm trên này có cựu SV Bristol lấy học bổng Think Big, có ông mới đậu Cam, có người cựu Insead, có cả thần học bổng, tốt nghiệp tiến sĩ Stanford .v.v cũng có mấy người đi chương trình học bổng ALA của Úc với tui hồi xưa, biết tui đậu vớt.
Viết nữa người ta cười.
School mình đang có 2 chương trình học bổng chính cho cả postgrad và under:
Một là Think Big
Hai là Global A&F Scholarship
Đừng để Chinese, Ấn, Thái, Malay cướp hết. VN phải cướp được chứ.
Các bạn lên trang này tìm thông tin nha.
http://www.bristol.ac.uk/students/support/finances/scholarships/
(c): Tuan Ho
❤ Tag và chia sẻ bài viết để có thêm động lực apply học bổng cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents