🌿💚🖤Spring is coming🖤💚🌿
#plants #houseplants #spring #blackandbluecosmos #anthuriumforgetii #aglaonemapictumtricolor #建國溫室 #植衣住行 #araliaceae #green #greenhouse #artwork #character #growing #
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
araliaceae 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳解答
Câu chuyện sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh), nhìn từ Trung Quốc
Thật vui, khi sâm Việt Nam trồng ở Trung Quốc đã ngày một rẻ và chia buồn với Tổ quốc khi người Trung Quốc đã trồng sâm Việt Nam để cung cấp cho người Việt Nam. Nhưng, cũng cần phải vui, khi một loài sâm quý của Việt Nam đã được người Trung Quốc để ý, coi trọng và nghiên cứu nó.
Hiện tại, thị trấn Đồng Xương, huyện Kim Bình (Vân Nam) đã phát triển diện tích trồng lên đến 800 mẫu Anh, khoảng 320 hec-ta.
Với kiểu trồng dày đặc như kiểu tam thất, thì sản lượng của nó chắc gấp 10 lần Việt Nam rồi.
Kim Bình núi liền núi, sông liền sông với Lai Châu, nên đều có loài này. Người Lai Châu gọi là tam thất đen, hoặc sâm tiết trúc đen, sau mới gọi là sâm Ngọc Linh.
Sang Kim Bình mới biết, cư dân ở đây phat triển nó lâu năm rồi và gọi nó là “tam thất đen Kim Bình”.
Trước đó, cũng như Việt Nam, họ khai thác hoang dã.
Tháng 7/2017, huyện Kim Bình tổ chức hội chợ nhân sâm Việt Nam, tờ Nhân dân nhật báo đưa tin “Xây dựng thương hiệu nhân sâm Việt Nam” đã gây chấn động Trung Quốc. Lần đầu tiên người Trung Quốc mới ngỡ ngàng khi Việt Nam cũng... có sâm. Còn thực tế, xưa nay, họ coi đó là củ san chi, tức tam thất, nên chả quan tâm.
Viết đến đây, mới giật mình nghĩ, hay là cái chợ sâm Nam Trà My cũng là học của Kim Bình?
Người Tàu rất quan tâm đến sâm, nên kéo đến hội chợ rất đông.
Chuyện về "Hắc sâm Kim Bình" được kể như sau: Tại thị trấn Đồng Xương, huyện Kim Bình, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, theo lời một cụ già kể lại, khi còn là một người lính vào những năm 1970, một hôm ông bị đau bụng và đổ mồ hôi trộm, một đồng đội người Vân Nam đã đưa cho ông một miếng tam thất nhỏ. Sau khi ăn xong, ông đã khỏi bệnh đau dạ dày, điều này khiến ông vô cùng ấn tượng.
Đầu năm 1993, Zhong Xiaoan, thị trưởng chính quyền thị trấn Đồng Xương, huyện Kim Bình, bị đình chỉ công tác, ông cùng anh trai Zhong Xiangjin thu hái Tam thất hoang ở những khu rừng gần nhà và trồng khoảng nửa mẫu tam thất hoang. Đây là ông tổ trồng tam thất đen Kim Bình.
Một năm sau, ông được gọi đi làm, nên giao vườn cho anh trai.
Sau khi ông nghỉ hưu vào năm 2000, ông thấy anh trai mình trồng "tam thất đen hoang đã" vào năm 2003 và kiếm được rất nhiều tiền, vì vậy ông đã lên kế hoạch trồng lại "tam thất hoang dã notoginseng" cùng anh trai.
Các gia đình làm thuốc ở các thị trấn và các nơi khác mua cây giống về trồng. Từ năm 2005, các thị trấn, thị xã của huyện Kim Bình đã rộ lên cơn sốt trồng "tam thất hoang". Giá cây giống tăng lên 1-2 Nhân dân tệ / cây, nhưng do nhiều lý do như bán hàng kém, trộm cắp và tỷ lệ sống kém, nên chỉ được một số người mạnh dạn trồng quy mô nhỏ.
(Thời điểm này, tôi đi rừng với ông Trần Ngọc Lâm, thấy người Mông đi nhổ rất nhiều bán sang Trung Quốc với tên gọi thằn lằn đá, khoai lang núi... để hạ giá trị của nó. Người Mông nhổ hàng tấn bán sang Trung Quốc với giá 1-200 ngàn/kg, dẫn đến cạn kiệt. Tôi viết nhiều bài cảnh báo ko ăn thua).
Kể từ năm 2010, Việt Nam lên cơn sốt sâm Ngọc Linh, nên giá tam thất đen Kim Bình tăng vọt, lên hàng ngàn đô/kg. Diện tích trồng trọt “tam thất đen hoang dã” vì thế mà tăng vọt.
Giá trị cao của Nhân sâm Panax Kim Bình dẫn đến tình trạng trộm cắp thường xuyên và sự bấp bênh của thị trường Việt Nam vẫn cản trở việc trồng quy mô lớn "Nhân sâm hoang dã" ở huyện Kim Bình.
Thời điểm này, các chuyên gia Tàu cũng thống nhất “panax notoginseng" của Kim Bình và nhân sâm Việt Nam là cùng một loài thuộc chi nhân sâm Araliaceae!
Năm 2012, giá giao dịch của “tam thất hoang Kim Bình” tươi với khối lượng 100g/ cây là khoảng 2.000 nhân dân tệ/kg. Năm 2014, nó đã tăng lên 4000 nhân dân tệ/kg, khiến người dân Kim Bình choáng váng.
Vào tháng 10 năm 2016, Chính quyền nhân dân thị trấn Đồng Xương đã tổ chức "Hội chợ Thương mại Tam thất đen Kim Bình lần thứ nhất". Tam thất đen hoang dã Kim Bình đã tăng vọt từ giá giao dịch 6.800 nhân dân tệ vượt quá 10.000 tệ, khoảng 35 triệu đồng Việt Nam.
Các học giả đến từ Tứ Xuyên, Phúc Kiến, Quý Châu, Hồ Nam nghiên cứu và đáng tiếc khi từ năm 1980 Việt Nam đã chú ý trồng nhân tạo, trong khi 2018 các học giả mới biết đến.
Qua câu chuyện này, có thể thấy, gần như người Tàu vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển Sâm Việt Nam, vì họ coi là Hắc sâm Kim Bình, hay tam thất Kim Bình - là một trong cả chục loại tam thất.
Họ đánh giá, nó chính là sâm Lai Châu và cũng là sâm Ngọc Linh.
Nếu họ đánh giá cao và đầu tư phát triển, thì có lẽ ko dừng ở con số 320ha. Vì, dường như, sự phát triển dòng sâm Việt Nam này chỉ phục vụ cho thị trường Việt Nam nhỏ bé. Người Tàu đã dùng nó nhưng có vẻ chưa nhiều vì đắt quá.
Từ đây, ta cũng thấy đã thua toàn tập trong phát triển quy mô công nghiệp. Chúng ta chỉ nên phát triển theo hướng trồng bán tự nhiên như hiện tại, và... bán cho người giàu.
Người nghèo, trong tương lai sẽ được dùng loại ở Lai Châu giá rẻ, hoặc có thể thay thế bằng tam thất!
(Hình ảnh trồng sâm Việt Nam như trồng tam thất ở thị trấn Đồng Xương, Kim Bình, châu Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc)
araliaceae 在 Plus Size Kitten Facebook 的最佳貼文
My English Ivy is doing well. I give it a shower (and drink) every weekend to prevent spider mites (they hate water). It gets bright indirect light on my balcony.
Hedera helix, the common ivy, English ivy, European ivy, or just ivy, is a species of flowering plant in the family Araliaceae, native to most of Europe and western Asia - wikipedia.