[Zhihu] Trải nghiệm học ở MIT* là như thế nào?
*MIT: Học viện Công nghệ Massachusetts (gọi tắt là MIT) là viện đại học xếp thứ 1 trong bảng xếp hạng những trường ĐH hàng đầu thế giới (theo QS).
[+2,063] [Pace Han]
Xin chào mọi người, tôi là Pace Han, hiện tại đang học năm nhất thạc sĩ chuyên ngành Phân tích nghiệp vụ (MBAn - Master of Business Analytics) tại MIT*. Xin được chỉ giáo nhiều hơn.
(*) MIT: Học viện Công nghệ Massachusetts (gọi tắt là MIT) là viện đại học nghiên cứu tư thục ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ. Theo bảng xếp hạng đại học QS World University Rankings 2021, ngôi trường danh giá này đã 9 năm liên tiếp giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những ngôi trường tốt nhất thế giới.
Bởi vì đề án của chúng tôi là sự hợp tác giữa MIT Sloan School of Management (Trường Quản lí MIT Sloan) và Operation Research Center (ORC), thế nên đề án này kế thừa các hình thức y hệt như các trường kinh doanh. Ví dụ như khi vừa vào học, bên dưới tòa nhà dạy học của chúng tôi có treo ảnh của tất cả các sinh viên theo học khóa MBAn này, ảnh được treo vô cùng chỉnh tề, nghiêm túc. Điều này khiến cho một người nghênh ngang như tôi cũng không thể không trở nên nghiêm túc.
Sau khi vào học, chúng tôi cũng được làm bảng tên (tất nhiên là ở trường kinh doanh nào cũng có). Sau đó trong lễ khải giảng, chúng tôi còn được tặng một đống quà như hộp bút, cặp sách, đồng phục (mặc dù là không đẹp lắm), bên trên đều khắc logo MIT, từ điều này có thể thấy ngôi trường như MIT rất chú trọng đến school pride, có lẽ họ vô cùng hi vọng có thể nhìn thấy chúng tôi mặc quần áo có logo MIT trên phố.
Sau đây tôi xin được nói về một số trải nghiệm ở MIT mà ảnh hưởng rất lớn đến tôi hoặc có thể nói là vô cùng quan trọng:
● Bạn học xung quanh tôi đều là những nhân vật trong truyền thuyết:
Những bạn học xung quanh tôi đều chia làm 2 bộ phận: một là những bạn học người Trung Quốc, hai là bạn học người nước ngoài.
Những bạn học người Trung Quốc:
Nhắc đến những học sinh Trung Quốc ở MIT, nếu dùng 4 từ để hình dung thì là "nhân tài ẩn dật" (bản Hán Việt là "ngọa hổ tàng long"), dùng 5 từ để miêu tả thì là "công và danh ẩn sâu" (bản Hán Việt là "thâm tàng công và danh"). Tôi không quen quá nhiều bạn học người Trung Quốc ở MIT nhưng trong số những người mà tôi quen, chỉ cần chọn bừa ra một người thì câu chuyện kể về họ cũng đủ để kể hết một năm, danh sách giải thưởng trải 3 bàn chưa hết. Tôi sẽ nói về những người bạn mà tôi khá thân trước.
@AndrewHuang
Andrew là bạn học cùng chung đề án với tôi, cậu ấy học ĐH tại ĐH Phục Đán, là sinh viên duy nhất học ở Trung Quốc đỗ đề án của chúng tôi. Cậu ấy giỏi đến mức nào thì tôi cũng không cần phải nói nhiều rồi. Vừa nhập học chưa được bao lâu, trong cuộc thi Citadel DataOpen - MIT Datathon do Citadel tổ chức tại MIT, Andrew cùng đồng đội của mình đã giành được giải quán quân, nhận được phần thưởng trị giá 20 nghìn đô la (khoảng 463.500.000đ)
Nhân tiện cũng kể đến việc này, cuộc thi này chỉ có những đội trong top 3 nhận được giải thưởng, đội xếp thứ 2 và thứ 3 đều là những sinh viên Trung Quốc đang theo học MIT Master of Finance (thạc sĩ tài chính)...
Có thể thấy, sức chiến đấu của học sinh Trung Quốc ở MIT mạnh đến cỡ nào....
@Michael Li
Michael là đàn anh khóa trên của bọn tôi, hiện tại đang tiếp tục theo học thạc sĩ tại MIT ORC. Sau khi tôi đỗ mới quen Michael, sau khi quen anh ấy, tôi mới thực sự cảm thấy bản thân tôi sắp được đến một thế giới mới hoàn toàn khác biệt. Để tôi liệt kê những điều làm tôi ấn tượng nhất về Michael:
GRE一340+5,5 (*) (????)
IELTS 9.0
Cuộc thi toán học trong mô hình hóa (MCM/ICM) - 1 lần nhận giải O, 1 lần nhận giải F (**) (??? Trong cuộc đời tôi chưa bao giờ gặp người được giải O, giải F bao giờ cả)
14 môn AP đều đạt điểm tuyệt đối (***)
Từ trước đến nay vẫn luôn là đội trưởng đội MIT
Đã tham gia dự thi n các chứng chỉ đặc biệt khác
Mới chỉ 20 tuổi????
……………………….
(*) GRE 340+5,5: thang điểm của GRE là 130-170 cho phần Toán định lượng (Quantitative) , 130-170 cho phần Ngôn ngữ (Verbal), 0-6 dành cho phần Viết luận phân tích (Analytical Writing). Có nghĩa là anh này phần Toán định lượng và phần Ngôn ngữ đạt điểm tuyệt đối, phần Viết luận được 5,5/6.
(**) Cuộc thi toán học trong mô hình hóa (MCM/ICM) - 1 lần nhận giải O, 1 lần nhận giải F (**): giải O là giải đặc biệt, chiếm khoảng 0,5% số người dự thi. Giải F là giải xuất sắc, chiếm khoảng 1% số người dự thi.
(***) AP: Advanced Placement hay gọi tắt là AP, tạm dịch là Lớp nâng cao, được quản lý bởi tổ chức College Board (đơn vị tổ chức các kỳ thi SAT và TOEFL), AP bao gồm các khóa học cho phép học sinh làm quen, nhập môn và có cơ hội lấy được tín chỉ Đại học ngay từ khi còn ở bậc phổ thông. 14 môn anh này học đều đạt điểm tuyệt đối hết.
(Người dịch: Không biết mọi người đọc đến đây có nổi da gà không, mình dịch đến đây mà run cả tay =))))
Lúc trước khi tôi học ở NYU (ĐH NewYork), hoặc có thể nói là trong vòng tròn quen biết và thế giới xung quanh của trước kia, chưa bao giờ xuất hiện những người có thành tích khủng bố như vậy trên phương diện học thuật, tôi cảm thấy những người như thế đều là những nhân vật chỉ xuất hiện trong truyền thuyết. Vì vậy mà khi mới gặp Michael, tôi ngay lập tức đã có một linh cảm rằng trong tương lai tôi nhất định sẽ còn gặp rất nhiều rất nhiều đại thần nữa.
Trừ hai vị đại thần đã nói đề cập bên trên, còn có rất nhiều nhân vật tài giỏi khác. Ví dụ như TA của chúng tôi là một thiên tài Toán học thâm tàng bất lộ của ĐH Bắc Kinh, bạn cùng phòng gym với tôi là một trong những sinh viên xuất sắc nhất nhận được học bổng của ĐH Thanh Hoa....Tiện tay vớ bừa một người cũng vớ phải thiên tài; chọn bừa chuyện thành tích của một người để kể cũng đủ để kể cả một năm. Vì vậy mà khi tới MIT gặp được biết bao nhiêu sinh viên Trung Quốc ưu tú, tôi thực sự nhận ra được hai điều: một là mình thua kém người ta rất nhiều, con đường phía trước dài đằng đẵng, nhất định phải nỗ lực hết mình; hai là cố hết sức có thể làm quen với nhiều đại thần hơn nữa, sau này có gì còn nhờ vả hahahahaha..
Những bạn học người nước ngoài:
Học ở MIT đã phá vỡ hoàn toàn quan niệm trước đây của tôi. Hồi học ĐH tôi chưa bao giờ phải lo lắng lúc thi Toán, bởi vì cho dù tôi làm bài có kém cỡ nào, điểm có thấp đến mấy thì cũng có rất nhiều bạn học người Mỹ thi điểm còn thấp hơn tôi, giúp tôi đội sổ. Vì thế, trong ấn tượng của tôi thì rất nhiều bạn học nước ngoài, đặc biệt là người Mỹ, trình độ Toán học của họ thật sự là thấp hơn người Trung Quốc rất nhiều. Nhưng khi tôi đến MIT thì mọi chuyện đã thay đổi. Các bạn sinh viên người nước ngoài ai ai cũng đều học hành chăm chỉ hơn người Trung Quốc bọn tôi, hơn thế nữa là kiến thức cơ bản họ đều nắm rất chắc. Quan trọng hơn là họ quen thuộc với các ứng dụng của Toán học hơn rất nhiều so với tưởng tượng của tôi. Vì thế nên khi học ở MIT, tôi đã không còn hi vọng có người lót sổ thay mình nữa rồi TT
● Ngoại trừ việc học ra thì cuộc sống ở MIT tương đối là buồn tẻ, nhàm chán:
Tôi học ĐH chuyên ngành Toán học tại ĐH NewYork (NYU), mà tôi cũng đã quen với cuộc sống chơi bời giải trí xa hoa ở New York (các loại hình giải trí đều available ở mọi khung giờ), sau khi đến MIT học thì tôi phải công nhận cuộc sống ở Cambridge quả thật là có chút nhàm chán:
• Đời sống về đêm: Các cửa hàng, tiệm quán chỉ mở đến 2 giờ đến rồi đóng cửa, xung quanh đây cũng chỉ có 1 quán KTV, thế nên là muốn có một crazy Friday night (tối thứ 6 điên cuồng) dường như là không thể (và còn áp lực từ một đống bài tập nữa)
(....)
• Nội dung học đều là thành quả nghiên cứu mới nhất:
Về phương diện nghiên cứu thì các đại thần ở những comment khác đều đã nói rất rõ rồi, tôi sẽ không nói nhiều thêm nữa. Tôi sẽ nói một chút về những gì tôi ấn tượng nhất nhé: Trước đây học ĐH ở ĐH New York, chúng tôi học Toán đều là học theo sách giáo khoa, hơn nữa tốc độ giảng bài cũng khá là chậm. Nhưng bây giờ thì khác rồi, ngoại trừ tốc độc giảng bài nhanh như chớp ra, quan trọng hơn là rất nhiều kiến thức chúng tôi học được đều là những nghiên cứu chưa được công bố của các giáo sư! Có thể nói là rất nhiều kiến thức trên lớp dạy cho chúng tôi được tính là lần đầu công bố, cái cảm giác này mới làm nhiệt huyệt sôi trào làm sao. Ấn tượng sâu đậm nhất chắc là giáo sư Dimitris Bertsimas của ORC và người của bên ĐH Stanford (môn Thống kê?) thường hay phát paper (bài báo cáo khoa học) rồi thi nhau chỉ ra những lỗi sai, khuyết điểm của đối phương, chúng tôi ngồi bên dưới làm quần chúng ăn dưa rất vui, sau đấy thì mỗi khi lên lớp sẽ học theo bọn họ diss những bài paper kia.......
(...) Lược dịch
___________
JOIN các kênh thông tin FREE khác của HannahEd nhé:
- Youtube: HannahEd
- Web.Instagram.Tiktok: hannahed.co
- Scholarship Hunters
- Học bổng ngắn hạn, trao đổi, tình nguyện - HannahEd
- English Club HEC
- Job Hunters & Career Builders - HannahEd
- Lớp học bổng/Mentor/Review hồ sơ HannahEd đang mở đăng ký hỗ trợ các bạn xin thư nhập học, học bổng, job tối đa nhé: https://tiny.cc/HannahEd
Người dịch: Hi, chào mọi người. Mình lại quay lại với series học bá đây. Nếu như mọi người thấy chán, thấy loãng rồi thì bảo với mình nha. Nếu như thấy hay thì để mình dịch tiếp <3 Cảm ơn mọi người đã ủng hộ.
Lược dịch: Minh Le Tam | Tâm cũng là thành viên trong group Scholarship Hunters của Scholarship for Vietnamese students :) và bài đăng tải lần đầu trên Weibo.
____________
Nguồn dịch: https://www.zhihu.com/question/24291763
#HannahEd #scholarshipforVietnamesestudents #sanhocbong #duhoc #HannahEdScholarshipOnlineClass #HannahEdMentorshipprogram
center for world university rankings 在 葉丙成 Benson Facebook 的最讚貼文
"Winners announced for the "Oscars" of innovation in higher education"
Philadelphia, December 9th: The Wharton-QS Stars Awards 2014: Reimagine Education took place on December 9th in Philadelphia. The global competition received submissions from 427 universities and enterprises from 43 countries with 21 awards judged by a panel of 25 international experts – a 'who’s who' of higher education.
QS Quacquarelli Symonds, publisher of the QS World University Rankings, has developed this global competition to identify the most innovative approaches in higher education to enhance learning and student employability, in partnership with The Wharton School SEI Center of the University of Pennsylvania.
The overall award has a prize fund of US$ 50,000, offered by IELTS, and the judges decided it should be shared by two overall winners:
PaGamO, the worlds' first-ever multi-student social game (National Taiwan University) in which students compete to amass virtual land and wealth by answering questions correctly and can then buy defences to protect themselves from monsters and other competitors. This highly engaging platform is popular for teaching probability in Chinese, teaching maths to K12 students in the USA , teaching dentistry to US Ivy league undergraduates and has been adopted by a fortune 500 company to teach management and leadership
PhET Interactive Simulations (University of Colorado Boulder) provides interactive animations to teach students fundamental scientific principles. Over 130 stunning and engaging simulations have already inspired over 45 million students around the world.
center for world university rankings 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
Fully funded PhD position at the University of Amsterdam in reinforcement learning for telepresence robotics:
The Informatics Institute at the University of Amsterdam invites applications for a fully funded position for a PhD student in the area of reinforcement learning for telepresence robotics The position is within the Intelligent Systems Lab Amsterdam and will be supervised by dr. Shimon Whiteson and. dr. Maarten van Someren.
Application closing date: 6 September 2013
Starting date: 1 December 2013 (later starting date is possible).
Duration: 4 years.
The research will focus on the development of new algorithms for discovering socially appropriate behavior for a semi-autonomous telepresence robot by integrating multiple sources of implicit feedback from the robot's environment. Doing so will require new reinforcement learning techniques, as well as other types of machine learning. The research will be conducted as part of a European project called "Telepresence Reinforcement Learning Social Robot (TERESA)", which the University of Amsterdam coordinates and collaborates on with several other European universities and companies. The project aims to develop a socially intelligent semi-autonomous telepresence robot and successfully demonstrate its application in an elderly day center.
Applicants must have a master's degree in computer science or a closely related area.
In addition, a successful candidate should have:
* strong math skills.
* good knowledge of modern machine learning methods (specific knowledge of reinforcement learning and/or decision-theoretic planning is a plus).
* good knowledge of robotics.
* experience programming in at least one of the following languages: C, C++, Java, Python, or Perl.
* excellent oral and written communication skills.
The successful candidate will be based in the Intelligent Systems Lab Amsterdam (ISLA) within the Informatics Institute at the University of Amsterdam. The institute was recently ranked among the top 50 computer science departments in the world by the QS World University IT Rankings. ISLA consists of 20 members of faculty, 20 post-doctoral researchers, and more than 50 PhD students. Members of the lab are actively pursuing a variety of research initiatives, including machine learning, decision-theoretic planning and learning, multiagent systems, human-computer-interaction, natural language processing, information retrieval, and computer vision.
Some of the things we have to offer:
* competitive pay and excellent benefits
* extremely friendly working environment
* high-level of interaction
* location near the city center (10 minutes by bicycle) of one Europe's most beautiful and lively cities
* international environment (10+ nationalities in the group)
* access to high-end computing facilities (cluster with 4,000+ cores)
* brand-new building
Since Amsterdam is a very international city where almost everybody speaks and understands English, candidates need not be afraid of the language barrier.
For further information, including instructions on submitting an application, see the official job ad at:
http://www.uva.nl/en/about-the-uva/working-at-the-uva/phd-positions/item/13-245.html
Informal inquiries can be made by email to Shimon Whiteson (s.a.whiteson@uva.nl).
PhD Candidate in the area of reinforcement learning for telepresence robotics - University of...
www.uva.nl
PhD Candidate in the area of reinforcement learning for telepresence roboticsFaculty of Science – Informatics InstitutePublication date6 August