Học tiếng Anh qua bài hát Chasing pavements - Adele
Chương 03 - THEO TÌNH TÌNH TRỐN, TRỐN TÌNH TÌNH THEO
Phải công nhận là trên mạng có hàng tá những video với tiêu đề là học tiếng Anh qua bài hát với nền phụ đề Kara bay bổng đẹp đẽ và ngôn ngữ bướm hoa hút mắt. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ vào nội dung từng câu và dịch từng đoạn ra thì bạn lại gặp phải một rắc rối lớn đó là “Dịch kiểu gì mà khó hiểu thế?”. Lấy ngay ví dụ một bài của Adele là bài Chasing pavements thì hội các thanh niên Kites.vn lại dịch là “Đuối theo một chiếc bóng”. Hay “I know this is love” thì lại dịch là “Em thực sự yêu anh”.
Thật lố bịch.
Xét cho cùng thì mấy cái tên dịch video này cũng chỉ là cộng tác viên part time làm việc trả công theo lượng chữ được dịch ra mà chẳng có mấy người kiểm soát chất lượng, hoặc cái người kiểm soát chất lượng ấy cũng là mắc một chứng bệnh kỳ lạ phổ biến của những người dịch. Đó là chứng BLCQ hay còn gọi là Bay Lên Cao Quá. Khi được hỏi thì câu trả lời thường sẽ là “Dịch như vầy là dịch hiểu theo nghĩa, chứ không phải word-by-word. Mày chả biết gì về dịch tiếng Anh cả”. Thậm chí chứng BLCQ còn ảnh hưởng cả đến công nghệ phim ảnh ở các rạp chiếu phim. Ví thử như phim Ratatouille được các anh chị Marketing cho dịch là Chú chuột đầu bếp, sai lạc cả ý nghĩa tên của một bộ phim khi ngụ ý tác giả muốn nói tới một món ăn thường ngày của người Pháp. Người dịch đương nhiên cướp đi cả cái hay của tác phẩm và giây phút “ồ thế hả” của người xem khi phải băn khoăn với tiêu đề Ratanouille và rồi chợt ngộ ra khi xem. Cướp đi trắng trợn cái bình dịnh mà phô bày luôn nội dung chính là nói về một chú chuột, giống như một cô người mẫu trần truồng, còn đâu nữa cái đẹp?. Hay như bộ phim bất hủ Into the wild lại được một số nơi dịch thành Lạc vào hoang dã. Trời đất! Nhân vật chính lựa chọn một cuộc sống ẩn dật trong hoang dã chứ có lạc đâu. Ngay cả từ Into nó cũng đâu có nghĩa là lạc. Thứ mà người làm marketing quan tâm nhất là. Tiền. Và mình đang ngồi tưởng tượng một ngày ông Jon Krakauer sang Việt Nam viếng thăm và thắc mắc hỏi ông giám đốc marketing về cách đặt tên này.
Sao lại dịch tác phẩm của tôi là lạc vào hoang dã thế?
Dịch thế thì người ta mới tò mò, muốn xem. Bác yên tâm đi. Em có bằng marketing mà.
À đấy chết. Mình lại đi lạc đề rồi. Chương 3 này chỉ muốn giới thiệu về bài Chasing pavements của cô Adele thôi mà. Quay lại nhé. Mình sẽ cố gắng dịch hiểu sát từ, sát nghĩa nhất cho bạn đọc. Không có màu sắc đẹp của phụ đề, nhưng ý nghĩa của ngôn từ mới thật là vi diệu.
Ngay từ cái tên Chasing pavements đã thấy một hành động nỗ lực đến vô nghĩa. Pavements không phải là cái bóng như mấy trang web vớ vẩn kia dịch nhé. Pavements là lề đường dành cho người đi bộ, nó cũng giống như sidewalk vậy. Đôi khi nó còn được dùng cả bên ngoài những nghĩa đen. Ví dụ pave the way for relationship nghĩa là tạo mối quan hệ (dịch thô là xây dựng lề đường cho quan hệ hợp tác blah blah…). Chasing pavements đáng lý hơn nên được dịch là Chạy dượt theo bên lề, nghe nó na ná như Trái tim bên lề của cụ Bằng Kiều ấy. Đi vào trong bài tìm hiểu kỹ thì sẽ hiểu.
Ngay từ đầu video đã thấy cảnh 2 người nằm sõng soài trên lề đường với chiếc ô tô đâm vào gốc cây cùng tiếng còi xe cứu thương sẽ khiến ta nghĩ ngay đến cảnh tai nạn giao thông. Nhưng thực chất đây là tai nạn tình yêu, một hình ảnh hình tượng hóa cho sự kết thúc của mối tình. Câu đầu tiên Adele hát lên đã biểu trưng ngay điều ấy “I’ve made up my mind. Don’t need to think it over” Rõ ràng cô này đã muốn chấm dứt cuộc tình. Made up my mind được hiểu là quyết định rồi. Cụ thể hơn, make-up có nghĩa thông thường mà ai cũng biết là trang điểm, trang trí, trang hoàng… làm cho thứ gì đó hoàn thiện, đẹp hơn. Tuy nhiên, khi đi với mind (tâm trí) thì bạn cũng có thể lò dò hiểu ra rằng, đây không đơn thuần chỉ là decide (quyết định) mà đã sau một hồi cân nhắc kỹ lưỡng, phải make-up cơ mà, rồi mới đưa ra quyết định.
Đấy! có 1 câu thôi mà bao nhiêu ý nghĩa, dịch mỗi quyết định thôi thì mất hết cả cái hay của bài. Và nếu bạn đã đọc qua Chương 01 về bài A thousand years rồi thì chắc nhớ ngay đến cái thì quái gở HTHT (hiện tại hoàn thành) làm đau đầu học sinh. Trong câu này nó cũng dùng đấy, I’ve = I have, cũng có ý là nói về “khoảng thời gian” mà cô này phải đau đầu để đưa ra quyết định. Ý nghĩa đấy chứ!
Vì đã mất 1 khoảng thời gian để make up my mind nên cô này chẳng cần suy nghĩ lại nữa (don’t need to think it over) – Câu này ý nghĩa trần truồng, không cần phân tích nhé.
Câu tiếp này mới thật khiến người ta phải đau đầu khốn cùng khi right với wrong đi cùng nhau. “If I’m wrong, I am right”. Phụ nữ mà, “Nếu em sai, thì là em đúng đấy”. Nói một là hai, nói hai là một. Nhưng khoan, cô này không chảnh chọe hay nũng nịu với người yêu đâu. Hai câu đầu kia không vô nghĩa khi nói tới một quyết định. Và giờ dù quyết định đó là sai đi nữa, thì cô vẫn coi đó là quyết định mà mình nên làm. Chia tay mà. Không cần xem xét thêm nữa (Don’t need to look no further). Khi nói về khoảng cách địa lý thì người ta thường nói xa hơn là farther, nhưng khi nói về thứ gì đó hình tượng hóa như thời gian hay tình huống, cảm xúc thì người ta lại dùng further.
Mặc dù chia tay nhưng cô phải thừa nhận rằng Đây chính là tình yêu ( I know this is love) chứ không phải là những ham muốn nhất thời. Một điểm xung đột văn hóa dễ thấy. Bên Tây họ hay có thói ăn ngủ với nhau trước rồi mới yêu, có những đôi ăn ở với nhau 9-10 năm rồi mới cưới, họ coi rằng những ham muốn bình thường (lust) như sex chẳng hạn thì nên được đáp ứng đầy đủ trước khi tìm hiểu sâu kỹ về nhau. Và một khi cô nói “This ain’t lust” nghĩa là cô đã vượt qua sức ham muốn của cơ thể để thực sự hiểu được tình cảm mà cô dành cho anh. Đây chính là tình yêu. “Ain’t” có nghĩa là “is not, are not, was not…” thông thường chỉ dùng trong văn nói. Nếu lần tới nhìn thấy những từ tương tự như vậy thì đừng lo sợ. Cứ google mà tra. “Ain’t + meaning” Hoặc “Ain’t + nghĩa là gì”. Chỉ có vài ba kiểu viết tắt này thôi.
Một nốt thanh đi lên khi từ “But” trong khoảng lặng của bài hát như thể hiện một sự đối nghịch trong đầu cô. Khi một câu hỏi đặt ra, sẽ thế nào nếu em nói cho cả thế giới biết nhỉ? Và cô biết rằng nỗ lực đó chỉ là vô vọng (I’ll never say enough), không lời từ nào có thể diễn đạt đầy đủ cảm xúc của cô lúc này. Bởi vì hai người đã xa nhau quá rồi, lời nói chỉ đi vào hư vô lạc lối. Nguyên nhân vì sao nhỉ? Chẳng phải một cấu trúc bị động đã được dùng ở đây sao. “ ‘Cause it was not said to you” tạm dịch là “Bởi vì nó không được nói cho anh nghe”. Tại sao cô yêu anh mà lại không dành những lời đó cho anh nhỉ? Có chăng là cô đã yêu một người khác?
Ngay câu sau đã thành một lời khẳng định rõ ràng lại một lần nữa quyết định của cô “ That’s exactly what I need to do if I end up with you”. “End up” ở đây nghĩa là chấm dứt một tình yêu, hay là một cái kết có hậu trong hôn nhân? Câu trả lời là chưa rõ ràng. Chỉ biết rằng cô đã ra quyết định và đó chính xác (exactly) là điều mà cô muốn làm. Những lời nói giờ chỉ là đau đớn rằn vặt khi phải thổ lộ với anh điều đó. Có lẽ vì vậy nên trong cuốn phim này cô mới lấy một tờ giấy (hình như là một bức thư) để trao tay anh, và khi anh đọc xong bức thư này thì đột nhiên quay mặt đi đau đớn, giận hờn. Mọi chuyện đã sáng tỏ. Chia tay. Bạn sẽ tìm thấy đoạn đó trong khi xem MV thực tế trên youtube. Bật lên đi mà xem.
Con gái thường hay day dứt khi chia tay người tình, mặc dù đã ra quyết định rồi đó, nhưng đôi khi cuộc tình ấy còn dai dẳng mãi một thời gian sau mới chấm dứt. Họ cần thời gian để quên người ấy đi. Có lẽ vì thế mà hàng loạt câu hỏi Yes/No được cô đặt ra. “Có nên từ bỏ? Hay là tiếp tục chạy dài bên lề đường (của tình yêu)? Thậm chí biết là nó chẳng dẫn đến đâu cả. Hay nó chỉ là một điều lãng phí thậm chí khi em đã biết vị trí của mình thì. Em có nên mặc kệ nó không?” Từ place ngoài nghĩa về địa điểm thông thường nó cũng được nhân cách hóa thành vị trí, địa vị khi dùng trong các tình huống như trên. Có lẽ cô gái đã quyết định ra đi khi biết rõ vị trí (place) của mình trong tình yêu.
Cô đã phải tự đứng lên “Build myself up”. Build up không đơn thuần chỉ là một từ vựng dùng trong việc xây dựng mà có còn được dùng trong các mối quan hệ tình cảm. Ví dụ như Build up relationships là xây dựng các mối quan hệ. Còn khi cô gái nói “I build myself up”có nghĩa là cô đang tự dựng, tự vực bản thân mình dậy làm cho mình trở nên mạnh mẽ hơn. Thế rồi lại fly in circles, bay trong những vòng tròn quẩn quanh. Một hành động tưởng như vô nghĩa nhưng đó là cần thiết để con gái quên đi cuộc tình cũ. Đi đâu đó loanh quanh một thời gian cho tâm hồn thư thái. Để rồi chờ đợi cho tới khi trái tim rơi rớt xuống, wait then as my heart drops. Và khi sống lưng đã tê tái. Từ điển Anh- Việt dịch từ “tingle” là ngứa ran lên trong khi từ điển Anh-Anh, cụ thể là Cambridge lại dịch là “feeling as if a lot of sharp points are being put quickly and lightly into your body”- cảm giác như rất nhiều mũi nhọn đâm nhẹ và nhanh vào cơ thể bạn. Vậy thì có thể coi cảm giác này giống như kim châm hay tê tái, tương tự như lúc bạn ngủ tỳ lên tay và bàn tay như bị kim châm vào. Nhiều khi từ điển Anh- Việt lại làm mình ngu đi. Nhớ rằng, không hiểu thì tra Anh- Anh hoặc google là nhất. Vậy thì khi sống lưng đã tê dại đi nghĩa là cô đã mỏi mệt với cái việc bay vòng quanh chạy trốn tình yêu. Cô lại ngồi thẩn thơ ngẫm nghĩ và đặt lại hàng ngàn câu hỏi Nên/ Không Nên. Trời! Phụ nữ mà.
Bản có lời để hát theo: https://goo.gl/Nr8fzo
Full bộ tài liệu học tiếng Anh qua bài hát: http://alexdsing.com/?p=235
「chasing pavements meaning」的推薦目錄:
- 關於chasing pavements meaning 在 AlexD Music Insight Facebook 的最讚貼文
- 關於chasing pavements meaning 在 Adele - Chasing Pavements (Official Music Video) - YouTube 的評價
- 關於chasing pavements meaning 在 Urban Dictionary: Chasing Pavements - Pinterest 的評價
- 關於chasing pavements meaning 在 chasing pavements中2023-精選在Youtube/網路影片/Dcard上 ... 的評價
- 關於chasing pavements meaning 在 chasing pavements中2023-精選在Youtube/網路影片/Dcard上 ... 的評價
chasing pavements meaning 在 Urban Dictionary: Chasing Pavements - Pinterest 的推薦與評價
Urban Dictionary: Chasing Pavements. A fruitless activity. Tring to achieve something that is destined to failure, usually as a ... ... <看更多>
chasing pavements meaning 在 chasing pavements中2023-精選在Youtube/網路影片/Dcard上 ... 的推薦與評價
chasing pavements 中2023-精選在Youtube/網路影片/Dcard上的焦點新聞和熱門話題資訊,找chasing pavements中,pavements中文,chasing pavements中 ... ... <看更多>
chasing pavements meaning 在 Adele - Chasing Pavements (Official Music Video) - YouTube 的推薦與評價
Listen to "Easy On Me" here: http://Adele.lnk.to/EOM Pre-order Adele's new album "30" before its release on November 19: ... ... <看更多>