[English Club HEC] 💯 KINH NGHIỆM ÔN THI WRITING, SPEAKING VÀ READING ĐẠT 8.0 OVERALL 💯
Một bài sharing từ bạn Hùynh Xuân Hoa trong group English Club HEC của page về Reading, Writing, và Speaking nè cả nhà ơi. Join group ngày để học Tiếng Anh và IELTS free nhé 😉 Hoa cũng là cựu học sinh lớp học bổng HannahEd luôn đó cả nhà.
_______________________________
Hello cả nhà, lại là mình đây :)) Mình là Xuân Hoa, quản trị viên của group chúng ta.
Chuyện là tháng 12/2020 vừa qua mình thi IELTS và đạt kết quả (đối với cá nhân mình) là ưng ý – 8.0 overall và không band nào dưới 7.0. Tuy vẫn chưa đc như các cao thủ 9.0 hay gì nhưng đc mà được cái mình thi hơi nhiều (4 lần luôn á) :)) Đùa thôi hehe còn nghiêm túc thì là mình tích luỹ được một vài kinh nghiệm và phương pháp học qua các lần thi, nên mình muốn chia sẻ với mọi người. Mong sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học và luyện thi IELTS 😀
Hôm trước mình có viết 1 bài chia sẻ về Listening rồi. Các bạn có thể xem lại bài chia sẻ về Listening của mình ở link này nhé:
https://www.facebook.com/photo?fbid=4162672250514402&set=gm.4740460259315814
Hôm nay mình sẽ kể tiếp về 3 kĩ năng còn lại: Reading, Writing, và Speaking.
1. Reading:
Đây là kỹ năng dù điểm cũng ổn ổn nhưng quá trình mình luyện tập trầy trật nhất ạ. Mình là 1 auditory learner (người học qua thích giác) và cực ngại đọc này đọc nọ kể cả bằng tiếng Việt. Làm đề Reading thì cứ được 1 passage là buồn ngủ díp cả mắt lại, mò lên Thư Viện Tổng Hợp ngồi vẫn gà gật xuống bàn ngủ. Cộng thêm lúc ấy chưa tìm được đúng phương pháp học nên cũng bèo nhèo lắm, điểm cũ của mình xưa được 6.0 Reading thôi í :<
Nên mình xem việc cải thiện kĩ năng đọc nói chung và IELTS Reading nói riêng là 1 bước chuyển mình vĩ đại của bản thân :)) Những kinh nghiệm mình rút ra được trên hành trình này là:
- Thứ 1: Tài liệu uy tín + sửa bài kĩ:
Lời khuyên đầu tiên của mình là hãy sử dụng các nguồn tài liệu luyện đề uy tín nha các bạn ơi 😀 Mình từng thử qua đủ loại tài liệu và chật vật, xong rút ra được kinh nghiệm này. Ví dụ có đợt kia mình làm vài bài trong bộ Actual gì có nhiều chữ Trung Quốc í nhưng không hiệu quả. Mình thấy độ khó, dễ các đề không sát với đề thật lắm. Với cả cá nhân mình cũng không thấy đáp án logic, thuyết phục, kiểu đúng cũng ko biết vì sao đúng, mà sai cũng ko hiểu sao mình sai í. Xong vài lần như vậy mình quyết định chỉ làm bạn với các nguồn tài liệu tin cậy như: Bộ Cambridge, Road to IELTS (của British Council) thôi ấy.
Chất lượng vẫn hơn số lượng. Mình thấy không quan trọng mình giải bao nhiêu đề mà quan trọng sau mỗi đề mình biết mình sai lỗi gì & học được bao nhiêu từ vựng/ phương pháp. Nên mình chỉ chọn 1-2 bộ tài liệu tin tưởng và giải, sửa thật kĩ, đến độ gần như hiểu hoàn toàn, không còn khúc mắc gì nữa luôn ấy. Có khi sau mỗi test như vậy mình học (và vận dụng được) đc mấy chục từ mới luôn á.
- Vậy mình sửa bài như thế nào?
→ Thường mình làm đề xong xem đáp án + giải thích trên mini-ielts.com í. Vì trang này ngoài ghi đáp án còn locate giúp mình clues của đáp án nằm đâu trong bài, giúp quá trình sửa bài của mình trơn tru hơn nhiều. Đôi khi có trường hợp xem đáp án và biết đáp án nằm đâu nhưng câu/từ phức tạp quá, đọc vẫn không hiểu thì mình làm thêm 1 động tác nữa: Là search bài dịch để hiểu đại ý câu đó nói gì (chứ không nên quá phụ thuộc phần dịch tiếng Việt nhé ạ). Thường mình thấy những bài trong cuốn Cam thì bạn chỉ cần search tên + dịch là ra. (Vd: When evolution runs backwards IELTS reading dịch). Còn mà xem giải thích đáp án, xem dịch bài rồi vẫn không hiểu thì...mình vác bài đi hỏi vậy hehe, chủ động làm nhiều cách miễn là phải đảm bảo mình hiểu bài trước khi qua giải bài mới. 😀
→Về học từ vựng: Mình lọc ra những active vocab (từ vựng sử dụng thường xuyên, nhiều ngữ cảnh) để học. Trong đó ngoài nghĩa thì mình học luôn cả phiên âm, word family, và cách sử dụng. Những từ vựng advanced hơn, nhưng vẫn có gặp trong cuộc sống hằng ngày (Ex: equilibrium) mình vẫn cố gắng at least nắm được nghĩa + phiên âm để lần sau gặp lại trong những bài khác vẫn hiểu được. Còn những từ quá khoa học như tên chất hoá học, tên bệnh, tên vi khuẩn dài thườn thượt thì...thôi ạ 😀 Mình thấy câu hỏi cũng không bao giờ ác đến mức bắt mình hiểu hết những từ khoa học ấy mà chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu của bạn thôi. Nên hiểu được hết thì tốt, không thì thôi, cố gắng lần sau hehee.
- Thứ 2: Quản lý thời gian khi giải đề: Các bạn nhớ phân thời gian các passage khi luyện tập cho quen, tránh lố giờ chưa hoàn thành bài thì hơi tiếc nha. Một bài thi 60 phút nên mình dành thời gian cho 3 passages lần lượt là: 15’-20’-20’. Còn 5 phút cuối mình để dành kiểm tra lại và transfer câu trả lời vào tờ đáp án.
2. Writing:
Xưa ở lần thi đầu tiên mình có đi học 1 khoá IELTS để nắm các dạng đề/ dạng câu hỏi và cách tiếp cận. Về sau có nền rồi mình tự tham khảo thêm các nguồn trên mạng và luyện tập thêm để định hình cách viết cho riêng mình.
- Về cách tham khảo các nguồn:
Mình cực chăm đi đọc bài mẫu. Tất nhiên không phải để copy từ họ, mà sau mỗi bài, mình hay để ý cách họ triển khai và lập luận ideas, có thêm góc nhìn về 1 topic, cách diễn đạt và các collocations hay. (mọi người nhớ học collocations sẽ tốt cho writing lắm ạ).
Tuy nhiên việc tham khảo trên mạng mình nghĩ cũng hơi rủi ro ở chỗ: Thị trường IELTS giờ hơi tùm lum, bài mẫu nhiều vô kể và mỗi người viết mỗi kiểu. Chưa bàn tới ai viết đúng sai, khi mình chưa vững cách học mà đối mặt nhiều nguồn thông tin quá dễ loạn và hoang mang, không biết nên theo ai. Nên các bạn có tham khảo nhớ bình tĩnh sáng suốt tí nha hehe. Riêng mình thì hay theo 2 kênh tin tưởng là IELTS Liz và IELTS Simon (đây là 2 giáo viên/ex-examiner bản xứ chuyên về IELTS luôn).
- Về luyện tập:
Không như Listening và Reading làm xong có thể xem được thang điểm liền, mình nghĩ môn viết hơi khó tự đánh giá bản thân, nên rất cần có một người giáo viên hoặc tiền bối, ai đó bạn tin tưởng sửa bài và góp ý. Ở lần thi gần nhất mình may mắn được chữa bài bởi một người chị có tâm và nhận được nhiều lời khuyên hữu ích nên mau tiến bộ lắm hehe.
- Về quản lý thời gian:
Cái này mình nghĩ cũng quan trọng lắm í. Vì ở lần thi đầu tiên mình không control tốt, viết lố mất 35 phút cho task 1, đến task 2 chỉ còn 25 phút nên làm vội làm vàng, chưa chốt được thân bài 2 đã phải chuyển vội sang kết bài cho kịp. Kết quả là bài bị đầu voi đuôi chuột í, và tất nhiên cũng không kịp dò lại bài luôn :<
Sau này mình chia ra như sau: Task 2 mình dành 5 phút lên ideas – 30 phút viết – 5 phút dò lại bài. Task 1 mình phân tích đề 5 phút – viết 12 phút – dò 3 phút. Vì lên ideas/phân tích đề tốt đến khâu viết sẽ suôn sẻ hơn. Ngoài ra thì viết xong có dành thời gian dò lại giúp mình tránh được những lỗi ngớ ngẩn, đặc biệt là band 7.0+ cần chú ý khoảng “produce frequent error-free sentences” (viết câu không lỗi ngữ pháp) nên càng cần rà soát kĩ ạ.
3. Speaking:
- Đầu tiên mình xem kĩ format đề và band descriptors để biết ở thang điểm mình đặt target người ta yêu cầu những gì, rồi từ đó tìm cách học và tiếp cận phù hợp.
- Sau đó mình tham khảo các nguồn để học thêm về từ vựng, cách trả lời. Các nguồn mình tham khảo là: các videos trên Youtube của thầy Đặng Trần Tùng (IELTS Speaking 9.0, 4 lần thi 9.0 overall), thầy Datio (IELTS Speaking 9.0, 8.5 overall) – mình thích xem thầy này lắm tại thấy thầy phát âm hay mà clip thú vị nữa hehe. Còn GV bản xứ thì có kênh Youtube của thầy Keith tên là English Speaking Success – thầy dễ thương mà làm nhiều clips dạy IELTS lắm í. Hoặc bạn có thể xem cuốn 31 High-Scoring Formulas to Answer Every IELTS Speaking Questions của Johnathan, Oliver, Adrian để học cách trả lời theo các dạng câu hỏi cũng okie nè.
- Nếu được, các bạn hãy xem sơ qua bộ Forecast (bộ dự đoán đề speaking theo quý) nhé. Hông phải tụi mình học tủ hay phụ thuộc gì, chỉ là để có sự chuẩn bị tốt hơn thôi á. Vì trong bộ đề có những đề dị dị kiểu như: “Describe a time when you looked at the sky” (Tả 1 lần bạn nhìn lên trời” ?!? :D). Giả bộ có ai tự nhiên kêu mình tả bằng tiếng Việt Nam mình còn kiểu “Ủa gì dạ trời ?!?” á :)) Bình thường đi ngoài đường lâu lâu nhìn lên coi mây có đen hông, trời có xanh hông thôi, nay đùng cái kêu tả bài dài 2 phút. Vậy nên mình tham khảo trước để lỡ gặp đề như nào cũng đỡ sang chấn tâm lý, mà tâm lý bình ổn rồi thì dễ đảm bảo được fluency. Ngoài ra nếu siêng hơn nữa, bạn có thể tính toán trước ý tưởng sẽ nói, từ vựng và cấu trúc hay cho mỗi topic, để maximize được độ lưu loát và performance nói chung á.
Bên cạnh đó, chủ đề nào mình thấy tương tự mình hay gộp đề chung luôn cho khoẻ. Ví dụ cũng là tả người, đợt đó mình có 3 đề:
1. Describe someone in your family who you really admire. (người mình ngưỡng mộ)
2. Describe a person to whom you are very close in your family (người mình thân trong gia đình)
3. Describe an interesting old person (người già thú vị)
Mình thấy ok cũng đều là tả người. Xong rà soát trí nhớ xem có ai có đủ những đặc điểm đó không. → Nhớ ra có ông nội là người già, sống cùng nhà thân thiết nè, ông nội làm vườn giỏi quá ngưỡng mộ ông nội nè, ông nội kể chuyện hay thú vị nè. → Ok vậy tả ông nội cho 3 đề luôn.
Trên đây là toàn bộ phần chia sẻ về trải nghiệm học và thi IELTS của mình. Ảnh mèo Tom là mình chế vui í, chứ trải nghiệm với IELTS của mình cũng thú vị, ko kinh dị vậy đâu haha.
Trải nghiệm của các bạn như thế nào, comment kể mình nghe nha 😀
Với cả có nội dung nào còn thắc mắc, các bạn cứ comment, inbox cho mình thoải mái nhé 😀
Hẹn các bạn ở buổi tiếp theo, mình sẽ chia sẻ tiếp chuyện mình học từ vựng theo sở thích nha hehe.
__________________________________________
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過29萬的網紅IELTS Fighter,也在其Youtube影片中提到,PHRASAL VERB - CỤM ĐỘNG TỪ GHI ĐIỂM CHO BÀI THI - GRAMMAR FOR IELTS ? Xem thêm bộ cụm từ hay: https://bit.ly/2CzztqM ? Xem trọn bộ khóa học: http://bi...
「english writing logic」的推薦目錄:
- 關於english writing logic 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於english writing logic 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於english writing logic 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於english writing logic 在 IELTS Fighter Youtube 的最佳解答
- 關於english writing logic 在 Philip Phạm Youtube 的最佳解答
english writing logic 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
KINH NGHIỆM LUYỆN THI ĐẠT IELTS 8.0 VÀ TIP PHÒNG THI HỮU ÍCH
Tác giả: Nguyễn Thị Diễm Hằng
_______________
Chào các bạn, gần đây mình có thi lại IELTS và được 8.0. Thời gian ôn thi của mình khá gấp gáp, chỉ khoảng 2 tháng , tuy nhiên cùng với kinh nghiệm đã tích lũy được trong 5 năm nay đi dạy IELTS, mình có rất nhiều tip và chia sẻ hữu ích dành cho tất cả các bạn.
A. Kĩ năng nghe – Listening:
I. Tip luyện thi:
#1: Muốn nghe tốt phải phát âm đúng:
Lời khuyên đầu tiên đó là phải PHÁT ÂM ĐÚNG. Các bạn có thể phát âm chưa được hay, ngữ điệu chưa được “native” nhưng điều quan trọng là NHỮNG TỪ CƠ BẢN các bạn phải phát âm đúng (hoặc ít nhất là biết cách phát âm “correctly”). Đơn giản là vì nếu như các bạn phát âm sai một từ nào đó thì khi nghe người ta phát âm đúng các bạn cũng không thể luận ra được đó là từ gì. Chắc chắn có nhiều bạn đến khi xem đáp án rồi mới ồ lên “hóa ra là từ này à”, đúng không nào?
=> HÃY HỌC PHÁT ÂM TRƯỚC KHI LUYỆN NGHE
(cách học phát âm mình sẽ nói ở phần Speaking nhé!)
#2: Luyện đề nghe thì cần thời gian:
Ý mình không phải chỉ là 30 phút thôi đâu nhé! Sau khi làm xong 1 đề nghe các bạn đừng vội check đáp án luôn. Hãy cho bản thân cơ hội nghe lại lần nữa với những vị trí mà bạn chưa chắc. Nếu nghe đến lần thứ 2,3 mà bạn vẫn chưa biết phải điền/chọn gì thì hãy xem đáp án và đọc script (đọc kĩ để hiểu tại sao lại là đáp án này mà không phải đáp án kia.) Vậy là xong? Không, các bạn cần nghe lại 1 lần ko nhìn script, cố gắng nghe hiểu nhiều nhất có thể, sau đó nghe lại 1 lần nữa, vừa nghe vừa đọc script (lần nghe này các bạn nên nhẩm theo audio -> vừa luyện nghe vừa học được cách phát âm, ngữ điệu của người bản xứ siêu hiệu quả nha!
=> HÃY PHÂN TÍCH 1 ĐỀ NGHE TỈ MỈ ĐỂ TRÁNH CÁC BẪY TRONG BÀI NGHE
#3: Đọc kĩ câu hỏi trước khi nghe:
Tip này nghe có vẻ hơi “boring” nhưng lại vô cùng quan trọng! Hãy đọc, phân tích câu hỏi, các lựa chọn và DỰ ĐOÁN đáp án cho mỗi câu. Các bạn nên đặt câu hỏi cho bản thân như: vị trí này nên điền loại từ nào, loại thông tin nào, nếu là danh từ thì là danh từ số ít hay số nhiều, danh từ chỉ nơi chốn hay danh từ chỉ đồ vật…., có cần đơn vị không, có thể có những thông tin gây nhiễu như thế nào, PARAPHRASE…
Đến đây, nhiều bạn sẽ thắc mắc có mỗi 20-30s đọc trước câu hỏi mỗi phần, đọc còn chả kịp thì phân tích với dự đoán kiểu gì? Hãy nhớ là PRACTICE MAKES PERFECT, hãy luyện tập thật nhiều rồi các bạn sẽ thấy khả năng dự đoán của mình sẽ tăng lên đáng kể đó.
=> DỰ ĐOÁN CÁC ĐÁP ÁN CÓ THỂ TRƯỚC KHI NGHE
II. Tài liệu luyện nghe:
- Làm toàn bộ test Listening từ Cam 7 đến Cam 15, không thiếu 1 bài.
- Nếu còn thời gian, bạn có thể làm thêm Official Guide to IELTS, IELTS Test Plus 3, Improve IELTS Listening.
Làm hết chỗ này là đủ rồi nhé, không lo thiếu đâu 😊
III. Tip phòng thi:
#1: Concentration is a key.
Luôn luôn tập trung tối đa, không sao nhãng dù là 1s.
#2: KO NÊN DÀNH TOÀN BỘ THỜI GIAN CHECK ĐÁP ÁN CHỈ ĐỂ CHECK ĐÁP ÁN, THAY VÀO ĐÓ HÃY DÀNH NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ ĐỌC TRƯỚC CÂU HỎI CỦA PHẦN SAU NHÉ!
#3: Take note:
Dù bạn thi hình thức nào, thi máy hay thi giấy thì cũng nên take note nhé! Đặc biệt là với những bài tập chọn đáp án, việc take note key word sẽ giúp bạn loại bỏ những đáp án sai và dễ dàng chọn đáp án đúng hơn đấy.
B. Kĩ năng đọc – Reading:
I. Tip luyện thi:
#1. Quản lý thời gian hiệu quả:
Trong bài thi IELTS Reading, sẽ có 3 bài đọc tương đối dài với độ khó tăng dần và bạn phải làm trong thời gian 60 phút. Vậy có phải chúng ta nên chia thời gian 20 phút cho 1 bài đọc?
Theo mình thì KHÔNG nhé, vì bài đọc số 1 thường là bài dễ nhất nên thay vì dành 20 phút cho bài này thì chúng ta chỉ nên làm trong 15 phút thôi còn bài đọc số 3 – khó nhất thì ta sẽ dành 25 phút.
=> Vậy chiến lược về thời gian của chúng ta ở đây là 15’-20’-25’ cho từng bài bạn nhé!
#2. Không dành quá nhiều thời gian cho 1 câu hỏi:
Chúng ta cùng thử làm 1 phép tính, các bạn cần phải làm 40 câu trong vòng 60 phút như vậy là chưa đến 2 phút cho 1 câu. Vậy nếu các bạn đã dành hơn 3 phút cho một câu nào đó mà vẫn chưa thể tìm ra đáp án thì lời khuyên của mình là hãy dừng lại và chuyển sang những câu tiếp theo ngay nhé. Tất nhiên các bạn có thể đánh dấu câu ấy và quay lại làm nếu còn thời gian!
#3. Skimming and scanning:
- Skimming: trước khi trả lời các câu hỏi các bạn nên dành thời gian đọc qua toàn bộ bài đọc để nắm được nội dung chính của cả bài cũng như là cấu trúc của bài đọc. Việc làm này rất quan trọng vì nó giúp các bạn hình thành trong đầu chủ đề, những nội dung chính, sơ lược nội dung của từng đoạn văn. Bạn sẽ thấy sau khi skimming thì bạn sẽ dễ dàng tìm thông tin cho mỗi câu hỏi nhanh hơn rất nhiều.
Nhớ là đọc qua, đọc lướt bài đọc chứ không phải cố gắng đọc hiểu tất cả từ cũng như toàn bộ nội dung của bài text đâu nhé!
- Scanning: Các bạn nên gạch chân hoặc highlight những key word trong câu hỏi và câu trả lời. Sau đó, scan (tìm) những từ/cụm từ đó trong bài đọc. Khi đã xác định được vị trí thông tin, các bạn không nên chỉ đọc mỗi câu chứa key word/ thông tin đó mà nên đọc những dòng xung quanh đó nữa nhé!
Đừng quên tập trung vào các key word như là tên, năm, ngày tháng, địa điểm…..nhé!
#4. Kỹ năng paraphrase:
Không cần nói chắc ai cũng biết Paraphrase là kĩ năng vô cùng quan trọng trong IELTS. Và cách để paraphrase thường được dùng nhiều nhất là synonym tức là từ đồng nghĩa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cách khác nhau để viết lại câu trong bài đọc với ý nghĩa không đổi.
=> Vậy để đạt điểm cao, các bạn cần phải trau dồi vốn từ vựng phong phú, đồng nghĩa, trái nghĩa,.. và thuần thục kỹ năng paraphrase.
Ví dụ:
About 1900s
=> The early years of the twentieth century
II. Tài liệu luyện đọc:
(như phần luyện nghe)
III. Tip phòng thi:
#1: Làm đến đâu chắc đến đó:
Thông thường một đề đọc khá dài cho nên ít bạn có đủ thời gian để xem lại bài làm của mình, cho nên các bạn nên cố gắng làm đến đâu kiểm tra lại luôn tới đó nhé!
#2: Không cố gắng hiểu tất cả các từ:
Thay vào đó hãy chỉ tập trung vào các CONTENT WORDS (từ chứa nội dung) như danh từ, động từ, tính từ để đoán nghĩa của câu thôi nhé!
#3: Bỏ qua những gì bạn đã biết về chủ đề bài đọc:
Hãy chỉ tập trung vào nội dung bài đọc, ko chọn đáp án theo suy đoán hay hiểu biết cá nhân! Bài viết đôi khi được viết chủ quan theo quan điểm của tác giả, có thể đúng hoặc sai nên ko dùng “phán đoán” để làm, bất kì câu hỏi nào cũng phải dựa theo thông tin bài đọc cung cấp nhé!
C. Kĩ năng viết – Writing:
I. Tip luyện thi:
#1. Đọc và phân tích bài mẫu:
Mình để ý khi mình yêu cầu học sinh đọc bài mẫu, các bạn ý thường đọc rất nhanh khoảng 2-3 phút là xong. Tuy nhiên, điều quan trọng là sau khi đọc xong các bạn phải hiểu logic của bài viết ấy, mỗi câu có chức năng gì, tác giả có những luận điểm, luận cứ như thế nào, từ vựng, cấu trúc của bài đó có gì hay….?
Sau khi đọc xong, các bạn nên viết lại áp dụng những gì mình đã học được từ bài mẫu.
#2: Task 1: Học các cách diễn đạt khác nhau cho cùng một nội dung:
Ví dụ:
The amount of household expenditure has diminished significantly by 30% this year.
=> There has been a marked decrease of 30% in the amount of expenditure this year.
=> The figure for domestic spending has witnessed a remarkable decline to 20% this year.
Các bạn nên học các cách diễn đạt khác nhau cho cùng 1 ý (tăng/giảm/ko thay đổi/trái ngược...). Bên cạnh đó, bạn cũng nên note lại những cách diễn đạt đặc trưng cho mỗi loại hình task 1. (VD: Pie chart - “made up the bulk of, accounted for the majority of…”).
#3: Task 2: Học theo chủ đề:
Với Task 2, các bạn nên học idea và topic vocabulary theo những chủ đề sau:
- Advertising
- Animals
- Art
- Crime
- Education
- Environment
- Family
- Health
- Finance
- Technology
- Social problems
- Tourism
- Transportation
- Work – jobs
.....
II. Tài liệu luyện viết:
- Đọc bài mẫu của các Examiner: thầy Simon, cô Liz và thầy David Lang.
- IELTS – Write Right (học cuốn này để hiểu các band điểm khác nhau ntn nhé)
- Kientran – 7.5+ Writing Guarantee (học cuốn này để hiểu logic của 1 bài viết nhé)
- Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo: Academic Writing Practice for Ielts (Sam Mc Carter), A Solution to score 8.0….
III. Tip phòng thi:
#1: Lập dàn ý trước khi bắt tay vào viết:
Việc lập dàn ý sẽ giúp bạn định hướng bài viết của mình, tránh viết lan man, dàn trải, ko rõ ý. Các bạn có thể lập dàn ý trong đầu hoặc viết note! Thời gian lập dàn ý cho mỗi task ko quá 3’ nhé!
#2: Chú ý chính tả, ngữ pháp trong khi viết:
Đừng để mất điểm vì những lỗi sai không đáng nhé!
#3: Không dành nhiều thời gian cho Introduction:
Nên nhớ 1 Introduction “thần thánh” không đảm bảo các bạn được điểm cao đâu. Thay vào đó, với Task 1 – cố gắng viết 1 Overview tóm tắt những thông tin nổi bật nhất, 2 đoạn Body ko liệt kê mà tập trung vào so sánh, xu hướng chính, số liệu…; với Task 2: 2 đoạn Body cần mạch lạc, luận cứ mở rộng, đi sâu hơn từ luận điểm, ví dụ phải cụ thể và “support” trực tiếp cho luận cứ.
D. Kĩ năng nói – Speaking:
I. Tip luyện thi:
#1. Học phát âm trước khi luyện nói:
Các bạn nên học phát âm từng âm một (âm đơn, âm đôi phát âm như nào, khẩu hình ra sao, ghép vào từng từ như thế nào…). Các bạn dành thời gian mỗi ngày luyện phát âm 2-3 âm thật nhuần nhuyễn, kết hợp cả luyện âm (chú ý cả Stress các bạn nhé) và luyện nghe. Chỉ sau khoảng 1 tháng đều đẵn, các bạn sẽ thấy mình thay đổi rõ rệt. Tiếp đến các bạn hãy luyện nói theo ngữ điệu, học Chunking, Shadowing…
#2: Ôn thật kĩ bộ đề dự đoán:
Dù cho thời gian ôn luyện có gấp gáp đến đâu, các bạn hãy cố gắng ôn hết bộ đề dự đoán, ít nhất mỗi chủ đề Part 1, 2 nên tập trả lời 1-2 lần. Đặc biệt với những chủ đề là lạ thì hãy chuẩn bị vocab sẵn. Đừng để đến lúc vào phòng thi là “tim đập chân run” vì “chưa nghe thấy chủ đề này bao giờ luôn” nhé!
=> BÍ QUYẾT CỦA SỰ TỰ TIN LÀ CHUẨN BỊ THẬT TỐT
#3: Tập trung vào sự trôi chảy:
Luôn luôn nhớ rằng, giám khảo chấm “how you speak” chứ ko phải “what you speak”. Và để nói thật sự trôi chảy, các bạn cần luyện tập phản xạ, dẫn dắt những chủ để mình không biết về những chủ đề mình “có thể chém được”.
Trong part 1, các bạn nên học 1 số idea để có thể trả lời cho nhiều đề nhất.
Ví dụ:
? tại sao nó cần thiết/quan trọng => giúp tôi thư giãn/ kết bạn/ gia tăng hiểu biết….
? có thích ….ko? => ko bởi vì ko có tiền/ ko có thời gian/ thay vào đó thích cái khác…..
#4 : Ôn Part 2 hiệu quả :
Các bạn nên nhóm các đề giống giống nhau hoặc chia theo 5 chủ đề chính:
1. Describe a person.
2. Describe a place
3. Describe an object
4. Describe an activity/event/experience
5. Others
Hãy chuẩn bị 1 dàn bài chi tiết cho mỗi nhóm chủ để trên.
a. Ý tưởng: cái này nên lấy từ chính trải nghiệm của bản thân các bạn, hoặc tham khảo từ những nguồn script mẫu như sách của thầy Mat Clark hoặc nhờ cậy “ông chú Google”.
b. Từ vựng: Từ vựng thì gom nhặt từ bài mẫu hoặc trau dồi thêm từ 3 kĩ năng còn lại, đặc biệt là Writing nhé.
c. Ngữ pháp: Các bạn tìm đọc cuốn 31 High-scoring để có 1 cái nhìn khái quát về cách ăn điểm ngữ pháp cho 1 bài nói. Hoặc cố gắng “input” các cấu trúc như bị động, mệnh đề quan hệ, ...
II. Tip phòng thi:
#1: Hãy nói thật tự nhiên:
Đừng cố gắng nhồi nhét idiom hay từ khó mà hãy cố gắng sử dụng các cụm từ tự nhiên mà người bản xứ hay dùng.
Các trang Youtube các bạn nên subcribe:
Ieltsdragon
English Speaking Success
Accurate English
Một cách khá hay để luyện nói đó là ghi âm và nghe lại. Lần 1 bạn sẽ nói rất đơn giản và mắc nhiều lỗi, hãy nghe lại và bắt đầu sửa dần những lỗi bạn mắc, kèm theo triển khai thêm vocab. Cứ liên tục như vậy chắc chắn bạn sẽ tiến bộ.
#2: Phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải
#3: Topic Vocab, Collocation, Paraphrase
Chú ý dùng nhiều topic vocab, collocation và tránh lặp từ. Luyện tập Paraphrase câu hỏi nữa nhé!
#4: Bình tĩnh và phải thật bình tĩnh:
Hãy coi giám khảo như 1 người bạn để nói chuyện và trao đổi, đừng lo lắng quá. Chúng ta sẽ không thể trả lời tốt nếu như run bần bật đúng ko nào. Hãy tập nói chuyện với mình trong gương hoặc quay video nếu cần nhé!
Còn rất nhiều điều mình muốn chia sẻ thêm với các bạn, các bạn hãy follow hoặc kết bạn với mình nhé! Và nếu có thắc mắc gì đừng ngần ngại inbox cho mình nha! Chúc tất cả các bạn đạt được mức điểm IELTS như ý!
------------------------
💓 Join group, share, tag, invite bạn bè để không lỡ info hay nhé 💓
#HannahEdEnglishClub
#ielts
#scholarshipforVietnamesestudents
english writing logic 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
[LONG SHARE] NẾU CÓ THỂ TỰ HỌC Ở BÊN NGOÀI THÌ CÓ CẦN PHẢI HỌC ĐẠI HỌC ??
Nhìn title bài viết chắc nhiều Schofan cũng đã từng tự hỏi câu hỏi này giống chị rồi đúng không? Chị cũng từng có trả lời trong bài viết writing task 2 hồi ôn thi Ielts. Cả nhà mình bàn về luận điểm này như sao? Khả năng tự học bên ngoài có phải là tiêu chí để chúng mình quyết định học Đại học hay không?
Chị đang chợt nghĩ sao chúng mình không thử làm một talk để chia sẻ về những quan điểm này nhỉ? Để chúng mình cùng tranh luận, vừa mở rộng thêm những cách nhìn khác nhau về vấn đề, biết đâu lại có thêm những người bạn mới. Mở đầu seri, chị giới thiệu một bài viết của bạn Husky được đăng tải trên Spiderum bàn về việc này nhé.
Còn các em, các em suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
-----x-X-x------
"Mình đã gặp nhiều câu hỏi dạng này:
"Nếu em có thể lên mạng tự học lập trình web thì sao phải đi học công nghệ thông tin?"
"Nếu có thể tự học về digital marketing rồi đi thực tập lấy kinh nghiệm thì sao phải cần đi học marketing ở trường đại học?"
"Không học đại học, đi làm ở Thế Giới Di Động, có kinh nghiệm rồi lên làm quản lý, sau đó thuê mấy đứa học đại học vô làm phụ tá cho mình. Vậy thì cần gì học đại học?"
Có bao giờ bạn tự hỏi, hay là thắc mắc, hay thậm chí đang định nghỉ học đại học vì suy nghĩ trên?
Mình cũng từng thắc mắc như vậy. Mình đang đi làm trong mảng IT và rõ ràng những công cụ ở chỗ mình làm rất mới lạ, khác xa ở trường và các khóa tập huấn của họ rất thực tiễn. Nhưng liệu điều đó có nghĩa là những gì mình học ở trường không có bổ ích?
Câu trả lời ngắn gọn là: vẫn cần học đại học. Những gì học ở trường rất bổ ích và tự học bên ngoài không thay thế được.
Bài viết này của mình sẽ xoay quanh câu hỏi: Nếu có thể tự học ở bên ngoài thì có cần phải học đại học? Để trả lời câu hỏi đó, bài viết sẽ bắt đầu bằng việc tại sao chúng ta cần học, và sau đó xét trường hợp đại học.
Bài viết này tập trung vào mảng kinh doanh và nói chung về đại học chứ không chỉ đại học ở Việt Nam.
CHỪNG NÀO THÌ EM ÁP DỤNG CÔNG THỨC NÀY ?
Hằng là một học sinh cấp 3 và em đang ráng hoàn thành xong bài tập về nhà môn Toán. Em phải làm rất nhiều bài tập về mảng đạo hàm, tích phân, về lượng giác. Em mệt mỏi, em phát nản. Ngày nào cũng như ngày nào, em phải viết ra những ký tự Hy Lạp lạ lẫm ra giấy, nhớ các công thức dài đằng đặc, bấm máy tính liên hồi. Em mệt mỏi, em muốn ngã gục. Mẹ em hỏi em ổn không và em nói:
-Con không hiểu tại sao con phải học đạo hàm, tích phân. Mẹ, sau này con có dùng những thứ này không?
Nếu mẹ em trả lời đúng chất Á Đông, thì mẹ em sẽ nói:
-Thôi ráng đi con, học ra có cái bằng rồi sau này sướng.
Còn nếu mẹ em muốn khích lệ em thì:
-Có thể bây giờ con thấy xa lạ, nhưng sau này con sẽ có lúc con dùng, sẽ có lúc con thấy nó áp dụng trong cuộc sống.
Nhưng rõ ràng câu trả lời này không thỏa mãn cho cả hai người, bởi vì bà mẹ biết bà chỉ đang nói vòng vo, còn cô bé thì hiển nhiên chẳng được khai sáng gì thêm.
Nếu nói nền giáo dục Việt Nam đang thất bại, đó không hoàn toàn là vì nền giáo dục này dạy những thứ vô nghĩa. Nguyên nhân chính là vì nền giáo dục này không dạy cho học sinh hiểu rằng: rốt cuộc là học sinh học để làm gì?
Chúng ta hay thường nhìn mọi thứ ngay trước mắt. Nếu là học sinh học, thì đó là để hiểu về cơ thể người. Nếu là học về hóa học, đó là để hiểu về cấu tạo các hợp chất. Nếu về toán, đó là để tính toán. Nhưng đó chỉ là một mục tiêu trong việc dạy học. Còn một mục tiêu khác lớn hơn và rất quan trọng về lâu dài mà nền giáo dục cần giúp học sinh đạt được, đó là:
TƯ DUY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Điều tuyệt vời nhất và đọng lại lâu dài nhất của sự giáo dục là nó dạy con người cách suy nghĩ, và cụ thể hơn là tư duy giải quyết vấn đề. Ra kết quả đúng cho môn toán không quan trọng bằng việc người đó đã tư duy để ra được đáp án cho vấn đề như thế nào. Tương tự như vậy với môn lý, môn hóa, và lên cao hơn là các môn trong trường đại học.
!!! BIẾT LÀM KHÔNG PHỈA LÀ BIẾT GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Khi nói về tự học, nhất là trong mảng công nghệ thông tin (gọi tắt là IT), nhiều bạn đang nhầm lẫn rằng mọi thứ trong IT chỉ xoay quanh: lập trình phần mềm, viết web, xử lý an ninh mạng. Mọi người sẽ lên Internet chọn một ngôn ngữ để học, như Java chẳng hạn, coi video, tìm tài liệu tự học, tự cài phần mềm và tự viết code. Khi người đó đã tự viết được thuần thục ngôn ngữ lập trình đó, hay là đã tự làm được 4,5 websites cho mình, vậy là xong, anh ấy đã thành dân IT. Mọi người thích học IT vì nó là ngành hot, dễ kiếm tiền, ra trường chỉ việc ngồi lập trình, xây website là xong.
Và đó là một sự hiểu nhầm tai hại cho việc học IT. Học IT không phải là chỉ ngồi gõ máy tính, viết phần mềm. Học IT là để biết cách dùng công nghệ thông tin để giải quyết vấn đề trong kinh doanh, và một trong những cách đó là lập trình. Lập trình không phải là tất cả. Một nhân viên IT kỳ cựu đã chia sẻ với mình rằng: "Giải pháp IT tốt nhất là giải pháp mà không cần phải viết một dòng code nào mà vẫn giải quyết được vấn đề."
Dùng công nghệ để giải quyết vấn đề, đó là bản chất của ngành IT.
Những sinh viên lập trình mới ra trường sẽ thường kỳ vọng rằng công việc của họ như thế này:
Sếp: Công ty chúng ta cần một cơ sở dữ liệu để lưu trữ hồ sơ.
Sinh viên mới ra trường: Ok sếp, sếp muốn cơ sở dữ liệu sao.
Sếp: Cơ sở dữ liệu đó là sẽ cho các phòng ban sau sử dụng, nó sẽ phải đạt được tiêu chí ABC, phải có chức năng XYZ, phải tương thích với phần mềm K, phải có giao diện như N.....
Sinh viên mới ra trường: Ok sếp, tụi em sẽ làm cho.
------------------------------------------------
Tuy vậy thực tế như thế này:
Sếp: Công ty chúng ta cần một cơ sở dữ liệu để lưu trữ hồ sơ.
Sinh viên mới ra trường: Ok sếp, sếp muốn cơ sở dữ liệu sao.
Sếp: làm sao để lưu hồ sơ, mà dễ dùng dễ hiểu là được. Nói chung khi tôi cần tôi, hay bất cứ ai cần, có thể truy cập vào lấy hồ sơ ngay.
Nào bây giờ bạn sẽ làm thế nào? Ai sẽ dùng cơ sở dữ liệu đó? Thế nào là dễ hiểu? Thế nào là dễ dùng? Giao diện thân thiện là ra sao? Phải có chức năng gì? Phải phân quyền ra sao? Mình sẽ tự xây cơ sở dữ liệu hay mua bên ngoài?
Và đó là tình huống thực tế của dân IT. Hơn một nửa thời gian bạn sẽ dùng để hiểu rốt cuộc yêu cầu của người dùng là gì và làm sao để giải quyết được vấn đề đó, viết code và chạy thử chỉ là giai đoạn cuối cùng. Nếu một người chỉ là dân IT, chỉ biết code, mà không hiểu được rằng liệu phần mềm hay website của mình có đáp ứng được nhu cầu của người dùng không, thì anh ấy cũng vô dụng như một người không biết lập trình.
Làm mảng phát triển phần mềm (Developer) đòi hỏi nhiều tư duy hơn là kiến thức lập trình
Và lúc đó dân IT sẽ hiểu rằng anh ta cần biết nhiều hơn là code. Anh ấy cần hiểu về doanh nghiệp, cần hiểu về tâm lý hành vi con người để thiết kế giao diện, hoặc phần mềm. Anh ấy cần có đầu óc logic. Anh ấy cần biết các công cụ khác nhau có thể dùng để giải quyết vấn đề.
Những điều này anh ấy hầu như sẽ không có nếu chỉ tự học online. Đi học đại học là để học sâu hơn vào tư duy, là để được dùng các công cụ khác nhau và hiểu cách dùng chúng để xử lý từng tình huống. Đi học đại học là để làm nhóm và qua các bài tập nhóm đó, sinh viên hiểu được những loại người khác nhau, cách xử lý các rắc rối do bạn bè trong nhóm gây ra, cách thuyết phục người khác. Những siêu nhân có thể một mình tự viết phần mềm, hoặc tự mình nghĩ ra giải pháp cho công ty, chỉ xuất hiện trên phim thôi.
Bạn có thể nói rằng các công cụ, hay chương trình dạy, hay là bài tập giao trong trường không có thực tế. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bổ ích. Hãy xem ví dụ trong bóng đá. Đây hình Messi, một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trên hành tinh, đang tập luyện trên sân:
Anh ấy đang dắt bóng qua những cây cột bất động. Không chỉ Messi, bất kỳ một cầu thủ nào cũng phải tập những bài tập cơ bản này. Rõ ràng bài tập này không hề thực tế nếu so với những gì xảy ra trên sân:
Nhưng điều đó không có nghĩa rằng các bài tập đó không hữu ích. Nó rèn luyện các cầu thủ quen với động tác, quen với bóng, quen với tình huống, và khi đã quen với các kỹ năng cơ bản, Messi có thể cọ xát với thực tế và nâng cao kỹ năng của mình hơn.
Đi học đại học cũng vậy, đó là nơi để một người rèn giũa các kỹ năng tư duy cơ bản của mình. Ở trường đại học có tất cả những thứ cần thiết để giúp một người nâng cao tư duy của mình như có giáo sư để hỏi chuyện, có sách vở, có hệ thống máy tính để tìm hiểu thêm, có cơ hội áp dụng tư duy trong lúc làm bài tập nhóm, có cơ hội tham gia các buổi nói chuyện với doanh nghiệp. Tất cả những điều đó sẽ giúp người học nâng cao tư duy trong ngành, thậm chí ngoài ngành. Nếu học về tài chính thì đó là tư duy tài chính, đó là mảng logistics thì là tư duy trong logistics. Khi đã có các kỹ năng cơ bản đó rồi, sinh viên đi làm sẽ học lên rất nhanh. Nếu bạn đang làm trong doanh nghiệp và tuyển nhân viên sale, bạn sẽ thấy sự khác biệt rất lớn giữa người không có học về sale nhưng có kinh nghiệm và người chưa có kinh nghiệm nhưng có học đàng hoàng về sale. Người chưa có kinh nghiệm có thể khởi đầu công việc chậm hơn người có kinh nghiệm, nhưng những tư duy được dạy trên trường sẽ giúp người đó học hỏi nhanh, lên kinh nghiệm nhanh, và hẳn sẽ làm tốt hơn người có kinh nghiệm lâu năm. Đó là bởi vì khi đã có tư duy giải quyết vấn đề, thì dù gặp tình huống mới, người có tư duy cũng sẽ tìm ra được cách giải quyết vấn đề. Còn người chỉ có kinh nghiệm thì anh ta chỉ cố gắng giải quyết dựa trên kinh nghiệm, chứ không suy nghĩ có hệ thống.
Tuy vậy điều này không nói rằng tự học bên ngoài là vô bổ. Bản thân mình cũng tự học thêm bên ngoài và đã viết bài giới thiệu các khóa học. Mình thấy rằng tự học bên ngoài là để bổ sung thêm cho những gì học trên trường, chứ không thể thay thế được. Những khóa học tự học sẽ giúp bạn có góc nhìn mới về ngành mình đang học, hiểu biết thêm về bên ngoài, rèn luyện tính tự lập. Nhưng như vậy không đủ để thay thế nền giáo dục có hệ thống.
HỌC ĐẠI HỌC ĐỂ CÓ GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ KINH DOANH
Mình sẽ lấy ví dụ trong mảng marketing. Học marketing là để giải quyết vấn đề của công ty qua các chiến dịch marketing. Nếu như dân Marketing chỉ chăm chăm lo mảng marketing mà không quan tâm xem công việc Marketing đó ảnh hưởng lên toàn bộ công ty ra sao, thì người đó nếu không gây ra rắc rối thì cũng chẳng mang lại lợi ích gì. Nếu bạn chạy một chiến dịch Marketing trên Facebook với lượt reach đến hàng triệu người, số lần tương tác là hàng trăm ngàn, nhưng doanh số thu về không đạt được mục tiêu đề ra, thì nó vẫn là một thất bại, dù bạn có biện hộ rằng chiến dịch đã đạt được hầu hết các mục tiêu marketing đề ra. Và nếu bạn nói rằng:
-Ồ bán không được là vấn đề của phòng sale, chúng tôi chạy marketing miễn đạt được chỉ tiêu đề ra là được.
Thì chuyện gì sẽ xảy ra? Phòng Marketing vẫn hoạt động bình thường, và công ty thì vẫn tiếp tục thua lỗ. Và dần rồi chẳng còn phòng ban nào hoạt động cả.
Một công ty là một hệ thống phức tạp và đòi hỏi mọi thứ phải tương tác hài hòa với nhau. Website của công ty tạo bởi phòng IT phải dùng được cho các phòng ban khác, hệ thống kế toán của công ty phải tương thích với hệ thống tài chính của phòng tài chính. Phòng marketing phải phối hợp với phòng sale chứ không thể thân ai nấy lo.
Chúng ta hay nói về Mark Zuckerberg với Facebook, hay là Larry Page và Sergey Brin với Google, hoặc là Jack Ma với Alibaba, như họ một mình gây nên cơ nghiệp. Thực tế tài năng của Mark Zuckerberg, Larry Page hay là Jack Ma nằm ở chỗ họ đã tổ chức được một đội ngũ mạnh, có thể chạy trơn tru với nhau để đưa công ty đi lên. Cái thành công của Mark không phải là đã viết ra được Facebook, vì ý tưởng đó rất dễ dàng bị sao chép. Cái thành công của Mark là đã tập hợp được những người có thể làm việc với nhau để đưa Facebook lên tầm cao mới. Mark đã tập hợp được những dân tài chính xuất sắc biết làm việc chung với dân marketing, Mark có đội kỹ sư IT tài ba biết làm việc chung với đội ngũ luật sư để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến lưu trữ thông tin cá nhân. Mark có đội ngũ quản lý nhân sự biết làm việc với các phòng ban khác để hiểu xem họ đang muốn tuyển người như thế nào, hay là để đưa ra chính sách tuyển người phù hợp với các phòng ban khác nhau. Chính cái bộ máy chạy trơn tru và hài hòa đó đã đưa Facebook thành đế chế công nghệ toàn cầu như hiện nay, chứ không phải chỉ là ý tưởng Facebook.
Nếu bạn chỉ tự học online và đi làm thì bạn khó có thể hiểu được điều đó. Ngược lại, nếu bạn học đại học đàng hoàng bạn sẽ hiểu được những bộ phận khác nhau trong công ty đóng vai trò gì, các yếu tố bên ngoài tác động tới công ty như thế nào và quan trọng hơn, làm sao để các bộ phận đó chạy trơn tru với nhau và thích nghi được với các yếu tố bên ngoài. Đó là lý do sinh viên kế toán phải học kinh tế vi mô, vĩ mô, sinh viên tài chính phải học về kế toán, còn sinh viên ngành quản trị thì phải học cơ bản về chuỗi cung ứng. Việc học những mảng khác nhau của doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên hiểu được vấn đề của doanh nghiệp nhìn từ góc nhìn của doanh nghiệp. Góc nhìn này rất khác với góc nhìn thông thường.
Hãy xem xét vấn đề hay được nhắc tới ở Việt Nam: doanh nghiệp Việt Nam không làm được ốc vít cho Samsung.
Samsung và chuyện con ốc vít nước Việt
Samsung vẫn tiếp tục săn tìm các nhà cung cấp linh kiện Việt Nam đủ sức đáp ứng yêu cầu của họ nhưng vẫn chưa tìm thấy. Các doanh nghiệp trong nước vẫn chỉ cung ứng được bao bì, đóng gói, còn ốc vít hay sạc pin thì bó tay, thông tin từ Triển lãm hội thảo công nghiệp phụ trợ lần 3 tại Hà Nội ngày 21.6.
Nhưng nếu bạn đã học về kinh doanh hay chuỗi cung ứng bạn sẽ nhìn về vấn đề như sau:
Việt Nam không phải không làm được ốc vít, mà là không làm được ốc vít cho Samsung. Chúng ta phải hiểu một thứ cùng chủng loại không có nghĩ là nó giống nhau. Ví dụ voi và chó đều là nhóm động vật bốn chân, điều đó không có nghĩa là voi và chó giống nhau. Ốc vít cũng vậy, ốc vít có cả trăm loại. Việt Nam chế tạo được ốc vít đóng tàu chiến, hay là xuất khẩu, không có nghĩa là chế tạo được ốc vít dùng cho điện thoại. Và cụm từ "không làm được" nó mang nghĩa rất rộng.
Thế nào là "không làm được"? Khi nói không làm được thì có thể có các tình huống sau:
-Chất lượng ốc vít không đạt chuẩn của Samsung.
-Làm được nhưng giá thành cao hơn mức yêu cầu của Samsung.
-Làm được nhưng dây chuyền sản xuất không đáp ứng đủ yêu cầu. Ví dụ Samsung yêu cầu 1000 con ốc vít mỗi ngày, doanh nghiệp chỉ sản xuất được một nửa số đó.
-Làm được, sản xuất đủ 1000 ốc vít mỗi ngày, nhưng không có đủ phương tiện để vận chuyển ốc vít đều đặn cho nhà máy Samsung.
-Dây chuyền chỉ sản xuất được ốc vít cho rất ít mẫu mã. Có thể dây chuyền sản xuất được ốc vít cho mẫu mã tầm trung như Samsung Galaxy A3, Samsung Galaxy J5, nhưng không sản xuất được ốc vít cho các mẫu mã Galaxy S8.
-Làm được nhưng doanh nghiệp sẽ không lời bằng làm cái khác.
-Làm được nhưng không phải lúc Samsung yêu cầu. Đến lúc làm được thì Samsung đã chọn doanh nghiệp của riêng họ.
Bạn thấy đấy, cụm từ "không sản xuất được" trong kinh doanh nó mang rất nhiều hàm ý khác nhau và đôi lúc nó mang ý nghĩa là "không sản xuất được hàng bán được". Những người không chuyên về kinh doanh thì sẽ nhìn vào hiện tượng rồi tranh cãi một cách nông cạn như trong hai bức hình trên.
Thường nếu bạn tự học, bạn chỉ hiểu được kiến thức chuyên sâu và nâng cao kỹ năng chuyền môn về ngành của mình, nhưng bạn khó có thể có được góc nhìn tổng thể về toàn bộ quy trình kinh doanh.
!!! HỌC ĐẠI HỌC KHÔNG VÔ DỤNG
Kết luận từ trải nghiệm của riêng mình là học đại học không hề vô dụng, thậm chí rất hữu ích và không thể bị thay thế bằng tự học thêm bên ngoài, ít nhất là hiện giờ. Các công cụ lúc mình đi làm có thể mới mẻ nhưng những tư duy mình được dạy lúc học giúp mình hiểu vấn đề và cách dùng các công cụ đó rất nhanh. Từ các đàn anh đàn chị trong công ty, mình nhận thấy rằng việc có nhiều mô hình tư duy và biết cách dùng các công cụ khác nhau cho các tình huống khác nhau rất quan trọng. Cùng một vấn đề, nhưng khi trình bày cho sếp người có kinh nghiệm biết dùng công cụ A, còn giải thích cho người phòng ban khác, họ dùng công cụ B, còn để nói chuyện nội bộ họ dùng công cụ C. Điều đó đảm bảo tất cả người nghe khác nhau cùng hiểu được vấn đề thông qua các cách khác nhau, và từ đó họ có thể phối hợp tốt được với nhau trong công việc. Và đó chỉ là phiên bản đời thực của làm việc nhóm trên trường. Chẳng phải mục đích cuối cùng của việc thuyết trình nhóm là làm sao để người nghe hiểu được nhóm bạn đang nói gì và nói có đúng yêu cầu không hay sao?
Tự học thêm vẫn là một điều cần thiết, bởi vì học trên trường đại học là không đủ. Việc tự học thêm sẽ giúp mình đào sâu vào chuyên môn và có các kỹ năng rất cần thiết lúc đi làm. Nói thêm một chút, bản thân mình có tự học thêm sâu vào Excel, và thấy nó được ứng dụng rất nhiều trong công sở. Thực sự nếu bạn rành về Excel, cuộc sống công sở của bạn dễ chịu hơn rất nhiều."
Các group FREE của page các bạn join nhé:
- Scholarship Hunters
- English Club HEC
- Job Hunters & Career Builders - HannahEd
- Học bổng ngắn hạn, trao đổi, tình nguyện - HannahEd
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
english writing logic 在 IELTS Fighter Youtube 的最佳解答
PHRASAL VERB - CỤM ĐỘNG TỪ GHI ĐIỂM CHO BÀI THI - GRAMMAR FOR IELTS
? Xem thêm bộ cụm từ hay: https://bit.ly/2CzztqM
? Xem trọn bộ khóa học: http://bit.ly/bogrammarforielts
Phrasal Verb - Cụm động từ là một phần quan trọng của tiếng Anh hàng ngày và cũng là vũ khí giúp bạn đạt điểm cao trong các bài thi, ứng dụng cho bài thi IELTS hiệu quả hơn. Hôm nay, IELTS Fighter giới thiệu đến bạn những cụm động từ theo chủ đề quen thuộc, cực hay để bạn tham khảo thêm và áp dụng nhé!
Phrasal verbs định nghĩa chung là một cụm từ bao gồm động từ + trạng từ/giới từ và hoạt động tương tự 1 động từ trong câu.
Phrasal Verb trong IELTS đem lại sự linh hoạt, logic và ấn tượng hơn thay vì chỉ sử dụng động từ tương tự. Bên cạnh đó, có những PV cố định là tất yếu phải dùng mang ý nghĩa riêng cho câu.
Hãy cùng học nhé
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Subscribe IELTS Fighter nhận thông báo video mới nhất để không bỏ lỡ các video bài học thú vị, ngay tại link này nhé:
https://www.youtube.com/IELTSFighter
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tham khảo thêm video từ vựng hay khác:
? Khóa học IELTS Writing - Speaking online: http://bit.ly/2FqbOGs
? Chuỗi bài học ngữ pháp chuyên sâu: https://bit.ly/39lov2m
? IELTS Speaking band 7+ |New Sample Test with subtitles: http://bit.ly/2JG8n1y
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo dõi lộ trình học tập vô cùng đầy đủ để các bạn có thể học IELTS Online tại IELTS Fighter qua các bài viết sau:
? Lộ trình tự học 0 lên 5.0: http://bit.ly/2kJtIxy
? Lộ trình từ học 5.0 lên 6.5: http://bit.ly/2lVWV8H
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Xem thêm các khóa học theo lộ trình tại đây nhé:
? KHÓA HỌC IELTS MỤC TIÊU 5.0-5.5: http://bit.ly/2LSuWm6
? KHÓA HỌC BỨT PHÁ MỤC TIÊU 6.0-6.5: http://bit.ly/2YwRxuG
? KHÓA HỌC TRỌN GÓI 7.0 IELTS CAM KẾT ĐẦU RA: http://bit.ly/331M26x
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
IELTS Fighter - The leading IELTS Training Center in Vietnam
Branch 1: 254 Hoang Van Thai, Thanh Xuan, HN; Tel: 0462 956 422
Branch 2: 44 Tran Quoc Hoan, Cau Giay, HN; Tel: 0466 862 804
Branch 3: 410 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội; Tel: 0466 868 815
Branch 4: 350, 3/2 Street, 10 District, HCM; Tel: 0866 57 57 29
Branch 5: 94 Cộng Hòa, Tân Bình, HCM; Tel: 02866538585
Branch 6: 85 Điện Biên Phủ, Bình Thạnh, HCM; Tel: 028 6660 4006
Branch 7: 233 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng; Tel: 0236 357 2009
Branch 8: L39.6 khu dân cư Cityland - Phan Văn Trị - Q.Gò Vấp - TPHCM. SĐT: 028 22295577
Branch 9: 376 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội. SĐT: 02466619628
Branch 10: 18 LK6C Nguyễn Văn Lộc - Hà Đông - Hà Nội. SĐT 02466619625
Branch 11: A11 Bà Hom, Phường 13, Quận 6, HCM. SĐT: 028 2244 2323
Branch 12: 254 Tôn Đức Thắng, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng. SĐT: 0236 629 57 57
Branch 13: 44 Nguyễn Hoàng, (gần bx Mỹ Đình), HN. SĐT 02466593161
Cơ sở 14: 66B Hoàng Diệu 2 Thủ Đức. SĐT: 02822 423 344
Cơ sở 15: 129 Nguyễn Thị Thập, quận 7, HCM
SĐT: 028 22492233
Cơ sở 16: 428 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng - SĐT: 0225 629 1888
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
?Website: https://ielts-fighter.com/
?Fanpage:https://www.facebook.com/ielts.fighter
?Group:https://www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/
?Hotline: 0903 411 666
#phrasal_verb #grammar_for_ielts #IELTSFIGHTER
english writing logic 在 Philip Phạm Youtube 的最佳解答
LUYỆN NGỮ PHÁP TIẾNG ANH TĂNG BAND IELTS Writing 8+ | sai lầm trong ielts writing | Hải Anh | Philip Phạm
Viết IELTS như bài đọc.
Khóa học/bài slideshow Grammar for IELTS (thích hợp: Intermediate and Advance level) này chính là món quà Hải Anh (8.5 IELTS Overall), tặng các bạn của kênh youtube Philip Phạm. Giúp các bạn bắt đầu ôn thi IELTS với các mục tiêu từ 5.0 - 7.0 điểm. Bạn sẽ thấy những slides này rất hữu ích, nhất là khi luyện các kỹ năng Writing và Reading. Các kiến thức ngữ pháp được tổng hợp và giải thích một cách logic và dễ hiểu, giúp cho bạn thấy việc học Ngữ pháp không còn là một cơn ác mộng nữa. Đặc biệt giúp việc viết câu chắc tay và chuẩn xác hơn nhiều. Master những điều Hải Anh chia sẻ trong slideshow sẽ giúp các bạn tăng điểm IELTS writing lên nhiều. Ngoài ra Hải Anh cũng chia sẻ các sai lầm thường gặp trong IELTS writing sẽ hạ điểm của các bạn xuống. nhớ chú ý nhé.
Facebook cá nhân Philip Phạm: https://www.facebook.com/ts.hungpham
Facebook cá nhân thầy Hải Anh: https://www.facebook.com/buihaianh.1505
Các bạn muốn nghe Hải Anh chia sẻ về IELTS Speaking, Reading, Listening hay Writing task 1 và task 2? Hãy vote ở poll nhé.
Với các bạn đang có trình Pre-intermediate hay Beginner, các bạn có thể save link lại từ từ học. Bài nói bằng Tiếng Việt nên cũng không quá khó hiểu.
#grammar, #ielts, #writing
ielts, ielts speaking tips, ielts 8.0, ielts 9.0, ielts speaking, ielts listening, ielts vocabulary, ielts tips, nói tiếng anh trôi chảy, bí kíp ielts, học ielts, luyện ielts, 4 kỹ năng ielts, ielts topic, học từ vựng ielts, bí quyết học ielts, mẹo học ielts, bí quyết thi ielts, 3 Tips Giúp Mình Tăng Điểm IELTS Writing, 3 tips tăng điểm ielts writing, 8.5 Overall, Tăng Điểm IELTS