NIKE VÀ BÀI TOÁN SẢN XUẤT
Hẳn ai cũng biết tới việc Nike thông báo “có thể sớm” đối mặt với tình trạng kham hiếm những đôi sneaker được bán tại thị trường. Không, câu trên là hoàn toàn sai bởi vì đây là report/báo cáo từ một công ty phân tích thị trường mang tên S&P Global Market Intelligence – Nike không chính thức nói thông tin kia trên.
Nguyên nhân mà có dự báo kia là sự bùng phát của Covid19 với biến thể “độc ác” Delta tại thế giới nói chung và đặc biệt là sự lây nhiễm mạnh tại các khu trung tâm công nghiệp – nơi đang vận hành nhiều dây chuyền gia công sản xuất sneaker của Nike khiến chính phủ sở tại và các công ty phải đóng cửa ngay lập tức để kiểm soát dịch bệnh. Điều đáng lo cho tập đoàn footwear lớn nhất thế giới này là những nước đang nắm hầu hết sản lượng sản xuất là Việt Nam, Indonesia đều đang là “nạn nhân” của Covid19 ít nhất là trong 2 tháng qua.
“Không bao giờ bỏ trứng trong cùng 1 giỏ” – Câu châm ngôn quen thuộc dành cho bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong việc đa dạng kênh phân phối và sản xuất để giảm bớt rủi ro cũng như sự lệ thuộc thụ động vào một bên thứ ba. Nike đang được cung cấp bởi 122 nhà máy tại 12 nước trên thế giới. Theo thống kê vào năm 2020, các công ty ở Việt Nam – Indonesia – Trung Quốc đang nắm theo thứ tự là 50%,24% và 22% về mảng sản xuất giày dép. Về phần quần áo thì Trung Quốc đứng đầu ở mức 28%, Việt Nam là 23% và Thái Lan là 12%.
Các tập đoàn lớn đảm nhận sản xuất cho Nike sẽ nằm ở các công ty – tập đoàn sau cho bạn nào nếu muốn tìm hiểu.
1. Pou Chen Corporation: Đây là đối tác lớn nhất của Nike khi tập đoàn này đảm nhận việc sản xuất giày cho rất nhiều hãng lớn như Nike, adidas, Asics, New Balance và Timberland. Tập đoàn Đài Loan này có hệ thống trải dài ở Trung Quốc, Indo, Việt Nam, Bangladesh, Campuchia và Myanmar. Ở Việt Nam, hệ thống của công ty này nằm ở HCM và Đồng Nai nếu mình nhớ không lầm.
2. PT Pan Brothers: tập đoàn này chuyên sản xuất về trang phục và quần áo. Ngoài Nike thì còn có Uniqlo, TNF, adidas, Lacoste, Ralph Lauren, Prada, Armani.
3. Fulgent Sun Group: đã là bạn của Nike từ năm 2009. Một cái tên khác đến từ Đài Loan sản xuất giày cho Nike và có hệ thống dây chuyền tại Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc.
4. Delta Galil Industries: là một thương hiệu sản xuất hàng may mặc có hệ thống sản xuât tại SEA. Sẽ quen thuộc với Nike hơn ở mảng sản xuất quần áo – đặc biệt là vớ. Số lượng vớ khổng lồ mà tập đoàn này sản xuất cho Nike khiến cái tên này cũng được nằm trong danh sách.
Vậy ở Việt Nam, hai tập đoàn lớn nhất nhì trong việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm Sneakers là Pou Chen và Fulgent Sun Group, ngoài ra còn có Chang Shin Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc, khoảng ~30.000 lao động, đóng tại Đồng Nai – năng lực sản xuất là 60k đôi/ngày). Và đau lòng cho quê hương của chúng ta, Sài Gòn và nhiều tỉnh thành ở Nam Bộ đang hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid 19 khiến nhiều doanh nghiệp phải shut-down hoặc chí ít đảm bảo được nguyên tắc “4 tại chỗ” khiến khả năng sản xuất không ít thì nhiều sẽ bị giảm sút. Đây là một điều mà chẳng ai muốn, từ nước sở tại đến tập đoàn công ty (Xin nhắc lại là Indonesia cũng đang rất tang thương).
Nhưng nhiều người ở Việt Nam đang nói về vấn đề này một cách rất bông đùa, chỉ quay quanh việc thiếu sneaker để họ mua cũng như không còn những đôi VNXK để họ leak ra sớm. Chúng ta sẽ xin đề cập tới vấn đề mà Nike cũng như hệ thống dây chuyền sản xuất của Nike để xem như thế nào nhé. Mọi chuyện sẽ không chỉ dừng lại ở dăm ba đôi VNXK đâu.
VỀ PHẦN NIKE VÀ DÂY CHUYỀN/NĂNG LỰC SẢN XUẤT.
Tại sao mình liệt kê hệ thống các công ty đang là supplier của Nike và các nước mà họ đang có nhà máy. Để cho mọi người thấy rằng chuỗi sản xuất của Nike là khá đa dạng và trải dài ở nhiều nước để cho Nike một khả năng không quá phụ thuộc vào bất kì một bên nhà cung cấp nào. Nike không “chính thức” thông báo về việc họ sẽ bị thiếu giày để bán trong thời gian tới mà là một bên thứ ba khác. Không dại gì mà “Vạch áo cho người xem lưng” – khi thông báo này đã được tung ra, thì trong kế hoạch Quý 3 và Quý 4 của Nike – số lượng stock nắm trong tay là đã có được một phần.
Để nói cho các bạn trẻ hiểu (Những bạn đã học Đại học hoặc các anh chị đã có kinh nghiệm lâu năm sẽ rõ hơn cả mình) rằng trong thời trang và ngành công nghiệp giày dép. Không có vụ như ngày 1/10 tung sản phẩm ra thị trường thì ngày 1/9 mới bắt đầu sản xuất, mà nó đã nằm trong kế hoạch sản xuất trước đó tầm nửa năm hoặc thậm chí là 1 năm đến 2 năm (Đối với các bản đặc biệt thì thời gian lâu hơn). Ngay tại thời điểm công bố thông tin này, Nike ít nhất phải nắm được 40%-50% stock sản phẩm bán ra trong tương lai sắp tới. Do đó việc thiếu hụt là nằm trong tầm kiểm soát, ít nhất là đến cuối tháng 10 năm 2021 (Trước giai đoạn bùng nổ mua sắm Black Friday, Boxing Day và Christmas Eve). Suy nghĩ về ngày mai không có giày mua là một suy nghĩ nông cạn. Dĩ nhiên, 1 tập đoàn lớn không có “Ăn xổi ở thì” như các local brands "quê làng” của chúng ta. Năng lực sản xuất của họ là 1 thứ gì đó khủng khiếp.
Việc Nike “thả trứng” của họ dàn trải ở nhiều tập đoàn mà mỗi tập đoàn có hàng trăm, hàng ngàn nhà máy trải đều trên thế giới cho phép họ quản lý rủi ro trong sản xuất (Supply Chain Risk Management ), giảm thiểu tối đa thiếu hụt nếu có những tác động không mong muốn (Từ thiên tai, chính trị và dịch bệnh…). Hệ thống các nhà máy đóng cửa chỉ là phần nhỏ ở Việt Nam chỉ là số nhỏ trong chuỗi nhà máy của tập đoàn Pou Chen hay Chang Shin, lại là số nhỏ hơn trong chuỗi nhà máy đang sản xuất cho Nike. Trong trường hợp các xưởng này bị đóng cửa thì ngay lập tức xưởng khác được mở cửa sẽ đảm nhận theo % tiến độ bị dừng – thời gian có thể bị dài ra, nhưng ít nhất là đảm bảo trong tương lai. Đó là lí do Nike tự tin công bố với CNBC rằng:
“Sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng là ưu tiên hàng đầu của Nike”. Đó là động thái của bất kỳ tập đàn lớn trong diễn biến dịch phức tạp như thế này phải có – nhưng đào sâu vào vấn đề, nó được hiểu ngầm rằng : “Ảnh hưởng chưa đủ quá sâu để tạo ra khủng hoảng thâm hụt trầm trọng” vì Nike có nhiều nỗi lo khác về sức mua và khả năng phân phối (Như bao tập đoàn kinh doanh khác).
Vậy tại sao Nike lại “gián tiếp được” công bố về sự thiếu hụt các đôi giày trong tương lai. Dĩ nhiên là kích cầu thị trường. Giống như chúng ta xếp hàng ra siêu thị vậy – vì trong đầu chúng ta có 1 suy nghĩ rằng ‘THịt, cá, rau sẽ hết nên phải mua”. Việc so sánh giữa nhu yếu phẩm và 1 thứ không phải nhu yếu như sneaker là hoàn toàn bấp bênh nhưng nó cũng vẽ cho chúng ta xem về cách Nike (Theo suy nghĩ của mình) trong việc làm giá thị trường và khuấy đảo thị trường mua đi – bán lại trong tương lai ở các phiên bản đặc biệt (Mà vốn dĩ Nike rất giỏi làm trò đó).
Think about it.
VÀ SẢN XUẤT KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU ĐÁNG LO NHẤT.
Tình hình dịch bệnh căng thẳng khiến Nike đang bị tình trạng “Nghẽn cổ chai” trong việc phân phối. Covid 19 phiên bản Delta với chu kì lây nhiễm nhanh khiến nhiều nước phải áp dụng luật “Bế quan tỏa cảng” hay Hạn chế thông thương (Trong đó có Việt Nam ở một số giai đoạn) làm dấy lên vấn đề thiếu hụt về các container vận chuyển cũng như sự tắc nghẽn, ngâm hàng lâu ở cảng nhiều nước. Đó là 1 vấn đề đau đầu hơn khi có hàng mà hàng không được chuyển kịp thời đến nơi bán đúng thời điểm. Thời gian dự trù đã phải kéo dài từ 1 đến 2 tháng từ khi dịch Covid 19 hoành hành trở lại. Xin nhắc thêm rằng, sneaker cũng là 1 dạng season fashion items – tức là theo mùa, nếu quá mùa thì nhiều khi doanh thu sẽ không đạt được như dự tính. Và đó không khác gì một cú đấm vào mặt Nike cả.
Tích cực là thế, nhưng nếu đặt câu hỏi rằng dịch Covid 19 diễn biến mạnh hơn và lan rộng hơn toàn bộ tới các hệ thống sản xuất và các nước mà các nhà cung ứng Nike đang vận hành thì lúc đó Khủng hoảng mới thật sự gõ cửa Nike. Viễn cảnh đen tối này phụ thuộc vào các nước, tổ chức quốc tế điều hành phòng – chống dịch bệnh ra sao và quá trình phát triển vaccine để đảm bảo thành trì sản xuất của Nike được đứng vững.
VỀ VIET NAM THÌ SAO
Không cần phải nói, chúng ta đã quá hiểu Covid 19 để lại bao đau thương từ người kinh doanh, người sản xuất, công nhân … tại Việt Nam như thế nào. Nhưng đừng để các cmt quá tiêu cực vì Nike và các supplier của họ đã đầu tư tiền tỉ (Tỉ đô) nhé vào hệ thống máy chuỗi sản xuất của họ tại Việt Nam nên không có chuyện họ sẽ dời đi. Thời gian training và ổn định hệ thống là 1 thứ gì đó đắt giá hơn việc tìm 1 đất nước mới.
Hãy suy nghĩ tích cực rằng vì Việt Nam chúng ta đang “ảnh hưởng” khá nhiều tới 1 trong những tập đoàn footwear lớn mạnh nhất thế giới nên chủ trương của các tập đoàn sẽ phải “chăm lo” cho hệ thống của họ. Việc chăm lo này có thể được thể hiện qua các tác động về tài chính, những bản hợp đồng vaccine – tài trợ vaccine đa quốc gia (mà đa phần là Mỹ) tới Việt Nam để ưu tiên phòng – chống cho các công nhân Việt Nam để đảm bảo sản xuất. Gói Covax của Mĩ tới Việt Nam với hơn 2.000.000 liều và mình chắc trong điều khoản đó sẽ có những thứ tự ưu tiên dành cho những người đang hoạt động kinh doanh cho các công ty – tổ chức Mỹ. Vì nếu không đảm bảo được điều đó thì không chỉ Nike mà các tập đoàn khác sẽ gặp vấn đề lớn bởi dịch Covid này.
Thế nên, cái gì cũng có cái sự sâu xa của nó cả. Everything happens for a reason.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
global footwear market 在 BAI YU 白玉 Facebook 的最佳貼文
#時裝商業動向 #產業分析
近日讀了Global Market Database/ Passport 的分析The Impact of Coronavirus on Apparel and Footwear 「新冠病毒對服飾鞋類品項的影響」。
重點整理如下:
👉🏻全球服裝市場於2019 達1.78兆美元
👉🏻研究報告預估2020年總體經濟衰退至少 -1.5% 最多達到 -9%,依照全球疫情控制及擴散狀況而定
💡新冠病毒如何影響時裝供應鏈及其消費市場?
1️⃣尋求加工生產的替代方案:生產供應鏈的嚴重失衡導致各國加速尋求供應鏈替代方案,為避免過度依賴海外或單一供應商導致交貨不及的現象
2️⃣庫存激增擬定策略降損:無預警的供需失衡也導致生產過度,迫使部分品牌及電商大幅折扣降價,求減輕庫存壓力變現;至於高端精品由於品牌形象與品牌價值考量,Gucci開始改變服裝分季節產出的遊戲規則,高端精品另外擬定營銷策略降損
3️⃣消費行為的改變:全球的經濟緊縮使得消費者對於未來有極大的不確定性,因而促使消費行為趨向保守:短期影響使得民生必需品需求暴增,而非必要性的娛樂及衝動型購物(例如服飾消費)則大幅減低;雖然實體店鋪的營收最為重創,網絡電商也因為消費保守業績普遍下滑達35%以上 (根據紐約時報4/1數據統計)。
4️⃣虛擬通路的強化:受疫情影響,品牌改變對以往實體與電商通路的佔比,面對實體營收的重損,只能靠部分網路通路來彌補;長期來看,實體營銷的比例將會降低,而電商通路會更加蓬勃。對於高度仰賴國際旅客及體驗式消費的高端奢侈品牌而言,如何提升網站UI &UX的購物體驗,並強化與消費者在社群媒體的溝通是未來能否U型反轉的關鍵。