Sự thật về du học, đi làm, và H1B visa
Tình cờ đọc được bài viết về vấn đề đang nóng sốt hiện nau: cơ hội đi học và ở lại Mỹ làm sau khi tốt nghiệp chị share ngay cho các em vì biết nhiều bạn đang cần những câu chuyện “người thật việc thật” về vấn đề này lắm <3 Em tag & share người cần biết tin nhé <3
—————————————————————
Anh Thịnh Nguyễn, tốt nghiệp cử nhân Kỹ sư cơ khi tại trường University of Texas in Arlington năm 2016, hiện là kỹ sư thiết kế trưởng (senior design engineer) ở tập đoàn WAM Group của Ý chia sẻ những sự thật khắc nghiệt về du học Mỹ, xin việc và H1B visa:
Nói không ngoa thì Mỹ vẫn luôn là một quốc gia hàng đầu về kinh tế, khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, và rất rất nhiều mảng khác. Đây là nơi đã sản sinh ra những công ty khổng lồ của thế giới và góp phần không nhỏ vào việc định hình tương lai của toàn nhân loại.
Nhân tài khắp nơi vẫn ngày đêm đổ về xứ sở cờ hoa để học tập và rèn luyện với hy vọng một ngày nào đó sẽ chạm đến được giấc mơ Mỹ (The American Dream).
Bạn có bao giờ nghe nói đến giấc mơ Úc, giấc mơ Canada, Nhật Bản hay Châu Âu bao giờ chưa? Bởi vì làm gì có nơi nào như ở Mỹ. Đây là nơi chứa đựng những cơ hội tuyệt vời, nơi mà tất cả mọi thứ đều có thể miễn là giấc mơ của bạn đủ lớn, không cần biết bạn là ai và từ đâu đến.
Dù vậy, có một thực tế đáng buồn đó là vùng đất hứa này đang ngày càng trở nên khắc nghiệt và khó khăn hơn bao giờ hết cho những du học sinh như tụi mình nếu muốn đến đây học tập, làm việc, và xa hơn nữa là an cư lạc nghiệp nơi đây.
Đa số du học sinh Mỹ đều muốn được ở lại sau khi tốt nghiệp. Đó là điều ai cũng biết, không có gì phải bàn cãi.
Tất nhiên là sau khi đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cùng với 5, 6 năm trời miệt mài đèn sách, hẳn ai mà chẳng muốn ra trường đi làm gỡ gạc lại chút vốn. Cũng đồng thời áp dụng luôn những kiến thức hay ho đã học được. Nói thì dễ, thực tế lại khó khăn vô cùng.
Thử nghĩ xem, các bạn sẽ phải trải qua 4, 5 năm Đại học, thêm 2 năm nếu muốn có bằng Thạc sĩ. Trong thời gian đó bạn phải cạnh tranh với hàng ngàn sinh viên đồng lứa với hy vọng rằng GPA cao, bằng tốt nghiệp hạng danh dự lấp lánh, sẽ tách bạn khỏi đám đông và đem đến những cơ hội tuyệt vời.
Thực tế phũ phàng là cho dù bạn có tốt nghiệp với GPA 4.0 hoàn hảo cũng chưa chắc gì tìm được việc làm. Trong thời buổi Covid-19 này khi hàng chục triệu người dân Mỹ đang bị thất nghiệp, khả năng để một du học sinh vừa chân ướt chân ráo rời ghế nhà trường với kinh nghiệm gần như bằng không tìm được việc làm thì còn khó hơn mò kim đáy bể.
Giả sử các bạn may mắn tìm được công việc đi. Rồi sau đó thì sao?
Bạn sẽ phải apply đi làm dưới dạng OPT. Đây là chương trình cho phép du học sinh được đi làm sau tốt nghiệp từ 1-3 năm tùy vào ngành học của bạn.
Vấn đề duy nhất đó là chính phủ Mỹ đang xem xét loại bỏ hoàn toàn chương trình này trong tương lai gần. Bởi vì người Mỹ lo ngại rằng OPT đang cướp mất cơ hội việc làm của họ.
Dưới thời Donald Trump, visa H1B đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Để loại bỏ những tổ chức lợi dụng lỗ hổng của chương trình H1B, sở di trú Mỹ (USCIS) đã siết chặt hơn trong việc xét duyệt loại visa này. Từ năm 2010 đến 2015, tỉ lệ từ chối H1B mới (initial H1B, new employment) chưa bao giờ vượt quá 8%, trong khi đó hiện tại tỉ lệ này xấp xỉ 24% chỉ tính riêng trong năm 2018 và 2019!
Rất nhiều công ty lớn đã hạn chế hoặc ngưng hoàn toàn việc bảo lãnh loại visa này bởi những rủi ro của nó. Vừa tốn kém, lại vừa không chắc chắn có được duyệt hay không.
Bạn nào làm H1B rồi chắc hiểu cái vụ quay xổ số visa nó đau tim như thế nào. Có nhiều người quay 2, 3 năm liền không trúng phát nào. Bây giờ quay xong rồi bạn cũng chỉ có khoảng 76% cơ hội được cấp visa thôi nhé! Thế mới nói nhiều khi hay lại không bằng hên. Lại giả sử bạn vượt qua hết những trở ngại đó để cầm trên tay cái visa H1B quý giá (rưng rưng nước mắt).
Sau đó thì sao? Lúc này bạn lại có thêm 3-6 năm để biến mình thành một phần không-thể-thay-thế của công ty. Bởi chỉ có như vậy, người ta mới chịu bỏ thêm hơn chục ngàn đô để bảo lãnh cho bạn cái thẻ xanh thần thánh! Đó là nếu như bạn vẫn chưa bị sa thải vì cơn đại dịch kinh hoàng này nhé.
Dạo một vòng Linkedin mới thấy xót, ngay cả những vị trí cao cấp của những tập đoàn khổng lồ mà còn bị sa thải như cơm bữa. Uber, Airbnb, Boeing, HSBC, GM, FCA, và rất rất nhiều ông lớn khác đều sa thải hàng ngàn nhân viên để cắt giảm chi tiêu đến mức tối thiểu. Và tất nhiên trong số đó có hàng chục ngàn người đang làm việc dưới visa H1B.
Trong cái thời đại dịch này, có H1B hay không cũng có thể toang bất cứ lúc nào. Như mình đêm nào cũng vắt chân lên trán nằm trằn trọc, lo lắng không biết ngày mai thức dậy có còn nghiệp hay là đã thất nghiệp.
Ngặt nỗi H1B mà mất việc thì chỉ có 60 ngày để tẩu tán hết tất cả tài sản như nhà cửa, xe cộ, con chó con mèo, để về nước. Mà quên, bây giờ làm gì có nước nào mở của đâu mà về. Công sức học hành, gây dựng bao năm, mất việc cái là mất hết…
Từ lâu, dân nhập cư đã trở thành một phần không thể thiếu trong lịch sử Mỹ, và biến nước Mỹ trở thành cường quốc vĩ đại như ngày hôm nay.
Đây không phải là một bài viết chê trách Tổng thống Trump hay những chính sách nhập cư của Mỹ. Đây cũng không phải là bài viết than thân trách phận hoặc “giá như”.
Công việc mình vẫn tốt, cuộc sống mình vẫn ổn và tạm thời không bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp mình không được may mắn như mình và chịu thiệt thòi rất nhiều.
Mình chỉ muốn những bạn du học sinh hiểu rõ về thực tế khắc nghiệt ở Mỹ và biết rằng du học Mỹ không phải là lựa chọn duy nhất hay tốt nhất ở thời điểm hiện tại.
Source: Báo Dân Trí - mục “Du học”
#HannahEdSharing #ScholarshipforVietnameseStudents #Scholarship
hsbc canada 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
[LONG SHARE] CHI 3 TỶ USD MỖI NĂM, DU HỌC SINH VIỆT NAM CHỌN ĐẾN QUỐC GIA NÀO?
Đọc title bài viết, chắc hẳn mọi người đều từng tò mò, thắc mắc vậy sinh viên Việt Nam mình đã chọn quốc gia nào để du học và con số 3 tỷ USD này là thật chứ? Sáng nay, chị mới được 1 bạn Schofan sharing về bài báo với tiêu đề này trên Forber Vietnam, bài báo có nhiều thông tin tổng hợp về tình hình du học sinh Việt Nam ở các nước khá thú vị. Mọi người đoán thử xem Quốc Gia nào được sinh viên hay chọn nhất hen <3.
Bài viết khá dài, nhưng chị Bonus tin này lên trước nè: Theo số liệu của cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục – Đào tạo) hiện có hơn 170.000 du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài. Trong đó có hơn 6.000 người theo các chương trình học bổng hiệp định, đề án của chính phủ, còn lại là du học tự túc, chiếm đến 96,5%.
Nếu chưa thể chi trả học bổng tự túc, liệu các em có sẵn sàng tìm hiểu, nhiệt huyết tò mò để chuẩn bị hồ sơ và apply học bổng không???
-----------------------------------
📌 Báo cáo thường niên Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) vừa công bố hôm 19.11 cho thấy, trong năm học 2018-2019, có gần 24.400 du học sinh Việt Nam tại Mỹ, đóng góp gần 1 tỉ USD cho nền kinh tế hàng đầu thế giới này. Nếu tính tất cả các bậc học, có tổng cộng hơn 30.000 học sinh và sinh viên Việt Nam đang theo học tại Mỹ.
Đáng chú ý, lượng du học sinh vào Mỹ tăng liên tiếp trong 18 năm liền. Kể từ năm học 2015 - 2016 đến nay, Việt Nam cũng liên tục đứng thứ sáu trong danh sách những quốc gia dẫn đầu về lượng sinh viên du học tại Mỹ.
📌 Không riêng tại Mỹ, du học sinh Việt Nam cũng thường xuyên dẫn đầu về số lượng tại nhiều thị trường giáo dục khác. Tại Nhật Bản, báo cáo thường niên của Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) cho thấy, từ năm 2014 đến năm 2018, du học sinh Việt Nam tại Nhật xếp vị trí thứ hai về số lượng du học sinh quốc tế tại nước này, chỉ sau Trung Quốc.
Báo cáo năm 2018 vừa được JASSO công bố hồi tháng 5 cho thấy có tổng cộng gần 300.000 du học sinh quốc tế đang theo học tại Nhật. Trong số đó có 72.354 du học sinh Việt Nam, tăng 17,3% so với năm trước. Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc với 114.950 du học sinh.
Cụ thể năm 2018, có 42.083 du học sinh Việt Nam theo học bậc đại học (sau trung học phổ thông nói chung, gồm các trường đại học, cao đẳng, học viện…) và 30.271 học sinh theo học tại các trường dạy tiếng Nhật. Đáng chú ý, từ 2014-2018, lượng du học sinh Việt Nam vào Nhật gia tăng liên tục, trung bình mỗi năm tăng thêm 11.000 người.
📌 Năm 2018, không những nằm trong tốp 5 quốc gia dẫn đầu về số du học sinh tại Canada, với 20.330 người, Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng lượng du học sinh vào quốc gia này nhanh thứ ba. Với mức tăng trưởng 46% so với năm 2017, Việt Nam chỉ xếp sau Bangladesh và Iran với mức tăng lần lượt 53% và 48%.
Với tổng cộng hơn 572.415 du học sinh quốc tế đang theo học tất cả các cấp tính đến 31.12.2018, Canada là một trong những quốc gia thu hút nhiều du học sinh quốc tế đến từ châu Á, theo khảo sát của Cục Giáo dục quốc tế Canada (CBIE). Top 5 quốc gia dẫn đầu về lượng du học sinh quốc tế tại Canada gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Pháp.
Khảo sát này cũng cho biết những lý do Canada thu hút hơn nửa triệu du học sinh quốc tế mỗi năm ở yếu tố chất lượng của hệ thống giáo dục đồng thời là một quốc gia an toàn và không phân biệt đối xử.
Chi 3 tỉ USD mỗi năm, du học sinh Việt Nam đến nước nào? - ảnh 3
Với hơn 20.330 người, năm 2018 Việt Nam chiếm 4% tổng số du học sinh quốc tế tại Canada. Nguồn: CBIE
📌 Thị trường giáo dục quốc tế năm 2017-2018 mang về cho kinh tế Australia 32,4 tỉ USD, theo số liệu mới nhất của Cục Thống kê Australia (ABS). Trong đó đóng góp nhiều nhất là mảng giáo dục đại học (đại học công và tư, đại học vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận), còn lại là đào tạo nghề, tiếng Anh và các khóa học không cấp chứng chỉ khác.
Du học sinh Việt Nam cũng đóng góp không nhỏ cho thị trường giáo dục quốc tế tại xứ sở chuột túi. Thống kê của Bộ Giáo dục Australia cho thấy, trong tổng số 398.563 sinh viên quốc tế theo học tại các trường đại học tại nước này năm 2018, có 15.718 sinh viên Việt Nam. Việt Nam cũng xếp thứ tư về số du học sinh tại đây, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal.
Bộ giáo dục Australia đánh giá nước Úc được hưởng nhiều lợi ích về xã hội, văn hóa và lực lượng lao động từ thị trường giáo dục quốc tế này.
📌 Theo số liệu của cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục – Đào tạo) hiện có hơn 170.000 du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài. Trong đó có hơn 6.000 người theo các chương trình học bổng hiệp định, đề án của chính phủ, còn lại là du học tự túc, chiếm đến 96,5%. Trong một nghiên cứu về giá trị giáo dục, HSBC ước tính chi phí du học của du học sinh Việt Nam vào khoảng 3 tỉ USD mỗi năm
------------------------------------
Nguồn bài viết: https://bit.ly/3bxVW3n
<3 Like và share nếu các em thấy bài viết có ích nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
hsbc canada 在 千頌C Facebook 的精選貼文
截至7月31日10:30pm
"[銀行業]香港金融同路人"TG谷一共有4,020名谷友,
"香港金融同路人"TG谷一共有1,766名谷友,
並收到769位銀行/金融從業員以職員證表達訴求,願意於8月5日加入香港大三罷行動。
兩個TG群組投票顯示總共有過千位金融界人士回覆今日會來快閃遮打花園!
*以下為參與者所屬之香港各大銀行及金融機構列表,暫時已經有來自79間金融同業響應今次活動*
ANZ 澳新銀行香港
Bank of America Merrill Lynch 美銀美林集團
Bank of Montreal 滿地可銀行
Barclays 巴克萊
Bank of East Asia 東亞銀行
BNP Paribas 法國巴黎銀行
Bank of China (HK) 中國銀行(香港)
CitiBank HK 花旗銀行(香港)
Commerzbank 德國商業银行
Credit Agricole 法國東方匯理銀行
Credit Suisse 瑞信香港
DBS 星展銀行
Deutsche Bank 德意志銀行
Fubon Bank 富邦銀行
Goldman Sachs 高盛集團公司
Hang Seng Bank 恒生銀行
HSBC 香港上海滙豐銀行
ICBC 工銀亞洲
JP Morgan 摩根大通集團
Julius Baer 瑞士寶盛
Macquarie 麥格理銀行
Mizuho Bank 瑞穗銀行
Morgan Stanley 摩根士丹利
MUFG Bank 三菱日聯銀行
Natixis 法國外貿銀行
Royal Bank of Canada 加拿大皇家銀行
OCBC Wing Hang Bank 華僑永亨銀行
Societe Generale 法國興業銀行
Standard Chartered Bank 渣打銀行
Sumitomo Trust Bank 三井住友信託銀行
UBS 瑞銀
UOB 大華銀行
Wells Fargo 富國銀行
Shanghai Commercial Bank 上海商業銀行
CITIC Bank International 中信銀行國際
China Minsheng Bank 中國民生銀行
Bank of Communications 交通銀行
Yuanta Commercial Bank 元大商業銀行
Nanyang Commercial Bank 南洋商業銀行
Dah Sing Bank 大新銀行
Public Bank (HK) 大眾銀行(香港)
China Construction Bank 中國建設銀行(亞洲)
Wing Lung Bank 招商永隆銀行
Chiyu Banking Corporation 集友銀行
Santander 桑坦德銀行
CTBC Bank 中國信託銀行
Chong Hing Bank 創興銀行
Manulife 宏利
FWD 富衛香港
Prudential 英國保誠
AIA 友邦保險
Convoy 康宏
AXA 安盛
Zurich 蘇黎世保險
Chubb 安達
QBE 昆士蘭保險香港
BOC Group Insurance 中銀集團保險
Kirin Financial Group
Athena Best Financial Group
BNY Mellon
CLSA 里昂證券
KGI 凱基證券
Schroders 施羅德
GF Securities 廣發證券
Chief Group 致富集團
Nomura 野村证券
Alliance Bernstein 聯博
Bao Qiao Capitals
Guotai Junan Securities 國泰君安
CMB International Securities Limited 招銀國際
Fidelity 富達
Haitong Securities 海通國際證券
BOCI Securities Limited 中銀國際
Accenture 埃森哲
American Express 美國運通
HKEX 香港交易所
SFC 證監會
SAFE Investment Company 中國華安投資
Euroclear
hsbc canada 在 HSBC Canada - YouTube 的推薦與評價
HSBC Canada. @HSBC_CA3.14K subscribers243 videos. Welcome to the HSBC Canada channel on YouTube. Subscribe. HomeVideosShorts. Latest. Popular. ... <看更多>
hsbc canada 在 HSBC - Home - Facebook 的推薦與評價
HSBC. 3091026 likes · 210 talking about this · 2134 were here. Welcome to the official HSBC Canada Facebook page. Bienvenue sur la page Facebook de... ... <看更多>