Cuộc sống an nhàn đang giết chết bạn
Author: Errik Rittenberry
Theo như một cuộc thăm dò ý kiến gần đây, dù được sống trong một thời đại với những tiêu chuẩn cao nhất trong lịch sử nhân loại, dù được đáp ứng dễ dàng các nhu cầu vật chất, chúng ta – những con người hiện đại, vẫn đang khốn khổ, giận giữ, sợ hãi, sầu muộn và âu lo hơn bao giờ hết.
Ở Mĩ, tỉ lệ trầm cảm tăng lên đều đều từ giữa những năm 1930. Xấp xỉ 40 triệu người trưởng thành khi được hỏi mắc chứng rối loạn lo âu. Đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên, cùng với sự phát triển của mạng xã hội và điện thoại thông minh, tỉ lệ tử tự và tự sát cũng tăng lên một cách đáng kể. Hơn sáu trăm ngàn trẻ em dưới 5 tuổi đang dùng thuốc điều trị tâm thần. Việc dùng quá liều nha phiến ở những người trưởng thành cũng đang nằm ngoài tầm kiểm soát.
Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao?
Tại sao ở giữa thời đại của những tiềm năng vô hạn, con người lại vô vọng đến vậy?
Tại sao ở giữa một thời đại an toàn, thịnh vượng nhất trong lịch sử, con người lại lo âu đến vậy?
Khi có đầy những cơ hội để tự thay đổi và quyết định số phận mình, sao vài người trong chúng ta vẫn xót thương và giận giữ và dồn nén đến đớn đau cảm giác trống rỗng này?
Freud định nghĩa trầm cảm là một cơn tức giận từ trong nội tâm. Đã có nhiều nhận xét đúng, nhưng tôi nghĩ định nghĩa về trầm cảm của nhà tâm lý học hiện sinh vĩ đại Rollo May là đúng hơn cả - “Trầm cảm là sự bất lực khi không thể dựng lên tương lai.”
Rollo May cũng chỉ ra, lo âu đơn giản bắt nguồn khi ta “không thể biết về thế giới mình đang sống, cũng không thể định vị bản thân trong sự hiện hữu của chính mình.”
Ngày nay, nhiều người lạc lối, mất phương hướng và hoang mang trong chính cuộc sống của họ, không còn tin vào khả năng xây dựng tương lai của bản thân. Họ vô vọng, hay theo cách nói của Sartre, họ đang cảm nhận “nỗi thống khổ của tự do”. Hoặc theo cách nói khác nữa, “Cái án của nhân loại là tự do, một khi bị ném vào thế giới này, ta phải chịu trách nhiệm cho tất cả những gì ta đã làm”.
Một trong những nhà trị liệu tâm lý năng nổ nhất thế kỷ 20 – Carl Jung, đã nhận ra thứ mà một phần ba những bệnh nhân của mình phải chịu đựng “không phải là chứng loạn thần kinh lâm sàng có thể định nghĩa, mà là sự vô cảm và trống rỗng trong cuộc sống của họ. Hay có thể nói, đây là chứng loạn thần kinh chung trong thời đại của chúng ta.”
Rốt cục điều gì đã xảy đến với xã hội hiện đại này, khiến cho nỗi sợ hãi cứ ngày càng lan rộng?
Có lẽ chỉ vì chúng ta không còn phải đấu tranh sinh tồn nữa, mà dành thời gian để du đãng lang thang trong miền tưởng tượng.
Có lẽ những khó khăn và hiểm nguy thường nhật đã qua đi, ta không cần phải chứng minh giá trị của bản thân qua những lần vượt qua giông tố.
Có lẽ cuộc sống an nhàn không nghịch cảnh đã tước đi của ta ý nghĩa và mục đích sống.
Có lẽ ta đang sống đằng sau chiếc mặt nạ văn minh, và chẳng thể nào là chính bản thân mình được nữa.
Có lẽ vì chúng ta là sản phẩm của những bộ máy truyền thông đại chúng phân cực, thứ biến thông tin xuyên tạc thành rác rưởi để giật tít.
Có lẽ chúng ta hằng tin vào những lời nói dối, rằng địa vị xã hội thật quan trọng, rằng nhà lầu xe hơi, những bộ quần áo sáng loáng và những chuyến đi xa xỉ sẽ làm ta hạnh phúc.
Có lẽ chúng ta đã mất kết nối với thế giới này, thay vào đó dành hàng ngày trong căn phòng điều hòa đóng kín, đằng sau chiếc màn hình máy tính, tán nhảm hằng mong người ta sẽ hiểu sự khốn khổ cùng cực của bản thân mình.
Có lẽ do tầm nhìn hạn hẹp khiến ta mù quáng, nhỏ nhen, tuyệt vọng trong khe nứt nhỏ bé của miền nhận thức hạn chế. Hay do ta nhìn thế giới qua đôi mắt của chú sâu bé nhỏ thay vì loài chim, khiến đường chân trời dường như mãi luôn ảm đạm và khuất sau tầm mắt.
Có lẽ vì chúng ta đã chế ngự bản năng mà hùa theo tuân thủ những chuẩn mực khắt khe của văn hóa và xã hội.
Có lẽ thay vì bước trên con đường chông gai của công việc và ý chí, ta chỉ ngồi quanh, trông mong vào vũ trụ, hay Chúa trời sẽ cứu rỗi chúng ta, cho ta cuộc sống hằng ao ước.
Có lẽ ta cứ nhìn nhận thế giới như những vị anh hùng, thay vì chiếu sâu vào đôi mắt của chính bản thân.
Hay có lẽ tiện ích của công nghệ đã xây lên một bức tường ngăn ta khỏi những trải nghiệm quý giá.
Ở thời đại này, chúng ta được kết nối với nhau hơn bao giờ hết, cũng bị ngăn cách, cô đơn, và phẫn uất hơn bao giờ hết.
Loài người tiến hóa để hợp tác và gắn bó với nhau thành những nhóm nhỏ. Nhờ đó, ta sống sót qua những ngày đầu đầy chông gai trong thời kỳ nguyên thủy. Rồi khi tiến hóa tiếp và sống với những bộ tộc và xã hội thu nhỏ, ta tìm thấy mục đích của đời mình là không ngừng cống hiến.
Ngày nay, chúng ta thấy lạc lõng trong chính thế giới của bản thân, chẳng thể là một mắt xích hoàn chỉnh trong xã hội được nữa. Hãy lượn lờ trên Twitter, đọc bình luận của các trang báo chính trị để thấy người ta đã phẫn uất tức giận đến nhường nào.
Carl Jung hoàn toàn hiểu rõ về vấn đề nan giải này, ông viết rằng đây là “một hình thái mới của sự hiện hữu”, và toàn thể xã hội hiện đại đã “tạo ra những con người yếu đuối, bất an và thiếu kiên định.”
Jung cảnh báo nếu xã hội còn xem nhẹ và coi khinh những cá nhân ấy, họ sẽ dễ bị tổn thương bởi ảnh hưởng của nhà nước và những phong trào quần luôn muốn thao túng họ. Như gần đây, ta thấy sự trỗi dậy của phe cực tả, cực hữu và những nhóm cực đoan dị hợm của chính trường Mĩ.
“Đám đông càng lớn, mỗi cá nhân càng nhỏ bé hơn” – như Jung đã nhắc nhở chúng ta.
Không thể phủ nhận những nỗ lực tuyệt vời và tài tình đã giúp tạo ra một nền văn minh thịnh vượng và phồn vinh. Nhưng như Colin Wilson và nhiều nhà tư tưởng vĩ đại khác đã ngộ ra, cái bóng dài lê thê của sự an nhàn đã làm con người ta trượt dài trên sườn dốc. “Cuộc sống sung túc khiến người ta thôi kháng cự, để rồi chết chìm trong sự lười biếng.”
Chúng ta nên làm gì?
Làm gì để vượt qua cái hố đen sâu thẳm của sự trống rỗng, làm gì để thôi chết chìm trong sự lười biếng và khai phá hết tiềm năng của bản thân?
Tôi chẳng thể nào biết câu trả lời chính xác nhất là gì. Mỗi chúng ta là một bản thể riêng biệt và độc nhất. Nhưng ta có thể chắt lọc từ những nhà tư tưởng vĩ đại, xem cái cách mà họ nói về mục đích và sức sống.
1. Buông bỏ.
Người Mĩ là những người hay căng thẳng nhất thế giới. Và theo như cuộc thăm dò mới đây của Gallup, tám mươi lăm phần trăm công nhân hiện nay chán ghét công việc của mình.
Cuộc sống hối hả đang giết chết chúng ta. Hãy thoát ra khỏi càng nhanh càng tốt.
Joseph Campbell đã nói “Phải buông trôi cuộc đời đã tính trước, chờ đón thứ đang thực sự đợi chúng ta.” Một khi đã nhận ra cách sống hiện tại không giúp chúng ta theo đuổi được niềm đam mê, ta phải thay đổi. Ta phải nhớ lại chính mình trước khi bị đúc vào cái khuôn định sẵn của những chuẩn mực xã hội. Sẽ có những đớn đau. Sẽ có những xáo trộn. Và ta sẽ nhận ra mình đang cô độc bước dài lê thê trên những vùng đất chưa được gọi tên. Nhưng ta phải cất bước đi thôi.
Và Carl Jung đã ngộ ra, “Chẳng thể nhắc đến ý thức mà không có nỗi đau.”
2. Chấp nhận những khổ đau.
Thế giới làm ta tan nát lòng. Hãy biến sự khổ đau thành nền tảng để xây dựng nên bản ngã mới. Như Rollo May đã khẳng định chắc nịch, “nỗi đau là cách khiến ta nhận ra thái độ hay hành vi sai lệch...mỗi phút giây đớn đau cho ta cơ hội để trưởng thành. Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng mọi người nên hân hoan vì niềm đau khổ. Đây là dấu hiệu chỉ ra ta có thể thay đổi chính bản thân mình.”
Hay theo cách nói của Charles Bukowski, bạn phải chết vài lần để có thể thực sự sống.
3. Tự nhận thức
Colin Wilson từng viết: “ Thế giới kéo ta trượt xa hàng ngày, như những nô lệ phía sau bầy ngựa chiến. Ta cần học cách cắt đứt sợi dây trói, để tâm trí mình lắng lại, nhận ra mối quan hệ giữa núi và đá.”
Cuộc sống hiện đại nhàn tẻ và thanh bình khiến chúng ta biếng nhác, cuốn lấy những trò tiêu khiển rẻ tiền, những màn kịch đời tầm thường vô vị. Tâm trí ta cứ mờ sương, uể oải, chậm chạp. Ngày lại qua ngày, cuộc sống như được lập trình sẵn. Ta chẳng thể nhớ nổi mình đã làm gì sáng qua nữa. Mọi thứ đều như một thói quen, đáng quên, chết lặng.
Nhưng Alan Watts đã từng nhắc nhở chúng ta, “Đây là bí mật của cuộc đời – hãy để tâm đến những thứ bạn đang làm. Thay vì gọi nó là công việc, hãy gọi nó là thú vui.”
Phải học cách chế ngự những con robot bên trong chúng ta, nâng cao tầm nhận thức. Hãy ném bản thân vào những trải nghiệm mới, bằng những chuyến phiêu lưu, những hiểm nguy, bằng cách tắt bản tin thời sự đi, thay vào đó là đọc những tác phẩm văn thơ vĩ đại. Hãy theo cách nói của Henry Miller, “mục đích của cuộc đời là sống, sống hạnh phúc, say mê, thanh thản mà tuyệt vời.”
4. Dừng việc mua sắm.
Nếu là một người Mĩ điển hình, bạn có lẽ đang chết ngập trong đống nợ, tài khoản tiết kiệm gần như bằng không. Khả năng tài chính tệ hại khiến bạn phẫn uất, tuyệt vọng, mất đi nhân tính. Khốn nạn thay, những nỗ lực vô vọng để gây ấn tượng với người hàng xóm kế bên đang gặm nhấm linh hồn bạn, khiến bạn chán nản vô cùng.
Theo như đại học Northwestern, những người đặt nặng sự giàu có, địa vị xã hội và của cải vật chất dễ bị trầm cảm và chống đối xã hội (anti-social) hơn phần lớn chúng ta.
Chẳng phải là bí kíp gì cao xa, bạn càng sở hữu ít hơn, bạn càng hạnh phúc. Bukowski đã nói, nhu cầu của tôi càng ít, tôi càng thấy khá hơn. Chi tiền vào những thứ thực sự thu hút bạn, khiến bạn ngưỡng mộ, thay vì chạy đua theo những thiết bị hiện đại nhất, những quần áo trang sức mốt nhất chỉ cho bạn hạnh phúc ngắn hạn.
Lão Tử đã khuyên răn chúng ta, “ Nếu cứ chạy theo tiền bạc và sự che chở, tim ta sẽ chẳng bao giờ mở ra. Quan tâm đến ánh nhìn người khác, ta sẽ thành tù nhân của họ. Làm công việc của mình, đừng lùi bước. Đó mới là con đường duy nhất dẫn đến sự thanh thản.”
5. Kết nối lại với thế giới và bản năng nguyên thủy của chúng ta.
Jung lưu ý rằng “quá nhiều thú tính sẽ làm méo mó người văn minh, quá nhiều sự văn minh làm người ta phát ốm.” Và quả thực, chúng ta – những con người văn minh sống trong thế giới phương Tây đang phát ốm.
Camus đã có một câu nói nổi tiếng, con người là tạo vật duy nhất chối bỏ chính bản thân mình.
Chúng ta là giống loài duy nhất trong hành tinh này sống khác hoàn toàn với bản năng, thế chỗ bằng những nụ cười giả tạo và lớp mặt nạ giả tạo.
Nietzsche hiểu rất rõ điều này, “tương đối mà nói, con người là loài động vật vụng về, ốm yếu và nguy hiểm hơn thảy, đã đi ngược lại bản năng của chính mình.”
Nietzsche kết luận rằng cách chữa duy nhất cho “căn bệnh mang tên loài người” là “trở về với mẹ thiên nhiên”, làm sống lại những bản năng nguyên thủy đã bị triệt hạ bởi văn minh.
Ta phải học cách vọc ngón tay vào đất, học cách làm vườn, thiền, đi chân trần trên nền cỏ, bộ hành trong tự nhiên, tìm hiểu và thí nghiệm các vị thuốc thiên nhiên. Một lần nữa, Alan Watts đã nhắc ta nhớ, “ta không “đi vào” trong thế giới này; ta rời bỏ nó, như một chiếc lá rời khỏi nhành cây.”
Tôi có thể kết thúc bài này bằng một đoạn văn nho nhỏ dễ thương đầy khích lệ, nhưng tôi chẳng thể. Tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người, mỗi phút giây được sống là một phép màu. Mọi thứ chỉ là phù du, chúng ta đang dần đi đến điểm kết của cuộc đời mình. Mỗi hơi thở qua đi, ta lại càng đi gần đến cõi chết. Bạn có chịu tận tâm với cuộc sống mà mình được ban phước, hay sẽ trở thành nạn nhân của lối sống lười biếng giả tạo khiến bạn bị nuốt chửng bởi xã hội này?
_________
Nguồn: QRVN
Dịch giả: Hà Nguyễn
同時也有3608部Youtube影片,追蹤數超過24萬的網紅Ksnancy,也在其Youtube影片中提到,提醒很多次了➳ http://bit.ly/nancytsaiyoutube 每週二、週四 & 隔週日 晚上9:00PM上新影片! 影片中提到的👉 SONG OF STYLE Cypress Mini Dress 渲染花洋裝:https://bit.ly/3AMEKEg Loeffler Rand...
「henry vi」的推薦目錄:
- 關於henry vi 在 Mei - 梅 Facebook 的最讚貼文
- 關於henry vi 在 Facebook 的精選貼文
- 關於henry vi 在 Thai Pham Facebook 的最讚貼文
- 關於henry vi 在 Ksnancy Youtube 的最佳解答
- 關於henry vi 在 NewShowBiz完全娛樂 Youtube 的精選貼文
- 關於henry vi 在 約書亞樂團 Joshua Band Youtube 的最佳解答
- 關於henry vi 在 The Henry VI - Home | Facebook 的評價
- 關於henry vi 在 The War of the Roses: Henry VI Part 2 Preview | PBS - YouTube 的評價
henry vi 在 Facebook 的精選貼文
[Đã hết chỗ ]
CONCERT GIAO LƯU “DANH MỤC CỦA LÝ”
Thời gian: 20:00 ngày 14/5/2021
Địa điểm: TP Hồ Chí Minh
(Hà Nội đợi đầu đông năm nay nhé)
Các bạn mến,
Xưa nay đi xem Lý các bạn đều đã quen với việc canh vé, đặt vé và đôi khi còn khổ sở và hồi hộp. Sắp tới đây Lý sẽ tổ chức một buổi giao lưu nhỏ tại TP Hồ Chí Minh tên là “Danh mục của Lý”, ở đó Lý sẽ hát khoảng 10 bài hát Lý viết có nguồn gốc hoặc được gây cảm hứng từ các cuốn sách Lý đọc. Mình có thể giao lưu thêm với nhau bằng những câu hỏi mà hiếm khi mình có thể hỏi được ở những concert thường niên hay các chương trình lớn.
Để tham dự buổi giao lưu, các bạn sẽ vào cửa bằng 1 cuốn sách trong danh mục Lý cung cấp dưới đây. Có những sách Lý đã đọc rồi và có ảnh hưởng tốt đẹp đến quá trình trưởng thành và lớn lên của mình, có những cuốn Lý chưa đọc hoặc đọc chưa xong, có sách bạn bè thân thiết giới thiệu, mà họ là những người yêu sách ham đọc mà mình tin tưởng. Danh mục của Lý có 100 cuốn sách. Đợt 1 đăng ký này, Lý sẽ chia sẻ 50 đầu sách Lý thấy đặc biệt kính trọng và cần thiết, nếu bạn thấy mình có biết cuốn nào trong danh mục này và muốn tham gia concert kì dị này, thì hãy nhanh chân đăng ký tựa sách bạn có (*). Sẽ có phần hướng dẫn trong link form đăng ký.
Giới hạn: 100 slot tương ứng với 100 đầu sách.
Lưu ý quan trọng:
1. Bạn cần kiểm tra danh mục sách đã có người đăng ký tựa sách bạn muốn chưa? Nếu đã có rồi, bạn cần chọn cuốn khác.
2. Nếu bạn đến concert mà không mang theo sách bạn đã đăng ký, mang theo sách ngoài danh sách để vào cửa, hoặc mang theo sách trùng hợp thì bạn sẽ không vào được.
3. BTC chấp nhận sách cũ, sách đã bỏ quên trong nhà bấy lâu, sách của ông bà để lại mà không ai đọc, hoặc sách mới có thể ký tặng Lý trực tiếp. Miễn là nó có trong danh mục của Lý.
4. Đây không phải là concert thường niên hay những chương trình Lý đi tour, concert sẽ có thiên hướng về sách vở, Lý chỉ hát một mình và có nói chuyện chia sẻ nguồn gốc ra đời bài hát. Sẽ không có yêu cầu bài hát bạn thích trong buổi giao lưu.
————
DANH MỤC CỦA LÝ (Phần 1)
Danh mục 50/100 cuốn sách
1. Kinh Tạng Nikaya (trọn bộ)
2. Luật Tạng (trọn bộ)
3. Vi Diệu Pháp (trọn bộ)
4. Thanh Tịnh Đạo (trọn bộ 2 tập)
5. Nền Tảng Phật Giáo (Tỳ Khưu Hộ Pháp - trọn bộ)
6. Đức Phật và Phật Pháp (Narada Mahathera)
7. Tuyết giữa mùa hè (Thiền sư U Jotika)
8. Hai thực tại (Thiền sư U Jotika)
9. Ngay trong kiếp sống này (Thiền sư U Pandita)
10. Đừng coi thường phiền não (Thiền sư U Tejaniya)
11. Khi chánh niệm trở nên tự nhiên (Thiền sư U Tejaniya)
12. Lược sử loài người - Homo Sapiens (Yuval Haahari)
13. Lược sử loài người - truyện tranh (Yuval Haahari)
14. Lược sử tương lai - Homo Deus (Yuval Haahari)
15. Súng, Thép và Vi Trùng (Jared Diamond)
16. Biến động (Jared Diamond)
17. Sụp đổ (Jared Diamond)
18. Một mình sống trong rừng (Henry David Thoreau)
19. Dạo bước (Henry David Thoreau)
20. Lược sử Triết học (Nigel Warburton)
21. Lược sử Khoa học (William Bynum)
22. Lược sử Tôn giáo (Richard Holloway)
23. Lịch sử Do Thái (Paul Johnson)
24. Lịch sử Chiến tranh (John Keegan)
25. Lược sử Thế giới (E.H. Gombrich)
26. Lược sử phát triển dân quyền Nhật Bản (Uehara Etsujiro)
27. Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim)
28. Lịch sử Việt Nam (Lê Thành Khôi)
29. Sử thi Mahabharata
30. Nghìn lẻ một đêm (trọn bộ)
31. Truyện cổ Grim (trọn bộ)
32. Dẫn nhập về nghệ thuật (Laurie Schenider Adams)
33. Suối nguồn (Ayn Rand)
34. Người đua diều (Khaled Hosseini)
35. Quo Vadis (H.Sienskiweick)
36. Miếng da lừa (O. Banzac)
37. Tội ác & Trừng phạt (Dostoyevsky)
38. Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất (Jonas Jonasson)
39. Giáo sư và công thức toán (Yoko Ogawa)
40. Chiến binh cầu vồng (Andrea Hirata)
41. Giết con chim nhại (Harper Lee)
42. Bắt trẻ đồng xanh (J. D. Salinger)
43. Sự an ủi của triết học (Alain de Botton)
44. Vòm Rừng (Richard Powers)
45. Đống rác cũ (Nguyễn Công Hoan)
46. Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất (Phan An)
47. Trời hôm ấy không có gì đặc biệt (Phan An)
48. Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ (Nguyễn Ngọc Thuần)
49. Không gia đình (Hector Malot)
50. Harry Potter (trọn bộ)
Phần 2:
51. The Hobbit (J.R.R Tolkien)
52. Lord of the Rings - J.R.R Tolkien (trọn bộ 3 tập)
53. Sự tiến hoá của vật lý (Einstein & Lepod)
54. Tôi là ai và nếu vậy thì bao nhiêu (Richard David Precht)
55. Trả lời ngắn gọn những câu hỏi lớn (Stephen Hawking)
56. Cộng hoà (Plato)
57. Ngày cuối trong đời Socrates (Plato)
58. Chính trị luận (Aristotle)
59. Thế giới của Sophie (Jostein Gaader)
60. Tên của đoá hồng (Umberto Eco)
61. Cội nguồn (David Christian)
62. Của Chuột và Người (John Steinbeck)
63. Quốc văn Giáo khoa thư (Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận)
64. Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê)
65. Năm phương trình làm thay đổi thế giới (Michale Guiliian)
66. Trước sự nô lệ của con người (HT. Thích Minh Châu)
67. Tâm lý người An Nam (Paul Giran)
68. Tâm lý dân tộc An Nam (Paul Giran)
69. Hội kín xứ An Nam (George Coulet)
70. Xứ Đàng Trong (Cristoforo Borri)
71. Mô tả vương quốc Đàng ngoài (Samuel Baron)
72. Mưa nguồn (Bùi Giáng)
73. Nhật ký Ann Frank (Ann Frank)
74. Ông bạn đẹp (Maupassant)
75. Bố già (Mario Puzo, trọn bộ)
76. Nhà giả kim (Paulo Coelho)
77. Thông điệp của nước (Masaru Emoto - trọn bộ)
78. Những tù nhân của Địa lý (Tim Marshall)
79. Lịch sử cà phê (Antony wild)
80. Túp lều của bác Tom ( Harriet Beecher Stowe )
81. Catalonia - Tình yêu của tôi (George Orwell)
82. Ruồi trâu (Ethel Lilian Voynich)
83. Bài giảng cuối cùng (Randy Paunsch)
84. Cuốn theo chiều gió (Magaret Michell)
85. Khu vườn bí mật (Frances Hodgson Burnett)
86. Người thầy đầu tiên (Chyngyz Torekulovich Aitmatov)
87. The ministry of Truth (Dorian Lynskey)
88. 21 Bài học lịch sử (Yuval Harari)
89. 21 Lessons for the 21st Century (Yuval Harari)
90. When the awareness becomes natural (Sayadaw U Tejaniya)
91. Relax (Sayadaw U Tejaniya)
92. Don’t look down on the defilements (Sayadaw U Tejaniya)
93. Film Art - An Introduction (David Bordwell)
94. The little Prince (Saint Exupery)
95. Hồi ký Lý Quang Diệu - Câu chuyện Singapore
96. Âm nhạc Học và Hành (Phạm Duy)
97. Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Charles Édouard Hocquard)
98. Michelangelo Sáu kiệt tác cuộc đời (Miles J.Unger)
99. Mozart - Tiểu sử về thiên tài âm nhạc người Áo (Maynard Solomon)
100. Trường học Vi diệu (Cẩm Chướng)
Link đăng ký: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSf-C62XMDE4CK8r10DMOK_fSi1ueQYbiv0AHqlkckukC6ttDQ/viewform
*50 đầu sách Đợt 1: đã hết ở Account Limited Membership,
50 đầu sách Đợt 2: đã hết ở Official Page
henry vi 在 Thai Pham Facebook 的最讚貼文
- "Mấy anh có bị ngáo không vậy? Tôi là sếp của các anh đó, và tôi nói gì các anh phải làm cái đó!”
- Vâng, thì ông đúng, ông là Sếp mà!
- Chuyện gì hả cậu lính mới kia?
- Tôi nói “Ông đúng, ông là sếp cơ mà, ông nói mà chẳng chút ngại ngần…
- Chứ sao nữa?
- Đó là lý do tại sao hôm nay tôi muốn gửi tới ông vài điều, chính là đơn xin thôi việc.
- Ôi thật không “lính mới” kia, cậu không làm việc ở đây nữa sao? Cậu sai lầm to rồi đấy!
- Tôi cùng mới vào làm thôi, nhưng tôi thấy kỹ năng lãnh đạo của ông khiến tôi rất quan ngại. Xin phép, trước khi tôi đi, tôi muốn gửi tới ông vài lời gọi là từ biệt!
- Anh muốn dạy dỗ gì tôi? Tôi cũng muốn nghe lắm đấy!
- Vâng thưa Sếp, tôi không nghĩ ngài xấu hoàn toàn đâu, nhưng thỉnh thoảng ông lại...lạc lối. Tôi từng nghĩ ông là một người lãnh đạo (Leader), nhưng bây giờ ông chỉ là một ông sếp mà thôi (Just a BOSS)!
- Khác nhau ở chỗ nào?
- Ông sếp hay nói “Tôi”, còn người lãnh đạo sẽ nói “Chúng ta”. Những ông sếp thường hay bị cái tôi của mình làm cho mù đường, còn người lãnh đạo mới thật sự là người có tầm nhìn.
Người lãnh đạo hay nhờ làm, còn sếp hay ra lệnh. Sếp hay chỉ tay năm ngón, còn người lãnh đạo sẽ đưa tay trợ giúp.
Ông sếp hay nói “Đi mau!”, còn người lãnh đạo sẽ nói “Chúng ta cùng đi nhé!”, người lãnh đạo sẽ xem xét những ý kiến đóng góp, còn sếp chỉ nói “Dẹp đi!”.
Sếp hay dập bạn te tua, nhưng người lãnh đạo sẽ chắp cánh cho bạn, bởi vì người lãnh đạo cho đi tình yêu thương, còn ông sếp thì không quan tâm.
Sếp chỉ biết xài con người, tận dụng con người, người lãnh đạo sẽ nuôi dưỡng con người đó, họ nhìn được cái gfi tốt bên trong và hoàn thiện nhân viên của họ. Người lãnh đạo là bậc thầy về khả năng truyền cảm hứng, còn sếp là bậc thầy về khả năng...sai khiến.
Sếp hay la hét y như họ đang trên TV Show vậy, người lãnh đạo đối xử với người lao công như giám đốc vậy. Họ biết thông cảm và hiểu rõ cộng đồng con người mới là quan trọng nhất.
Sếp chỉ biết đến cộng đồng vi khuẩn trong hủ sữa chua, vậy nên ông hãy tự hỏi bản thân mình câu hỏi này, không phải tôi muốn dạy dỗ gì ông đâu, nhưng ông có bao giờ nghe được cụm từ “Ông chủ toàn cầu” chưa? Và còn từ này: “Lãnh đạo toàn cầu”? (World Leader)
Lãnh đạo tôn giáo, lãnh đạo cộng đồng, lãnh đạo kinh doanh,... Ông không thấy là lãnh đạo mới chính là vai trò ông nên làm, còn sếp vai trò nó nhỏ lắm!
Thưa ông, những doanh nhân lập nghiệp mang trách nhiệm rất lớn, tôi tin là chúng ta là những người duy nhất có thể cứu thế giới của chúng ta, thật sự là như thế!
- Chúng ta à?
- Không phải những chính trị gia, cũng chẳng phải chính phủ, chúng ta cũng chẳng chỉ ngồi chắp tay cầu nguyện, chúng ta làm được chuyện đó là nhờ đáp ứng được từng nhu cầu của từng khách hàng. Nhưng chắc có lẽ ông sẽ nghĩ dịch vụ tốt chắc gì đã làm nên chuyện, chắc ông nghĩ nếu bắt đầu phục vụ tốt khách hàng, giá cổ phiếu sẽ rớt xuống…
- Cổ phiếu “của chúng ta”?
- Henry Ford vĩ đại mà nghe được vậy chắc sẽ phải đội mồ sống dậy, vì ông đã nói rằng một doanh nghiệp mà tận tâm phục vụ khách hàng thì họ chỉ có lo lắng một điều này về số tiền họ kiếm được.
- Vậy cơ á, là điều gì?
- Điều này có ý nghĩa còn lớn hơn thế, ông có hiểu được không?
Chúng ta có mặt ở đây để đạt được giấc mơ của mình, chứ không phải để nhận lương hàng tháng, chúng ta đến đây để làm những người xuất chúng và để khiến cho ai cũng phải kinh ngạc, không phải chỉ là làm ăn, mà còn là làm nên một sự thay đổi lớn , chúng ta sẽ kiếm được nhiều tiền khi chúng ta kiên định với tầm nhìn của mình. Làm được điều đó chúng ta sẽ có được không chỉ lợi nhuận khổng lồ mà còn là “quả ngọt” khổng lồ.
Thưa Sếp, thật lòng tôi hy vọng ông sẽ thay đổi và vượt qua được những thứ cản đường ông hiện tại. Ông dạy cho mọi người ở đây rất nhiều về khả năng lãnh đạo, nhưng phần lớn những thứ đó là về những điều cấm làm.
Bài học rút ra: Dù là bạn ở đâu, bạn ở nơi làm việc, hay ở nơi bạn sống, hãy dành cho người khác sự tôn trọng nhất định, vì đấy cũng chính là cách bạn tôn trọng chính bản thân mình. Là ông chủ thì rất dễ, nhưng để là một nhà lãnh đạo thực sự thì phải luôn cần sự hội tủ của cả TÂM và TÀI.
#thiết_kế_cuộc_đời_thịnh_vượng
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
🎯 Tham khảo quyển "Thiết kế cuộc đời thinh vượng" tại:
http://bit.ly/thiet-ke-cuoc-doi-thinh-vuong-tiki-happy-live
http://bit.ly/thiet-ke-cuoc-doi-thinh-vuong-shopee
http://bit.ly/thiet-ke-cuoc-doi-thinh-vuong-lazada
http://bit.ly/thiet-ke-cuoc-doi-thinh-vuong
henry vi 在 Ksnancy Youtube 的最佳解答
提醒很多次了➳ http://bit.ly/nancytsaiyoutube
每週二、週四 & 隔週日 晚上9:00PM上新影片!
影片中提到的👉
SONG OF STYLE Cypress Mini Dress 渲染花洋裝:https://bit.ly/3AMEKEg
Loeffler Randall Analeigh Clutch 粉色水餃包:https://bit.ly/2ZHqKy1
Cult Gaia Billie Knit Dress 針織洋裝:https://bit.ly/3hceDib
Cult Gaia Laszlo Mini Crossbody Bag 網紗包:https://bit.ly/3odxGwN
Loeffler Randall Daphne Sandal 蝴蝶結涼鞋:https://bit.ly/3CQiSrX
Katie May High Roller Dress 黑色露背洋裝:https://bit.ly/3sdhqMa
House of Harlow 裸膚色洋裝:https://bit.ly/3jTFfF1
FENDI 絲襪:https://bit.ly/3uwxZE7
LPA Lorenzo Leather Shorts 皮革短褲:https://bit.ly/3EXC3Ck
Eugenia Kim 草帽
Isabel Marant Lybill Boot 長皮靴:https://bit.ly/3zNIh3y
SIRENS 小白鞋:https://reurl.cc/GbEAYd
GUCCI 絲巾:https://bit.ly/3AWNbg6
DOLCE & GABBANA 運動內衣:https://bit.ly/3APM9CF
DOLCE & GABBANA 棒球外套:https://bit.ly/3kUrQ1n
Ray-Ban Aviator Classic 飛行員墨鏡:https://bit.ly/3kO83QY
看完人生會更好系列➳ https://bit.ly/2zBj3wg
別人家都比較美系列➳ https://bit.ly/3dACAeE
咬牙撐18年就好系列➳ https://bit.ly/3ct85XZ
📷 相機:Canon G7 X Mark II http://bit.ly/2H4Fbgi
📹 剪輯軟體: Adobe Premiere
More Nancy over here 👇👇👇
►IG ➳ https://www.instagram.com/ntsai25/
►FB ➳ https://www.facebook.com/ntsai25/
►Website ➳ ➳ http://www.ksnancy.com
✉️ Business Inquiries please contact Henry at 『 hi@madebydys.com 』
🚩非合作影片.
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/ElqogyFef-Q/hqdefault.jpg)
henry vi 在 NewShowBiz完全娛樂 Youtube 的精選貼文
#大嘻哈時代 #韓森 #曼陀珠Mentos
成為完全娛樂YouTube頻道會員並獲得獎勵→
https://www.youtube.com/channel/UCX9VHpN62jkqCCntHxymPOA/join
更多偶像獨家請訂閱完全娛樂YouTube頻道→ https://www.youtube.com/user/SETShowBiz?sub_confirmation=1
-
歡迎幫助完娛提供多國字幕翻譯讓世界各地的朋友一起享受完全娛樂
翻譯字幕請直接私訊"完娛臉書"提供給我們喔:)
https://www.facebook.com/setshowbiz
📢人氣攀升的韓森老師
現在更受邀替知名糖果品牌曼陀珠🙌
打造專屬主題曲【Yes to Fresh】🎼
超強創作功力
歌曲讓人一聽就上癮
最強RAPPER
歌詞一定要有押韻
用口味象徵四個不同的人生階段
韓老師出手果然厲害
聽著【Yes to Fresh】,來顆曼陀珠
馬上瞬轉你的好新情
一起來看韓森老師如何演繹四種曼陀珠的經典呈現,體驗Yes to Fresh讓你瞬轉好新情🎬
👉連結:https://www.facebook.com/MentosTaiwan/
#曼陀珠 #Mentos #瞬轉好新情 #Yestofresh #韓森
拍攝團隊資訊
導演 Director|周耿佑 Tyler Chou
監製 Executive Producer|陳伯軒 Gary Chen
演員 Talents|韓森、韋熹
製片 Producer|蔡岳鋒 York Tsai
執行製片Line Producer|郭冠偉 Ken Kuo
製片助理 Production Assistant|王善澤 Austin Wang
攝影師 Director of Photography|蔡岳鋒 York Tsai
攝影大助 1st A.C.|孫印度 Henry Sun
燈光師 Gaffer|林大洋 Da Yang Lin
燈光助理 Best Boy|張玉璇 Yu-Hsuan Chang 、林柏傑 Po-Chieh Lin
韓森妝髮師 Makeup&Hair|林品蓁 Vicky Lin
韋熹造型師 Stylist|李逸婷 Amber
韋熹妝髮師 Makeup&Hair|李逸婷 Amber
韋熹服裝製作 Costume Design|李姿 LI TZ
剪接師 Editor|林宣佑 Roger Lin
調光師 Colorist|周耿佑 Tyler Chou
特效 VFX|林宣佑 Roger Lin
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/hCtCbyvNTFM/hqdefault.jpg)
henry vi 在 約書亞樂團 Joshua Band Youtube 的最佳解答
#歡迎追蹤並且分享我們的音樂 #歡迎奉獻支持
00:00 唱和撒那 - 約書亞 No.23
03:08 This Is Our Time - 約書亞 No.23
07:20 成為兒女 - 約書亞 No.23
13:57 生命活水 - GATEWAY No.5
樂譜連結
▸唱和撒那:https://www.pubu.com.tw/ebook/241998
▸This Is Our Time:https://www.pubu.com.tw/ebook/241999
▸成為兒女:https://www.pubu.com.tw/ebook/241906
▸生命活水:https://www.pubu.com.tw/ebook/218938
鍵盤 Keyboard / 李宛叡 Rayya Li、陳純郁 Daisy Chen
鼓 Drummer / 蔣孟平 Benjamin Chiang
電吉他 Electric Guitar / 許書珩 Peter Duck、彭湃 Luke
貝斯 Bass / 簡偉倫 Weilun Chien
演唱者 Leader vocal / 李曉茹 Jamie Lee、陳州邦 Ben Chen、璽恩 SiEnVanessa、趙治德 Samuel Chao
和聲 Backing vocal / 芙賽以撒 Fusay Isak、蔡名原 Henry Tsai、蔡依純 Anna Tsai、林蘘 Shirley Lin、吳健美 Selena Goh、鄭牧德 Darren Cheng
錄音師 / 孫立衡 Peter Sun
音控人員 / 劉員杰 Francis Law、葉惟恩 Calvin Yeh、陳禔多 Titus Chen、陳路佳 Luke Chen
混音 / 孫立衡 Peter Sun
導演 Director / 張正杰 ciaohuamiaumichiao
舞監 Stage coordinator/ 謝珮瑜 Annie Hsieh、陳德慧 Tiff Chen
攝影 Videographer / 鄭以謙 Diego Cheng、蔡佩玲 Lois Tsai、廖亦恩 Ian Liao、楊朝凱 Eric Yang、吳家瑜 Joyce Wu
燈光設計 Gaffer / 方糖 Melody、張韶芸 SHAO
美術 Art Director / 謝珮瑜 Annie Hsieh、陳德慧 Tiff Chen、林奕卉 Annhueihuei
即時字幕 Lyrics projector / 黃婕 Jessica Huang、董晴 Dong Qing
後期製作 Post Production / 張正杰 ciaohuamiaumichiao、張全佑 Andrew Eu
-
奉獻 Asia for JESUS/ 約書亞樂團事工:
https://goo.gl/5AAgQP
聯繫約書亞樂團:
https://www.joshua.com.tw/web/
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/daDEDqmLvO8/hqdefault.jpg)
henry vi 在 The Henry VI - Home | Facebook 的推薦與評價
The Henry VI. A taste of Italy right on Eton's High Street serving a range of authentic Italian hand stretched stone-baked pizzas. ... <看更多>