HIPPIE – ONCE UPON A TIME IN FASHION WORLD.
Chắc nhiều người đọc ở đây đa quá quen thuộc với các hình ảnh trang phục “ Lôi thôi lếch thếch” xuất hiện trên các group thời trang. Nhiều bạn trẻ phát biểu lên suy nghĩ “Không thể cảm được, không ra một thể thống phong cách gì hết”. Thế thì hôm nay mình sẽ kể một câu chuyện “Ngày xửa ngày xưa” về Hippie, về một trong những culture movement/dòng chảy văn hóa mạnh bậc nhất cũng như phong cách thời trang phá cách từng hút hồn bao nhiêu thanh thiếu niên Bắc Mỹ và Châu Âu vào giữa thập niên 60s. Khoảng cách về thế hệ, khoảng cách về văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, khoảng cách về lịch sử văn hóa và nền tảng nhận thức thời trang là một trong nhiều nguyên nhân khiến thị trường Việt Nam còn nhiều “ác cảm, cho rằng “bần bần”. Hippie vốn dĩ không hẳn là phong cách là một chuyển biến văn hóa. Và thời trang là 1 vòng lặp hoàn chỉnh đến mức đáng sợ.
HIPPIES là gì?
Vào giữa những năm 1960 – những kẻ phiêu bạt, sống tự do và có cả bỏ học (lmao) của một địa điểm trứ danh của San Francisco – Haight Ashbury đã tạo ra một trong những phong trào, một cuộc cách mạng ăn mặc có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Một phong cách thời trang cực kì kì quặc và dị thường – khiến không một ai có thể không chú tâm tới nó. Như lối sống của những con người đó – thời trang của họ dựa trên biểu tượng của thành phố Sanfracisco và California (Là niềm cảm hứng của nhiều nhà thiết kế thời trang trẻ sau này ở UK và Pháp).
CÁI TÔI CỦA NGƯỜI TRẺ
Những người theo phong cách Hippies là những người đứng lên chống lại sư cầm quyền của chủ nghĩa tư bản với tất cả sự kì thị, phân biệt giai cấp và đặc biệt là về quần áo. Những món đồ được miêu tả là “cổ hủ” – đi vào lối mòn đều bị dẹp bỏ. Thay vào đó, các dân chơi hippies phối hợp các sản phẩm với chất liệu may mắn để tạo ra sự hài hoà với bản thân họ và có sự đồng nhất giữa các hippies với nhau. Thời điểm này cũng là thời điểm của Tiedye – khi họ mô phỏng sự phân chia màu sắc của mình trong một sơ đồ sáng tạo của riêng mình.
Để nói rõ thêm trong giai đoạn này – vấn đề về giai cấp thể hiện rất rõ ràng trong cấu trúc xã hội ở các nước đó. Khái niệm “Thời trang” vốn dĩ chỉ được dành cho người từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu trở lên. Những người giàu có mới có tiền để theo đuổi thời trang còn thứ quần áo mà những người bình dân mặc thì được xem là đồ “Bỏ đi”. Các bạn có thể xem qua những bộ phim tài liệu hay những bộ phim được lấy cảm hứng từ giai đoạn này.
Những cuộc diễu hành chống chiến tranh ở Việt Nam – hay ở các nước được gọi là thế giới thứ ba, đều được sử dụng các quần áo cũ tái chế - nhằm chống lại chủ nghĩa “lạm quyền” khi gọi những đồ cũ là bỏ đi. Đối với họ, trang phục mình mặc là 1 thể thức đại diện các bản sắc của tính cách – của thay đổi lịch sử - thay vì nhìn vào đó là đọc được vai vế, anh là Bác sĩ, anh mặc chỉnh tề - tôi là thằng bảo vệ - tôi mặc rách rưới? không – quần áo không nên để một cách thực dụng như vậy. Trang phục là 1 thứ gì đó gợi cảm – điều này họ đã khéo léo thể hiện trong màu sắc của quần áo – và đa dạng từ chất liệu. Từ satin bóng mượt tới các chi tiết thêu.
Thời trang –không phải là để che cơ thể mà là sự phơi bày “cơ thể khoả thân” của người mặc, khi họ “khoe thân” với chính tính cách của họ - một thứ bị che vùi bởi công nghiệp hoá và xã hội tư bản.
SỰ KẾT NỐI.
Những năm 60s – thời trang được sử dụng khá riêng biệt với các mảng khác của xã hội. Có nghĩa là nam thì mặc ra nam, nữ măc ra nữ. Quân nhân thì mặc kiểu quân nhân, bác sĩ mặc kiểu bác sĩ, người thường mặc kiểu người thường. Nhưng Hippies đã phá bỏ điều này – họ áp dụng tất cả các thứ mà họ có được – váy ngắn/ mini skirt/ quần bó/ phối hợp chúng lại với nhau (nghe weird vcl – nhưng nó lại mở ra một sự sang tạo mới) bằng cách mix chung các loại vải và thêm phụ kiện giữa chúng. Đặc biệt, các hoạ tiết, kiểu dáng truyền thống và dân gian được sử dụng nhiều trong văn hoá Hippie. Việc họ sử dụng chiếc váy dài Long peasant skirt đã mang lại các thiết kế dài” back lại runway. Sự lỏng lẻo, cẩu thả trong tính toán và không bị cản trở đã tác động mạnh đến giới thời trang sau này. Và hơn hết, đó là sự đoàn kết về tính thẩm mỹ dân tộc khi các hoạ tiết dân gian được yêu thích và màu sắc luôn rực rỡ - dù có là nam hay nữ.
KHÔNG PHẢI CÓ TIỀN LÀ MỚI ĐẸP.
Các hippies tự hào kêu gọi mình là những kẻ “anti-fashion” thời điểm đó. Họ sử dụng những quần áo giản đơn nhất, có thể là quần jean, áo shirt, áo công sở - họ thêm thắt các hoạ tiết và tái sử dụng các sản phẩm đó. Họ muốn chứng minh được rằng “ Thời trang cũng có những thứ đẹp, hấp dẫn và không cần phải đạt bằng tiền”.
Họ - những kẻ hippies – lại là những kẻ cực kì thân thiện với thiên nhiên (Hay chí ít rất muốn gần gũi với đất trời) – họ đã làm 1 điều mà sau đó hơn 50 năm – chúng ta đang cắm đầu làm lại là “Sustanable Fashion” – họ tạo ra 1 ý thức về hệ sinh thái bằng thời trang bằng tái chế các quần áo cũ – đắp vá chúng lẫn nhau (Patchwork) và đính kèm các phụ kiện lên họ. Bằng cách đó – một bà nội trợ, một ông doanh nhân – cũng đều rất style. Họ còn lấy các quần áo quân đội cũ – “military” và tái chế nó – them bông hoa và ren lên để mục đích chế giễu các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Bằng việc tái chế quần áo cũ và không có rào cản về thời trang – nên hippies thường mang lại chúng ta 1 cảm giác là “bần” “dơ” “xấu” và “nghèo nàn” – nhưng các bạn nên nhớ chính phong trào này đã lật đổ ngành công nghiệp chính quy vào giai đoạn thập niên 60s – 70s . Với thông điệp mạnh mẽ là xoá bỏ ngành công nghiệp thời trang hiện tại. Đã đến lúc, con người nên mặc những gì họ thích và thoải mái còn hơn là phải theo một nhà thiết kế nào đó.
Hippy không có phụ kiện xu hướng – Tất cả là những ứng dụng trên quần áo họ đã có hoặc mua lại 2nd hand từ các thriftshop.
Và không phải ngẫu nhiên rằng – mà các nhà thiết kế lại cực kì yêu thích phong cách thời trang nổi loạn này. Các sàn diễn 2012 – 2013 của Dior Homme, SLP, Numbernine đều có những collections, stuff có ảnh hưởng từ Hippes.
Tuy nhiên, văn hóa nào cũng có mặt sáng và mặt tối và chúng ta phải sáng suốt trong việc lưa chọn thông tin và chắt lọc thứ nào tốt nhất với mình. Hippie cũng tạo ra những hệ quả sau này khi đã đưa tới nước Mĩ một lượng lớn người “viện cớ tự do” của Hippie để trở nên lười thây, không có ý chí, không làm việc và quá ỷ y vào các chất kích thích, thức thần. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục bừa bãi giữa những người hippies với nhau cũng là một trong những nguyên nhân của sự bùng nổ về các căn bệnh lây qua đường tình dục của nước Mỹ.
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
「hippies fashion」的推薦目錄:
- 關於hippies fashion 在 Facebook 的最佳解答
- 關於hippies fashion 在 Facebook 的最佳解答
- 關於hippies fashion 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於hippies fashion 在 17 Hippy Fashion of the 1960's ideas - Pinterest 的評價
- 關於hippies fashion 在 Hippie Fashion - Facebook 的評價
- 關於hippies fashion 在 HIPPIES | Trends SS 2022 - Fashion Channel - YouTube 的評價
hippies fashion 在 Facebook 的最佳解答
SHAMAN KING/VUA PHÁP THUẬT. HỖN HỢP VĂN HÓA
Nhân dịp Shaman King (Tên tiếng Việt là Vua Pháp Thuật) vừa được công bố phiên bản remake (làm lại) trên Netflix thì hôm nay mình xin được về một trong những manga mà bản thân rất thích về thời trang. Vua pháp thuật không hề xa lạ với những người “trẻ” Việt Nam. Nói là trẻ nhưng những 8x thế hệ cuối, 9x thế hệ đầu và cả Gen Z hiện nay cũng rất nhiều người biết tới Shaman King. Những cô bé, cậu bé ngày nào với cuốn truyện tranh giấy khoảng 5.000 đồng (Nếu mình nhớ không nhầm) từng phiêu lưu trong thế giới ma thuật đầy nhiệm màu, giống như đã làm với “Dấu ấn Rồng Thiêng”, “Kết giới sư”.
Shaman King là một bộ manga được sáng tạo bởi Takei Hiroyuki. Trong thế giới ma thuật này chúng ta sẽ gặp những Shaman (Thầy phép) có khả năng điều khiển những linh hồn còn đang tồn tại ở thế giới thực. Mỗi Shaman sẽ có một linh hồn bảo vệ và khi nhập hồn thì họ sẽ có khả năng của người đã mất đó. Chúng ta sẽ phiêu lùng cùng Asakura Yoh (bản đầu tiên là Yo thì phải) cùng hôn phu trẻ tuổi Anna của mình (Crush của phải 9/10 thằng đọc truyện này) và người bạn thân Manta trong cuộc chiến với người anh song sinh Asakura Hao giành ngôi vương “Vua Pháp Thuật”.
Tại sao nói đây là một trong những bộ truyện manga mà mình thích cũng như cho rất nhiều cảm hứng về thời trang?
Thế giới truyện tranh và thế giới thực là hai phần diễn ra song song và cộng hưởng lẫn nhau. Các mangaka (họa sĩ truyện tranh) sáng tác thế giới riêng của họ dựa trên những nguồn tài liệu, những references từ đời thực. Trong manga hay anime, comic hay cartoon là những nơi mà con người thể hiện sự sáng tạo và tưởng tượng không rào cản của họ (Nhiều khi vô lý như Fast and Furious bây giờ vậy). Họ tự do phóng tác ra những outfit mới, những kiểu thời trang mới với là hỗn hợp tất cả những thứ trên để tạo ra những thứ mới mẻ hơn. Kết hợp với sự phát triển của công nghệ và các chất liệu mới, nhiều thương hiệu thời trang đã lấy cảm hứng từ các bộ truyện, anime lên collection của họ. Và điều này không phải là hiếm – đặc biệt là đến từ các fashion designer Nhật Bản, những người đang đưa văn hóa xứ sở Hoa Anh Đào ngày càng đi xa.
(Riêng cộng đồng Anime/Manga thì có 1 cộng đồng thời trang riêng của họ gọi nôm na là Cosplay. Cosplay là nơi để những người yêu thích 1 class, 1 char/nhân vật nào đó – mặc đồ và hóa thân thành họ. Cùng với sự phát triển ngày càng vượt bậc và vượt qua quy mô Nhật Bản – người xem giờ dễ dàng tiếp cận các anime thông qua các nền tảng movie stream như Netflix nhanh đã khiến sức ảnh hưởng của văn hóa này càng ngày càng cao. Bên cạnh đó, TikTok – vũ khí truyền thông hạng nặng bậc nhất hiện tại – là một nơi mà những người thỏa sức biến hình thành các nhân vật hoạt hình bom tấn như Attack on Titan, Demon Slayers hay Jujitsu Kaisen. Và trong đó là thời trang).
Quay trở lại Shaman King – Vua pháp thuật là một bộ manga/anime có tính multi-culture (đa văn hóa) vì nhân vật đến từng nơi khác nhau trên thế giới và sự xuất hiện của họ sẽ mang tới hơi thở của thời trang truyền thống ở đó. Sự kết hợp Âm – Dương cũng cho chúng ta những cú trộn giữa các thập niên với nhau, giữa thời điểm cổ xưa – trung đại đến hiện đại. Văn hóa Nhật Bản vẫn luôn xuất hiện trong đó, bao gồm các bộ kimono, yukata, quần áo của thầy trừ ta hồi xưa, guốc – những bộ giáp samura chất ngầu. Nhưng đi kèm vào nó vẫn có những văn hóa khác từ Ấn Độ, Tây Âu, Đông Âu, Trung Quốc. Chúng ta có thể thấy những bộ sườn xám, những chiếc sừng của văn hóa Viking, những chiếc vòng mang cảm hứng từ văn hóa Navajo, của người da đỏ thiểu số. Nhưng đó là chưa hết, kiểu cách hiện đại còn mang tới những gợi ý cho cách phối đồ của người xem như các hình mẫu về văn hóa Hippies (Anna, Yo là 1 kiểu ấy), Bosozoku ( Kiểu tóc Pomdapour iconic luôn), Dark Gothic, Utility, Western Victorian. Và như mình nói, thế giới truyện tranh là thế giới tự do. Sự hỗn mang từ Quá Khứ - Hiện tại – Tương lai từ tác giả cho chúng ta ngập tràn trong thế giới thời trang ảo tưởng xoay vòng giữa các yếu tố truyền thống, đương đại và futuristic.
Shaman King vẫn luôn là một bộ anime/manga mình đánh giá khá cao về fashion visual của từng nhân vật trong đó. Và cuộc chiến giữa Yoh và Hao mới được remake 2021 sẽ càng làm trải nghiệm này của mình tốt hơn. Nếu được và yêu thích manga/anime, các bạn nên xem thử biết đâu có cảm hứng gì cho thời trang của mình thì sao.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
hippies fashion 在 Facebook 的最讚貼文
Quần ống rộng - Chiếc quần được yêu thích nhất 2021
Skinny Jeans, những chiếc quần bó từng làm mưa làm gió vào những năm 2017-2019 đã dần đi vào "dĩ vãng". Thời trang lại tiếp tục thực hiện chu kỳ vòng lặp của nó, những chiếc quần ống rộng một thời nổi đình nổi đám vào những năm 70s, thời của văn hóa hippies và boho - của những band nhạc đi vào lịch sử như ABBA hay từng là "Key items" của Céline của nhà thiết kế lừng danh Phoebe Philo. "Chúng" đã trở lại và xuất hiện gần như tuyệt đối tại các sàn diễn runway, các collection gần đây, không chỉ thế các sự kiện fashion week - những outfits trên các groups thời trang, những social platform như Facebook, Instagram và Tiktok. Quần ống rộng phủ sóng mọi nơi.
"Đã đến lúc cho da thịt được nghỉ ngơi và được thở". Nhận định này đã được dự đoán vào đầu năm 2020 khi mà yếu tố "Blank Space" (Tạm dịch là khoảng trống giữa quần áo và da người mặc) đã nhá nhem xuất hiện trong các bộ sưu tập ra mắt vào năm 2019. Trong tình hình COVID vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới, các biện pháp hạn chế và ưu tiên ở nhà đối với nhiều người dân vẫn đang được áp dụng thì thị trường yêu thích các sản phẩm rộng rãi, thoáng mát, dễ vận động khi "Work From Home". Đó là một trong những nguyên nhân mà chiếc quần ống rộng này "tiếp cận trở lại" với những khách hàng trẻ, những Gen Z-er.
Đọc tiếp tại link: https://bit.ly/3ziMyfG
hippies fashion 在 Hippie Fashion - Facebook 的推薦與評價
Hippie Fashion. 8918 likes. Discover the best 60's outfits and let flower power revive. ... <看更多>
hippies fashion 在 HIPPIES | Trends SS 2022 - Fashion Channel - YouTube 的推薦與評價
HIPPIES | Trends SS 2022 - Fashion ChannelVisit and Subscribe to Fashion Channel to find out more! - http://bit.ly/1OdEd04Visit our Shop: ... ... <看更多>
hippies fashion 在 17 Hippy Fashion of the 1960's ideas - Pinterest 的推薦與評價
Feb 23, 2018 - Explore Hannah Paprotna's board "Hippy Fashion of the 1960's" on Pinterest. See more ideas about fashion, 1960s fashion, 60s fashion. ... <看更多>