大年初五🧧新年快樂🥳
同大家一齊跟Hugo學翻兩道大紅大紫嘅餸!!🍆🦐
新一年祝家家大魚大肉!!🥰🥰
hugo chui 在 Hoài Facebook 的最佳貼文
Anh Thắng tuổi Sửu, lại sinh giờ Mão. Mỗi lần nói về ngày sinh của anh, bà tôi đều chép miệng thở dài.
Nhà anh cuối ngõ, tôi có đến chơi vài lần. Một tổ ấm lợp tạm bằng lá và những miếng tôn chắp vá. Mùa mưa lũ, nhiều khi gió thổi bay cả nóc. Lũ trẻ trong xóm ngồi chơi với nhau, có đứa nói ước nhà có xe máy đi cho đỡ mỏi, có đứa ước được mua con búp bê mới, anh Thắng bảo, ước gì hôm nay về nhà có gạo để nấu cơm. Từ hôm đó trở đi, bà bảo anh trông tôi cho bà nghỉ mệt. Hai anh em ăn trưa cùng nhau. Tôi biết anh làm bánh bột mì ngon nhất xứ từ dạo đó.
Bà tôi hay kêu hai anh em lại để kể chuyện. Bà kể Trang Tử, bà kể Tam Quốc Chí, bà kể Victor Hugo... Anh Thắng thích nhất là "Thằng gù nhà thờ Đức bà". Anh mượn xe đạp của bà tôi, chạy gần ba mươi cây số đến tiệm sách gần nhất, nhất quyết lùng cho được quyển sách ấy. Mỗi cuối tuần, xe của bà đều được trưng dụng đi lên đi về tiệm sách kiểm tra xem quyển "Thằng gù" có còn ở đấy không. Suốt nửa năm trời. Cho tới một buổi chiều anh lủi thủi dựng xe trước sân nhà, tay vân vê vạt áo cũ sờn: "Người ta mua hết mất rồi, bà ạ."
Mỗi lần lũ trẻ xóm tôi bị trút giận bằng vô vàn đòn roi bởi ông bố say rượu hay bà mẹ vừa đi đánh bài về, chúng nén nước mắt trong các viên sỏi ven đường và ném vào những tổ chim. Có khi những quả trứng rơi ra rồi vỡ tan, có khi những ông bà chim bị đánh thức lập tức giang đôi cánh ra bảo vệ con mình. Khi sỏi không đủ tạo nên điều gì, chúng bắt đầu ném những viên đá lớn, sắc nhọn hơn và hỉ hả cười khi đôi cánh của chú chim lớn không còn nguyên vẹn. Lúc phát hiện ra trò này, anh Thắng chạy lại tát vào mặt thằng đầu đàn. Cả đám xông vào hội đồng một người tới tận khi bà tôi cầm cây gậy gõ cộc cộc lên thân cây. Anh hỏi bà với khuôn mặt sưng húp: "Chim có ăn cơm không ạ?". Hôm sau, tôi thấy bát cơm được bỏ vào tổ chim thật. Mỗi ngày, chiếc tổ nhỏ đều được bỏ vào chút thức ăn, cho đến khi con chim lớn đủ khỏe để lại tiếp tục công cuộc nuôi con. Cánh vẫn còn yếu, thân hình lũ chim lảo đảo hết chỗ này đến chỗ khác như kẻ say rượu. Nhưng chúng vẫn bay.
Hộc tủ anh Thắng đầy những bài văn điểm 9, điểm 10. Hôm cô giáo ra bài tập "Tìm những từ bắt đầu bằng chữ "ăn"", bọn trong lớp chỉ tìm được năm mươi, anh Thắng tìm được đến một trăm. "Giá mà bao nhiêu từ là từng đấy bát cơm để ăn thì hay!"- anh chép miệng. Bố anh uống rượu, đánh bài thua rất nhiều tiền, bị chủ nợ đến đòi mãi. Mẹ anh bỏ xứ đi làm, ban đầu vẫn gửi tiền về, sau im bặt.
Cô giáo bị trường khiển trách vì để học sinh nợ tiền quá lâu. Mỗi ngày đến lớp, anh được bảo phải quỳ trên bục giảng. Đầu gối của thằng con trai tuổi mới lớn bầm tím suốt một tháng mười ngày, rồi người bạn giỏi Văn của tôi không bao giờ quay trở lại trường nữa.
Tôi đi học xa, Hè đến mới về quê thăm ông bà một lần. Không năm nào tôi không thấy anh Thắng tất bật làm việc. Mỗi lần sang nhà thăm tôi cùng bà, anh Thắng đều ôm theo một bọc bánh bột mì. Anh cưới vợ lúc tôi học năm Hai Đại Học. Vợ anh tên Chi, nhỏ người, trên mặt có vết sẹo. "Xưa bố mẹ mượn tiền người ta không chịu trả, chủ nợ tức quá lấy miểng chai rạch mặt." - chị Chi mỉm cười. Vợ anh Thắng nấu gì cũng ngon, chỉ có chiên bánh bột mì là lúc nào cũng bị cháy. Trước ngày dự sinh hai tuần, chị Chi bị chủ nợ cũ của bố mẹ chồng đến đòi tiền rồi xiết luôn cái nhẫn cưới được giấu sâu trong tủ. Khi cả xóm bu đông trước cửa nhà, máu chị đã ướt đẫm cả váy. Thằng Tiền sinh non, lúc chui ra khỏi bụng mẹ chỉ thở thoi thóp. Người đàn ông hai sáu tuổi ôm con trong tay, lần đầu tiên rơi nước mắt.
Lúc Tiền hai tuổi, bác sĩ bảo con bị bệnh tim. Tiền phẫu thuật lớn đến mức chẳng nhớ nổi. Dạo đó trong nhà ngoài ngõ đều đồn đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan có tiền. Có người đi rồi gửi tiền về xây được cả căn nhà lầu cho gia đình. Anh Thắng bảo tôi, anh phải đi, em ơi. Trước hôm đi, anh để lại quyển "Thằng gù nhà thờ Đức bà" trên bàn, bảo con biết chữ tập cho con đọc. Chị Chi ôm chồng, mắt ầng ậc nước.
Thằng Tiền đọc được một phần ba quyển "Thằng gù nhà thờ Đức bà" thì anh Thắng về. Bà tôi đã mất từ lâu. Anh Thắng đến thắp nhang với đôi má hóp, mắt trũng sâu, cả người đen nhẻm nhìn trân trân lên di ảnh bà, đỏ cả mắt.
Lần này đi phải mượn thêm tiền, nhưng lương cao, đã trả được hết nợ cũ rồi, mong có đủ tiền cho thằng con phẫu thuật rồi đi học. Chị Chi mắt sáng như sao, kể về chuyến đi thứ hai của chồng với tôi. Lúc lên xe, anh Thắng vác độc chiếc ba lô sứt chỉ, quay đầu nhìn con ngõ nhỏ một hồi lâu rồi rơi nước mắt. Lần thứ hai trong đời, tôi thấy anh rơi nước mắt.
Tôi hay dắt Tiền đi ăn cơm tiệm mỗi bận về quê. Thằng bé đọc ro ro những quyển sách của La Quán Trung, mơ một ngày trừ gian diệt bạo. Tiền học lớp dành cho học sinh giỏi, chẳng ai chịu chơi với nó. "Vì con không có tiền" - nó nói nhẹ tênh. "Nhưng nhà con sắp có rất nhiều, mẹ nói thế." - Tiền dõng dạc.
Tôi nhận tin anh Thắng ngã từ giàn giáo lúc còn một tuần nữa là Tết. Mộ anh không có xác người.
Chị Chi bế thằng bé con chưa cai sữa mẹ, cắn môi đến bật máu, không để ý con mình đang quẫy đạp vì đói. Thằng Tiền đang nhai chiếc bánh bột mì cháy xém, mắt thao láo nhìn vào khoảng không. Nó nắm tay tôi, bảo: "Cô ơi, hôm nay mình có đi ăn cơm nữa không?". Người ta bảo trước khi ngã gục, đã hai ngày anh Thắng chưa được một bữa no. Tại sao bài tập làm văn đi tìm chữ "ăn" từ thuở nảo thuở nào rồi vẫn ám ảnh mãi?
Vợ anh bảo miễn cưỡng cũng đủ tiền cho thằng con lớn lên Đại Học. Tài sản ấy anh Thắng cấm tiệt không cho ai dùng. "Vẫn còn nợ, chúng nó đòi lãi cao quá. Thế này mãi có ngày chị cũng động vào tiền học của con. Chắc cũng phải đi, em ạ."
Những con chim bố, chim mẹ, dù đầm đìa máu chảy, vẫn cất đôi cánh lặt lìa đi tìm thức ăn, thậm chí trong cả đêm tối. Với hi vọng về thứ ánh sáng huyền diệu chiếu rọi khắp chiếc tổ của mình.
Hẳn trong những tháng ngày khổ nhọc xứ người, đôi cánh đầy thương tích của anh Thắng vẫn đau đáu hướng đến cái tổ nhỏ. Cho tới khi nó không còn có thể giương lên để trở về. Nhưng hai thằng bé con anh vẫn còn đang thiêm thiếp trong cái tổ của mẹ nó, với những đôi cánh mà tôi mong rằng sau này có thể sải rộng trên bầu trời.
Thật cao, thật xa...
Tháng 10/2019
hugo chui 在 鄭紹康 Francis Cheng Facebook 的精選貼文
Can u feel Spring is here? At GENTLE MONSTER Flagship Reopening! 😎🤓🤩 @GentleMonster #GentleMonsterHK #THEINCUBATOR
#numberonepr Number One PR Communication Limited Puyi Optical 溥儀眼鏡 Glasstique @jefferyyau Lee Gardens 江嘉敏 Kaman Kong #江嘉敏 @rosinalam #林夏薇 伍樂怡 Kelly Ng UtahLeeFitness IRISA S WONG @karlcheung10 @jeremixmatch Just t @tommywokc RUBY FUNG 馮榕榕 @barrettbott @i_vanlam @oyingo Hugo Chui 徐灝晴 @joyceyauau Dickson Yu 余德丞 #dicksonyu #余德丞 @ Gentle Monster
hugo chui 在 Hugo Chui - YouTube 的推薦與評價
Introducing Hugo Chui :Hugo Chui may look like a Korean “oppa”, but I bet you can NEVER imagine he is THE ONE who founded the PERFECT FORMULA for making ... ... <看更多>
hugo chui 在 Hugo Chui (chuithhugo) - Perfil - Pinterest 的推薦與評價
Averiguá lo que Hugo Chui (chuithhugo) descubrió en Pinterest, la colección de ideas más grande del mundo. ... <看更多>
hugo chui 在 Hugo Chui 徐灝晴- Home | Facebook 的推薦與評價
Hugo Chui 徐灝晴. 352 likes. I'll try update you guys on here as much as possible on what I'm up to. ... <看更多>