NƠI MÀ CHÚNG TA HI SINH MÁU THỊT GIÚP ĐỠ, CÓ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ NÓI CHÚNG TA LÀ KẺ XÂM LƯỢC
"Trong quá khứ và hiện tại, Việt Nam luôn muốn đô hộ Campuchia. Việt Nam đã dựng và trực tiếp chỉ đạo Khmer Đỏ đối xử tàn bạo với người dân Campuchia, sau đó đưa quân đánh Campuchia và đồng hóa người dân Campuchia. Trung Quốc đã cố giúp chúng ta nhưng không thành công".
"Lý Hiển Long đã nói rằng Việt Nam xâm lược Campuchia, còn chính quyền Hun Sen và các quan chức thì không nhận ra".
"Yêu cầu Việt Nam trả lại Kampuchea Krom lại cho nhân dân Campuchia. Với Koh Tral, Prey Nokor, Campuchia sẽ hùng mạnh trở lại và đòi lại những gì đã mất".
Koh Tral là đảo Phú Quốc, Prey Nokor chính là Tp. Hồ Chí Minh hiện tại.
Phía trên là một số tiêu đề từ kênh Tik tok campuchia12, một kênh Tiktok có hơn 80 ngàn người theo dõi và 1 triệu lượt thích. Chủ đề chính của kênh campuchia12 là nhắm vào việc kích động mối quan hệ giữa hai nước Campuchia - Việt Nam, vu cáo Việt Nam đã, đang và sẽ xâm lược Campuchia và có những yêu sách đòi chủ quyền phi lý.
Có thực trạng rất đáng buồn, là nhiều người Campuchia đang bị giật dây và xét lại lịch sử. Trong đó có hai vấn đề lớn nhất, một là những người này tiến hành "đòi chủ quyền" của Campuchia tại Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ hiện nay, bao gồm cả Tp. Hồ Chí Minh, yêu cầu phía Việt Nam trao trả đảo Phú Quốc, các quần đảo Hà Tiên, Nam Du, Thổ Chu... Thứ hai, đó là trào lưu xét lại lịch sử, cho rằng Khmer Đỏ là sản phẩm của truyền thông, là thuyết âm mưu, những kẻ này cho rằng những tác hại của Khmer Đỏ được phía Việt Nam "phóng đại" nhằm mục tiêu đô hộ, chỉ có Trung Quốc là giúp Campuchia thoát khỏi Việt Nam.
Ngày 07/01 vừa rồi, Fresh News - một trong những tờ báo điện tử lớn nhất Campuchia, dẫn lời phát ngôn viên Đảng Nhân dân Campuchia ca ngợi cuộc chiến chống Khmer Đỏ và sự giúp sức của quân tình nguyện Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người Campuchia chia sẻ lại bài báo với những bình luận hằn học, sặc mùi thù hận và xuyên tạc, từ các nhóm diễn đàn ASEAN, đến các đoạn phim ngắn trên Tik tok...
"Khmer Đỏ là do Việt Nam dựng lên, những gì Khmer Đỏ làm đều do phía Việt Nam chỉ đạo. Việc đánh Khmer Đỏ được khoác dưới danh nghĩa quân tình nguyện nhưng lại che giấu âm mưu thực sự là xâm lược Campuchia"
"Khmer Đỏ là cộng sản. Việt Nam cũng là cộng sản. Và cộng sản thì đều tàn ác."
"Tội ác Khmer Đỏ chỉ là giả tạo. Những người Campuchia mà tôi gặp đều nói về tội ác xâm lược của người Việt Nam. Người Campuchia không căm thù Khmer Đỏ, họ chỉ căm thù người Việt Nam."
"Thủ tướng Lý Hiển Long và quốc vương Thái Lan từng lên án Việt Nam xâm lược Campuchia. Đó là sự thực, chỉ có chính quyền Hunsen là không biết điều này".
Tờ Khmertimeskh, một tờ báo có tiếng tại Campuchia, trong một bài báo năm 2014, đã gián tiếp nói Việt Nam là kẻ xâm lược Campuchia thông qua lời của một giáo sư sử học người Đức là Bernd Schaefer. Bernd Schaefer nói rằng giai đoạn Việt Nam lấy danh nghĩa hỗ trợ nhưng thực ra là chiếm đóng Campuchia, đối xử với Campuchia như là một nước thuộc địa, coi người dân Campuchia không phải là công dân của một nước hợp pháp.
Và trên hết, Khmertimeskh ghi rõ rằng: "Việt Nam không tấn công Khmer Đỏ vì lý do nhân đạo".
"Bất cứ người Campuchia nào không thừa nhận về sự diệt chủng của Khmer Đỏ, thì không xứng đáng là người Campuchia" - Một nhận định về bộ phim First They Killed My Father, một bộ phim nói về sự đào thoát của một cô bé khỏi hang ổ của Khmer Đỏ và sống sót nhờ vào những người lính tình nguyện Việt Nam.
Hơn 2 triệu người Campuchia đã thiệt mạng trong một cuộc diệt chủng được liệt vào hàng dã man nhất lịch sử loài người. Và cuộc diệt chủng ấy, không phải chỉ nhắm vào người Campuchia, mà còn nhắm vào người Việt Nam.
Những cuộc thảm sát ở dọc biên giới Tây Nam của Tổ Quốc, trong đó có thảm sát Ba Chúc diễn ra vào tháng 4/1978, đã khiến hàng ngàn người Việt Nam thiệt mạng. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng trên bình diện quốc tế, nhưng đáp lại đó, là sự thờ ơ, bâng quơ và thậm chí vu cáo Việt Nam đã "ngụy tạo" hoặc "làm căng thẳng hóa" tình hình.
Bấy giờ, người Campuchia sống trong một hoàn cảnh khốn cùng, không một quốc gia nào coi sự sống của người Campuchia là một vấn đề đáng quan tâm. Với các cường quốc, chiến tranh lạnh và các vấn đề "đấu đá" mới là điều hàng đầu. Duy chỉ có người láng giềng Việt Nam, đã đến và cứu giúp người Campuchia.
Trong gần 11 năm, đã có hơn 50 ngàn lính Việt Nam bị thương vong tại chiến trường Tây Nam mà đến nay, có rất nhiều người lính Việt Nam vẫn nằm lại ở bên nước bạn mà chưa được trở về Tổ Quốc. Tại Campuchia hiện nay, có tới hơn 20 ngàn ngôi mộ tập thể đã được phát hiện, những địa danh như S-21, các ngôi chùa chứa đầy tội ác vẫn còn tồn tại, nhưng nhiều người Campuchia, lại coi như đây là những câu chuyện hư cấu và không có thật.
Khmer Đỏ đã gây ra tội ác và đã bị chấm dứt, và giờ, thứ tội ác tiếp theo nữa, là thứ tội ác xét lại lịch sử, chống lại loài người và vinh danh diệt chủng.
Người Đức luôn mặc cảm và không tránh né những tội ác mà chế độ phát xít đã gây ra vào thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2 và họ thậm chí có những điều luật vô cùng khắt khe nhắm vào việc bài trừ việc tôn vinh chủ nghĩa phát xít trên cả bình diện đối nội và đối ngoại. Nhưng ở trong xã hội Campuchia, đã bắt đầu nhen nhóm hiện tượng xét lại nhằm tôn vinh Khmer Đỏ, cho rằng những gì Khmer Đỏ làm chỉ vì mục đích muốn đòi lại chủ quyền tại Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ của Việt Nam.
Thật tiếc, ở những nơi mà những chiến sĩ tình nguyện đã ngã xuống, đã có những người nói họ là tội phạm chiến tranh, là quân xâm lược. Tại Việt Nam, có một cụm từ để nói về những người này, đó là "vong ân bội nghĩa".
Khi đoàn quân tình nguyện Việt Nam về nước, hàng chục ngàn người Campuchia đã đứng hai bên đường, từ Phnom Penh đến Mộc Bài, để chia tay, để cám ơn, để tri ân. Những hình ảnh, được báo giới nước ngoài ghi lại, một phóng viên nước ngoài đã để lại dòng viết: "Những người lính cộng sản đã tái sinh Campuchia một lần nữa".
---
#tifosi
Minh họa: Chip HIRES/Gamma-Rapho/Getty
同時也有3部Youtube影片,追蹤數超過41萬的網紅feelthai,也在其Youtube影片中提到,ที่เห็นตรงนี้มิใช่เขมร หรือกัมพูชาครับ แต่เป็นวัดใหญ่ในเมือง Soc Trang ประเทศเวียดนาม มีคนเวียดเชื้อสายเขมรอยู่มากมายในพื้นที่สามเหลี่ยมปากน้ำโขงของเว...
khmer krom 在 Tifosi Facebook 的最佳貼文
TẠI SAO CÓ NHIỀU NGƯỜI CAMPUCHIA THÙ GHÉT NGƯỜI VIỆT?
Ít ai biết, một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất về chế độ Khmer Đỏ là “When Broken Glass Floats” từng nói Việt Nam là “một kẻ thù truyền kiếp”. Cũng trong cuốn sách đó, đã không ít lần, nói rằng Việt Nam đã từng và sẽ luôn lợi dụng Campuchia vì các mục đích chính trị và quan trọng hơn hết, hình mẫu Việt Nam - trong cuốn sách, được miêu tả như những kẻ xâm lược khát máu và bạo quyền.
Tháng 07/2014, tờ Phnom Penh Post đăng tải bài viết “Trong số 20 người bạn của tôi, có tới 17 người ghét Việt Nam”. Bài viết này nhanh chóng gây rúng động dư luận Campuchia và cả Việt Nam nữa. Bài viết này cho rằng những người Việt Nam đang có mặt tại Campuchia nhằm xâm lược Campuchia giống như quân đội Việt Nam đã đến đây vào năm 1979, nhằm đánh đuổi Khmer Đỏ và ở lại tận mười năm. Và dĩ nhiên, bài viết này, cũng như trong cuốn sách “When Broken Glass Floats”, đều có những ám chỉ rõ ràng rằng: “Việt Nam xâm lược Campuchia”.
Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, trên ứng dụng Tiktok xuất hiện trào lưu cà khịa, nếu muốn nói là sỉ nhục Việt Nam của một bộ phận giới trẻ Campuchia. Nói cà khịa và một bộ phận là còn nhẹ, vì những clip đó thể hiện nội dung bài Việt Nam, hạ nhục Việt Nam và chúng thu hút hàng triệu lượt xem, thậm chí còn được đề xuất lên xu hướng của Tiktok. Nhằm phản pháo lại trào lưu ấy, cư dân mạng Việt Nam cũng cho “ra lò” những clip tương tự, bên cạnh đó, cư dân mạng Việt Nam còn “dạy lịch sử” khi có những clip tóm tắt về cuộc chiến chống lại Khmer Đỏ, chia sẻ những clip cắt từ phim First They Killed My Father hay No Escape - những bộ phim nói về tính chính nghĩa của cuộc chiến chống Khmer Đỏ và giúp đỡ nhân dân Campuchia.
Nguồn gốc sâu xa mà nhiều người Campuchia thù ghét người Việt có lẽ khởi nguồn từ tận những năm tháng vào thế kỷ 15 khi mà đế quốc Khmer bị diệt vong. Người Campuchia rất tự hào về thời hoàng kim của đế quốc Khmer - một trong những đế quốc vĩ đại nhất lịch sử châu Á. Từng có thời điểm, vùng đất mà đế quốc Khmer sở hữu rộng tới hơn 1 triệu cây số vuông, tức là gấp 3 lần diện tích Việt Nam hiện nay. Đế quốc Khmer rơi vào thời gian thoái trào và sụp đổ là thời cơ để các quốc gia láng giềng tiến hành mở rộng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, Việt Nam tiến hành mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ về phía Nam, đưa các vùng đất Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ vào lãnh thổ Việt Nam. Tờ Phnom Penh Post viết rằng vào thời vua Minh Mạng, Việt Nam từng xâm lược Campuchia, chiếm Phnom Penh, mãi đến khi Pháp xâm lược Việt Nam, Campuchia mới giành lại được quyền tự quyết của họ.
Người Campuchia vẫn ghi nhận rằng người Việt đã có những đóng góp to lớn vào việc giúp người Campuchia độc lập từ người Pháp. Nhưng cũng chỉ trích rằng Việt Nam đã “lợi dụng” đất đai của người Campuchia vào công cuộc chống Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Họ cũng biết ơn người Việt Nam vì đã cứu họ khỏi Khmer Đỏ, nhưng cũng ghét ra mặt khi ở lại tận chục năm sau. Nhưng đến tận thời gian gần đây, hành động đánh Khmer Đỏ, cứu nguy cho người dân Campuchia dần dần bị một bộ phận người dân Campuchia, đặc biệt là giới trẻ Campuchia “tẩy trắng”. Cũng chính tờ Phnom Penh Post, cho rằng “Việt Nam không xứng đáng được hoan nghênh”, và rất nhiều người Campuchia, cho rằng Khmer Đỏ chỉ là “công cụ tuyên truyền nhằm hợp pháp hóa việc xâm lược Campuchia của Việt Nam”.
Bên cạnh những lý do về lịch sử, còn có những lý do khác ở những khía cạnh kinh tế, chính trị. Như Thủ tướng Hunsen - vị thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Campuchia bị tố rằng “thân Việt Nam”, hay như Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia - chính đảng lớn nhất Campuchia cũng được lập ra nhờ công của những người Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt ở Campuchia rất nhiều, các doanh nghiệp Việt thường có xu hướng sử dụng lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, người gốc Việt ở Campuchia rất nhiều, trực tiếp cạnh tranh với người Campuchia.
Ít ai biết, tại Campuchia từng có một chính đảng chống Việt Nam ra mặt, đó là Đảng Cứu quốc Campuchia. Luận điệu của Đảng này nhắm vào việc chống đối Việt Nam, kích động lòng yêu nước cực đoan, kêu gọi tẩy chay các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, bài người Campuchia gốc Việt, kiện Việt Nam nhằm đòi lại chủ quyền của Phú Quốc, quần đảo Nam Du và các tỉnh Tây Nam Bộ, đòi xét xử Việt Nam vì Việt Nam đã xâm lược Campuchia tiêu diệt Khmer Đỏ.
Năm 2014, cộng đồng Khmer Krom tiến hành biểu tình tại Phnom Penh nhằm mục đích kêu gọi chính phủ Campuchia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tẩy chay hàng hóa Việt Nam và kiện Việt Nam ra tòa, đòi lại các vùng đất thuộc chủ quyền của người Khmer Krom, vẽ lại bản đồ phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Cũng vào những năm 2012 - 2014, khu vực biên giới phía Tây Nam Tổ Quốc bị nhiều người Campuchia kéo đến kích động, phá rối. Mục đích của nhóm người này là đòi lại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhưng trong lịch sử, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từng là một vùng đất của ruồi muỗi, hoang hóa, ngập lụt và gần như rất khó để sinh sống. Nửa sau thế kỷ 17, nhân dân và các tướng lãnh của chúa Nguyễn tiến hành khai phá vùng đất này và đến năm 1698, chúa Nguyễn tuyên bố vùng đất này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về vùng đất Hà Tiên, do một quan lại cũ của triều Minh là Mạc Cửu khai hoang, sau đó thần phục chúa Nguyễn. Con của Mạc Cửu nhiều lần cứu giá vua Khmer và được ban thưởng nhiều vùng đất đai. Năm 1759, toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện tại được quy về lãnh thổ của chúa Nguyễn. Tuy nhiên, sau khi Pháp đô hộ Đông Dương, có tiến hành cắt đất ở Hà Tiên về lại Campuchia, nay là tỉnh Takeo và Kampot.
Năm 2013 Sam Rainsy - một lãnh đạo của Đảng Cứu quốc Campuchia liên tục dùng từ “Yoen” (Youn) trong các bài diễn văn nhằm mục đích đả kích người Việt và bài trừ Việt Nam, kích động tư tưởng chống đối Việt Nam từ một bộ phận người dân Campuchia. Đến nay, từ này đã trở thành một từ mang màu sắc chính trị nhằm mục đích hạ nhục, phân biệt người Việt, người gốc Việt tại Campuchia. Bản chất của từ “Yoen” (Youn) không mang hàm ý phân biệt, nhưng cũng giống như những từ ngữ như Bắc Kỳ, dân Thanh Hóa… những người nói đã cố tình làm cho những từ ngữ này bị sai nghĩa đi vì những mục đích phân biệt rác rưởi.
Thậm chí, từng có một thuyết âm mưu không hề nhẹ diễn ra khi phía Campuchia tiến hành bắn đại bác trong những ngày lễ lớn. Các hàng đại bác được hướng về phía Đông - tức là phía Việt Nam. Nhiều người Campuchia cho rằng, tâm lý chống Việt Nam vẫn luôn âm ỉ trong xã hội Campuchia, mặc cho những gì mà người Việt Nam vì người dân Campuchia. Thậm chí, nhiều người Việt đã bỏ cả mạng sống, chịu bao nhiêu khổ cực, bao nhiêu chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Năm 2019, Thủ tướng Lý Hiển Long đã viết trên trang cá nhân cho rằng “Việt Nam xâm lược Campuchia” và “đe dọa hòa bình Đông Nam Á”. Tuyên bố này khiến cho phía Campuchia, cụ thể là Thủ tướng Hunsen, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tea Banh “sốc nặng” và phải lên tiếng cải chính ngay rằng Việt Nam không hề xâm lược hay chiếm đóng Campuchia. Tuy nhiên, phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long lại được những người Campuchia mang tâm tưởng chống đối Việt Nam tôn vinh, coi là “lí lẽ của sự thực”.
Sự thực là gì? Là việc Việt Nam đã dẹp yên Khmer Đỏ, chấm dứt nạn diệt chủng mặc cho đã bị gần như tất cả các quốc gia trên thế giới quay lưng. Là việc đã, đang và sẽ đứng chung trong cái tên "Đông Dương".
Và quan trọng hết, sự thực là mỗi người Việt hay người Campuchia, phải học cách chung sống hòa bình, vượt lên trên định kiến và gạt bỏ hiềm khích dân tộc.
#tifosi
khmer krom 在 feelthai Youtube 的最讚貼文
ที่เห็นตรงนี้มิใช่เขมร หรือกัมพูชาครับ แต่เป็นวัดใหญ่ในเมือง Soc Trang ประเทศเวียดนาม มีคนเวียดเชื้อสายเขมรอยู่มากมายในพื้นที่สามเหลี่ยมปากน้ำโขงของเวียดนามครับ
khmer krom 在 feelthai Youtube 的最佳貼文
ที่จังหวัดSoc Trang มีอิทธิพลเขมรมากมาย หนึ่งในนั้นคือวัดแบบสไตล์กัมพูชา เพราะว่าที่แถบนี้มีคนเวียดเชื้อสายเขมรอยู่มากครับ
khmer krom 在 feelthai Youtube 的最讚貼文
ในเวียดนาม มีประชากรเชื้อสายเขมร แถวสามเหลี่ยมปากน้ำโขงมากมายครับ ดูตัวอย่างศิลปะเขมรในสิ่งก่อสร้างที่จังหวัดซอค จราง Soc trang ในเวียดนาม