CHỖ ĐỨNG NÀO CHO THƯƠNG HIỆU MỚI?
[Câu hỏi của bạn Nguyễn Thanh Ngân]
Cạnh tranh – Cạnh Tranh và Cạnh Tranh, giống như nhiều ngành khác hiện tại, thời trang cũng vậy. Đã từng là một Đại dương xanh/Blue Ocean – streetwear nói riêng và fashion for new gen nói chung trở thành mục tiêu của nhiều người. Trong đó có cả “Làm vì thời trang” hoặc “Kinh doanh dựa trên thời trang” – mỗi người đều có mục tiêu, chúng ta không đánh giá được, Nhưng thị trường luôn cần sự đổi mới, refresh theo từng giai đoạn và nó đóng một vai trò quan trọng trong tập tính khách hàng. Đó là lí do mà chúng ta luôn nhắc về các Thế hệ. Generation – bạn có nhớ đọc bao nhiều bài viết, bao nhiêu nghiên cứu về sự khác biệt giữa X,Y,Z và chuẩn bị tới là Alpha. Và cũng nói thêm, Blue Ocean đã thành Red Ocean với sự khó thở và dễ dàng bóp chết bất kì một kẻ mới nào vào thị trường này nếu không cứng.
Bạn nghĩ điều gì sẽ quyết định sự sống còn của một thương hiệu thời trang?
Fashion Designer? Chất liệu? Giá bán?.. Đúng, nhưng điều này có nghĩa lí gì khi mà không có khách hàng nào mua những sản phẩm thời trang trên. Như bạn Ngân nói, lượng khách hàng ổn định và lâu dài sẽ là thứ cốt lõi quyết định sự sống còn của thương hiệu thời trang hay bất kì một ngành nghề nào khác. Nhưng, con người – chúng ta đều biết – là một giống loài đầy lòng trắc ẩn và tùy biến theo thời gian. Điều này giúp chúng ta tồn tại, phát triển và tiến hóa theo thời gian – để trở thành kẻ đứng đầu chuỗi sinh vật tại Trái Đất. Nói trắng ra là “Chúng ta là kẻ đứng núi này nhưng thích trông núi cao hơn”.
Con người dễ dàng bị thu hút bởi những thứ mới và tiện ích hơn cho cuộc sống hàng ngày của họ, giúp họ khẳng định được bản thân. Và khi đạt được điều đó thì những thứ xưa cũ sẵn sàng bị quên lãng và gạt bỏ không thương tiếc. Đó là Quy luật.
Để lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu như này. Cách đây khoảng 15 – 16 năm, các bạn biết ai là ông vương của ngành điện thoại di động không. Đó là Nokia, công ty công nghệ Phần Lan nắm trùm toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Được thành lập năm 1855 nên lượng khách hàng ổn định và trung thành của Nokia rất lớn. Nhưng đó chỉ là quá khứ cho đến khi Apple – Quả táo cắn dở đến từ Mĩ được thành lập năm 1977 (rất lâu so với Nokia) tung ra điện thoại Iphone 2G vào năm 2007 và thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ quy mô nhất trong ngành điện thoại. Ngay cả những khách hàng trung thành của Nokia nhất cũng mua iPhone – Nokia nhanh chóng rớt vị trí của mình một cách thê thảm và Apple chễm chệ thành thương hiệu đứng đầu với tổng tài sản nghìn tỉ đô.
VẬY – Thương hiệu lâu đời với lượng khách hàng ổn định và lâu đời? Đối với mình, đây là một khái niệm mang tính tương đối và không ổn định. Dựa vào trên ví dụ của Apple – Nokia, chúng ta có thể thấy khách hàng chỉ trung thành khi mà họ không có 1 phương án tối ưu hơn, mang lại cho họ những thứ mới mẻ/trải nghiệm và tiện dụng hơn. Đến lúc đó, thị trường không ngại ngùng đào thải những thứ cũ. Ai mà biết được sau này sẽ có một thương hiệu nào đó lật đổ Apple như cái cách mà Apple lật Nokia vậy?
FASHION – MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÀO THẢI.
Thời trang, còn đào thải ác liệt hơn nữa. Không giống như cái điện thoại có thể sử dụng ít nhất là 1 năm – quần áo có thể thay đổi theo từng ngày. Mà khách hàng cũng trưởng thành theo thời gian – cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Con nít lớn thành thiếu niên, thiếu niên thành thanh niên, thanh niên thành người trưởng thành. Cả về cơ thể vật lý lẫn mindset của khách hàng cũng biến đổi theo thời gian. Các fashion brands thế hệ đầu mặc dù có lượng khách hàng ổn định nhưng rồi xác thịt cũng theo về cát bụi, những người già chẳng có nhu cầu quá lớn về thời trang. Khách hàng trẻ/khách hàng tiềm năng mới quyết định sự sống còn. Và đó là cánh cửa dành cho các thương hiệu mới.
Hẳn là các fashion brands luôn biết rõ điều đó. Điều này trong các bản nghiên cứu thị trường của các tập đoàn lớn đều chỉ rõ về “Customer movement”/ Sự dịch chuyển của thị trường từ Gen Y đến Gen Z tạo ra một biến đổi cực kì lớn. Cho nên – thay đổi hay là chết?
Các bạn nghĩ lí do gì mà tại sao Yves Saint Laurent lại mời Hedi Slimane về làm giám đốc sáng tạo? Lại còn chấp nhận xóa chữ Yves lâu đời để tạo ra Saint Laurent Paris chứ. Có thể Hedi Slimane giỏi, tài năng nhưng cái cốt chính là cách tiếp cận của Hedi với thanh thiếu niên mới là thứ quan trọng. Cũng tương tự như Céline – CELINE bây giờ. Họ nhận ra những nguyên liệu cũ, những thiết kế cũ đã không còn đúng tiêu chí và hợp thời cho thị trường mới, và chẳng ai muốn giống bài học của NOKIA mà đâu.
Một trong những ví dụ khác về sự thành công trong việc thay máu và tiếp cận thị trường trẻ đó là Balenciaga. Nhiều người không biết chứ Balenciaga hồi xưa cổ lắm, già lắm – vì theo Haute Couture mà. Nhưng thú thực rằng, chẳng ai biết tới Balenciaga nhiều cho tới khi Demna Gvasalia tới và thực hiện cuộc cách mạng “Thời trang đường phố cao cấp”. Louis Vuitton cũng đánh hơi được điều này, chẳng thế mà lại cả gan mời một kẻ tay ngang nhưng là người tạo ra xu hướng của cộng đồng trẻ - Virgil Abloh cho nhánh menswear. Vì sao? Vì thị trường mong muốn điều đó.
Fendi – trong sự hấp hối khi dịch bệnh diễn ra và không thể nào cạnh tranh được ngay chính với những người “anh em” trong hệ sinh thái LVMH như là DIOR hay LOUIS VUITTON. Báo cáo doanh thu, những con số biết nói đã chứng minh một Fendi đang bị đào thải mạnh mẽ như thế nào. Vì thế mà LVMH đã bổ nhiệm Kim Jones, một người với tư tưởng thời trang thế hệ mới, làm đồng creative director cho Fendi nhắm cứu cánh cho thương hiệu này. Và bạn thấy không – FENDI lại tập trung logomania trong season gần đây nhất rồi đấy. Dù mình chẳng đánh giá cao, nhưng nó là một trong những cách tiếp cận khách hàng trẻ.
Vậy, những điều trên chứng tỏ điều gì?
Đó là sự thay đổi thị trường rất lớn và thay đổi cả một nền công nghiệp thời trang.
VIỆT NAM THÌ SAO?
Nhiều bạn sẽ thắc mắc là “Những thương hiệu trên vốn là thương hiệu đã thành lập lâu đời chứ đâu phải là thương hiệu MỚI thành lập ra đâu?”. Dĩ nhiên, mình đang nói tới sự thay đổi của thị trường. Linh hồn của một fashion brands đó chính là Tuyên ngôn thời trang, là DNA của thương hiệu đó. Điểm làm khác biệt thương hiệu này là thương hiệu khác chính là Trái tim của thương hiệu – Fashion Designer đồng thời là Founder. Những thiết kế, cách xử lí chất liệu và một business mindset để tiếp cận thị trường từ những người trẻ đã chứng minh được về một cuộc thay đổi và cách mạng trong streetwear Việt Nam không còn xa.
Chứng minh ư?
Các bạn có nhớ tới Tum Machines không? Một trong những local brands đầu tiên tại Việt Nam, làm mưa làm gió một thời nhưng có vẻ Tum Machines bị dậm chân tại chỗ và mất đi vị thế đó. Đến thời điểm hiện tại, Tum Machines vẫn còn hoạt động nhưng không còn quá nhiều người nhắc lại về brand này. Quá nhiều local brands sẵn sàng nuốt chửng cỗ máy Tum tại thời điểm hiện tại.
Nếu để so sánh với 5TW, DVRK, Degrey, Dirty Coins… chúng ta sẽ nghĩ rằng thị trường này sẽ khép cửa với những thương hiệu mới mẻ vì tiềm lực tài chính và khả năng thâu tóm truyền thông. Nhưng không – tại sao một T-REDX mới 2 năm tuổi, MoiDien 5 năm tuổi lại có thể thu hút một lượng không hề nhỏ khách hàng trẻ tại Việt Nam? Tại sao? Họ vẫn có chỗ đứng tốt và tiềm năng phát triển là đáng gờm với những top brands trên.
Câu trả lời là : Khách hàng thay đổi và trưởng thành dần theo thời gian.
Như mình đã nói ở phía trên, cấp II – cấp III – Đại học và đi làm sẽ làm con người trưởng thành và thay đổi gu thời trang. Họ yêu cầu nhiều hơn – thông qua các bài viết của mình, các bạn cũng có thể thấy chính các bạn giờ cũng yêu cầu nhiều hơn từ các fashion brands tại Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là in hình lên cái áo mà còn là chất liệu, độ bền, đường kim mũi chỉ. Kiến thức của giới trẻ đang tăng dần đều dù vẫn còn rất nhiều sự lệch lạc trong đó.
Bạn nghĩ rằng Lứa này trưởng thành thì lứa trẻ khác sẽ diễn tiếp theo đúng không? Đúng vậy, thị trường thời trang luôn refresh/ đổi mới. Tre già thì măng mọc. Nhưng chính chúng ta là những người đang ảnh hưởng và tụi nhỏ bây giờ thực sự giỏi và “Tiếp thu” vô cùng nhanh. Chỉ là “vẽ đúng đường” cho hươu chạy mà thôi. Mình đã từng chứng kiến một đứa nhóc cấp 2 còn mặc đồ Dirty Coins, 5TW và lên cấp 3 nó ăn mặc hoàn toàn khác. Không graphics và chú tâm hơn về chất liệu, thiết kế. Nó sẵn sàng không mua đồ nhiều mà chỉ mua đồ thật chất lượng. Đấy chính là sự thay đổi của thị trường.
Suy cho cùng, cũng khó để phân tích đúng đắn về vấn đề này. Mỗi fashion brands có một phân khúc khách hàng và một đối tượng để họ nhắm tới. Nhưng với sự thay đổi không rõ ràng và to đùng nhưng là có – là cháy âm ỉ từng ngày thì việc một cuộc cách mạng lật đổ là hoàn toàn có thể nhìn thấy được ở thì tương lai.
Và mình ngồi ở đây, châm điếu thuốc và sẽ chứng kiến “Fashion Revolution” đó khi mà những brands streetwear sau này sẽ tiến hành soái ngôi top brands bây giờ và mình đủ dữ liệu để tin điều đó sẽ có.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「louis vuitton alpha」的推薦目錄:
louis vuitton alpha 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
ĐỒNG HỒ - THỨ TRANG SỨC CỦA ĐÀN ÔNG VÀ BIẾN CHUYỂN.
Tất nhiên, mình xin nói luôn mình chẳng phải là một dân chơi đồng hồ chính hiệu – mình cũng chẳng có tài chính mà có điều kiện mua những con đồng hồ giá trị cao. Nên bài viết này – nếu có sai sót gì, mong những anh/chị/bạn bè là người sành về đồng hồ sẽ góp ý thêm để mọi người cùng biết rõ hơn về một khoảng trời riêng này.
Đã từ lâu, đồng hồ đeo tay đã là một “chí tôn tối thượng” đối với menswear đại chúng nói chung và giới đàn ông nói riêng. Các sự kiện về công bố các mẫu đồng hồ mới của các hãng trứ danh toàn thế giới thu hút rất nhiều người đàn ông thành đạt như Baselworld (Sự kiện thường niên) để chiêm ngưỡng những chiếc đồng hồ nổi tiếng của Rolex, Hublot hay Patek Phillipe, Richard Mille, Tag Heuer, Vachenron Constantin.. Mà không phải muốn tới là được – những người được mời mới được tham dự các sự kiện này, waiting list/danh sách chờ kéo dài đến mức – bạn phải chờ trung bình 2-3 năm mới có thể nhận được lời mời.
Đúng vậy – đồng hồ của các hãng trên gắn liền với những businessman, những người đàn ông mặc suit chỉnh tề, những concept của điệp viên James Bond 007 là lượt. Nó cũng hay được chú ý trong haute couture hay luxury fashion vì những điểm tương đồng trong sự sang trọng mà nó mang lại. Nhưng – cũng như bao hãng thời trang nổi tiếng khác, cơn bão thời trang đường phố đã thay đổi và đưa ra nhiều cơ hội hơn dành cho các hãng đồng hồ. Và đó cũng là lí do vì sao mà chúng ta có các bản collab giữa Yohji Yamamoto x Hublot hay Fragment Design của Hiroshi Fujiwara với Tag Heuer.
Streetwear thay đổi khá lớn về thị trường và nhân khẩu học cũng như tập tính của khách hàng – đặc biệt là những người trẻ thuộc thế hệ 9x và Alpha. Với sự flexin’ đậm mạnh vào tâm trí với nào những Louis Vuitton, những Supreme hay Gucci, Balenciaga cùng dòng chữ #Hypebeast. Thị trường bây giờ thích show-off brand hơn là cuồng tín về chi tiết của đồng hồ như cái cách mà các bậc phụ huynh đã từng yêu thích Rolex vậy. Cũng trong giai đoạn này, Underground culture hay cụ tỉ hơn là Rap – chuyển mình thành một dòng chảy văn hóa đại chúng, các rappers trong công cuộc thể hiện bản thân và chứng tỏ những gì họ có thể “earn by my music”, không ngừng ra sức khoe những chiếc đồng hồ đắt tiền và đầy truyền thống như Rolex, Hublot, PP nhưng ở một phiên bản “Bling bling hơn” – phủ đầy kim cương.
Nhưng trước khi tới giai đoạn này – hãy trở về thời mà những anh em hip to da hop, sờ ních to the cơ chúng ta đều mê muội một loại đồng hồ. Không ai khác chính là Casio G-Shock. Thật vậy, giai đoạn 2006 – 2007 bất kì một dân chơi nào ở Việt Nam mà có một con G-Shock hàng chính hãng là “bá cháy bá lửa” lắm đó nhen. Các sự kiện như Sneakerporn, Sneakerstep (Tiền thân của Sneakerfest) hay hội off-line không khó để thấy một điểm chung giữa những người tham dự đó là đeo G-Shock. G-Shock every where, ngay cả bản thân mình cũng từng là một con nghiện Gờ Sốc với thần tượng lúc đó là Eminem. Trong bản hit “I need a doctor” thì Marshall đã đeo 1 em “bạch tinh” DW6900NB-7 khiến mình phải tìm mọi cách để kiếm nó. Trong khoảng thời gian dài sau đó, Eminem thường xuyên đeo G-shock trong các MV và sự kiện của mình như 1 cách Flex. Bây giờ, các rappers cũng flex mà không flex G-shock nữa mà là các hãng đồng hồ mắc tiền hơn.
Tại sao mình lại nhắc tới G-Shock? Vì đây là một trong những cánh cửa đầu tiên kết nối giữa “Đồng hồ” và “Đường phố” – sau này là “Thời trang đường phố”. Năm 1997, Casio chính thức hợp tác với Stussy – khởi nguồn của sự thành công của streetwear sau này – ra các phiên bản G-Shock limited. Với sự phát triển của Stussy thì G-Shock nhanh chóng tiếp cận nhiều hơn với giới trẻ bên cạnh các bản Casio Standard. Supreme – ông vua của thời trang đường phố 1 thời, cũng từ cảm hứng STussy mà đánh thẳng vào Rolex với một phiên bản modified lại. A Bathing Ape – giống như cái cách Nigo khéo léo lách và tung ra Bapesta hễ ai nhìn vào là biết giống AirForce 1 của Nike- cũng tung ra Bapex tương tự Rolex. Phiên bản đồng hồ trong streetwear nâng lên một tầm cao mới.
Việc các hãng thời trang đường phố tự động sản xuất các model đồng hồ của riêng họ cho thấy mức độ quan tâm của khách hàng trẻ với các mẫu đắt tiền như Rolex, Tag Heuer và design của nó. Thị trường trẻ hóa thì phải đáp ứng song song, các hãng đồng hồ nổi tiếng chớp ngay cơ hội và thực hiện collab liên tục với các founder streetwear, các brands như mình đã liệt kê. Mà tùy thuộc vào tệp khách hàng của họ mà chọn mặt gửi vàng. (Timex x Carhartt, Yohji x Hublot..).
Các hãng thời trang cao cấp cũng không để miếng bánh này dễ xơi như vậy. Với tham vọng hoàn thiện hệ sinh thái thời trang của mình, các hãng cũng tung ra các phiên bản đồng hồ Made by Own brand – tiêu biểu như Gucci, Louis Vuitton. Nhưng có vẻ không khá thành công lắm với các dân chơi vì thực chất, các hãng không thể nào so lại được với các thương hiệu đồng hồ đã có hàng trăm năm kinh nghiệm và xây dựng giá trị. Các phiên bản đồng hồ của fashion brands với giá khá cao so với mặt bằng chung nhưng nó giống như là 1 “Trò hề” để tôn vinh độ nghệ thuật và tỉ mỉ của những hàng chuyên ngành vậy. (Tương tự như sneaker) – cho nên người sành sẽ chọn 1 hãng đồng hồ riêng chuyên hơn là 1 tay ngang, phối đồ cùng với mood phù hợp.
Những năm gần đây – nổi rộ một chiếc đồng hồ tân tiến hơn là smartwatch (Đồng hồ thông minh) với việc thay thế những chiếc đồng hồ mắc tiền mà vẫn đảm bảo độ sang trọng và thời trang. Tuy nhiên, điện tử không thể nào thay đổi được các giá trị cốt lõi của sự thủ công (Dù nó tiện lợi thế nào đi chăng nữa), các dân chơi vẫn cực kì trung thành và yêu thích với các hãng đồng hồ nổi tiếng. (Xét trong thời trang thôi chứ mass market, smartwatch giờ kiếm tỉ trọng cũng kha khá đấy).
---
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
louis vuitton alpha 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
CELINE THỜI HEDI SLIMANE – CON ĐƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC.
Hôm qua, chúng ta đã được chiêm ngưỡng CELINE WOMEN SUMMER 21 của gã xì ke hạt me hạt lựu Hedi Slimane. Thực ta về tổng thể, có sự kết nối đầy đủ giữa Dancing Boy vào mùa hè năm 2020, một runway/collection dành cho các chàng trai eboys. Show cũng được tổ chức trên đường đua xe Công Thức 1 ở miền nam nước Pháp, thì ở Women – tiếp diễn Hedi cũng chọn một sân vận động mang tên Stade Louis II, Monaco.
Nhìn qua bộ sưu tập dành cho nữ, chúng ta thấy không khác gì về “Dancing Boy” – CELINE dưới thời của Hedi Slimane đang “trẻ hóa” người mặc. Cụ thể ở đây là vibe đồ và chính những models. So sánh với người tiền nhiệm đã xây dựng một Céline chỉnh chu và được rất nhiều phụ nữ thành đạt yêu thích. (Thường là độ 25 trở lên) – quý bà Phoebe Philo. CELINE hiện tại của Hedi mang một nguồn năng lượng mới, trẻ trung hơn – đậm chất đường phố. Nếu nói thẳng ra là đối với những fan nữ trung thành của Celine thời Phoebe, Hedi chẳng khác gì là một kẻ “tội đồ” đang phá di sản mà Phoebe đã gầy dựng. Dù rằng trong collection vẫn có những items mang tính chất của luxury fashion như áo blazer, váy đính quyến rũ nhưng không còn là trọng tâm của bộ sưu tập. Với cá nhân mình – đây là nước đi mang tính chiến lược của CELINE vì kiểu luxury cũ kĩ đã không còn được trọng dụng. Cách phối đồ của phụ nữ hiện đại, à không, thế hệ tiếp theo của phụ nữ sẽ đa dạng hóa về cách ăn mặc trong mindset “Thời trang sang trọng”. Không nhất thiết là phải giống như Celine Phoebe mới còn là sang trọng.
VẬY – CELINE hay chính xác hơn là những cái đầu phía sau CELINE muốn gì?
Vốn cũng thuộc nhà LVMH – nhưng cuộc chơi này đã nghiêng về phần của Louis Vuitton và Dior chiếm chủ chốt trong doanh thu trong suốt Quý 2-3. Một Fendi hay ngay cả CELINE cũng khá nhạt nhòa trong cách “kiếm tiền từ thị trường mới” đối với cả một tập đoàn lớn khi đại dịch Covid diễn ra. Nhưng lí do vì sao Louis Vuitton hay DIOR lại “mát tay” như thế, vì những người như Virgil Abloh hay Kim Jones ư? Maybe – nhưng chung quy là do họ đã thay đổi khá nhiều về “Luxury mindset” trong ngành công nghiệp thời trang với sự chuyển biến lớn về thị trường. Ừ thì nếu yêu thời trang, cái đẹp cổ điển – mình vẫn yêu Phoebe và những gì bà đã làm được. Nhưng thương trường là chiến trường – những bà cô già mặc đồ Celine và ca tụng nó, có còn là mảng tiềm năng nữa không? Hay thị trường trẻ mới là miếng đất màu mỡ?.
Hãy trung thực thôi – CELINE, thời điểm hiện tại sẽ còn vớt vát được chút quan tâm từ Hedi Slimane. WHAT IF – Nếu Phoebe Philo còn tiếp tục đương vị, thì với cái tôi và sự trung thành của bà, Celine vẫn bám sát với những gì mà Celine vẫn làm trước giờ. Khách hàng nữ trung thành vẫn yêu Phoebe, vẫn ủng hộ bà. Nhưng số đông – mình nghĩ là không. Đặt vị trí ở một kẻ kinh doanh, Phoebe “nên” là người cần được thay máu đầu tiên. Và Hedi Slimane sẽ là người thay máu đó.
KHÁCH HÀNG
Đúng vậy, CELINE hay đúng hơn là LVMH sẽ không nhắm vào lượng khách hàng đang bị “già hóa” mà nhắm trực tiếp vào con của các “Khách hàng” đó. Là sao? Là những người phụ nữ đã từng yêu Celine của Phoebe Philo, mua đồ chắc chắn họ sẽ có từ 1 đến 2 đứa con. Với sức mua và tài sản để sắm sửa đồ của CELINE thì tài chính phải đủ mạnh và người kế thừa sẽ là con của họ. Cơ mà đồ của Celine Phoebe có phù hợp hay không, xin thưa là không với độ tuổi trẻ đó.
Target customer của CELINE dưới sự dẫn dắt của Hedi Slimane sẽ chuyển giao mạnh mẽ từ Gen Y tới trực tiếp Gen Z (Hiện tại – những người sinh từ 1997 đến năm 2009) và thế hệ tương lai là Alpha Generation (Thế hệ 2010 và 2025). Đó là một long-term strategy (Một chiến lược dài hạn) và để CELINE cùng sống với thế hệ phụ nữ đó, cần phải thuyết phục ngay từ bây giờ. Gen Z là những thị phần mà CELINE muốn nhắm tới và thuyết phục đầu tiên – và đó cũng là con đường và lí do mà Hedi Slimane đang trẻ hóa “Women wear” hiện tại.
Một khi đã thuyết phục được, thì lượng phụ nữ mang tinh thần của Paris/ Parisian sẽ stick và lớn dần cùng CELINE. Và mình chắc rằng, nếu Hedi còn tiếp tục làm CELINE thì product line của Womens wear sẽ lớn dần theo lượng khách hàng mà họ theo đuổi. Có thể bây giờ là vẫn trẻ, nhưng 5 năm sau – chúng ta sẽ lại thấy hình bóng của Phoebe trong 1 CELINE đã kiểu cách. Routine educate và hướng khách hàng này – cần 1 khoảng thời gian khá dài. Thay đổi thì sống, Không thay đổi thì đổi designer. Thế thôi, nền công nghiệp thời trang khắc nghiệt là vậy.