[Apply quote] Tại sao chọn Hà Lan học ngành tâm lý học?
Cấp 3 học chuyên sinh CSP ở Hà Nội, rồi đi du học ở Hà Lan bằng cử nhân xã hội ngành Tâm Lý học (chuyên ngành Não và Nhận thức - Brain and Cognition) của đại học Erasmus University Rotterdam, bạn Anh Pham trên Group Scholarship Hunters chia sẻ kinh nghiệm của mình về ngành này nói chung ở Hà Lan sau hơn 3 năm “lặn lội bon chen”. Cùng đọc bài viết nhé!
———
1. TẠI SAO LẠI CHỌN HÀ LAN?
Hà Lan là nước (có thể gọi là duy nhất) nhận chương trình cử nhân ngành tâm lý dạy và đào tạo bằng tiếng anh, và có ranking và chất lượng nằm trong top 100 worldwide của Châu Âu.
Hà Lan có 1 lợi thế là 1 trong nước có nền kinh tế và phát triền mạnh ở châu âu, nên là 1 không lo tệ nạn xã hội (còn quá lợi cho các anh em thích brownie vì nó hợp pháp) 2 là chính trị ổn định (hông như mỹ) 3 là đời sống sinh hoạt rất rất cao (ngày mới sang em shock văn hoá về cách sống bên này, cái này nói sau).
Tóm lại là, với mức học phí và giá tiền để chi trả đi du học, nếu muốn lựa chọn Châu Âu, và học tâm lý, ngoài Hà Lan ra em không suggest một nước nào khác được cả.
Ở thời điểm hiện tại, Hà Lan hơi loạn vì covid và vì dân muốn quẩy do ở nhà lâu ngày. Recommend nếu ai cân nhắc thì sớm nhất tháng 8/2021 hãy sang nha ❤
2. TRƯỜNG TỐT ĐỂ THEO NGÀNH TÂM LÝ
Ở Hà Lan, các trường đh chia làm 2 loại: Reseach Uni và Applied Science Uni. Ở Hà Lan thì chỉ có trường Research là đủ điều kiện đào tạo ngành Tâm Lý học. Vậy nên là những trường đầu ngành research trường nào cũng có khoa Tâm lý luôn ❤
Vài tên tiêu biểu có thể nêu ra:
• University of Amsterdam
• University of Utrecht
• Erasmus University Rotterdam
• Leiden University
• Maastricht University
Những trường này đều nằm trong top 70 worldwide về đào tạo Tâm lý học (ai muốn kiểm chứng có thể google em lười qué…) và đều offer bằng cử nhân bằng tiếng anh.
Cách chọn trường thì một là tra vùng miền, với ai quen sống thành phố lớn thì cứ chọn Amsterdam hay Rotterdam mà nhào vào, ví dụ thì em có thể nói Ám với Rot có thể ví như Hà Nội hay HCM của VN, còn các city khác thì có thể nghĩ như đi học ở Hải Phòng Đà Nẵng… thì sẽ dễ hình dung hơn. Cuộc sống sẽ không nhộn nhịp như thành phố lớn cơ mà chất lượng học và sống thì không thua tí nào.
Để apply thì có thể google tên trường chi tiết vào website của ngành để đọc điều kiện. Cơ mà overall thì tiêu chí đầu vào của psychology thường sẽ yêu cẩu GPA 8.0 đổ lên, IELTS 6.5 minimum không skills dưới 6. Các điều kiện khác có thể là CV và luận trả lời câu hỏi. Apply học bổng (psycho rất rất rất hiềm học bổng ở Hà Lan, thường sẽ chỉ cho 5000e năm đầu tiên, còn lại tự gánh nên là các bạn cân nhắc) thì sẽ có những yêu cầu khác.
3. HỌC PHÍ + SINH HOẠT
Học phí và sinh hoạt nói rẻ không rẻ nói đắt thì rất đắt
Học phí thường psycho sẽ rơi vào 6,800-10.000 euro 1 năm đại học, 15,000-20,000 euro 1 năm master.
Sinh hoạt phí trước khi sang trường sẽ yêu cầu gửi trước cho trường 12,900 euro coi như deposit chứng minh tài chính, xong xuôi sang sẽ trả lại vào bank.
Nôm na là, một năm sẽ mất ít nhất từ 20,000 euro (chưa tính học bổng và tiền làm thêm).
4. THỜI GIAN HỌC
Hà Lan đã là trường research thì tự học rất rất rất gắt, tất cả các trường năm đầu sẽ có minimum requirement, nếu GPA không đạt là mời bác xách vali đi về ngay và luôn.
Nên là trường em thì yêu cầu sinh viên 1 tuần 30-40 tiếng tự học (including lectures + meeting). Còn các trường khác học method khác thì em hông rõ nên hông review được ;-;
Học bachelor thương sẽ là 3 năm, master 1-2 năm. Nếu xác định làm clinical thì track là 10+ năm và theo research (PH.D+) thì xác định luôn là cả đời
5. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề. Ở Hà Lan bây giờ dù một năm vài ngàn sinh viên clinical psych tốt nghiệp là bình thường, cơ mà năm đ nào cũng thiếu bác sĩ tâm lý mới hay 🙂
Nên là nếu xác định theo clinical psychology thì khả năng việc làm khá cao, cơ mà mặt trái là đào tạo bác sĩ tâm lý yêu cầu ít nhất 10 năm (3 năm bachelor 1 năm master 2 năm bằng nghề và 4+ năm học specialist), và yêu cầu bằng C1-C2 tiếng Hà Lan.
Các ngành khác vd như học thuật nghiên cứu giáo dục chuyên viên,… thì thật sự em chỉ có thể nói tuỷ trình độ và khả năng, và may mắn 🙂
Ở đâu cũng có người giỏi người tài thì mình mà chen được thì tại sao không chen đúng hông ❤
6.PERSONAL THOUGHTS VỀ KHÓ KHĂN/ THUẬN LỢI VỀ NGÀNH
Khó khăn thì sẽ phải chấp nhận việc ngành sẽ ít người việt. Lúc mới sang em bỡ ngỡ sml vì năm nhất 700 students mà tại sao móc ra được 3 mống ngừoi việt là thế nào ;-;
2-3 năm gần đây thì người việt học tâm lý nhiều hơn nên cũng sẽ đỡ, nhưng khi sang sẽ nên chấp nhận việc sẽ có ít người để hoà nhập cùng hơn. Nói đây không phải là em không suggest social với người bản xứ em chỉ than ca là đôi lúc thèm phở bò bún riêu lẩu thái là không có ma nào ăn cùng thôi…
Khó khăn tiếp theo là hoà nhập cuộc sống. Em là loại vất đâu cũng sống không nói rồi, nhưng mà bạn em có rất rất nhiều người đi được nửa năm là không chịu được nửa phải về VN học. Rút ra là 1 cần tìm hiểu đất nước mình đến kỹ một chút, tìm hiểu cách sống và văn hoá chứ đừng để bản thân lạc lõng lần đầu xa nhà (mà đã thế còn đi lâu) thì hông có được nha!
Về Hà Lan thì mn có thể lên YouTube Learning Dutch with Bart de Pau để có thể tìm hiểu 1 chút về Dutch, tiện luôn anh này xen kẽ văn hoá Hà Lan vào bài học nên là for beginners thì là the best luôn ạ ❤
Nhìn mặt này cũng phải coi mặt khác, Hà Lan rất rất phát triển tâm lý, viện nào cũng có ngành nghiên cứu và uni nào cũng đào tạo, nhìn chung thì sang đây học là không lo học chương trình triết học và thiền và sách những năm 70s như ở Việt Nam đâu ❤ Cái nữa thì vì ngành phát triển, nên nhìn chung bằng đào tạo ra so với mặt bằng chung tâm lý (trên thế giới) thì có 1 chỗ đứng nhất định, cầm bằng đi xin master hay xin việc ở Hà Lan hay là các nước khác cũng thoải mái hơn nhiều ❤
Link gốc bài viết: https://www.facebook.com/groups/scholarshiphunter/permalink/2885269865063719/
💙Các bạn muốn xin học bổng các học bổng trong và ngoài nước khác, đủ bậc nữa, đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, Review hồ sơ luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa, giúp các bạn tìm ra điểm mạnh, câu chuyện của bản thân các bạn nhé.
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page, page sẽ review free CV cho cả nhà.
Link nhận thông tin về các chương trình Scholarship Support HannahEd: http://tiny.cc/HannahEdRegister
Lịch học của lớp 2 tháng gần nhất: http://tiny.cc/HannahEdClass
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page nhé.
❤ Tag và chia sẻ bài viết cho bạn bè em nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「maastricht university」的推薦目錄:
- 關於maastricht university 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於maastricht university 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於maastricht university 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於maastricht university 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳貼文
- 關於maastricht university 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
- 關於maastricht university 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
- 關於maastricht university 在 Maastricht University - Home | Facebook 的評價
- 關於maastricht university 在 Maastricht University - YouTube 的評價
- 關於maastricht university 在 This is Maastricht University - YouTube 的評價
maastricht university 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
[Apply Story] - Chân dung ‘soái ca‘ giành học bổng toàn phần tiến sĩ bên Mỹ, chơi thể thao xuất sắc, quan hệ rộng
Ngô Di Lân, du học sinh Việt Nam, người giành được học bổng tiến sĩ toàn phần lên đến 45.000 USD một năm của Đại học Brandeis, bang Massachussetts (Mỹ).
Lân là một trong 5 ứng viên được Đại học Brandeis cấp học bổng để hoàn thành chương trình tiến sĩ toàn phần trong 5 năm. Với học bổng 45.000 USD một năm, Lân có thể yên tâm theo đuổi đam mê nghiên cứu về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ Mỹ - Trung Quốc nói riêng.
Lân chia sẻ, cảm giác khi nhận được thông báo của trường là sự vui sướng tột độ, vừa thỏa mãn, vừa tự hào vì công sức của bản thân và sự đầu tư, dạy dỗ của bố mẹ đã được đền đáp. Mặc dù đang nửa đêm ở Việt Nam, nhưng Lân vẫn gọi điện về báo tin mừng cho gia đình vì biết bố mẹ mong ngóng tin này rất lâu rồi. "Sáng hôm sau, mình lại nhận được một bức thư nữa từ nhà trường, cam kết tăng mức tiền lương hỗ trợ giảng dạy vô điều kiện. Điều đó khiến mình cảm thấy rất vui vì rõ ràng họ thực sự muốn kéo mình về Đại học Brandeis", Lân cho hay.
Một trong những lý do để Ngô Di Lân chọn Đại học Brandeis xin học bổng là môi trường học thuật và điều kiện nghiên cứu tại đây khá thuận lợi. Mỗi năm, khoa chính trị chỉ nhận 2-5 nghiên cứu sinh nên giáo sư và nghiên cứu sinh có điều kiện để trao đổi. Ở Brandeis có những giáo sư nổi tiếng đang nghiên cứu về lĩnh vực Lân quan tâm. Ngôi trường nằm rất gần hai đại học nổi tiếng là MIT và Harvard nên cậu sẽ có cơ hội để giao lưu và học hỏi từ những bạn trẻ tài năng.
Để lấy được học bổng tiến sĩ, không phải qua thạc sĩ là hành trình vượt qua nhiều khó khăn của chàng trai Hà Nội sinh năm 1994 này. Biết chắc sinh viên năm cuối sẽ gặp bất lợi hơn những ứng viên đã có bằng thạc sĩ, Lân đã phấn đấu đảm bảo rằng mình nổi trội hơn rất nhiều người, nhất là khi tỷ lệ chọi có năm lên tới 1/30. Điều này đồng nghĩa với mọi thành phần trong hồ sơ đăng ký phải gần như hoàn hảo: bảng điểm ở trường xuất sắc, điểm thi các chứng chỉ GRE và TOEFL thuộc top 10%; có thư giới thiệu từ các thầy cô uy tín.
"Quan trọng nhất là thư giới thiệu bản thân do mình tự viết và một bài viết mẫu dài 15-20 trang. Thư phải ấn tượng, lôi cuốn ngay từ những dòng đầu tiên, phải lột tả được hết đam mê nghiên cứu bản thân và cam kết đối với công việc nghiên cứu trong vòng 5 năm tới", Lân chia sẻ.
Trước đây, để trở thành một trong 2 đại diện của Maastricht University (Hà Lan) sang UConn (University of connecticut – top 60 đại học tốt nhất nước Mỹ) học, chàng trai đã gây ấn tượng khi viết trong thư giới thiệu: "Tôi học về quan hệ quốc tế và muốn sang Mỹ để có trải nghiệm thực sự, xem Mỹ có phải là siêu cường quốc, là thủ lĩnh của thế giới tự do như họ luôn tự nhận...".
Có bố là cán bộ ngoại giao, Ngô Di Lân may mắn được tiếp xúc với nhiều nền giáo dục quốc tế từ nhỏ. Cậu sinh sống, học tập ở Anh quốc, trở về Việt Nam học tiếp bậc trung học rồi lại sang Thụy Điển học phổ thông, sau đó thành sinh viên Maastricht University (Hà Lan). Hiện Ngô Di Lân theo học tại Mỹ trong một chương trình trao đổi sinh viên xuất sắc.
Niềm đam mê với ngoại giao và các vấn đề quốc tế cũng được Lân nuôi dưỡng từ thời thơ bé. "Cậu nhóc" Ngô Di Lân thích tranh luận đủ thứ với mọi người xung quanh và ước làm nhà ngoại giao. Khi đi học nước ngoài, cậu bắt đầu quan tâm tới hùng biện. Ngoài việc hoàn thành đầy đủ bài tập trên lớp, mỗi ngày Lân đều dành nhiều thời gian để đọc sách, báo, xem các bài diễn thuyết của những người nổi tiếng như: Winston Churchill, tổng thống Mỹ Obama, Bill Clinton...
Bản thân Ngô Di Lân khi đứng trước một vấn đề hay bài giảng luôn thử tìm "điểm yếu" và cách khắc phục. Nếu thấy kết quả thầy cô đưa ra có gì "ngờ ngợ", cậu sẵn sàng hỏi lại, dù tỷ lệ mình bị sai khá cao. "Có lần trong tiết tiếng Anh, Lân đã đứng lên nói rằng cô giáo phát âm từ mới chưa chính xác. Khi ấy, cả lớp đều bất ngờ, thấy Lân quá dũng cảm vì trước đó chưa ai dám phản pháo bài giảng của cô", Đào Khánh Vân, bạn học với Ngô Di Lân kể lại.
Lân cho rằng, muốn trở thành nhà ngoại giao tài năng thì ngoài vốn hiểu biết, phải là một nhà hùng biện giỏi. Cậu từng là học sinh truyền cảm hứng nhất trường cấp 3 ở Thụy Điển, giải nhì cuộc thi hùng biện ở Hà Lan, Đại sứ hội thảo danh giá tại Harvard, Mỹ…
Lần đầu tiên thi tranh luận hùng biện tại trường cấp 3 Hà Lan, Lân run lẩy bẩy vì choáng ngợp trước đám đông trong hội trường rộng lớn. Sau ít phút lấy lại bình tĩnh, cậu bắt đầu thấy thích thú khi bài diễn thuyết của mình được nhiều người lắng nghe. Cứ thế, chàng trai người Việt từ chỗ là người nói giỏi (chỉ cần nắm chắc nội dung bài thuyết trình và có tư duy lôgic tốt) thành nhà hùng biện có khả năng chạm đến trái tim, truyền cảm hứng, động lực cho khán giả.
"Lân theo đuổi sự nghiệp học thuật một cách thực sự nghiêm túc. Nhiều sinh viên nhìn nhận đơn giản về thế giới nhưng Lân đã giúp họ thấy được sự đa dạng, phức tạp mà trước đó những người này không lưu tâm đúng mức. Tôi cực kỳ ấn tượng với cách cậu ấy giúp đỡ mọi người rất vui vẻ, nhẹ nhàng. Lân thông minh, làm việc chăm chỉ và đầy cuốn hút. Cậu ấy đã chứng minh mình là một đại sứ xuất sắc cho Việt Nam", tiến sĩ Teun Dekker, giảng viên Đại học Maastricht nói.
Ngô Di Lân luôn quan niệm rằng mỗi du học sinh nên là một nhà ngoại giao văn hoá cho đất nước mình. Vì thế ngoài học tập tốt để bạn bè thế giới thấy người Việt Nam giỏi giang, cậu còn chăm chỉ tham gia các câu lạc bộ, hòa đồng với mọi người và tranh thủ "quảng bá Việt Nam". Cậu vẫn giữ quan điểm không sớm thì muộn sẽ về Việt Nam để thi vào Bộ Ngoại giao bởi niềm tin mình sẽ có cơ hội để phát huy tối đa năng lực của bản thân và đóng góp cho nước nhà.
"Con đường phía trước còn rất dài, mình không dám khẳng định chắn chắn điều gì về tương lai. Nhưng đương nhiên, lòng trung thành của mình chỉ dành cho Việt Nam", Lân nói.
🌍 Các bạn muốn xin học bổng trong và ngoài nước, đủ bậc nữa, đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, Review hồ sơ luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa nhé. Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về 💌[email protected] hoặc nhắn tin cho page.
Lịch học của lớp 2 tháng gần nhất: http://tiny.cc/HannahEdClass
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
💙Các kênh thông tin bổ ích của HannahEd:
- Website: https://hannahed.co/
- Youtube HannahEd có nhiều video phân tích học bổng từ ngắn hạn tới cấp 3, Đại học, Thạc sỹ, Phd, Việc làm (Facebook office tour..vv): https://bit.ly/3pZNAZF
- Instagram/Tiktok: @hannahed.co https://www.instagram.com/hannahed.co/
💙 Group Facebook:
- Scholarship Hunters
- Học bổng ngắn hạn, trao đổi, tình nguyện - HannahEd
- English Club HEC
- Job Hunters & Career Builders - HannahEd
- Học bổng Chevening UK và IDEAS Ireland
Các bạn cũng có thể gửi CV, câu hỏi về email [email protected], fan page https://www.facebook.com/ScholarshipforVietnameseStudents/ và https://www.facebook.com/hoathanhdinh để được tư vấn miễn phí nhé.
Các lớp tìm và apply học bổng HannahEd, Mentor 1-1, Sửa hồ sơ, Tập phỏng vẫn, Career Coach các bạn điền link: http://tiny.cc/HannahEdClassInfo
Source: Fan page Du Học Sinh Việt Nam
#scholarshipsforvietnamesestudents #hannahed #hannahedapplystory #applystory #scholarships #studyingabroad
maastricht university 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
[Tổng hợp] Một số học bổng Hà Lan đang mở năm 2021
Ở Hà Lan thường các trường được chia làm hai loại: trường đại học Khoa học Nghiên cứu - bạn sẽ đi chuyên sâu vào nghiên cứu và học chỉ trong 3 năm (đối với bậc cử nhân), và trường đại học Khoa học Ứng dụng - bạn sẽ học kiến thức và kỹ năng thực tế để áp dụng vào công việc, có đi thực tập, và thường học trong 3-4 năm (again bậc cử nhân nha). Khi chọn học tập ở Hà Lan, cả nhà hãy cân nhắc kĩ yếu tố này để xem trường nào phù hợp nhất với mình nhé!
1. The Amsterdam Merit Scholarship
- Bậc học: thạc sĩ
- Ngành học: Science/Mathematics/ Communications/Engineering/Economics/ Environment/Visual Studies/Health/Humanities/ Music...
- Học bổng: cover học phí
- Deadline: 13.01.2021
2. Leiden University Excellence Scholarships
- Bậc học: thạc sĩ
- Học bổng: €10.000 hoặc €15.000 hoặc cả học phí
- Deadline: 01.02 hoặc 01.10 hàng năm
3. Vrije Universiteit (VU) Amsterdam Fellowship Programme
- Bậc học: thạc sĩ
- Ngành học: tất cả các ngành
- Học bổng: cover học phí
- Deadline: 01.02.2021
4. Erasmus University Holland Scholarship
- Bậc học: cử nhân, thạc sĩ
- Học bổng: các mức €5.000, €10.000 hoặc €15.000
- Deadline: 01.02 và 01.05.2021
5. The Maastricht University Holland-High Potential Scholarship
- Bậc học: thạc sĩ
- Học bổng: học phí + sinh hoạt phí + bảo hiểm...
- Deadline: 01.02.2021
Link chi tiết các học bổng: https://hannahed.co/hocbonghalan/
🌍 Các bạn muốn xin học bổng này và các học bổng khác nữa, đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, Review hồ sơ luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa nhé. Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page.
Link đăng ký nhận info lớp: http://tiny.cc/HannahEdClassInfo
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
❤️Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé
❤️
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
maastricht university 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳貼文
maastricht university 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
maastricht university 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
maastricht university 在 Maastricht University - YouTube 的推薦與評價
Maastricht University (UM) is the most international university in the Netherlands and one of the best young universities in the world. ... <看更多>
maastricht university 在 This is Maastricht University - YouTube 的推薦與評價
Here's a visual introduction to Maastricht University and its education, research, collaborations and community. This is my university, ... ... <看更多>
maastricht university 在 Maastricht University - Home | Facebook 的推薦與評價
Maastricht University (UM) is the most international university in the Netherlands and one of the best young universities in the world. ... <看更多>