BLUE PILL OR RED PILL?
Nhiều người trong đây đều thần tượng Keanu Reeves – và tất cả mọi người đều nhớ tới bộ phim và người đàn ông xuất hiện trong mọi memes về những chú cún John Văn Wick. Nhưng hãy nói về bộ phim đã đưa Keanu Reeves tới với tất cả khán giả đại chúng, gắn liền với tuổi thơ của biết bao con người ở đây – xem đi xem lại nhiều lần và ảnh hưởng rất nhiều về thời trang. Một bộ phim đúng nghĩa ở thì tương lai với “high tech- lowlife” với những cảnh slow-motion né đạn đi vào lòng người và lần đầu xuất hiện ở trên màn ảnh rộng.
Chúng ta đang nói về thời trang. Ok – dù đã được công chiếu rất lâu và chuẩn bị ra phiên bản mới mang tên “The Matrix Resurrections” dự kiến ra mắt vào 22/12 năm nay. Ma Trận hay Matrix tới người xem vào ngày 31 tháng 3 năm 1999, kể về Neo trong thế giới tương lai và viễn tưởng khi chúng ta chỉ là những “nhân vật ảo” được kiểm soát bởi một thế lực thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence). Ngoài doanh thu khổng lồ, Matrix còn ảnh hưởng tới văn hóa đại chúng khi người ta si mê những hình tượng của nhân vật trong đó – và tất nhiên rồi, có cả quần áo và thời trang.
Đúng vậy, nhắc tới Matrix là phải nhắc tới những trang phục lạnh lùng không cảm xúc với màu đen huyền bí, những bộ đồ latex bó sát gợi cảm, những chiếc áo coat dài, những đôi boots chunky và “chiếc kính đen nhỏ (mà mình thắc mắc mãi chiếc kính không gọng của Morpheus). Giai đoạn mà Matrix được phát hành, nó đã tạo cơn sốt và nhiều người đã đổ xô ăn mặc theo kiểu đó (Cũng có thể xem như 1 loại Sci-fi, cyberpunk điển hình). Với một thế giới trong Ma trận, khí độc – mưa acid và vũ khí hạng nặng, cách sử dụng chất liệu nhựa bóng với thiết kế function/tactical. Các bạn nhớ những chiếc belts đặc thù, những chiếc túi vắt ngang đùi để đựng súng chứ - yeah, nó đó.
Cái hay của Matrix là sự gần gũi của nó với thế giới hiện thực ngay nay. Dù bộ phim được ra mắt vào năm 1999 – nhưng những gì nó miêu tả là sát với 2020. Một thế giới tràn ngập rác thải, sự tái chế những nguyên liệu, sự bùng phát công nghệ với những con AI thông minh có khả năng tái tạo ID của mỗi người sống và học hỏi hành vi của người dùng. Dịch bệnh tràn lan và con người với thói quen vô độ của mình trong sự khủng hoảng kinh tế đã phải tái sử dụng những item thời trang của mình. Trong Matrix, khi ai đó hi sinh, đồng phục của họ sẽ được giạt và sử dụng lại bởi những người mới (Neo là ví dụ tiêu biểu). Do đó, màu sắc của quần áo thường nhợt nhạt như được wax lại, quá khổ/oversize để người nào cũng có thể mặc được (Những chiếc quần, những chiếc áo sweater trễ vai với ống tay rộng mà mọi người có thể thấy trên phim).
Hình tượng Matrix len lỏi rất nhiều vào văn hóa ăn mặc và thời trang, trong đó có cả runway. Những sàn diễn của Dior, Balenciaga, Alyx..với phong cách kết hợp giữa những chiếc sunglasses nhỏ, những phụ kiện bằng nhựa tổng hợp, những long jacket bóng bẩy, tactical belt/vest – nhìn vào chúng ta có thể liên tưởng ngay tới Ma Trận thông qua Neo, Trinity hay Morpheus. Với màu đen chủ đạo, sự chơi đùa ánh sáng và hình khối nhờ chất liệu và những đôi boots quá khổ - có lẽ chủ đề của Matrix vẫn mãi bền vững trong các sàn runway và thời trang – đặc biệt mà Cyberpunk vẫn luôn là chủ đề hot.
LATEX – CHẤT LIEU PHỔ BIẾN TRONG PHIM.
Latex, một chất liệu hay được sử dụng trong thế giới thời trang. Nhưng đây không phải là một câu chuyện dễ dàng khi chất liệu này từng được gắn liền với fetish-wear – nơi mà sự phóng khoáng nhất của sex, gender và BDSM được tung ra cho dù khởi điểm của latex không lại là như vậy. Latex là một nguyên liệu tự nhiên, được lấy từ nhựa cây cao su. Cây cối khi bị hư hại thì cũng tiết ra một loại mủ để bịt vết thương, bảo vệ khỏi sâu bệnh trước khi lành lại – đó là nguyên thủy của Latex.
Vào thế kỉ thứ 19 (khoảng năm 1824), người Scotland đã tạo ra chất liệu latex để làm những chiếc áo khoác chống thấm nước. Vì là cao su nên khả năng trượt nước của latex là có nhưng thời điểm đó, kĩ thuật chế biến chất liệu và xử lí chưa cao nên latex làm áo jacket không được hợp lí cho lắm vì latex dễ dàng dính (Như mủ cao su vậy) và độ chịu nhiệt kém, dễ dàng bị nóng chảy. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu và thêm các phụ chất, xử lí thì latex mới dễ dàng ứng dụng lên quần áo như bây giờ vậy.
Khi latex được phát minh ra, có những người (hơi weird một tí) lại yêu cái mùi tự nhiên của latex và thích cái cảm giác chất liệu bó sát vào cơ thể. Giải thích như thế nào nhỉ, vì nó bám sát vào da của cơ thể nên họ cảm giác như được “Tự do” “Thả Rông” ngay tại những nơi công cộng. Latex Clothing mang lại sự hồi hộp, cảm giác thú vị khi mặc nó ra ngoài – thế là như thời 4.0, những người yêu chất liệu cao su này lập hội – “Hội những người yêu đồ latex” và Mackintosh là một trong những tổ chức fetish/ái vật đầu tiên của UK (gần với Scotland – nơi xuất phát Latex đó các bạn). Hội này phát triển mạnh và nhiều tới mức, nó trở nên cấm kỵ vì những điều tiếng không hay về chất liệu này. Vì nó không tuân theo những tiêu chuẩn thường thấy của xã hội lúc đó – nên sau WWII, những hội fetish này phải hoạt động ngầm.
Vì để khoe những bộ phận mang tính gợi cảm và giới tính cao nên latex hoàn toàn phù hợp với mục đích đó, chúng ta có thể dễ dàng thấy chúng ở những chiếc corsets, boots, body suits làm bằng chất liệu này. Sau biến cố bị bắt hoạt động ngầm ở các clubs, đoàn hội thì latex một lần nữa tại tung mình với 1 phong trào (Cũng xuất phát từ UK) mang tên Punk/Rock. Subculture này mix and match toàn bộ các văn hóa đã xảy ra trước đó tại sở tại và không thể thiếu fetish-wear. Sự nổi loạn, show rõ những phần thô nhất của bản thân hay mĩ từ “Tao là Tao, Tao làm những gì tao muốn, chấp nhận con người tao và tận hưởng nó” là tuyên ngôn của Latex. Punk/Rock không thể thiếu những trang phục bó sát, những chiếc quần làm bằng Latex.
Lại nói về Latex kỉ nguyên Punk/Rock, chúng ta lại nhắc về Let it Rock Store hay sau này là SEX Boutique của Vivienne Westwood và Malcolm Mclaren. Bảng hiệu của cửa hàng làm bằng chất liệu cao su và màu hồng, những sản phẩm sử dụng latex là một trong những dòng chủ lực của Vivie và Malcolm – góp phần đẩy mạnh chất liệu này trở thành phổ biến bậc nhất thập niên 70s-80s.
Được đà thắng thế, latex len lỏi lên trên thế giới thời trang và những ngôi nhà fashion cỡ lớn. Vào thập niên đó, giới trẻ ra sức thể hiện sự tự do và bản thân mình – mang tới những sắc màu vô cùng gợi cảm và nhiều lúc rất fetish ( gợi d*c đó các bạn). Phim ảnh, âm nhạc cũng đưa latex lên trên màn hình nhỏ để biến chúng từ một kẻ bị cấm kỵ thành người chào đón.
Các ngôi sao, đặc biệt là sao nữ cũng như các fashion designer thiết kế cho womenswear(Đồ nữ) cũng cực kì yêu thích latex vì nó giúp họ khoe với công chúng những đường cong gợi cảm nhất của người phụ nữ. Lady Gaga, Angel Jolie, Kim V3 rồi Chanel, SLP, Balmain, Thierry Mugler, Moschino..latex đều tự tin sải bước lên trên đó.
Trong sustainable Fashion/Thời trang bền vững, cũng có nhiều luồng ý kiến ủng hộ sử dụng chất liệu Latex thay thế dần cho da. Vì nếu xét cho cùng, latex nhìn ngoài cũng “na ná” chất liệu leather (Một cách tổng thể nhất) và nếu ứng dụng tốt các công nghệ hiện đại thì latex hoàn toàn có thể thay thế cho da động vật. Có nghĩa là con người không phải giết những động vật vô tội để lấy da của chúng làm các sản phẩm thời trang nữa.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
mugler runway 在 Facebook 的精選貼文
LADY GAGA – THỊ DẬU XINH ĐẸP
Nhân tiện Thị Dậu hay còn được fan gọi yêu là “Gà” hay Lươn Thị Dậu, Dậu Xaoline. Nhân dịp Lady Gaga cho chúng ta một bộ phim về một trong những thương hiệu luôn nằm top 10 nổi tiếng và doanh thu tốt nhất trong thập niên hiện tại “House of Gucci”. Chúng ta cũng nhìn lại về cái sự nghiệp ca hát, phim ảnh và dĩ nhiên rồi – Thời trang của Thị Dậu.
Nhắc tới phim ảnh thì trước “House of Gucci” thì chị Dậu nhà ta đã thể hiện mình có số có má trong mảng diễn viên ở bộ phim “A Star is born” - tên Việt Nam là “Vì sao vụt sáng” đánh dấu sự trở lại của Lady Gaga với các hit “Shallow” “I’ll never love you again”.. và một vẻ đẹp không thể đằm thắm hơn. A star is born cũng giúp chị mình đoạt dăm ba cái giải Grammy và đề cử Oscars trong khi người ta hoài nghi về cái sự flop của Thị Dậu.
Nhưng ai cũng nhớ một thời – đặc biệt là những con quỷ bé (The Little Monsters) , Lady Gaga nổi lên như 1 pop star ngoài các hits mà ai cũng nghe đi nghe lại như “Poker Face” “Bad Romance” “Alejandro” “Paparazzi”.. còn là trang phục quá dị đời tại thời điểm đó của Gaga. Ai cũng kêu Gaga điên, Gaga làm lố nhưng mà phải đến bây giờ - khi bắt đầu có được tí kiến thức còm - mới thấy được cái đi trước thời đại và vượt ra khuôn khổ của Thị Dậu. Thảo nào năm 2011 CFDA trao giải Fashion Icon cho chị.
Nhiều người sẽ ấn tượng những outfit chỉ có trên VIdeo của Gaga nhiều hơn - đặc biệt là “Bad romance” có sự nhúng tay của nhà thiết kế lỗi lạc (Và cũng là 1 người đi trước thời gian nữa) Alexander Mcqueen . Đôi boots “Armadillo” mà ngày xưa mình nghĩ là cái chân cua chân tôm là một trong những sản phẩm cuối cùng của NTK đại tài - Lady Gaga cũng đã mang đôi boots đó trong MV Bad Romance. Sau cái chết của A. Mcqueen, LadyGaga đã tri ân NTK bằng bài diễn của mình và đồng thời một trong những hình ảnh iconic nhất của Lady Gaga “Chiếc váy đỏ như màu thịt” của Lee trong runway Thu-Đông năm 1998 Alexander McQueen
Tiếp đến 2011, Versace nhận ra sự ảnh hưởng của Gaga lên không chỉ giới nhạc mà còn thời trang nữa. Tuy trưởng thành ở Mỹ, nhưng Stefani Joanne Angelina Germanotta mang trong mình dòng máu Ý và một gia đình Công giáo - do đó sự sang trọng và quý tộc đã chảy trong huyết quản của Thị Dậu. Mối nhân duyên với Versace bùng cháy vào năm 2013, trong Campaign quảng bá mùa Xuân Hạ 2014 - Versace đã nhận thấy Gaga đúng là một “biểu tượng thứ thiệt”. High-fashion, luxury như những gì mà Versace mong đợi, Lady Gaga đã cho người hâm mộ đúng 1 hình ảnh sang chảnh với “Medusa Head” – Bà chúa rắn.
Nhắc tới Thierry Mugler - người ta nhớ ngay những items mang đậm avant-garde (Tiên phong) nhưng lại “dị” hơn nhiều. “Cyborg” (Hình tượng nửa người nửa máy) là 1 trong những ý tưởng luôn được Mugler khai thác - Gaga dưới bàn tay Mugler càng tôn lên vẻ độc đáo của Thị Dậu nhà ta. Gaga cũng có lần hợp tác với Tomford SS 2016 nhưng cá nhân mình không ấn tượng với hình ảnh 1 cô gái theo style Chic’s disco classic nên không nói nhèo. Nhưng đến AW 16 Lady Gaga xuất hiện thật bất ngờ với 1 hình ảnh “Lowkey” khác hoàn toàn với tính cách của cô với 1 chiếc áo khoác màu xám lông chuột oversize, 1 blouse cổ điển của Marc Jacobs để tri ân Bowie tại lễ trao giải thưởng Grammy.
Bẵng một thời gian sau đó – Không ồn ào, không sản phẩm âm nhạc mới, Lady Gaga trở lại với album mang tên đệm của mình “JOANNE” với MV “Million Reasons” theo 1 cách không thể đơn giản hơn khi Gaga độc tấu với cây đàn guitar điện của mình. Ấn tượng mạnh chính là full set pink from head to toe của Gaga - đơn giản nhưng đẹp - khi tìm hiểu, thì bộ đồ của Gaga được may bởi Brandon Maxwell - 1 nhà thiết kế tài năng của Mẽo chuyên sản xuất đồ cao cấp cho phụ nữ.
Trước “A Star is born” - Lady Gaga còn góp mặt trong vai Countess trong season thứ năm của series nổi tiếng “American Horror Story” và được mệnh danh “ 1 dân chơi thứ thiệt” khi diện những item archived của Yohji Yamamoto và Mcqueen. Sau màn trở lại ấn tượng với bạn diễn không biết là “Phim giả tình giả không?” vì hai anh chị trông thắm lắm, Lady Gaga hoạt động mạnh mẽ hơn rất nhiều và một khi Thị Dậu xuất hiện. Muốn hay không muốn, người khác sẽ phải ngước nhìn và xuýt xao. Đúng vậy – Lady Gaga suốt năm 2020 khiến khan giả mồm chữ O, mắt chữ @ khi luôn thay đổi outfit trên các giải thưởng lớn – với những tên tuổi lớn. Và như trước giờ, vẫn cực kì ấn tượng. Như 1 tranh vẽ thời kì Phục Hưng vậy, Thị Dậu nên mở lớp bổ túc văn hóa mặc đi sự kiện cho mấy em út bây giờ đi chứ. Iris Van Herpen, Area, Valentino hẳn tự hào khi mẹ Quỷ cho biết thời trang của họ đỉnh như thế nào.
Thị Dậu nhà ta, vẫn luôn như vậy. Giỏi – Đẹp – Hát hay.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
mugler runway 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
MAXIMALISM – ĐA THÁI CỰC TRONG THỜI TRANG.
Lúc nào cũng vậy, sẽ có những thái cực khác nhau trong một vấn đề, một văn hóa, một xã hội và cả một nền văn minh của loài người. Tỉ dụ như có những người ế thì có những người có cặp, có những người đàn ông theo đuổi những chị em có vẻ đẹp tâm hồn – thì cũng có những người đàn ông yêu thích về đường cong. Đùa vậy thôi – nó cũng không hề lạ lẫm trong thế giới thời trang. Nếu chúng ta nói nhiều về Minimalism/ Chủ nghĩa tối giản trong thời gian gần đây – thì cũng nên nói về Maximalism / Chủ nghĩa tối đa với thời trang.
Giống như một sợi dây thừng bện chặn, chủ nghĩa tối giản và chủ nghĩa tối đa chảy dài và xuyên suốt trong nền công nghiệp thời trang suốt thời gian qua. Hai chủ nghĩa này khác nhau hoàn toàn trong cách tiếp cận thiết kế, cách xử lí đường may và ứng dụng chất liệu. Từ thế kỷ 18, maximalism đóng một vai trò nổi bật và hoàn toàn đè bẹp minimalism trong các collection/runway từ các thương hiệu nổi tiếng. Cũng nên nhớ thời điểm đó, haute couture rules the fashion’s world. Thời trang cao cấp bởi từ các quý tộc, những kẻ giàu thống lĩnh thế giới – và lúc đó, mỗi trang phục mà con người mặc đòi hỏi sự tỉ mỉ và kì công rất cao. Sự tối giản lúc đó được xem là “Đố kị” vì chẳng ai bỏ ra một mớ tiền để có một bộ đồ “Trông thật bình thường”.
Thời kì vàng son của maximalism vẫn tưng bừng cho đến khoảng năm 2015 khi cơn bão mang tên “Streetwear” bùng nổ. Cùng với sự xuất hiện của những cái tên – từ những kẻ trong nghề như Demna Gvasalia với Vetements và Balenciaga, đến những kẻ ngoại đạo như Virgil Abloh hay người thầy KanyeWest – đã chuyển biến từ sự phức tạp “Maximalism” đến thành sân chơi của Big Logo và thiết kế đơn giản, hiệu quả và dấy lên sự trở lại của “Minimalism”/Chủ nghĩa tối giản.
Việc này cũng phản ánh được sự thay đổi về lifestyle, lối sống đã khác biệt đi rất nhiều từ các thế kỉ XVIII, XIX và XX – XXI. Cuộc sống giờ trở nên nhanh hơn rất nhiều, ăn nhanh – uống nhanh – sống nhanh và ăn mặc cũng nhanh. Ngay cả thời trang cũng ra đồ liên tục với hơn con số 04 mùa căn bản cũng không thể nào đáp ứng được sự “Tối đa thường thấy” mà các thương hiệu xa xỉ cũng bắt tay vào việc thiết kế những kiểu “Minimalism” – Tối giản hơn rất nhiều.
Nhưng khi – tối giản đã tràn lan khắp thị trường, mạng xã hội. Ai ai cũng minimalism – ai ai cũng tối giản (Và có nhiều người còn chả hiểu tối giản là gì) thì maximalism lần nữa – lại trở lại. Để tạo nên sự khác biệt – và dễ dàng, bạn có thể thấy, những điều này đã trở lại trên các bộ đồ mà celebs Việt mặc trong thời gian khoảng nửa năm trở lại gần đây. Tiêu biểu là outfit Suboi mặc trong MV “Đôi Khi” cùng phu quân Nodey.
Vậy Maximalism trong fashion là như thế nào?
Khác biệt với sự đơn giản thuần khiết – như cái tên, chủ nghĩa tối đa đánh vào chi tiết, vào sự tối đa của màu sắc, của kĩ thuật để thể hiện được cái tầm nhìn nghệ thuật và sự lãng mạn trong con người designer. Như mình đã đề cập lúc nãy, minimalism chưa bao giờ có chỗ đứng trong khách hàng thời trang cao cấp/haute couture. Đó cũng là lí do tại sao các bạn ít khi thấy đồ runway của các collection xuất hiện ở đời thực mà toàn là trên màn ảnh lớn, các sao/celebs (Là những kẻ nhiều tiền) và những quý tộc hiện đại mua sắm. Họ không bao giờ bỏ tiền cho một thứ gì đó đơn giản – và trong nó thật “Thường”. Maximalism đồng nghĩa với sự phóng đại, thổi phồng – dư thừa “Thà thừa còn hơn thiếu” hay một hệ thống phức tạp được sắp xếp cẩn thận trong một sản phẩm thời trang.
Nhưng sự tranh cãi giữa các nhà thiết kế, có nên phối hợp giữa “Minimalism” và “Maximalism” – Trong đơn giản có phức tạp mà phức tạp nhưng lại đơn giản.
Nếu nói về nó, hãy nói về những chiếc áo dệt tinh xảo của Coco Chanel. Hay những năm 1980s chúng ta chứng kiến những bộ đồ đậm chất phô trương và kĩ thuật của Thierry Mugler và Gianni Versace – nhưng 1990s, cuộc chiến đã càng căng hơn khi mà Helmut Lang và Martin Margiela đưa sự tối giản trong các collection của họ - đối trọng trực tiếp với 1 Alexander Mcqueen hay Jean Paul Gautier thích gì là làm nấy. Prada cũng thay đổi tuyên ngôn thời trang của họ với cách giới thiệu “Sự sang trọng ẩn mình” khi đã bắt đầu làm các sản phẩm trông đơn giản nhưng chi tiết vô cùng phức tạp. Năm 2011 – Raf Jan Simons với Jil Sander đã cho thế giới được ranh giới giữa minimalism và maximalism, hay sau đó là Lemaire, là Phoebe Philo của Céline. Hay – có những người điều hòa cả 2 thứ dựa vào những line đồ hay các bản collab với các thương hiệu khác – như cái cách Yohji Yamamoto làm với Y3 adidas, và Rei Kawakubo vậy.
Năm 2020 – với bùng nổ của Covid 19, khủng hoảng kinh tế nổi ra làm cho “Minimalism” không bị ảnh hưởng nhiều bởi sức chi mua của người dùng giảm bớt. Nhưng nó lại là dây dẫn cháy chậm cho các celebs/ngôi sao bắt đầu sử dụng lại các trang phục thời trang “Maximalism” để thay đổi bản thân và tạo điểm khác biệt. Quy trình những followers sẽ inspired sự phức tạp đó lên các outfit của mình sẽ được nhìn thấy vào giai đoạn 2020-2025 và đánh dấu sự trở lại của “Chủ nghĩa tối đa/ Maximalism”
---
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.