BOTTEGA VENETA, SỰ HỒI SINH CỦA 2021
(Kết quả của năm 2018)
Bottega Veneta – thương hiệu cao cấp đến từ Ý, thành lập năm 1966. Giống như nhiều luxury fashion brand khác, Bottega cũng đầy đủ các sản phẩm như menswear và womenswear – đặc biệt là Handbags và các phụ kiện đi kèm như giày, trang sức, nước hoa.. Bottega Veneta, không nhiều người (đặc biệt là các bạn trẻ ở Việt Nam) biết nhiều về thương hiệu đến từ nước Ý này – nhưng trong thời gian gần đây, Bottega Veneta nổi lên như 1 “thế lực ngầm” trong giới mộ điệu thời trang. Không quá ồn ào, không quá rùm beng – nhưng người ta lại tìm tới những đôi boots với vẻ đẹp của chất liệu từ Bottega, người ta lại tìm đến những handsbag của Bottega như 1 hướng đi cao cấp mới, tạo sự khác biệt trong cơn bão nhà nhà Louis Vuitton, người người Dior, thanh niên thì Celine. Vậy tại sao lại có sự hồi sinh này.
Đầu tiên – phải nói tới điều làm nên thương hiệu Bottega Veneta đó chính là một cái tên gọi là “Intrecciato” – một kĩ thuật dệt da đặc biệt. Intrecciato mang thông điệp của Bottega Veneta “ When your own initials are enough” nhắm chỉ việc không sử dụng quá nhiều tên thương hiệu ra ngoài khi logo chỉ xuất hiện ở mặt bên trong các sản phẩm của Bottega Veneta. Kĩ thuật và chất liệu sẽ tạo nên tên tuổi của thương hiệu – và dĩ nhiên, nó được show ra ngoài trước nhất. Michele Taddel và Renzo Zengiaro – founder của Bottega Veneta, như sự tinh tế của người Ý truyền thống trong ngành nghề thời trang cao cấp, muốn rằng sản phẩm của mình sẽ được nhận biết bởi chất lượng và thiết kế của sản phẩm.
Nói sơ qua về Intrecciato của Bottega Veneta
Trông đơn giản nhưng lại không đơn giản. Nhìn tưởng như những mẫu dệt đan xen lẫn nhau bằng các dải ngang và dọc với nhau – dày cộng thêm da để tạo ra một hệ thống nền tảng cứng vừa đủ (Form) nhưng có sự mềm mại của chất liệu.
Để so sánh, thì với kiểu dệt dạng lưới thông thường thì khi ra thành phẩm giữa các phần đan xen (giữa dải ngang và dải dọc) sẽ có kẽ hở giữa các phần với nhau. Chưa kể là da sẽ phải được “chế biến” cả hai mặt để có thể sử dụng bên ngoài và bên trong của sản phẩm. Như các bạn đã biết, phần da lộn/suede hoặc da thịt/flesh side thông thường sẽ được giấu đi để tăng độ bền và thời gian sử dụng cho các sản phẩm làm da (Nếu thương hiệu nào chủ đích để thì sẽ để)
Intrecciato của Bottega Veneta đã khắc phục điểm này. Như các bạn coi các sản phẩm iconic của B.V (Đặc biệt là handbags, tiêu biểu là boho bag, clutch) thì cách dệt của Bottega cực kì dày đặc – tạo một layer dưới phần da bên ngoài. Không có các khoảng trống giữa các dải dệt với nhau. Kiểu dệt này mang tới sự mềm mại, dẻo dai cho các sản phẩm đến từ chất liệu da của Bottega Venneta vì tầng cơ bản đã làm nhiệm vụ “như 1 giá đỡ” cho lớp da bên ngoài. Đó là điểm làm nên thương hiệu cho B.V khi kiểu form cứng truyền thống các thương hiệu khác cũng làm được (Cùng với chất liệu da).
Và từ Intrecciato, Bottega Veneta đã ứng dụng lên tất cả các sản phẩm khác của mình để tạo ra lưới caro (Checkedboard) tiêu biểu. Nhưng thế là chưa đủ trong một nền công nghiệp thời trang quá nhiều điều cạnh tranh này – vì đây không phải là vì mỗi cái đẹp mà còn là đường đi nước bước. Bottega Veneta đã tiếp cận thị trường như thế nào?
Điều đầu tiên đó gia nhập Tập đoàn Gucci. Gucci đã mua lại Bottega Veneta vào tháng 02 năm 2001 với giá 156 triệu dollar. “Sự giàu có bí ẩn” là cách người ta nói về Bottega Veneta. Gucci, mà sau này là Kering Groups (Đối trọng của ông trùm LVMH). Bottega Veneta dưới sự điều hành của ông trùm kinh doanh trong giới thời trang bắt đầu mở rộng thế lực của mình với việc đánh mạnh vào các dòng phụ kiện, trang sức và túi cao cấp cho nữ và đạt mốc doanh thu 1 tỉ dollars vào năm 2012. Thế nhưng, dòng chảy của thời đại luôn biến chuyển và các thương hiệu thời trang cũng phải gồng mình thay đổi để phù hợp với đại chúng. Chưa kịp ăn mừng được bao lâu thì cũng như bao luxury fashion/haute couture brand khác, Bottega Veneta “vấp” phải cơn chuyển biến mang tên “Streetwear” và “New Wave of Gen Z”.
CƠN GIÓ MANG TÊN DANIEL LEE VÀ HÌNH BÓNG CỦA PHOEBE PHILO
Năm 2018 – Kering Group tiến hành “Thay máu” thương hiệu bằng một sức sống trẻ mới mang tên Daniel Lee, một nhà thiết kế người Anh. Kering cũng chẳng phải tay vừa gì khi LVMH tiến hành “Đồ sát” di sản của The Old Céline của người đàn bà cần mẫn Phoebe Philo bằng việc mời Xì Ke chúa Hedi Slimane cầm trịch và biến đổi thành CELINE (Như bài viết trước mình có đề cập). Ngay lập tức, Kering “ngửi được mùi tiềm năng” và mời ngay Daniel Lee về làm creative Director của Bottega Veneta.
Tại sao Kering không mời hẳn Phoebe về làm với Bottega Veneta. Dĩ nhiên rồi, Phoebe Philo với đầy đủ sự tôn trọng của mình về thời trang của bà nhưng phải công nhận 1 điều rằng – bà đã “out meta” với thời trang đương đại, với sức mua và thị hiếu của người trẻ. Trong khi đó, Daniel Lee vừa trẻ - vừa am hiểu thị trường – lại còn có 1 điều quan trọng là Daniel từng là Head (Trưởng bộ phận) nhánh Ready-to-wear của Céline thời Phoebe Philo. Dĩ nhiên hơn ai hết, Daniel là người rõ nhất về văn hóa Céline của Phoebe và khi mà Phoebe rời Céline – những người hâm mộ bà, hâm mộ thời trang của bà và là khách hàng trung thành của the Old Celine trở nên nhớ nhung, trở nên “thèm khát” những gì sang trọng của Celine cũ. Daniel gia nhập Bottega Veneta, như 1 sự chuẩn bị đầy tiên đoán và cáo già của Kering Group, đã ra collection đầu tiên đã “lấp đầy” sự thiếu hụt của Phoebe Philo trong lòng thị trường. Nói 1 cách dễ hiểu là, Kering Group đã biến khách hàng cũ của Céline (LVMH) thành khách hàng mới của Bottega Veneta (Kering) thông qua Daniel Lee. Một mũi tên trúng quá trời con nhạn.
“The Old Celine inside the New Bottega Veneta” – “Hình bóng của Celine trong một Bottega Veneta mới” là điều cho thấy sự ảnh hưởng cực kì mạnh của Phoebe Philo trong các nhánh sản phẩm, các collection mới của B.V. Đặc biệt là phần giày và phụ kiện – trong số đó có những cú hits, những trends đánh thẳng vào thị trường mới. Đó là gì – những chiếc túi cassette được áp dụng kĩ thuật Intrecciato, đó là các đôi boots với phần sole chunky (Mình cũng đã viết bài về đôi này của Bottega Veneta). Những đôi boot đế vuông (Square-toe shoes) bắt trend cũng từ Bottega Veneta mà trở nên đại chúng. Sự tỉ mẩn về chất liệu, kĩ thuật của Bottega Veneta truyền thống kết hợp với tầm nhìn mới mẻ của Daniel Lee đã mang tới những con số không hề biết nói dối. Người ta yêu Old Celine sao thì giờ cũng đắm chìm trong Bottega Veneta như vậy, có khi là hơn ở phần leather products.
Những con số không hề biết nói dối – Kering Groups, trong bản báo cáo của năm 2020, đã công bố một tình hình vô cùng khả quan cho Bottega Veneta khi doanh thu tăng đáng kể trong bối cảnh một năm các thương hiệu khác đi xuống. Và ngạc nhiên ở 1 chỗ là, hơn một nửa khách hàng mua Bottega Veneta đều trẻ hơn 40 tuổi. Ơ kìa, sao lại thế? Sao Bottega Veneta lại thu hút được người trẻ như vậy.
“LOWKEY FLEX” - GIÁ TRỊ BÊN TRONG, NGƯỜI CHƠI LÀ CHƠI ĐÚNG CÁCH.
Không chỉ đổi mới ở phần làm đồ, tận dụng những cơ hội khi mà Phoebe Philo rời Céline mà Bottega Veneta còn am hiểu thị trưởng và hiểu rõ giá trị cốt lõi của mình. Như phần đầu mình có nói
“ When your own Initials are enough” – B.V còn biết tạo sự Bí ẩn và tò mò cho riêng mình khi mà các thương hiệu thời trang khác phải gồng mình chạy đua trong cuộc sống số 4.0 bằng các runway trực truyến, những fashion film để thu hút khách hàng trẻ tuổi. Thì Daniel lee cho Bottega Veneta khởi mào 2021 bằng cách “black out” – xóa đen toàn bộ các nền tảng xã hội của mình (Facebook, Twitter, Instagram..)
Nhưng có vẻ Daniel Lee và Kering muốn “Tất tay” và tạo ra điểm khác biệt hơn thương hiệu khác. Đó là sự bí ẩn, sự tò mò giống như cái cách mà Runway/collection truyền thống ngày xưa vậy – Không public quá nhiều, ai coi là phải runway hoặc đợi báo độc quyền và đợi ít nhất 6 tháng để thấy ở cửa hàng retail. Daniel là một người thuộc Gen Y, giống như bao người khác – bắt đầu cảm thấy “ngộn” và “sợ hãi” mạng xã hội. Nhưng hài hước thay, cái sự bí ẩn này lại thu hút người xem (Lmao) – nó gần giống với 1 cụm từ đang thể hiện lối sống rất nhiều người trẻ “Lowkey Flex”.
Bottega Veneta không biến mất trên mạng xã hội – thay vào đó, thương hiệu “bắt” người ta phải nhớ tới mình bằng kĩ thuật “Truyền miệng”. Các tài khoản phụ như bottegaveneta.by.daniellee / @newbottega/ @oldceline luôn xuất hiện hashtag #Bottegaveneta #newbottega khiến người ta tò mò và liên tục nói về nó.
Vậy vô – hình- chung, thị trường đang mang tới giá trị cho Bottega Veneta một cách gián tiếp. Người ta tò mò về nó, nhưng không thể coi nó trực tiếp. Các nhánh phụ như các Fashion Vlogger, Youtuber sẽ nói về “Bottega Veneta” như 1 của hiếm để khẳng định cái sự “lowkey flex” của mình và giá trị dân chơi bản thân, tăng hình ảnh. Song hành với việc đó, là giá trị của Bottega Veneta trong mắt thị trường và người tiêu dùng sẽ tăng lên như kiểu “Chỉ có dân chơi thực thụ mới chơi Bottega Veneta”. Một nước đi liều lĩnh nhưng đang chứng minh được sự hiệu quả.
Và như các bạn đã thấy, đó là kết quả của việc “Thay máu” “Lột xác” “Lợi dụng tình thế” “Nâng tầm giá trị cốt lõi” “Am hiểu thị trường” đã cho Bottega Veneta một cú quật ngược vào new market.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
phoebe philo brand 在 Facebook 的精選貼文
HEDI SLIMANE – BỘ MÃ DI TRUYỀN CỦA GIỚI THỜI TRANG.
Nhắc tới Hedi Slimane, nhiều bạn sẽ nhớ tới Saint Laurent Paris và giờ là CELINE hơn. Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng và không ngoa khi nói rằng Hedi Slimane đang là một trong những người quyền lực bậc nhất ở kỉ nguyên thời trang này. Nhưng vượt hơn danh là 1 “nhà thiết kế thời trang/fashion designer”, Hedi Slimane tham vọng và toàn năng hơn thế. Cũng vì lẽ đó, vì cái sự “Cầu toàn đến mức hoàn hảo” mà Yves Saint Laurent đã không thể chịu được Hedi Slimane khi Xì ke chúa muốn điều khiển tất cả mọi thứ liên quan đến SLP nên cả hai đã không còn tiếng nói chung trước khi đường ai nấy đi.
Mình cũng đã từng nhắc về Hedi Slimane trong bài viết DNA – Bộ mã di truyền trong sinh học cũng như thế giới thời trang của con người. Hedi Slimane thể hiện tuyên ngôn thời trang và tầm nhìn của Xì Ke Chúa gần như là xuyên suốt trong những thương hiệu mà Hedi đã làm việc. Mặc dù có rất nhiều anh/chị/bạn đã viết về Hedi Slimane nhưng hôm nay mình sẽ hệ thống lại để cho các bạn trẻ đang yêu thích SLP, CELINE có thể hiểu rõ hơn về “Xì Ke Chúa” ( Nếu có sai sót gì, mong các bạn bỏ qua và chỉnh sửa dùm)
NHỮNG NĂM THÁNG CHẬP CHỮNG
Gã thanh niên gầy gò Hedi Slimane bắt đầu sự sáng tạo của mình không phải đến từ thời trang mà lại đến từ nhiếp ảnh/photography. Điều này giải thích lí do vì sao Hedi Slimane rất “nghiêm khắc” trong việc chọn và hoàn thành các lookbook concept sau này, vì đó là nơi “Tình yêu bắt đầu”. Được đào tạo tại Ecole Du Louvre – một tổ chức giáo dục nằm trong cung điện Lourve ở Paris, Pháp – kinh đô của thời trang. Cơ duyên bắt đầu khi mà Slimane được làm việc cùng Jean – Jacques Picart, một trong những nhà tư vấn có ảnh hưởng nhát trong lĩnh vực thời trang và thời trang cao cấp.
(Nếu bạn nào thắc mắc về một nhà tư vấn thời trang sẽ làm gì thì người này được xem như là cánh tay phải đắc lực của các các nhãn hàng thời trang, chức vị có thể cao hơn hoặc ngang hàng so với các fashion designer vì nhiệm vụ của họ là:
Hiểu được nhu cầu của thị trường, tập tính và tính cách cá nhân của khách hàng – bao gồm khách hàng trung thành và khách hàng tiềm năng.
Từ đó, các nhà tư vấn sẽ đưa ra các lời khuyên cho thương hiệu về các collection, về màu sắc, kiểu dáng, loại vải, kiểu thiết kế nên cần và tầm giá để các fashion designer dựa vào đó mà thiết kế cho đúng những gì mà thị trường mong muốn. Không ngoa khi nói rằng các nhà tư vấn sẽ quyết định trend sắp tới là như nào.
Bên cạnh đó, một nhà tư vấn chuyên nghiệp sẽ phải là một người luôn cập nhật tình hình và nguyên tắc thời trang hiện tại để phản ánh các thay đổi cần thiết, phát triển các trang phục và đề xuất mới cho thương hiệu thời trang.
Quan trọng nhất – đó là mở rộng thị trường, theo đuổi các khách hàng tiềm năng để từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho các thương hiệu thời trang)
Slimane và Jean – Jacques Picart là 1 trong những tác nhân khiến Louis Vuitton từ một thương hiệu chuyên sản xuất đồ da cao cấp thành một ngôi nhà thời trang quyền lực (Đặc biệt là dưới thời của Marc Jacobs).
GẬP GHỀNH SỎI ĐÁ
Nếu bạn nào chưa biết thì Saint Laurent Paris không phải là lần đầu tiên mà Hedi Slimane nhúng tay vào nhà Yves Saint Laurent. Trước đó – khoảng thập niên 90s thì Hedi Slimane đã gia nhập vào YSL với tư cách là gì? Đố các bạn biết đấy? Fashion designer – Creative Director?. Nầu, Hedi Slimane lúc đó ở YSL là “Marketing Assistant” – Trợ lý Marketing. Ngạc nhiên chưa =)))
Với tư cách là trợ lý Marketing nhưng thừa hưởng quá trình làm việc và kinh nghiệm từ Jean-Jacques Piccart cộng thêm khả năng sáng tạo và tầm nhìn thời trang của mình, Hedi Slimane nhanh chóng có những quyết định quan trọng và thể hiện bản thân trong việc đưa sản phẩm của YSL tiếp cận với thị trường hơn. Và bởi tính cách đó mà Hedi đã lọt vào mắt xanh của Pierre Berge – nhà đồng sáng lập của YSL và cho tới năm 1996 – Hedi đã được bổ nhiệm là Director của nhánh Mens Ready-to-wear. Show diễn debut của Hedi Slimane với tư cách là giám đốc YSL’s Mens RTW có sự góp mặt của huyền thoại Yves Saint Laurent và quý ngài đây đã vô cùng hưởng ứng một Hedi Slimane trẻ trung, táo bạo. Chính thức bắt đầu kỉ nguyên và bộ mã di truyền mang tên Hedi Slimane.
Yves Saint Laurent Homme Fall Winter 2000/2001 được đánh giá là một trong những collection gây tiếng tăm và có ảnh hưởng nhất của Hedi Slimane tới thương hiệu này. Collection được đặt tên là “Black Tie/Cà vạt đen” đã cho cả thế giới thấy một trong những điểm đặc trưng nhất của Xì ke Chúa. Đó là những dáng hình siêu gầy, mảnh khảnh (Super-skinny silhouette) - tương phản với những trang phục có phần rộng, baggy với chất liệu tạo nhiều blank-space. Nên nhớ lúc đó tiêu chuẩn thời trang nam là “Đúng size – đúng kích thước – đo ni đóng vải”. Collection này đã đưa Hedi Slimane chính thức trở thành tâm điểm của giới thời trang và.. năm 2000, Hedi Slimane tiếp tục “gieo” DNA của mình tới Christian DIOR sau khi rời YSL.
Tại DIOR, Hedi Slimane ngày càng “điên cuồng” hơn với tư tưởng “Gầy đến bá đạo” của mình. 28/1/2001, Xì Ke chúa bắt đầu công cuộc cải tổ lại Dior khi giới thiệu lại với thế giới thời trang một Dior Homme như 1 nhánh mới và cho người mộ điệu một quy tắc mới cho cách ăn mặc của nam giới.
“Extremely Thin” – Siêu mỏng, siêu gầy
“Androgynous” – Lưỡng tính. ( Có thể cho là Unisex tại thời điểm hiện tại).
Được lấy cảm hứng từ những subcultures lân chuyển một cách đầy bí ẩn của Berlin và London’s underground. Những thứ âm nhạc chết người, những sự nổi loạn của hậu punk và không rào cản về giới tính được diễn ra ngay dưới mặt đất của những kinh đô thời trang và văn hóa – Hedi Slimane cho thế giới một khái niệm hoàn toàn khác về Menswear. Những bộ quần áo skin-tight, bó sát đến nghẹt thở, những đường cắt táo bạo đã gây shock cho rất nhiều người. Trong đó phải kể đến huyền thoại của Chanel nói riêng và thế giới nói chung, cụ Karl Lagerfeld.
Vì quá ám ảnh bởi cái sự điên của Hedi Slimane thời điểm đó, Karl Lagerfeld đã từng chia sẻ rằng cụ sẵn sàng giảm cân để làm gì – để có thể mặc được đồ do Hedi Slimane làm. Kinh chưa – không phải ai mà một người khó tính như Karl cũng có thể muốn mặc đồ đâu.
[ Nguyên văn là
“I had got along fine with my excess weight and I had no health problems. But I suddenly wanted to wear clothes designed by Hedi, which required me to lose at least six of my 16 stone (khoảng 100 pounds ~ 45kg)”.
“Tôi ổn với cái sự dư cân nặng của mình và tôi không có vấn đề gì về sức khỏe. Nhưng tự dưng tôi muốn mặc những món đồ được thiết kế bởi Hedi, thứ sẽ yêu cầu tôi phải giảm ít nhất là 45kg”.
Quá ảnh hưởng, quá khủng khiếp. Hedi Slimane thừa thắng xông lên với nhà DIOR. Năm 2001, Slimane công bố chai nước hoa đầu tiên của DIOR Homme, “Higher” (Dịch ra là Bay cao hơn nữa đê, Thăng hoa nữa đê!). 2002, CFDA – Hiệp hội Thiết kế thời trang của Mỹ vinh danh Hedi Slimane là “Fashion Designer of the Year” – Nhà thiết kế của năm. Hàng loạt các ngôi sao lớn nhỏ đều mong muốn mình xuất hiện trước sân khấu dưới sự chắp tay trang phục của Hedi Slimane, đặc biệt là các huyền thoại nhạc Rock.
Nhưng cuộc tình với Dior tưởng sẽ tiếp tục bay xa thì 2006, Hedi quyết định rời DIOR vì không đàm phán được với các ông chủ về việc sẽ tung ra một nhãn hàng thời trang đồng tên của mình. Dior e sợ việc có thêm 1 “Hedi Slimane Brand” sẽ đe dọa tới sự phát triển của “Dior Homme” và dễ gì họ để chất xám và tiền bạc đầu tư của họ chảy máu như vậy. Giải pháp cuối cùng đó là sự ra đi của Hedi Slimane.
NGHỈ NGƠI
Sau khi rời DIOR, Hedi Slimane cảm thấy mệt mỏi với nền công nghiệp thời trang và lại quay về đam mê và cũng là nguồn gốc về sự sáng tạo của mình – “NHIẾP ẢNH”. Xì ke của chúng ta đi gom lại từng khoảnh khắc mà mình đã từng chụp trong thời gian làm việc cho YSL và Dior, Hedi ra Blog (wao) và xuất bản một cuốn photobooks.
QUAY TRỞ LẠI NGÔI NHÀ XƯA VÀ “HỦY DIÊT” NÓ
Như 1 đứa con lạc lối, ngôi nhà Yves Saint Laurent lại chào đón Hedi Slimane trở về. Với những gì mà Hedi đã chứng tỏ vào những năm 2000s, YSL tin tưởng về việc Xì Ke Chúa sẽ tiếp tục thể hiện mình và tăng sức cạnh tranh của 1 thương hiệu “Có tuổi nhưng dần mất tên” với thị trường ngày càng được trẻ hóa. Nhưng hỡi ôi, Hedi Slimane bây giờ đâu phải là cậu chàng thư sinh với nụ cười e thẹn của những ngày đầu nữa. Hedi Slimane giờ đã là 1 gã “Hít-le” của thế giới thời trang rồi.
Tháng 3 năm 2012, Hedi trở về căn nhà xưa với tư cách là Creative Director – tổng điều hành cả hai nhánh menswear/thời trang nam và womenswear/thời trang nữ. Đại tổng quản đã ra điều kiện “Muốn tôi trở về, các người phải theo luật chơi của tôi” và sắc lệnh đầu tiên được ban ra đó là gạch chữ “Yves” ra khỏi Yves Saint Laurent để thành Saint Laurent Paris. Sốc, báo chí làm ỏm tỏi lên – nào là Thiếu tôn trọng, nào là Hedi đang phá hủy 1 tượng đài. Điều này báo hiệu cho chu kì 4 năm đầy căng thẳng – liệu Saint Laurent Paris của Hedi Slimane có đáp ứng được sự kì vọng hay đây chỉ là cái ngông của 1 gã điên.
Và kết quả sao – thì hẳn các bạn đều biết rồi.
Slimane tiếp tục DNA của mình tại SLP. Những hình dáng “Skinny” lại rảo bước trên các sàn runway sau một thời gian vắng mặt, nhưng lần này thì thời trang đã khác – trẻ trung hơn, ứng dụng tốt hơn, “Mỹ” hơn. So với người tiền nhiệm Stefano Pitati trung thành với kiểu châu Âu cũ thì Hedi nhắm thẳng tới thị phần mới, khách hàng mới và châu lục mới – Mĩ. Tính thương mại được chứng minh khi màn debut của Saint Laurent vào mùa Xuân/Hè 2013 mặc dù không được giới chuyên môn đánh giá cao, người ta ngờ vực nhưng tổng kết – doanh thu của SLP tăng trưởng 20%, một con số vượt trội so với các nhãn hàng cao cấp khác mặc dù SLP rất hạn chế về kênh phân phối.
Với Saint Laurent Paris, Hedi Slimane “Tái sinh” lại những kiểu thiết kế xưa cũ và biến nó thành “DNA” của mình với những sự lắp ghép hoàn hảo quanh trục Thời trang – Hình ảnh – Sao – Mặc hàng ngày để tạo riêng hệ sinh thái SLP. Những nào áo Teddy Jacket (Varsity Jacket), những Hyatt boot.. đều không phải là original by Hedi Slimane nhưng cách Hedi sử dụng các bản mẫu truyền thống, áp dụng tính chất của mình và mang tới người trẻ là điều mà ai cũng có thể thấy. Hedi biến thứ “bình thường” thành thứ “sang trọng” với ngôn ngữ thời trang của mình, thuyết phục khách hàng sẵn sàng móc hầu bao để mua những thứ giá mấy ngàn đến chục ngàn $. Nên nhớ, xuất thân và công việc đầu tiên của Hedi Slimane đó là trong marketing. Am hiểu về thị trường, am hiểu về những gì mà khách hàng nghĩ – Giám đốc toàn năng của chúng ta đang đảm nhận rất nhiều vai trò “Fashion Designer” “Fashion Consultant” “Art Director” – một nhạc trưởng thực thụ.
Và khi SLP đang hưởng quả ngọt từ Hedi mang tới, Hedi Slimane lại muốn bành trướng và thể hiện tham vọng rõ rệt của mình từ việc tổ chức lại marketing, tổ chức lại visual concept store, phân phối và hệ thống lại dòng fragnance của YSL/SLP. Chơi với Hedi Slimane như chơi với hổ, không biết là con hổ này sẽ “quào” mình lại lúc nào nên Hedi lại rời khỏi ngôi nhà thân thương 1 lần nữa.
TÂN THẾ GIỚI CỦA CELINE.
Đích đến mới của Hedi Slimane lại là 1 thương hiệu khác của Pháp và có bề dày lịch sử nghiêng về phần nữ hơn. The Old Céline của quý bà Phoebe Philo đã bị “Gột rửa” hoàn toàn, không 1 chút gợi nhớ, không 1 chút hoài niệm hay hình ảnh của người phụ nữ này tại “CELINE tân thời”. Hedi Slimane với cái tôi của bản thân, với thành tích và kinh nghiệm rõ ràng được thể hiện bằng những con số doanh thu – những báo cáo ấn tượng đã đủ thuyết phục về việc biến Céline thành CELINE. Cái Mã di truyền đầy “khó chịu” của Hedi Slimane tiếp tục được ghép vào cùng một CELINE đầy sức sống mới. Bộ sưu tập đầu tiên “nặng DNA” đến mức người ta tưởng đó là Saint Laurent Paris chứ không phải là CELINE. Nhưng dần dần, dần dần – Hedi Slimane tiếp tục thể hiện 1 CELINE hoàn toàn tươi trẻ và nhắm thẳng tới lượng khách hàng dồi dào và sẵn sàng chi tiền nhất hiện nay – Gen Z.
Vì mình đã viết bài về sự so sánh của Céline – Phoebe Philo và CELINE – Hedi Slimane và công thức thành công của Xì ke Chúa nên mình không viết dài thêm nữa nhé.
Mong các bạn đọc hết.
Bài viết tham khảo nhiều nguồn.
Ủng Hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
phoebe philo brand 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
“MINIMALISM” – KHÔNG PHẢI LÀ 1 CÁCH DỄ XƯNG
Ơ thật ra thì mình nằm vùng khá nhiều groups để theo dõi diễn biến thị trường chảy như thế nào. Nhưng có một hiện tượng lẩm tưởng như thế này. Khá là nhiều bạn mặc chỉ là 1 chiếc quần tây, 1 chiếc shirt trắng + 1 đôi dr nào đấy và xưng là “Tôi đang mặc minimalism/Tối giản”. Ơ xin bạn đừng, để mặc ra đúng “Minimalism Vibe” thực sự rất là khó. Khó lắm, khó để mà một thằng như mình cũng dám tự tin mà nói rằng “Tao đang mặc tối giản đấy. Cool không?”. Vậy có rất một sự khác biệt lớn giữa “Basic/Simple”-“Đơn giản” và “Minimalism”- “Tối giản”.
Đúng vậy. Chúng ta hãy cùng xét nghĩa một cách cụ thể nhé.
BASIC/SIMPLE: có thể hiểu nôm na là bạn mặc đơn giản nhất có thể. Đó là Tee, là quần jeans/quần trouser thêm 1 đôi giày sneaker/boots hay phụ thêm 1 hoodie. Nó phục vụ nhu cầu tối thiểu của bạn khi ra ngoài đường – che thân, không khỏa thân lõa lồ, che mưa – che nắng và làm ấm cơ thể. Về cái sự thời trang thì nếu tích cực sẽ gọi là Basic/Simple. Còn nếu tiêu cực thì mình sẽ nói là “Boring Clothing” “Chán bỏ mẹ”. Nhưng chẳng có gì sai, tùy theo mục đích của người mặc – cũng như mức độ tài chính họ bỏ ra. Cho nên, ai mặc simple/basic thì là quyền của họ - đó là quyền cá nhân. Nhưng nếu xem đó là fashionable hay tính thời trang thì mình xin nói lại như trên “Chán bome”.
Vậy, các bạn có hiểu nỗi khổ tâm của mình khi các bạn đưa 1 outfit simple/basic hết sức rồi hỏi mình là “Trông em có thời trang không”. Vì lịch sự, mình sẽ kêu là clean fit blah bloh. Nhưng thôi, chúng ta nên sống thực lòng với nhau là “Em mặc đồ chán bome”. Đừng buồn, hãy lấy sự hận thù làm động lực để mặc đẹp hơn nha.
MINIMALISM: Chủ nghĩa tối giản trong thời gian là các thiết kế, trang phục mà trong đó các yếu tố được sử dụng như vải, nút (Những nguyên tử căn bản bậc nhất của quần áo) cùng với cách sử dụng tối thiểu để tạo ra một hiệu quả tối đa. Điều này không đồng nghĩa rằng mặc một bộ quần áo simple/basic hay cùng màu thì có nghĩa là chúng ta đang thi triển võ công “Minimalism in Fashion”. Sự tối giản trong thời trang đó là “nghệ thuật” của trò chơi thiết kế - khi được sách giáo khoa mĩ miều hóa rằng “ Minimalism là sự thể hiện đơn giản của 1 suy nghĩ phức tạp”.
Điều này nghĩa rằng : “Để tạo ra hiệu ứng một cách tối đa, tối giản trong thời trang sẽ bỏ qua những chi tiết không cần thiết để tập trung vào hình thức và chất liệu vải – kể cả đó có là tính năng cơ bản của quần áo đó”. Các nhà thiết kế thường khai thác sâu về đường nét, về đường cắt – thớ vải và tạo khối trong bản mẫu để dù có sử dụng một màu đơn sắc – chúng vẫn thể hiện ra các bậc màu khác nhau.
(Để mình nói cho các bạn dễ hiểu là một màu xanh lá đi – bạn tạo khối tức là đồ đó có độ sáng/tối. Màu Xanh lá mà pha chút sáng thì sẽ ra màu xanh lá tone sáng, còn ở phần tối thì nó sẽ ra màu xanh lá đậm hơn. Sự tối giản tinh tế là việc dù chỉ sử dụng 1 màu nhưng cách thiết kế khiến người ta sẽ được trải nghiệm cả 3 tone màu: nhạt – chuẩn – đậm).
Nắm trùm và được nhiều người biết tới thì chắc bộ ba Rei Kawakubo, YohjiYamamoto và Issey Miyake – những fashion designer đã góp phần đưa tư tưởng Wabi-sabi của Nhật Bản thâm nhập vào nền công nghiệp thời trang. Những năm 1980, bộ ba này đã đưa lên sàn diện một chủ nghĩa tối giản chú trọng vào sử dụng raw-material/ Nguyên liệu thô. Bằng những kích cỡ rộng, xếp lớp – những nhà thiết kế Nhật “Tuyên chiến’ với sự sang trọng và thủ công kĩ nghệ của haute couture thường thấy lúc đó.
Sau giai đoạn đó, chủ nghĩa tối giản chia làm 2 luồng phân chia cực mạnh. Có những người sẽ chọn kiểu trang nhã, sạch sẽ, sang trọng như những ngôi nhà quý tộc lớn vẫn làm. Còn có một người đã khơi mào cho 1 bước chuyển biến bới của chủ nghĩa tối giản: Descontruction. Và người đó là ai.
CHÍNH LÀ MARTIN MARGIELA.
Sự tối giản của Martin Margiela được đến từ nhiều chi tiết. Tối giản như mình nói lúc nãy đó chính là tập trung vào quần áo mà bỏ đi những thứ không cần thiết. Thứ không cần thiết đối với Martin Margiela chính là thương hiệu, là khuôn mặt của model. Martin muốn người ta biết tới sản phẩm thời trang của ông không phải là do brand-name, hay do model nổi tiếng/mặt đẹp – chỉ có duy nhất được đứng và tồn tại trong runway của ông. Đó chính là True Fashion, là quần, là áo, là giày – là sản phẩm mà ông làm ra.
Bằng cách sử dụng các kĩ thuật xử lí và descontruction ấn tượng, Martin đã tạo ra một sự tiên phong lớn trong mở ra chủ nghĩa tối giản mới với giai đoạn sau này. Khi những tên tuổi tiếp theo như Helmut Lang, Ann Demeulemeester cũng đưa chủ nghĩa tối giản vào trong đó.
Cuộc sống hiện đại biến chuyển khiến con người nghiêng về phần “Ready-to-wear” nhiều hơn. Đó cũng là lí do “Minimalism” chuyển biến sang hướng thiết kế thoải mái, dễ dàng và thiết thực hơn. Giờ đây – chủ nghĩa tối giản không đánh vào hình khối hay đường line mà đánh vào detail nhỏ và độ sang trọng của vải cũng như các đường cắt táo bạo. Chúng ta có Stella McCartney, Celine thời Phoebe Philo mà nhiều chị/em đam mê, Haider Ackerman, Jil Sander…
Vậy – các bạn đã mường tượng rõ được khái niệm “Simple – Basic” và “Minimalism” chưa. Hai khái niệm hoàn toàn xa nhau đấy
---
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.