LEATHER JACKET/ÁO KHOÁC DA – CÂU CHUYỆN CHƯA KỂ.
Đối với đại đa số những bạn trẻ yêu thích thời trang hiện tại – leather jacket sẽ gắn liền với hình ảnh những gã gầy gò của Hedi Slimane dưới triều đại Saint Laurent Paris, cũng như auto phối một chiếc Leather jacket nên phối với 1 quả quần skinny jeans hay biker jeans cùng quả boots. Thực ra thì, Leather jacket phổ biến rộng rãi hơn cả là với chiếc quần jeans xanh truyền thống – Thời trang hiện đại đã biến hóa nó thành các loại quần kiểu trên. Cũng như, leather jacket thường được “gắn” với danh hiệu chiếc áo của “Fuckboi” của “Play Rân” của những dân chơi đồ hiệu – chứ chưa được đào sâu nhiều về các mảng như là Biker hay thậm chí xuất phát của nó lại là từ trong quân đội.
Không thể không công nhận khả năng mà leather jacket mang lại – tại sao xuất hiện rất lâu rồi, nhưng leather jacket luôn là một trong những hot item và được định nghĩa là “Timeless Item” (Những Items vượt thời gian và xu hướng) vì chỉ cần bạn khoác lên mình nó – trông bạn có 1 phần thời trang và đẳng cấp hơn bình thường rồi (cái này mình nói thật 😊) ). Tiếp theo đó là gì, đó là độ “Chơi” – độ “Bền” – Leather/ Da luôn là 1 nguyên liệu với chi phí sản xuất không hề rẻ trong việc sản xuất thời trang, thử so sánh với một chiếc tee bình thường, một quả quần trouser hay 1 chiếc hoodie – làm bằng da là tạo cảm giác “Luxury” hơn rồi đúng không. Chúng ta sẽ nhắc tới về form dáng, một chiếc leather jacket phải đảm bảo các function/tính năng mà nó đảm nhận cần thiết để phục vụ cho việc con người làm ra nó – việc bảo vệ cầu vai, những zip sáng bóng ở các phần cổ, cánh tay cùng các belt điều chỉnh size ở phần waist – quá nhiều thứ để nói. Đó là lí do mà leather jacket tồn tại bền vững và đóng một vai trò quan trọng trong thế giới quan trong.
DA/LEATHER:
Thì đầu tiên tạo giá trị của một sản phẩm thời trang bất kì, chúng ta phải nói tới quá trình tạo ra nguyên liệu cấu thành nó. Da/Leather là một trong những chất liệu cầu kì và có lịch sử trong nền văn minh phát triển loài người. Sử dụng da động vật đã tồn tại từ thời con người còn ăn lông ở lỗ và lấy da động vật còn nguyên phần lông, máu và thịt dính lên để che ấm trong kỉ nguyên Ice age. Nhưng con người là 1 giống loài thông minh, họ nhận ra việc chế biến da để làm các sản phẩm may mặc khác với thời gian sử dụng lâu hơn – thân thiện hơn da với con người (giống như Mứt hay Nước Mắm vậy). Do đó, da thô sẽ trải qua một quá trình chế biến, làm sạch và bảo quản. “Thuộc da” sẽ giúp loại bỏ lông và các phần mỡ động vật dư thừa còn phần trong của da cho phép da trở nên khô và săn chắc, thuốc nhuộm giúp da có thêm phần màu sắc và đúng tone màu mà trang phục ngắm tới – bảo vệ da khỏi các yếu tố côn trùng, mối mọt bên ngoài và giúp da và các sản phẩm là da tồn tại trong nhiều năm mà không bị phân hủy.
Xã hội văn minh hiện đại – người ta đã chế tạo ra nhiều cách xử lí da động vật tân tiến hơn, khử mùi hơn và không làm cho hóa chất làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng của da và trải nghiệm của người dùng (Tuy nhiên, mình sẽ không đề cập đến vấn đề đạo đức hay phá hủy cân bằng sinh thái trong bài viết này). Leather trong thời trang ngày càng trở nên phổ biến và sử dụng nhiều hơn.
(Note: Vậy – chúng ta đã nắm sơ qua quá trình về nguyên liệu chính của các Leather Stuff (Ở đây là Jacket) khá là cầu kì và đòi hỏi qua nhiều quá trình, nên giá cao là chuyện bình thường).
Lịch Sử:
Khá nhiều người nhầm lẫn về lịch sử của leather jacket – nhiều người sẽ cho rằng giới thời trang hay giới nghệ sĩ mới là những người đầu tiên sử dụng leather jacket và phổ biến chúng tới thị trường. Nhưng những người đầu tiên được mặc leather jacket lại đến từ quân đội. Trong Chiến Tranh thế giới thứ nhất, các phi công của quân đội Phổ/ Đức đã mặc những chiếc leather bomber jacket để đảm bảo thân nhiệt của con người cũng như tránh các tác nhân về gió và mưa trên độ cao khi lái máy bay. Trong thế chiến thứ hai, quân đội Nga cũng tối ưu việc sử dụng leather bomber jacket vì khả năng giữ ấm, cách nhiệt, bền bĩ và chống nước – những thứ được coi là kim chỉ nam trong military clothing. Màu sắc chủ yếu của leather jacket giai đoạn này màu da bò (Màu Nâu) hoặc màu Olive (màu rêu) tới tận những năm sau đó, màu đen mới trở thành màu chủ đạo của Leather Jacket.
Hết chiến tranh là đến thời hòa bình – nhưng với các quân nhân, việc mặc leather jacket/bomber jacket đã trở thành một thói quen của họ cũng như thể hiện cái niềm tự hào phục vụ cho quân đội. Họ vẫn mặc những leather jacket trên những con motor dã chiến của mình trên đường phố, điều này đã thu hút rất nhiều nam nhân thời điểm đó. Vì đó là biểu tượng của sự nam tính, của sự từng trải, hi sinh và bất khuất – cũng như độ chín của một người đàn ông, nhưng sở hữu một chiếc áo da đến từ quân đội – không phải ai cũng có khả năng (Đấy, leather jacket nam tính thế mà sao giờ nó lại thành biểu tượng của fuckboi, của mấy anh nam không nam, nữ không nữ/ Ếu hiểu). Có cầu thì ắt có cung, niềm cảm hứng từ những quân nhân đã truyền đến nhiều người, nhiều fashion designer và một trong đó là 1 người đàn ông là Irving Schott. Mong muốn biến leather jacket thành một thứ mà một người bình thường có thể mặc.
Irving lập ra một công ty tên là Schotts Bros (based in Nyc/ New York City) và chỉ chuyên về outer wear (đặc biệt là leather jacket). Phiên bản áo da màu đen được Irving thiết kế ra – thân thiện hơn với nam giới (tại 02 màu kia quân đội quá) với design vẫn bám sát bản phục vụ cho các quân nhân, nhưng để đáp ứng tính sử dụng thường xuyên. Chiếc áo da đã được design với đường cắt không đối xứng để người sử dụng có thể dễ dàng xoay chuyển thân người (Da thời đó khá bó và khó vận đông hơn so với vải thông thường), ngoài ra còn add-in thêm 1 chi tiết quan trọng : Zipper (thêm tính năng và độ cool, sự nổi bật của những chiếc zip sáng loáng trên nền bóng da của chiếc áo – ngầu vlol chứ gì nữa).
Ngay lập tức, leather jacket trở thành một những sản phẩm được săn đón. Tất nhiên, không chỉ là áo da – người ta còn inspired về biker nữa (Như mình nói ở trên) – theo hình mẫu các quân nhân ride a bike with a leather jacket – lifestyle này đã stack/gắn liền hình ảnh chiếc áo da với các biker. Một phần – trong quá trình di chuyển, các biker gặp rất nhiều vấn đề về môi trường và thời tiết như gió, mưa, độ ẩm, nắng – còn gì hợp lí 1 chiếc leather jacket. Thời đại hòa bình, hình ảnh quân đội sử dụng áo da đã dần trở thành dĩ vãng mà thay vào đó là các biker (Đó là sự chuyển biến về thế hệ - cũng như quân đội giờ người ta sử dụng những chất liệu tân tiến và nhẹ hơn nhiều).
Nhưng – chiếc leather jacket của chúng ta được một bước đệm lớn chỉ khi chúng được lên màn ảnh. Nghệ thuật thứ 07 là 1 tác nhân quan trọng để đẩy hình ảnh chiếc áo da lên. 1953 – bộ phim The Wild One, Marlon Brando mặc cho mình 1 quả Perfecto (áo da nhà Schotts Bros) cầm đầu một motorcycle gang đã thành biểu tượng của nhiều nam thanh và gây chết đứng trái tim bao nữ tú. James Dean cũng góp phần không kém trong bộ phim Rebel Without A Cause năm 1955. Như mình đã nói, điện ảnh với hình ảnh biker/Leather Jacket đã xây dựng một culture movement/dòng chảy văn hóa đại chúng tiếp cận sau những quân nhân kia và cho người ta hình ảnh gắn liền giữa 2 giới này.
Đúng vậy – hình ảnh chiếc áo da gắn liền với sự nổi loạn và phong trần. Nó mới chỉ chạm tới một phần thị trường cho đến khi thành toàn cầu lúc Rock n Roll thành thứ gì đó nhà nhà cùng nghe, người người cùng nghe. Không chỉ nổi loạn, các Rockstar còn sử dụng leather jacket như 1 outfit/1 item chính của mình trong các phong trào cổ động chống chiến tranh và phản văn hóa thập niên 1960s (Có Steve Mcqueen, The Beatles).
Chưa đủ, leather jacket còn được custome/tùy chỉnh phù hợp với tính cách người mặc. Chúng ta chứng kiến 1 kỉ nguyên nổi loạn và punk-rock đặc sắc với nào là Duran Duran, The Sex Pistols, The Ramones.. với các phiên bản tán thêm đinh và descontruction.
Và nếu đã trở thành một phần của nền văn hóa (Không chỉ thời trang mà là đại chúng) – nó sẽ thành 1 thứ gì đó gần như là vĩnh cửu. Thật vậy, leather jacket đã được sử dụng rất, rất nhiều không chỉ từ các celebs mà đến các khách hàng đại chúng từ năm này qua năm khác vì những thứ mà leather jacket mang lại. Bài viết này còn rất nhiều thiếu sót nhưng sẽ cung cấp cho các bạn được 1 góc nhìn nào lạ lẫm hơn về Leather Jacket hơn là những chiếc áo được mặc đi vào bar mà thôi.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有115部Youtube影片,追蹤數超過29萬的網紅みかんMikan,也在其Youtube影片中提到,Let me know if I did it right! Sorry for not doing a TikTok I genuinely don't have that kind of confidence LOL fake egirl Thank you to Unzzy Store for...
「punk fashion」的推薦目錄:
- 關於punk fashion 在 Facebook 的最佳解答
- 關於punk fashion 在 Facebook 的精選貼文
- 關於punk fashion 在 Facebook 的精選貼文
- 關於punk fashion 在 みかんMikan Youtube 的最佳解答
- 關於punk fashion 在 Ngân Xumii Youtube 的精選貼文
- 關於punk fashion 在 UWDUCT Crew Youtube 的最佳貼文
- 關於punk fashion 在 79 Punk fashion ideas - Pinterest 的評價
- 關於punk fashion 在 1977: Punk fashion on Just a Nimmo - BBC Archive - Facebook 的評價
punk fashion 在 Facebook 的精選貼文
BLUE PILL OR RED PILL?
Nhiều người trong đây đều thần tượng Keanu Reeves – và tất cả mọi người đều nhớ tới bộ phim và người đàn ông xuất hiện trong mọi memes về những chú cún John Văn Wick. Nhưng hãy nói về bộ phim đã đưa Keanu Reeves tới với tất cả khán giả đại chúng, gắn liền với tuổi thơ của biết bao con người ở đây – xem đi xem lại nhiều lần và ảnh hưởng rất nhiều về thời trang. Một bộ phim đúng nghĩa ở thì tương lai với “high tech- lowlife” với những cảnh slow-motion né đạn đi vào lòng người và lần đầu xuất hiện ở trên màn ảnh rộng.
Chúng ta đang nói về thời trang. Ok – dù đã được công chiếu rất lâu và chuẩn bị ra phiên bản mới mang tên “The Matrix Resurrections” dự kiến ra mắt vào 22/12 năm nay. Ma Trận hay Matrix tới người xem vào ngày 31 tháng 3 năm 1999, kể về Neo trong thế giới tương lai và viễn tưởng khi chúng ta chỉ là những “nhân vật ảo” được kiểm soát bởi một thế lực thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence). Ngoài doanh thu khổng lồ, Matrix còn ảnh hưởng tới văn hóa đại chúng khi người ta si mê những hình tượng của nhân vật trong đó – và tất nhiên rồi, có cả quần áo và thời trang.
Đúng vậy, nhắc tới Matrix là phải nhắc tới những trang phục lạnh lùng không cảm xúc với màu đen huyền bí, những bộ đồ latex bó sát gợi cảm, những chiếc áo coat dài, những đôi boots chunky và “chiếc kính đen nhỏ (mà mình thắc mắc mãi chiếc kính không gọng của Morpheus). Giai đoạn mà Matrix được phát hành, nó đã tạo cơn sốt và nhiều người đã đổ xô ăn mặc theo kiểu đó (Cũng có thể xem như 1 loại Sci-fi, cyberpunk điển hình). Với một thế giới trong Ma trận, khí độc – mưa acid và vũ khí hạng nặng, cách sử dụng chất liệu nhựa bóng với thiết kế function/tactical. Các bạn nhớ những chiếc belts đặc thù, những chiếc túi vắt ngang đùi để đựng súng chứ - yeah, nó đó.
Cái hay của Matrix là sự gần gũi của nó với thế giới hiện thực ngay nay. Dù bộ phim được ra mắt vào năm 1999 – nhưng những gì nó miêu tả là sát với 2020. Một thế giới tràn ngập rác thải, sự tái chế những nguyên liệu, sự bùng phát công nghệ với những con AI thông minh có khả năng tái tạo ID của mỗi người sống và học hỏi hành vi của người dùng. Dịch bệnh tràn lan và con người với thói quen vô độ của mình trong sự khủng hoảng kinh tế đã phải tái sử dụng những item thời trang của mình. Trong Matrix, khi ai đó hi sinh, đồng phục của họ sẽ được giạt và sử dụng lại bởi những người mới (Neo là ví dụ tiêu biểu). Do đó, màu sắc của quần áo thường nhợt nhạt như được wax lại, quá khổ/oversize để người nào cũng có thể mặc được (Những chiếc quần, những chiếc áo sweater trễ vai với ống tay rộng mà mọi người có thể thấy trên phim).
Hình tượng Matrix len lỏi rất nhiều vào văn hóa ăn mặc và thời trang, trong đó có cả runway. Những sàn diễn của Dior, Balenciaga, Alyx..với phong cách kết hợp giữa những chiếc sunglasses nhỏ, những phụ kiện bằng nhựa tổng hợp, những long jacket bóng bẩy, tactical belt/vest – nhìn vào chúng ta có thể liên tưởng ngay tới Ma Trận thông qua Neo, Trinity hay Morpheus. Với màu đen chủ đạo, sự chơi đùa ánh sáng và hình khối nhờ chất liệu và những đôi boots quá khổ - có lẽ chủ đề của Matrix vẫn mãi bền vững trong các sàn runway và thời trang – đặc biệt mà Cyberpunk vẫn luôn là chủ đề hot.
LATEX – CHẤT LIEU PHỔ BIẾN TRONG PHIM.
Latex, một chất liệu hay được sử dụng trong thế giới thời trang. Nhưng đây không phải là một câu chuyện dễ dàng khi chất liệu này từng được gắn liền với fetish-wear – nơi mà sự phóng khoáng nhất của sex, gender và BDSM được tung ra cho dù khởi điểm của latex không lại là như vậy. Latex là một nguyên liệu tự nhiên, được lấy từ nhựa cây cao su. Cây cối khi bị hư hại thì cũng tiết ra một loại mủ để bịt vết thương, bảo vệ khỏi sâu bệnh trước khi lành lại – đó là nguyên thủy của Latex.
Vào thế kỉ thứ 19 (khoảng năm 1824), người Scotland đã tạo ra chất liệu latex để làm những chiếc áo khoác chống thấm nước. Vì là cao su nên khả năng trượt nước của latex là có nhưng thời điểm đó, kĩ thuật chế biến chất liệu và xử lí chưa cao nên latex làm áo jacket không được hợp lí cho lắm vì latex dễ dàng dính (Như mủ cao su vậy) và độ chịu nhiệt kém, dễ dàng bị nóng chảy. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu và thêm các phụ chất, xử lí thì latex mới dễ dàng ứng dụng lên quần áo như bây giờ vậy.
Khi latex được phát minh ra, có những người (hơi weird một tí) lại yêu cái mùi tự nhiên của latex và thích cái cảm giác chất liệu bó sát vào cơ thể. Giải thích như thế nào nhỉ, vì nó bám sát vào da của cơ thể nên họ cảm giác như được “Tự do” “Thả Rông” ngay tại những nơi công cộng. Latex Clothing mang lại sự hồi hộp, cảm giác thú vị khi mặc nó ra ngoài – thế là như thời 4.0, những người yêu chất liệu cao su này lập hội – “Hội những người yêu đồ latex” và Mackintosh là một trong những tổ chức fetish/ái vật đầu tiên của UK (gần với Scotland – nơi xuất phát Latex đó các bạn). Hội này phát triển mạnh và nhiều tới mức, nó trở nên cấm kỵ vì những điều tiếng không hay về chất liệu này. Vì nó không tuân theo những tiêu chuẩn thường thấy của xã hội lúc đó – nên sau WWII, những hội fetish này phải hoạt động ngầm.
Vì để khoe những bộ phận mang tính gợi cảm và giới tính cao nên latex hoàn toàn phù hợp với mục đích đó, chúng ta có thể dễ dàng thấy chúng ở những chiếc corsets, boots, body suits làm bằng chất liệu này. Sau biến cố bị bắt hoạt động ngầm ở các clubs, đoàn hội thì latex một lần nữa tại tung mình với 1 phong trào (Cũng xuất phát từ UK) mang tên Punk/Rock. Subculture này mix and match toàn bộ các văn hóa đã xảy ra trước đó tại sở tại và không thể thiếu fetish-wear. Sự nổi loạn, show rõ những phần thô nhất của bản thân hay mĩ từ “Tao là Tao, Tao làm những gì tao muốn, chấp nhận con người tao và tận hưởng nó” là tuyên ngôn của Latex. Punk/Rock không thể thiếu những trang phục bó sát, những chiếc quần làm bằng Latex.
Lại nói về Latex kỉ nguyên Punk/Rock, chúng ta lại nhắc về Let it Rock Store hay sau này là SEX Boutique của Vivienne Westwood và Malcolm Mclaren. Bảng hiệu của cửa hàng làm bằng chất liệu cao su và màu hồng, những sản phẩm sử dụng latex là một trong những dòng chủ lực của Vivie và Malcolm – góp phần đẩy mạnh chất liệu này trở thành phổ biến bậc nhất thập niên 70s-80s.
Được đà thắng thế, latex len lỏi lên trên thế giới thời trang và những ngôi nhà fashion cỡ lớn. Vào thập niên đó, giới trẻ ra sức thể hiện sự tự do và bản thân mình – mang tới những sắc màu vô cùng gợi cảm và nhiều lúc rất fetish ( gợi d*c đó các bạn). Phim ảnh, âm nhạc cũng đưa latex lên trên màn hình nhỏ để biến chúng từ một kẻ bị cấm kỵ thành người chào đón.
Các ngôi sao, đặc biệt là sao nữ cũng như các fashion designer thiết kế cho womenswear(Đồ nữ) cũng cực kì yêu thích latex vì nó giúp họ khoe với công chúng những đường cong gợi cảm nhất của người phụ nữ. Lady Gaga, Angel Jolie, Kim V3 rồi Chanel, SLP, Balmain, Thierry Mugler, Moschino..latex đều tự tin sải bước lên trên đó.
Trong sustainable Fashion/Thời trang bền vững, cũng có nhiều luồng ý kiến ủng hộ sử dụng chất liệu Latex thay thế dần cho da. Vì nếu xét cho cùng, latex nhìn ngoài cũng “na ná” chất liệu leather (Một cách tổng thể nhất) và nếu ứng dụng tốt các công nghệ hiện đại thì latex hoàn toàn có thể thay thế cho da động vật. Có nghĩa là con người không phải giết những động vật vô tội để lấy da của chúng làm các sản phẩm thời trang nữa.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
punk fashion 在 Facebook 的精選貼文
HÌNH XĂM – “TOXIC” và “FASHION”
Tattoo, một từ không còn quá xa lạ với những người trẻ trong thời đại mới. Nhưng “ác cảm” và những “Định kiến” dành cho nó vẫn còn tồn tại – đặc biệt là ở một môi trường Á Đông như Việt Nam. Tư tưởng hình xăm gắn liền với những nghề nghiệp, những vai trò mang mặt tối của xã hội như là “Mày đừng có mà yangho”, những tay gangster, côn đồ, đòi nợ mướn. Hình ảnh trải rộng trên mạng xã hội với các anh chị “Rồng bay phượng múa” cùng những hành vi mang tính đầy bạo lực, thiếu thiện cảm đã làm cho cái sự “ác cảm” cũng tăng lên. May thay, đây là năm 2021 rồi – bản chất hình xăm/tattoo không hề xấu mà chỉ có con người mới có hành vi xấu. Rất nhiều những người có địa vị và chức vụ trong xã hội, đều sở hữu hình xăm. Tattoo dần được công nhận và trở thành một thiên hướng nghệ thuật và câu chuyện nhiều hơn.
Nhưng điều này không chỉ diễn ra ở các nước Á Đông, hay cụ thể là Việt Nam. Phương Tây hay cụ thể là nền công nghiệp thời trang ở khoảng thời gian trước cũng có những “ác cảm” không hề nhẹ với những người có hình xăm trên người.
Điều căn bản và dễ dàng hiểu rằng, những thương hiệu lớn trước đây mang đậm tính thời trang cao cấp (Haute Couture). Đó là thời trang dành cho những cư dân thượng lưu thuộc tầng lớp trên của xã hội. Những người này cũng gắn liền với các nghề nghiệp gắn liền với sự “sạch sẽ bề ngoài” như bác sĩ, giám đốc, quản lí, luật sư etc. Cho nên – đối với họ, những kẻ mang hình xăm thường là những thành phần “Đầu đường xó chợ”, những kẻ tội phạm và sẵn sàng phá hoại tài sản cá nhân. Hiểu được điều đó cũng như tạo nên “Một bức bình phong” vô hình với Tattoo, những thập niên trước – tuyệt nhiên không thấy tattoo từ ý tưởng tới những models, xuất hiện trên runway. Các nhãn hàng không muốn làm phật lòng khách hàng của họ cũng như mang tới cảm giác “đồng vai đồng lứa” với hình ảnh của những người tạo cảm giác “tầng lớp thấp” cho nên tattoo gần như là bị cấm xuất hiện ở nền công nghiệp thời trang lúc đó.
Trong lịch sử phát triển văn minh của loài người, tattoo không phải là một thứ gì đó chỉ xuất phát từ mặt tối. Từ những ngày khai hoang mở đất, rất nhiều tộc người trên thế giới đã biết làm hình xăm trên cơ thể họ bằng những vật liệu vô cùng tự nhiên. Họ tin rằng khi da thịt của họ có những hình thù mang hoa văn/họa tiết giống thú vật, giống Thần linh mà họ tôn thờ thì họ sẽ có sức mạnh của muôn loài và che chở của bề trên. Bên cạnh đó, việc sở hữu những hình xăm trên người còn đánh dấu sự nhận diện của 1 tribe/bộ lạc. Những người có chung một hình xăm ở một vị trí cố định sẽ thuộc một bộ tộc nhằm phân biệt với kẻ mạo danh (Imposter). Cũng rất nhiều vị sư có mang hình xăm trên người, vì theo tín ngưỡng của họ - tattoo đã được yểm sẽ giúp họ trấn thủ được nhiều con quỷ cũng như giúp những ngạ quỷ trở nên khiếp sợ.
Ở Nhật Bản – hình xăm hiện tại vẫn có thể mang nhiều ác cảm khi mà chúng thường gắn liền với mafia Nhật hay Yazuka. Nhưng tattoo của Mafia Nhật đã trở thành một thể loại “nghệ thuật” được thế giới công nhận và các kênh khoa học như Discovery hay National Geographic còn có cả phim tài liệu về nó. Mỗi tattoo có một câu chuyện và sự tự hào của bang, phe yakuza đó. Hình xăm đó còn có giá trị về “Tinh thần” và sự “Tự hào” khi một tên trùm mafia Nhật chết.Trước khi lâm chung thì người ta đã tiến hành lấy da có mang đầy đủ hình xăm của bang , ngâm qua chất bảo quản và treo lên sảnh chính như một lời nhắc và một sự tôn thờ vậy.
Tư duy “Cổ hủ” của giới thượng lựu đi kèm với ngành công nghiệp thời trang bị phá vỡ bởi những tư tưởng mới cùng các làn sóng chuyển biến văn hóa cách tân. Những cột mốc về sự bùng nổ của Punk/Rock, của Hiphop, của Streetwear đã mở rộng và sự thâm nhập của hình xăm lên các sản phẩm, lên model hay là ý tưởng của nhiều nhà thiết kế nổi tiếng. Thời trang là một tấm phản chiếu của văn hóa (từ văn hóa đại chúng đến văn hóa phụ). Cùng với được tattoo công nhận thì fashion là một phương thức khiến hình xăm trở nên đầy nghệ thuật và quyến rũ hơn.
Lĩnh xướng trong việc đưa hình xăm xuất hiện trong nền công nghiệp thời trang thì chắc hẳn phải nhắc tới những cây đại thụ, những bậc tiền bối đi trước. Năm 1994 – Jean Paul Gaultier trong Mùa Xuân/Hạ đã khiến những người có mặt thực hiện một chuyến du lịch toàn quanh thế giới với Les Tatouges khi ông mang những hình xăm truyền thống của những bộ lạc ở Châu Phi, Ấn Độ và Châu Á lên các models và cảm hứng trực tiếp lên các items thời trang của mình. Chưa dừng ở đó thì 2008 – Gaultier tiếp tục khiến người xem lác mắt trước phần áo lót và găng tay với chất liệu khiến chúng ta lầm tưởng đó là da người với các hình xăm đặc trưng của Nhật Bản (Cá chép Koi, nàng tiên cá) và ở các vị trí cũng đặc biệt không kém khi nó ở tay và lưng (Vị trí mà các Yakuza hay xăm mình). Sự sang trọng dù với hình xăm và models là nữ đã khiến truyền thông không ngớt lời khen ngợi cái sự điên của JPG.
Đúng vậy – cơ thể người là một tác phẩm nghệ thuật và phần da đó là một khoảng trống tuyệt vời cho các nghệ sĩ hay bản thân người đó thể hiện suy nghĩ và tư duy của họ. Công cụ khiến họ thể hiện đó chính là “Tattoo”. Nhiều fashion designer sau này đã khai thác, da người là một loại “áo lót” căn bản để cùng mix và match chung với những sản phẩm mà họ đi theo. Chúng ta có Dries Van Noten , chúng ta có Martin Margiela, chúng ta có Rei Kawakubo. Những người mang tư tưởng “Avant Garde” công phá sự cổ hủ và thoái trào của một nền công nghiệp thời trang cũ kĩ. Đó cũng là sự ảnh hưởng lớn với các áo tattoo mà các bạn đang mặc bây giờ ấy – như Sơn Tùng MTP hay Karik (Của Vetements, Gucci)
ủng hộ:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
punk fashion 在 みかんMikan Youtube 的最佳解答
Let me know if I did it right! Sorry for not doing a TikTok I genuinely don't have that kind of confidence LOL fake egirl
Thank you to Unzzy Store for sponsoring this video! Use my discount code "mikanmandarin" for 10% off! Here are all the item links:
https://www.unzzy.com/
https://bit.ly/2xMdbzp Blue-green wig
https://bit.ly/3avJ90s Punk silver necklace
https://bit.ly/2XReEPO Angel t-shirt
https://bit.ly/2KnEWkJ Stripe Turtleneck Shirt
https://bit.ly/2wRv5jQ Love waist chain
https://bit.ly/2Khzik6 Irregular Stitching Plaid Skirt
https://bit.ly/2Kmlsgs Women Fishnet Stockings
https://bit.ly/2Vm1Ejk Fashion long roll wig
My Instagram: https://www.instagram.com/mikan.mandarin/
PayPal if u feeling extra nice 2day: https://www.paypal.me/AWINS
EQUIPMENT:
Camera - https://amzn.to/2zC2ptW
Mic - https://amzn.to/2zC0oOb
Music- https://soundcloud.com/user-760374093/shikutomoto-lofi-hiphopchillhop
punk fashion 在 Ngân Xumii Youtube 的精選貼文
Xin chào tất cả mọi người, lại là mình Ngân đâyyyy ?
Theo request trên instagram của một vài bạn inbox mình, hôm nay mình sẽ làm một chú video #aprilfavourites ? hope u enjoy itttt #haul
______________________________________
Sản phẩm trong video:
BEAUTY
+ Sữa rửa mặt Cosrx Low Ph Good Morning Gel Cleanser
+ Pebble Lisa LITE Pink Gen 2 Face washing machine: https://www.saintlbeau.com/?referral_url=GNnr7XwBKWz1Ae4bmpsB
+ Bourjois Little Round Pot Blusher Blusher (54)
+ L'Oreal Paris Makeup Color Riche Matte (302)
FASHION
+ Quần culottes
+ Túi xách Floral punk: https://www.instagram.com/p/B-9yg1TB20C/
BOOK
+ Một đời đáng giá đừng sống qua loa
+ Cư xử như đàn bà suy nghĩ như đàn ông
+ Little stories (The best book for peaceful nights)
MUSIC
+ Như mùa tuyết đầu tiên (Văn Mai Hương)
+ Boyfriend (Selena Gomez)
+ Crash Landing On You OST Medley | 4hands piano (BELLA&LUCAS)
MOVIE
+ Money heist
_______________________________________
Kết nối thêm với mình qua
Gmail (only work): nganxumii137@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/nganxumii137
Instagram: https://www.instagram.com/nganxumii137/
Thanks for watching ❤️ Please like and subcribe ❤️
Cảm ơn các bạn đã xem video, like và sub nếu nó hữu ích nhéeeeee ~
punk fashion 在 UWDUCT Crew Youtube 的最佳貼文
UWDUCT Creative Crew
HP https://uwduct.wixsite.com/uw0426
Twitter @uwduct
Instagram @uwductcrew
---------------------------------------------------
Filmed by
Ryusei Takahashi @ryusei_remove
Starring
Nojima Ryota (UNVISION)
------------------------------------------------
Camera
BMPCC 6k (6k braw 3:1)
Lens
Sigma art 18mm - 35mm f1.8
-----------------------------------------------
Gimbal
Ronin s
Follow focus
Tilta Nucleus-Nano: Wireless Lens Control System
---------------------------------------------
software
Premiere Pro
DaVinci Resolve
punk fashion 在 79 Punk fashion ideas - Pinterest 的推薦與評價
I like all of them except the last shirt. More information. Cute Emo Outfits · Pastel Goth Outfits · Scene Outfits · Punk Outfits · Gothic Outfits · Fashion ... ... <看更多>