Bí Ẩn Ngôi Đền Phật Giáo Mendut Ngàn Năm Indonesia | Kỳ Quan Phật Giáo Lớn Thế Giới | Du lịch Indonesia
Trong các đền thờ Phật giáo ở miền Trung Java, Indonesia, ngôi đền Mendut là ngôi đền hiếm hoi mà tôi có thể khám phá những tích truyện đầy thú vị về tiền kiếp của đức Phật thông qua các mảng điêu khắc Bản Sinh Kinh trên vách đá ngôi đền.
Trong các đền thờ Phật giáo ở miền Trung Java, Indonesia, ngôi đền Mendut là ngôi đền hiếm hoi mà tôi có thể khám phá những tích truyện đầy thú vị về tiền kiếp của đức Phật thông qua các mảng điêu khắc Bản Sinh Kinh trên vách đá ngôi đền.
Mendut là nơi lưu giữ nhiều bí ẩn thú vị từ những mảng điêu khắc trên đá hiếm thấy trên các đền thờ Phật giáo khác.
Thông điệp từ Bản Sinh Kinh
Tài liệu ghi rằng: Ở miền Trung đảo Java, có ba ngôi đền thờ Phật nổi tiếng nằm gần nhau là Mendut, Borobudur và Pawon, trong đó Mendut có niên đại lâu đời nhất, được vua Indra của đế chế Sailendra xây dựng vào năm 824, với chất liệu chính là đá núi lửa. Đền Mendut được xây dựng ở vị trí linh thiêng trong thánh địa rừng tre, người bản xứ gọi là: Venu (thánh địa) Vana (rừng) Mandira (tre). Vách đá của đền chạm khắc nhiều tích truyện lấy trong bộ Bản Sinh Kinh gồm 574 bài khác nhau, lưu lạc từ Ấn Độ, thịnh hành và phát triển trong các kiến trúc Phật giáo tại các nước Đông Nam Á.
Trước khi đặt chân lên các nấc thang vào cổng chính đền Mendut, tôi tiếp cận mảng điêu khắc đầu tiên chép từ Bản Sinh Kinh, miêu tả câu chuyện chú rùa lẻo mép, là bạn thân của đôi thiên nga đến từ dãy Hy Mã Lạp Sơn. Đến mùa di trú, đôi thiên nga mời rùa về thăm nhà của mình bằng cách rùa ngậm vào cây gậy để đôi thiên nga câu đi, và rùa phải hứa không nói chuyện trong suốt hành trình. Trên đường di trú, đám trẻ con thấy rùa bay cùng thiên nga nên ngạc nhiên và buông lời chọc ghẹo, vốn bản tính nhiều chuyện, rùa ngứa miệng phản ứng lại và kết quả là bị rơi xuống đất chết thảm.
Ở phía đối diện, mảng điêu khắc khác miêu tả hai chú vẹt có tên Radha và Potthapada, trong một lần đi kiếm mồi ở khu vườn hoàng cung đã bị dính bẫy, vị vua đương thời rất thích hai chú vẹt, lệnh cho gia nhân làm lồng vàng cho vẹt trú ngụ, dành những hoa trái ngon thơm nhất để cho vẹt ăn, đôi vẹt trở thành tiêu điểm của cả hoàng cung. Rồi một ngày người ta mang đến một chú khỉ không đuôi, cả hoàng cung lại tập trung tiêu khiển với khỉ, bỏ rơi vẹt.
Vẹt Potthapada đau buồn, nhưng người anh là Radha thông minh hơn an ủi rằng: “Em đừng buồn, cuộc đời bao giờ cũng sẽ có những tán dương, ca tụng, có chế nhạo, phỉ báng, có vinh quang, lụn bại… tất cả đều tạm thời, chóng qua và hư vô, chỉ có giá trị thực chất là trường tồn mãi”. Chẳng lâu sau, cả hoàng cung đã chán những trò của khỉ, và quay trở lại chăm chút cho đôi vẹt dễ thương. Chú vẹt thông minh Radha trong bức điêu khắc Bản Sinh Kinh ấy chính là một trong những tiền kiếp của đức Phật sau này.
Ý nghĩa Mendut
Mendut có lối kiến trúc nhìn tổng thể khá giống với các đền đài thuộc Hindu giáo và Phật giáo ở khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Lào… Tuy nhiên, trong chi tiết điêu khắc trang trí, sự khác biệt thể hiện khá rõ. Chẳng hạn như dãy lan can bao theo nấc thang lên vị trí trung tâm của đền, nếu như ở các ngôi đền tại các nước khác là hình tượng rắn thần Naga, thì ở Mendut là một gương mặt Kala dữ tợn trấn giữ thè chiếc lưỡi dài phủ theo các nấc thang. Chiếc lưỡi ấy được tượng trưng cho thời gian, vạn vật trên thế gian sẽ trôi dần đi, và sẽ bị tiêu diệt.
Trong không gian chính của đền, ngay bức điêu khắc bên tay phải, tôi bắt gặp hình ảnh cặp chim trống mái Kirana – Kinari, với hình tượng nửa người nửa chim. Theo Bản Sinh Kinh, Kirana – Kinari vốn là nhạc công trên thiên đình, đồng thời cũng là vị thần kiểm soát và bảo vệ trang sức cùng ngọc ngà châu báu của các vị thần trên dương thế.
Có vẻ như ở Mendut, từng bước chân là một câu chuyện kể từ vách đá, ngoài vẻ đẹp của trình độ điêu khắc đạt đến thượng thừa, còn ý nghĩa của những mảng điêu khắc ấy luôn là những thông tin thú vị. Trong đó có mảng điêu khắc vị thần Hariti vây quanh là nhiều trẻ em vui đùa. Hariti – nhân vật thần thoại, được quan niệm là người biết nuôi dạy, giáo dục trẻ em trở thành người tốt. Bà cũng là cầu nối đem lại hạnh phúc gia đình, là người bảo vệ, chở che cho cuộc sống gia đình, vậy nên được tôn vinh và chọn là biểu tượng nữ thần bảo vệ trẻ em. Nhiều nơi còn xem Hariti là vị thần cầu tự, những người hiếm muộn tìm đến thần để cầu con.
Trong các chi tiết điêu khắc và trang trí của Mendut, báu vật của đền nằm ở gian chính điện, nơi có ba bức tượng điêu khắc đạt đến độ tinh xảo, chính giữa là tượng Đại Nhật Như Lai cao đến 3m với đôi tay thủ ấn chuyển pháp luân (thuyết pháp ấn), tượng trưng cho ánh sáng và trí tuệ, bên trái là tượng Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng sự đại từ đại bi, bên phải là Văn Thù Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, kinh nghiệm giác ngộ. Ba tượng thờ này được lưu giữ nguyên vẹn, là một lý giải hoàn hảo nhất cho mục đích và ý nghĩa của nhà vua Indra trong việc xây dựng ngôi đền.
Nếu bạn muốn tham quan khám phá Cố đô Yogyakarta của indonesia cùng với các điểm đến không thể bỏ qua, thì các bạn liên hệ ANH IBNU ARDI nhé (link FB: https://www.facebook.com/ibnu.ardians...} Anh Tour guide rất nhiệt tình, thân mật sẽ dẫn chúng ta đi suốt hành trình khám phá tại Yogyakarta này.
______________
Anh chị & các bạn nhớ Đăng ký & theo dõi Kênh Youtube & Fanpage để ủng hộ Sunny Doan & xem thêm nhiều video mỗi ngày của Sunny Doan nhé.
Sunny Doan rất thích lang thang du lịch đi đến những miền đất mới, trải nghiệm văn hóa, cuộc sống và con người mà Sunny Doan đã từng đi qua. Đây là kênh của Sunny Doan như quyển nhật ký bằng video mà Sunny Doan đã đi qua để cùng chia sẻ với anh chị & các bạn.
© Copyright by Sunny Doan (Do Not Reup)
#sunnydoan #indonesia #MenDutTemple #travelindonesia #dulichindonesia
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
sailendra 在 Sunny Doan Channel Facebook 的最佳貼文
Khám phá Đền Borobudur | Kỳ Quan Phật Giáo Lớn Nhất Thế Giới | Du lịch Indonesia
Vài thông tin chi tiết về Ngôi Đền BoroBudur:
Borobudur là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc gia Indonesia, và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991.
“Borobudur” trong tiếng Indonesia có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao". Toàn bộ tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng 2 500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây tạng. Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123 m. Móng tháp là một đài hình vuông có cạnh là 123m. Phía trên là 6 tầng hình vuông cắt góc mỗi cạnh lần lượt là 120, 89, 69, 61, 54, 58m, tượng trưng mặt đất mênh mông. Ba tầng còn lại hình tròn có đường kính lần lượt là 51, 38, 26m tượng trưng cho vũ trụ bao la hùng vĩ. Trên ba tầng này còn có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java". Lúc hoàn thành Borobodur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đã bị mất cắp, ngày nay còn 504, một số bị lấy mất phần đầu.
Nguồn gốc của đền Borobudur đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn? Có ý kiến cho rằng, nguồn gốc của đền tháp Borobudur bắt nguồn từ Campuchia nước cổ Phật giáo. Đó là vào đầu thế kỷ thứ VIII, hoàng triều Sanjaya theo Ấn giáo và thờ thần Shiva, đóng đô ở vùng Bắc trung tâm Đảo Java. Một hoàng thân người Campuchia được hoàng triều này che chở, nhưng sau đó ông trở về Campuchia vào năm 802 và lên ngôi vua. Có thể chính ông đã đem theo về nước dự án đầu tiên của Borobudur, vì người ta tìm thấy trên đất Campuchia một ngôi đền nhỏ xây bằng gạch hình tháp tương tự với mô hình của Borobudur.
Năm 850 có thể xem là năm hoàn thành Borobudur. Nhưng vào khoảng đầu thế kỷ XIII, những người buôn bán Á rập đã đưa Hồi giáo vào Indonesia. Chỉ trong vòng hai trăm năm, cả quần đảo Indonesia gần như hoàn toàn bị Hồi giáo hoá. Borobodur trở nêđn hoang tàn.
Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc ( năm 1945), Indonesia mới ý thức được tầm quan trọng của Borobudur liền mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu, đồng thời yêu cầu UNESCO giúp sức để trùng tu. Một chương trình cấp thời vào năm 1948 do Liên Hiệp Quốc đưa ra đã giúp cho Borobudur thoát khỏi cảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trình trùng tu rộng lớn hơn kéo dài từ 1973 đến 1982 do UNESCO đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã hồi phục cho Borobudur. Chương trình trùng tu tốn 17 triệu đô-la.
Nhìn từ xa, ngôi đền giống như một ngọn đồi hay một kim tự tháp với nhiều tượng Phật và bảo tháp, công trình hoàn toàn được xây dựng và tạc bằng một loại đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.
Kiến trúc tổng quát của ngôi đền có thể chia làm ba phần từ thấp lên cao, tượng trưng cho ba cảnh giới của Ta-bà : các tầng thấp nhất là Dục giới, tiếp theo là Sắc giới và những tầng trên hết là Vô sắc giới. Đối với các tín đồ Phật giáo dưới vương triều Sailendra, thì Borobudur là đại diện cho Phật giáo thực nghiệm. Họ có thể dễ dàng hình dung quá trình tu luyện của bản thân qua kiến trúc đền.
Viếng Borobudur bắt đầu từ cổng phía Đông, đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi tầng đều có bậc thang để trèo lên tầng cao hơn, hết tầng này đến tầng khác. Trên vách đá hiện ra các cảnh tượng điêu khắc của Dục giới, phô bày những cảnh tượng của thế giới tham dục (kamadhatu), gồm đủ loại chúng sinh như quỷ đói, súc sinh, loài người, các cảnh tượng tham lam, những xung năng thấp kém, tham dục và hận thù. Tiếp theo là cảnh tượng của Sắc giới gồm những bậc thánh nhân, và sau hết là các thiên nhân thuộc Vô sắc giới. Những tầng cao hơn hết kể lại sự tích tiền thân của Đức Phật trong nhiều kiếp trước, sau đó là ngày đản sinh, ngày Đức Phật từ bỏ cung điện đi tìm đạo, ngày đạt được Giác ngộ, và ngày Đức Phật thành đạo…
Ngày nay, Borobudur là thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Indonesia. Borobudur không chỉ là một kỳ quan đáng ngưỡng mộ của Indonesia mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại nhất và giá trị nhất của thế giới Phật giáo và của cả nhân loại.
Nếu bạn muốn tham quan khám phá Cố đô Yogyakarta của indonesia cùng với các điểm đến không thể bỏ qua, thì các bạn liên hệ ANH IBNU ARDI nhé (link FB: https://www.facebook.com/ibnu.ardians...} Anh Tour guide rất nhiệt tình, thân mật sẽ dẫn chúng ta đi suốt hành trình khám phá tại Yogyakarta này.
______________
Anh chị & các bạn nhớ Đăng ký & theo dõi Kênh Youtube & Fanpage để ủng hộ Sunny Doan & xem thêm nhiều video mỗi ngày của Sunny Doan nhé.
Sunny Doan rất thích lang thang du lịch đi đến những miền đất mới, trải nghiệm văn hóa, cuộc sống và con người mà Sunny Doan đã từng đi qua. Đây là kênh của Sunny Doan như quyển nhật ký bằng video mà Sunny Doan đã đi qua để cùng chia sẻ với anh chị & các bạn.
© Copyright by Sunny Doan (Do Not Reup)
#sunnydoan #indonesia #Borobudur #travelindonesia #dulichindonesia
sailendra 在 政變後的寧靜夏午 Facebook 的最讚貼文
🇲🇨印尼 婆羅浮屠 中爪哇
宏偉婆羅浮屠寺廟位於爪哇島,是世界上最大的佛教紀念碑,古老的遺址被廣泛認為是世界七大奇觀之一。這座寺廟雄偉地坐落在山頂上,俯瞰鬱鬱蔥蔥的綠色田野和遙遠的山丘。
這座寺廟建於9世紀,在Syailendra王朝統治期間,其古普塔(Gupta)建築風格的設計反映了印度對該地區的影響,但結合了足夠多的土著風光和元素,使婆羅浮屠成為印度尼西亞特有的。
它覆蓋了123 x 123米的巨大區域。該紀念碑是一個設計奇蹟,裝飾有2,672個浮雕板和504個佛像。該廟宇的建築和石雕無與倫比。它是在不使用任何水泥或砂漿的情況下建造的!結構就像是一組巨大的互鎖的樂高積木,沒有任何膠合在一起。
即使經過十個世紀的忽視,聖殿仍然保持著堅挺的狀態。它於1815年重新發現,埋在火山灰下。在1970年代,印度尼西亞政府和聯合國教科文組織共同努力,將婆羅浮屠恢復到了以前的威嚴。修復工作歷時八年,如今,婆羅浮屠已成為印度尼西亞和世界上最有價值的寶藏之一。
婆羅浮屠寺廟位於爪哇島上,是世界上最大的佛教紀念碑,古老的遺址被廣泛認為是世界七大奇觀之一,在這座寺廟雄偉地坐落在山頂上,俯瞰鬱鬱蔥蔥的綠色田野和遙遠的山丘。這座寺廟建於9世紀,在Syailendra王朝統治期間,其古普塔(Gupta)建築風格的設計反映了印度對該地區的影響,但結合了足夠多的土著風光和元素,使婆羅浮屠成為印度尼西亞特有的。
婆羅浮屠
它覆蓋了123 x 123米的巨大區域。該紀念碑是一個設計奇蹟,裝飾有2,672個浮雕板和504個佛像。該廟宇的建築和石雕無與倫比。它是在不使用任何水泥或砂漿的情況下建造的!結構就像是一組巨大的互鎖的樂高積木,沒有任何膠合在一起。
即使經過十個世紀的忽視,聖殿仍然保持著堅挺的狀態。它於1815年重新發現,埋在火山灰下。在1970年代,印度尼西亞政府和聯合國教科文組織共同努力,將婆羅浮屠恢復到了以前的威嚴。修復工作歷時八年,如今,婆羅浮屠已成為印度尼西亞和世界上最有價值的寶藏之一。
這座寺廟裝飾著淺浮雕石刻畫,代表了佛陀生平的圖像。評論員聲稱,這是世界上最大,最完整的佛教浮雕合奏,其藝術價值無與倫比。
四處轉轉
遊覽此站點的最佳方法是步行。當您爬到這座宏偉的寺廟的頂部時,您會驚嘆於寺廟牆壁上顯示的錯綜複雜的石雕。如果您參觀這座巨大的寺廟而未了解其許多浮雕所體現的歷史和重要性,那麼您肯定會懷念偉大的經歷。
如何到達~
婆羅浮屠距離日惹只有一小時的車程。到達那裡最簡單的方法是參加旅行團或租車。 在前往婆羅浮屠的旅途中,馬格朗市涼爽的道路兩旁綠樹成蔭,享受清新涼爽的空氣。婆羅浮屠本身高高聳立在環繞其的Menoreh山脈的壯觀背景下。
進入廟宇很容易,大多數遊客選擇步行漫步。或者,您可以以合理的價格繪製推車(由馬拉)。 另外,在三寶壟(Semarang)下船的郵輪乘客可以乘坐一日遊,從Wonosobo到Borobudur。
日惹 婆羅浮屠,或Barabudur(印尼:坎迪婆羅浮屠,爪哇:ꦕꦤ꧀ꦣꦶꦧꦫꦧꦸꦣꦸꦂ,羅馬化: Candhi Barabudhur)是一個9世紀大乘 的佛教 的寺廟在馬格朗攝政,從鎮不遠Muntilan,在中爪哇,印度尼西亞。它是世界上最大的佛教寺廟。
寺廟由九個堆疊的平台組成,六個正方形和三個圓形,頂部是中央圓頂。裝飾有2,672 浮雕板和504 尊佛像。中央穹頂被72尊佛像所包圍,每個佛像都坐在一個穿孔的佛塔中。
這座寺廟的建造於9世紀的Sailendra王朝時期,沿襲爪哇 佛教建築,融合了印尼土著祖先崇拜和達到涅rv的佛教觀,這座寺廟展示了古普塔藝術的影響力,反映了印度對該地區的影響力,但當地的風光和元素融合在一起,使婆羅浮屠成為印度尼西亞特有的。
紀念碑是佛陀的聖地,也是佛陀的聖地。佛教朝聖。朝聖之旅始於紀念碑的底部,然後沿著紀念碑的路徑,通過象徵佛教宇宙論的三個層次上升到頂部:Kāmadhātu(慾望的世界),Rūpadhātu(形式的世界)和Arūpadhātu(世界)無形的)。紀念碑通過牆壁和欄杆上的1,460個敘事浮雕板引導朝聖者穿越廣泛的樓梯和走廊系統。婆羅浮屠擁有世界上最大,最完整的佛教浮雕作品之一。
有證據表明,婆羅浮屠建於9世紀,隨後在14世紀爪哇的印度教王國衰落以及爪哇人 conversion 依伊斯蘭教之後被廢棄。
1814年,當時的爪哇英國統治者托馬斯·斯坦福德·萊佛士爵士(Sir Thomas Stamford Raffles爵士)激起了人們對它的存在的廣泛了解,印尼本地人告知了它的位置,自那時以來,婆羅浮屠已經通過多次修復得以保存。
印度尼西亞政府和聯合國教科文組織在1975年至1982年之間進行了最大的修復工程,隨後該紀念碑被列為聯合國教科文組織世界遺產。
婆羅浮屠是最大的佛教寺廟在世界上,和行列蒲甘在緬甸和吳哥窟的柬埔寨東南亞偉大的考古遺址之一,婆羅浮屠在朝聖中仍然很受歡迎,印尼的佛教徒在紀念碑上慶祝衛塞節。婆羅浮屠是印度尼西亞訪問量最大的單一旅遊景點。
https://en.wikipedia.org/wiki/Borobudur
https://www.indonesia.travel/…/j…/magelang-regency/borobudur
#中爪哇 #曰惹 #印尼古代文化