THỜI TRANG HẠ CẤP, THỨ CẤP VÀ THƯỢNG CẤP. KHI NÀO VÒNG LUẨN QUẨN MỚI KẾT THÚC?
Tranh cãi là một điều luôn cần có trong một cộng đồng, một xã hội, Tranh cãi để chúng ta biết vấn đề nào đang hiện hữu, đang xảy ra để từ đó có thể giải quyết những nút thắt – để hiểu được là những người ngoài kia đang suy nghĩ gì Nhưng cuộc đời không như là mơ và mạng xã hội Việt Nam hiện tại không phải là một nơi “thích hợp” để các cuộc tranh cãi văn minh thể hiện ra.
Trong một cuộc tranh cãi gần đây ở cộng đồng thời trang chúng ta đã nảy ra những ý kiến vô cùng “căng thẳng”, vô cùng “Bóng tối” cũng như những định kiến về “Thời trang đường phố?”, “Thời trang cao cấp” và “Thời trang avant-garde?”. Thời trang đường phố đang phá hoại nền thời trang, liệu những người đang làm streetwear có phải là những người “hạ cấp” – liệu những người đang làm các loại thời trang thiết kế có phải là “Thượng đẳng” hay không?. Muôn vàn câu hỏi, muôn vàn suy nghĩ.
Nhưng, để mình giải thích. Mảng thời trang nào – hay rộng hơn là bất kì ngành nghề nào đều có mặt lợi, măt khuyết của nó cả. Và để giải quyết vấn đề đó, không chỉ là do may mắn hay nói suông mà thôi. Cho nên, mình mong các bạn khi tranh cãi một vấn đề gì thì hãy nhìn 1 bức tranh tổng thể để hiểu rõ hơn cũng như rút ra được bài học cho chúng ta.
“Streetwear brand dăm ba cái thương hiệu in hình, in áo”
Đúng, đa phần hiện tại những thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam khai thác khá nhiều về mảng graphic items. Áo tee, hoodie, jacket vân vân và mây mây. Xét cho rộng thì không phải mỗi Việt Nam mà cả toàn thế giới có hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu thời trang cũng làm những sản phẩm mang hình in như vậy mà có thành công nhất định/ nếu không nói là vượt ra sức tưởng tượng của chúng ta. Từ những năm 2014/2015 khi văn hóa đường phố bắt đầu tác động và ảnh hưởng tới nền công nghiệp thời trang thì việc sử dụng graphic chẳng là một thứ gì xa lạ. Stussy, Supreme, Palace, Off-white, Vetements.. rồi sau này là cả những thương hiệu “Thời trang lâu đời” như Gucci, Louis Vuitton, Dior, Balenciaga cũng nhảy vào cuộc chiến hình in này. Thế nên, đó là hơi thở của thời đại. Việc làm hình in không xấu, xấu là ở người làm – người thiết kế. Đúng không?
Các bạn nghĩ là làm hình in mà dễ à. Thế thì để mình kể cái mặt khó khi làm graphic fashion cho các bạn xem các thời trang này có “hạ cấp” không vì theo mình nó tốn khá là nhiều chất xám về măt kinh doanh trong thời điểm hiện tại đấy.
Lý luận “Làm hình in lên cái áo, cái quần rồi kêu là thời trang dễ òm”.
Nào để mình phân tích xem có dễ không nhé? Tất nhiên về tính thời trang thì không thể nào so bì được với các sản phẩm thiết kế được. Nhưng giá cả quyết định chất lượng và chất xám bỏ ra. Những graphic items các bạn thấy giá cả của chúng có rẻ hơn những sản phẩm thiết kế không? Rẻ hơn chứ, thế thì sao chúng ta đòi hỏi được điều gì.
Đúng là các streetwear brands tại Việt Nam đang phủ rộng rất nhiều lên thị trường trẻ - đặc biệt là lứa tuổi sinh năm 2000s trở lên. Giá cả không quá cao (So với mặt bằng chung), theo xu hướng, tiếp cận tốt, được mặc bởi thần tượng đã mang lại một khoản doanh thu không hề nhỏ cho các founders chú trọng tới các sản phẩm graphics. Về thiết kế hay chất liệu thì cũng dễ dàng kiếm ra giải pháp hơn so với các thương hiệu “Luxury”/”High-end” để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh, sản xuất nhiều. Nhưng – 1 chữ nhưng rất to.
Có bao giờ các bạn nghĩ thị trường thời trang đường phố còn là 1 thị trường dễ thở nữa không? Không, ngay từ khi manh nha vào khoảng năm 2014-2015 cho tới nay – streetwear đã trở thành một trong những nơi mang tính cạnh tranh khốc liệt và đào thải bậc nhất của nền công nghiệp này.
In hình? Dễ - Dễ nên cho nên ai cũng làm được. Mà ai cũng làm được thì tính thuyết phục khách hàng dù là trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Khi mà quá nhiều lựa chọn được mang tới bên cung thì bên cầu sẽ trở nên “Tinh ý” và “Khó tính hơn”. Làm thời trang mà in hình giờ để người ta biết tới mình khó như cái cách mà các bạn bắt chuyện với crush lâu năm vậy.
Hình in phải độc đáo, phải đẹp, phải bắt trend – không được khơi khơi lấy nguồn từ Pinterest nữa mà phải thực sự “đầu tư thời gian và chất xám” vào hình in đó. Lung tung là bị “Tẩy chay trên diện rộng” đấy. Chưa kể là chất lượng in, in hình đơn giản thì chất liệu vải như thế nào/ giá cả hợp lí ra sao. In hình phức tạp thì có sắc nét hay không, có thể hiện hơn được độ phô trương của graphic hay không. Kĩ thuật in bắt đầu tăng tiến dần từ in nhiệt, in decal sang DTG các thứ. Những kĩ thuật khó như là in chung 1 graphic qua 2 tấm/2 mảnh tạo thành 1 khối thống nhất cũng được áp dụng vào (Các bạn đừng tưởng in là dễ nhé, in trong thời trang cũng là 1 thứ khó nhằn đó). Để mình lấy ví dụ đơn giản cho các bạn là mấy cái áo Marcelo Burlon một thời nổi đình nổi đám ấy, các bạn thấy vậy chứ in lên viền bo cổ - in lên cạnh tay áo (Trước và sau) để trông 1 khuôn đâu phải dễ đâu.
Rồi, chưa kể vì sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn thì phải tạo được độ dày cho câu chuyện quần áo mang lại. Dù tích cực hay tiêu cực nhưng hiệu quả truyền thông/marketing/quảng cáo đến từ các streetwear local brand tới thị trường cũng ngày càng chuyên nghiệp và ngốn 1 đống tiền hơn. Bên cạnh đó để mang lại trải nghiệm “đa chiều” hơn cho khách hàng trẻ với các sản phẩm của mình – vì thực tế mà nói rằng, trải nghiệm và sử dụng các graphic items không tốn quá nhiều thời gian. Thì các streetwear brand phải đầu tư thêm trang trí cửa hàng, bài trí, concept store để tăng thêm tính cạnh tranh và độc nhất.
Một điểm đau đầu nữa là vì “Dễ làm” nên các hiện tượng bị copy, bị đạo nhái diễn ra là chuyện thường ngày ở huyện. Các founder streetwear hay làm sản phẩm hình in có đọc được bài này thì có bao giờ mọi người nhức đầu vì việc ở đâu đó trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.. lại xuất hiện 1 thương hiệu nào đó nhái y chang sản phẩm của mình chưa. Hình in thì dở tệ, giá thì khoảng 100-200k. Ảnh hưởng không hề nhỏ đến hình ảnh thương hiệu. “Dễ bị làm nhái” là 1 trong những thứ mà chắc chắn các sản phẩm hình in luôn gặp nếu nó tạo được điểm nhấn trên thị trường.
Phải tạo ra điểm khác biệt, phải điều chỉnh giá cả cho phù hợp với thị trường, phải đầu tư đa chiều để làm “Dày” câu chuyện sản phẩm. Mình nghĩ đó là sự song hành cho với cái “Dễ” của việc làm thời trang hình in.
Có thể nó đơn giản về mặt thời trang – nhưng về mặt kinh tế, không hề đơn giản một chút nào.
OK – chuyển qua Thời trang Thiết kế, Thời trang cao cấp hay “Avant-garde”/ “Haute Couture” gì đó mình không biết. Để mình kể nỗi khổ của những founder các thương hiệu đó nhé.
Nói thẳng như thế này, không phải thương hiệu nào cũng thành công nhưng đa phần các brands mà mình biết đang găp vấn đề là “Có danh có tiếng nhưng không có miếng”. Sự cân bằng về tính thiết kế và tính doanh thu là một bài toán đau đầu cho tất cả những nhãn hàng thời trang – bất kể lớn nhỏ, ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Dĩ nhiên, khi có tính thiết kế thì chắc chắn nó không phải dành cho tất cả mọi người – mà là cho một phân khúc đặc biệt, cho một thị trường ngách. Nó lại quay trở lại bài toán kinh tế cho các nhà thiết kế thời trang dù không muốn cũng phải chơi vào “Fashion Business”. Bạn làm sản phẩm này cho ai, cho người nào mặc và họ - có – đủ - tiền – để - chi – trả - cho – sản – phẩm – bạn – thiết – kế - ra – hay- không. Không phải cứ khơi khơi làm gì thì làm, làm cho thỏa thích rồi không bán được. Đấy là mình gọi là làm vì đam mê, làm thỏa mãn cái tôi chứ không phải là vận hành 1 thương hiệu/ nhãn hàng thời trang.
Vì sản phẩm mang tính thiết kế nên chắc chắn phần nguyên liệu của nó cũng cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều. Mà cái nguồn cung vải, chất liệu Việt Nam khó khăn như thế nào – giá cả như thế nào thì hẳn ai cũng đều biết cả. Không phải nào cũng sẵn có mà có cũng chưa chắc đáp ứng được đúng kì vọng của nhà thiết kế và đủ khả năng thể hiện hết tầm nhìn thời trang của họ. Điều này sẽ dẫn tới chi phí sản xuất, đội giá lên và thời gian sản xuất bị kéo dài ra cho nên câu chuyện là “Không thể sản xuất liên tục mà phải theo mùa” để bù đắp các khoảng trống đó.
Giá thành cao, thiết kế theo mùa và dành cho thị trường đặc biệt. Vậy thì so với các thương hiệu thời trang đường phố - các thương hiệu mang tính thiết kế lại phải “đau đầu” hơn trong việc duy trì sự kết nối với khách hàng trung thành và mở rộng thị phần tiềm năng của mình. Áp lực để tính thiết kế luôn độc đáo – vốn dĩ là thứ người ta theo đuổi, áp lực để tạo ra những collections thu hút, áp lực để tạo ra những thứ đẹp nhất luôn canh cánh bên mỗi fashion designer trước và hiện nay.
Trong khoảng thời gian trống (Dành cho việc nghiên cứu/thiết kế, tìm tòi, nguyên liệu, sản xuất..) thì dòng tiền của bạn sẽ đi về đâu. Ước tính ít nhất khoảng 3-5 tháng cho 1 collection, vậy với khoảng thời gian bạn không thể kiếm tiền đến từ thương hiệu – cash flow phải làm sao để xoay chuyển và đáp ứng được tiền sinh hoạt, tiền trả xưởng, tiền trả vải, tiền trả kho, tiền trả nhân công… Các bạn đừng đùa, dù là thời trang nhưng cái này vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh của 1 thương hiệu.
Dĩ nhiên, nó sẽ đi kèm theo quả ngọt
Đó là Thương hiệu của bạn sẽ được nằm ở phân khúc cao hơn – riêng biệt hơn và luôn được đánh giá cao hơn bởi thị trường cao cấp, bởi những người nổi tiếng và những kênh truyền thông phổ biến. Đó là danh, là vọng. Đồ của bạn có thể xuất hiện trên bìa tạp chí này, bìa báo kia – được người nổi tiếng này mặc, người nổi tiếng kia mặc. Tên tuổi của bạn có thể được mời phỏng vấn, làm cảm hứng. Vì tính thiết kế là độc đáo nên các vấn đề về đạo nhái/ăn cắp sẽ ít xảy ra hơn.
Nhưng mình đảm bảo rằng chưa chắc các thương hiệu thiết kế có doanh thu hoặc độ phủ tới nhiều người bằng các thương hiệu đường phố và chưa chắc nhiều người có thể thấu hiểu đằng sau sự hào nhoáng kia là những nỗi khổ, những đêm mất ăn mất ngủ, những suy nghĩ trằn trọc cả đêm đâu.
Mỗi một mảng, một thị trường, một phân khúc thời trang đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mỗi thứ đều mang lại cho những người sáng lập các giá trị khác nhau nhưng đi kèm là những hệ lụy không hề nhỏ. Thế nên cái nào là hạ cấp, trung cấp hay thượng cấp ư? Chẳng có cái nào cả. Chỉ có chúng ta tranh cãi nó thật là buồn cười mà thôi.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有42部Youtube影片,追蹤數超過60萬的網紅Benjamin Tran,也在其Youtube影片中提到,một cẩm nang mặc đẹp dành cho tất cả những bạn nam sau mùa dịch ;) 05:37 - Color & Prints 08:47 - Kiểu Dáng 09:29 - Mặc Cả Cành 10:28 - Vintage & Arc...
「streetwear brands」的推薦目錄:
- 關於streetwear brands 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於streetwear brands 在 Facebook 的精選貼文
- 關於streetwear brands 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的精選貼文
- 關於streetwear brands 在 Hương Witch Youtube 的最佳貼文
- 關於streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最佳貼文
- 關於streetwear brands 在 BIGGEST MISTAKE New Clothing Brands Make In 2023 的評價
- 關於streetwear brands 在 streetwear brands, mens tshirts, fashion - Pinterest 的評價
streetwear brands 在 Facebook 的精選貼文
GIÁ TRỊ VIỆT – TỪ NHỎ TỚI LỚN
Bấy lâu nay – chúng ta đều nói về một vấn đề mà – ai – cũng – biết – điều – gì – đấy, đó chính là mặc dù thời trang đặc biệt là thời trang đường phố ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh, không thua kém một bất kì cường quốc hay người anh em hàng xóm Đông Lào nào cả. Nhưng nhắc tới thời trang đường phố Việt Nam, chúng ta đọng lại được cái gì?
Đọng lại thì ít mà vơi đi thì nhiều – các bạn đếm được trên đầu ngón tay bao nhiêu thương hiệu thời trang Việt Nam có thể khiến mọi người nhớ và biết rõ về nó. Có nhưng không nhiều. Bởi vì chúng ta còn tự ti về bản thân, thị hiếu khách hàng còn đam mê những thứ ngoại bang khiến các local brands phải đi theo nếu muốn tồn tại. Và cứ thế cứ thế, những gì đọng lại trong chúng ta là 1 nền thời trang đường phố không quá đặc sắc và mang tinh thần Việt.
Có thể so sánh hơi khập khiễng – nhưng hãy nhìn thời trang đường phố của Nhật Bản mà xem. Khởi điểm của họ - không cao đâu, cũng như những người Việt mình bây giờ thôi. Yohji Yamamoto hay Rei Kawakubo, cũng trải qua 1 thời gian dài ngụp lặn – nhưng họ không đi theo thị trường mà còn nhờ chính tinh thần lí tưởng của dân tộc mà khiến cả nền công nghiệp thời trang phải thay đổi. Hay Tomoaki Nagao (Hay Nigo) đã mang hình ảnh chú khỉ lười biếng cùng văn hóa đường phố Harajuku phổ biến ra toàn thế giới. Quá trình này không phải ngày 1, ngày 2..mà nó khá dài, nhưng không phải là không thể. Phải có những người tiên phong, mở đường thì mới có thế hệ sau phát triển mạnh hơn. Thế hệ tiên phong của thời trang đường phố Việt Nam có không? Có, nhưng vì cơm áo gạo tiền – sức mạnh của tờ giấy khiến người nước ngoài nhìn vào “Thời trang Việt Nam” không quá nhiều gợn. Nhưng không nên tiêu cực quá, vì rõ ràng sẽ xuất hiện những nhà tiên phong tương lai mà mình rất mong đợi để giao thoa giữa tinh thần của người trẻ và giá trị văn hóa Việt.
Quay trở lại
Việt Nam – giờ đã mở cửa và thế hệ tài năng rất nhiều. Chúng ta đã có những celebs, những tên tuổi đi lên và được cả thế giới bắt đầu biết đến. Các show diễn thời trang, cũng rất nhiều người Việt ngồi ở Front-line. Sự kết nối của chúng ta với bên ngoài – không phải là không có, tại sao nhắc tới streetwear Việt Nam – người nước ngoài vẫn nhìn thấy nhiều chi tiết nước ngoài hơn là 1 cái gì đó “Đậm chất người Việt”? Do chúng ta xấu hổ ư? Hay do chúng ta cảm thấy thật “xấu xí” khi mang hình ảnh người Việt ra nước ngoài? Hay do chúng ta tự ti??
Nói qua vẫn phải nói lại – một trong những gốc rễ, chính là thị hiếu của người Việt – của cả thị trường Việt. Không kể các thương hiệu, những nhãn hàng của người Việt nhưng bắt đầu ở nước ngoài – hãy nhắc tới thương hiệu lấy người Việt là đối tượng khách hàng chính, là cốt lõi. Mà cái tâm lý “yêu nước người ta hơn nước mình” khiến họ sẽ quan tâm những thứ gì đó mắc mỏ hơn, MADE IN ABC, XYZ hơn là MADE IN VIETNAM, DESIGNED BY VIETNAM. Rõ ràng – các local brands và Celebs có cái lý của riêng họ, khi thị trường muốn vậy – họ phải đáp ứng thì mới nhận được sự quan tâm.
Tỉ dụ - có những thứ gần gũi ở nước ta, lại trở thành một trào lưu ở streetwear nước ngoài. Điều này không biết là nên cười hay nên khóc. Vì chính những thứ chúng ta gần gũi, mà lại không khai thác được mà phải nhờ người khác phổ biến?
Còn nhớ những năm 2014 -2016, ở Nhật Bản – túi cám con cò, con lợn và con ngan ở Việt Nam lại trở thành 1”trend” ở Nhật Bản. Nó hot đến mức đã trở thành “Key Item” của những thanh niên Nhật lúc đó – thứ nhất là những hình ảnh động vật nuôi khá gần gũi với người Châu Á, thứ Hai là nguyên liệu làm chiếc túi đó thường là vải bố, vải tái chế nên được tin dùng rất nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam – những chiếc túi đó vứt đầy ra và chỉ đợi lên xe bán đồng nát(??).
Hay trong Lookbook của Balenciaga mùa Xuân/Hạ 2017 của nhiếp ảnh gia Harley Weir có một bức hình model ôm 1 chiếc túi nhựa có chiếc chăn bông hoa trong đó, dù mình không chắc chắn, nhưng đối với ở Việt Nam hay đúng hơn là Hà Nội. Chiếc chăn bông hoa trong túi nhựa đó – khá phổ biến và rất lâu rồi đúng không?
Áo dài của người Việt cũng là niềm cảm hứng của nhiều nhà thiết kế nước ngoài. Nhưng – lại 1 cái nhưng to đùng – nếu là 1 Viet designer phá cách thì thiên hạ sẽ bay vào
“ÔI ZỒI ÔI! ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG MÀ CÒN PHÁ CÁCH À. QUỐC HỒN QUỐC TÚY Ở ĐÂUUUU?”
“THÔI DẸP MẸ ĐÊ! ÁO DÀI MÀ LÀM VẬY CÒN RA THỂ THỐNG GÌ NỮA”.
Và trong 1 phương diện khác, 1 Fashion Designer nước ngoài nào đó sử dụng hình ảnh áo dài để làm thiết kế. Anh em ta sẽ chả ngại mà xun xoe:
“TỰ HÀO QUÁ VIET NAM ƠI!!!”
“CẢM ƠN BẠN – ĐÃ MANG HÌNH ẢNH ÁO DÀI RA NƯỚC NGOÀI??”
“ĐẤY! CÁCH ĐIỆU NHƯ VẬY MỚI ĐÚNG, MỚI PHÁ CÁCH NHÉEE!!!”
Vậy – lối đi nào cho chúng ta?...
--
Lại nhắc về thổ cẩm – một trong nhiều nét đặc sắc của văn hóa trang phục Việt Nam.
Trong cái sự may mặc thì việc ứng dụng các kĩ thuật, chất liệu truyền thống lên ngành thời trang đương đại không phải là một điều mới mẻ. Khá nhiều các thương hiệu (Đặc biệt là Nhật Bản – đó là cái mình thích ở các fashion designer người Nhật) như Kapital, CDG, Visvim, Undercover sử dụng niềm cảm hứng từ vật liệu và kĩ thuật may truyền thống như kĩ thuật nhuộm Shibori, hay Boro (Tất cả mình đều có bài viết, các bạn có thể tìm lại). Hay những chiếc váy truyền thống của người đàn ông Scotland, chiếc khăn choàng và họa tiết của người da đỏ Anh-điêng, của nền văn hóa Americana đặc sắc (Navajo cũng vậy).
Vậy, nước ta có một thứ vải/chất liệu/ kĩ thuật may đậm chất Việt Nam – mà có rất nhiều diễn giả nước ngoài viết về nó. Đó chính là Thổ Cẩm.
Thổ cẩm là gì?
Không nói tới các loại vải thổ cẩm công nghiệp bán cho khách hàng du lịch đầy rẫy ngày nay, thổ cẩm truyền thống là một loại vải được dệt thủ công với các hoa văn, họa tiết đầy màu sắc đầy nổi bật trên bề mặt vải.
Thổ cẩm hay dệt thổ cẩm là một trong những kĩ thuật may mặc hiếm hoi còn giữ được một số giá trị tinh túy tại thời điểm hiện tại. Xuất hiện ở Việt Nam rất lâu đời, là một nét đặc trưng của những dân tộc thiểu số ít người. Hoa văn/ Họa tiết xuất hiên trên thổ cẩm thường thể hiện nét văn hóa và góc nhìn của các dân tộc đó – như bao cộng đồng khác trên thế giới – cây cối, mặt trời, chim muông và con người cách điệu.
Vậy tại sao thổ cẩm lại giá trị cao?
Quy trình làm vải hay dệt thổ cẩm khá tỉ mỉ và phức tạp – yêu cầu sự khéo léo của người làm ra nó (Ở đây thường là các mẹ). Và hơn hết, thổ cẩm là handcraft/ Thủ công hoàn toàn. Từ khâu sản xuất, nguyên liệu chính là các sợi lanh, sợi bông được lấy trong vỏ cây đay, vỏ cây gừng – nhuộm màu tự nhiên trong các vật liệu cũng đến từ thiên nhiên (Mủ cây, lá cây vv..vv) để tạo ra các màu sắc đặc trưng và khó nhầm lẫn với các chất vải khác.
Chưa hết, làm ra được chất liệu/material rồi thì sản xuất cũng công phu không kém. Những người phụ nữ dân tộc thiểu số sẽ phải thực hiện bằng cảm quan của mình – với khung dệt gỗ đơn sơ và thuê bằng chỉ tay. Kĩ thuật dệt, sự tinh tế và sắp xếp bố cục bằng phương pháp tự nhiên (Mắt người) đã tạo ra các sản phẩm hay vải thổ cẩm đầy tinh tế và xao xuyến tất cả ai có thể theo dõi được quá trình đó.
Không may rằng, với nhịp sống hiện đại và nhu cầu ăn mặc khá “hiện đại” của thị trường đại chúng. Thổ cẩm đã ít được nhiều người biết tới lại càng khó khăn được “di truyền” tới thế hệ ngày nay. Ở một điều nữa là hầu hết design/ thiết kế của sản phẩm thổ cẩm thường bị đóng y 1 màu (Vì đó là truyền thống của những người dân tộc mà) nên nếu may mắn, thổ cẩm sẽ chỉ là 1 thứ mang tính “Kỉ niệm/ Đồ lưu niệm” chứ không thể nào mang tính “Fashion Season/ Thời trang theo mùa” lên được.
Sự tiềm năng của những khách hàng trẻ là có. Thị trường Việt Nam ngày nay, đặc biệt là Gen Z (những bạn trẻ sinh năm 1996 trở lên) đang phân khúc dần và ngày càng học hỏi. Sự nhận thức của họ về các ứng dụng văn hóa truyền thống (Đặc biệt cảm hứng từ các brands Nhật Bản như mình kể ở trên) kèm theo tính thời trang đã được nhân rộng khá là nhiều. Bằng chứng là những chiếc shirt, chiếc tee kiểu Patchwork hay full pattern bandana/ JP culture và cả cộng đồng Indigo đều đang phát triển.
Thị trường có, dù nhu cầu không nhiều – nhưng cần phải có những người tiên phong, đầu tiên để làm niềm cảm hứng cho các bạn đi theo. Vậy nếu những chiếc áo do Local brand Việt làm - ứng dụng chi tiết thổ cẩm hay vải dệt thổ cẩm một cách khéo léo – đó cũng sẽ là 1 thứ thay thế cho việc các bạn phải tìm mua những chiếc mang văn hóa nước ngoài kia (Ao ta thì ta lại về tắm ao ta chứ). Ủng hộ local brands – thì cũng nên ủng hộ tinh thần/ linh hồn của văn hóa Việt chứ nhỉ.
Điều này thực ra không phải là quá bất khả thi. Chỉ cần có thị trường, có những người thực sự ủng hộ và muốn mua. Mình tin rằng ứng dụng thổ cẩm một cách tinh tế sẽ được thị trường đón nhận và các local brands sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn với văn hóa truyền thống của người Việt. Bán được sẽ có nhiều người quan tâm – và mình sẽ sẵn sàng ủng hộ những câu chuyện như vậy. Chứ nếu không, Thổ cẩm sẽ mãi mãi chìm sâu và không được mang ra ánh sáng mất.
Nhưng việc thực thi vẫn còn khá gian nan và đòi hỏi sự cần mẫn của những người yêu nó, thực sự muốn phổ cập văn hóa – nét truyền thống này tới giới trẻ theo một cách gần gũi và dễ tiếp cận nhất. Nhiều khi câu chuyện đánh đổi giữa Duy trì giá trị thật hay chỉ là hình ảnh được kĩ thuật số hóa cũng quan trọng trong việc giáo dục lại thị trường.
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
streetwear brands 在 Facebook 的最佳貼文
DỊCH BỆNH ẢNH HƯỞNG SÂU TỚI NỀN THỜI TRANG VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
(Theo góc nhìn cá nhân)
Diễn biến căng thẳng của Covid 19 biến thể Delta tại Việt Nam bắt đầu từ sau dịp lễ 30/04 - 01/05 và kéo dài tới tận bây giờ ( Trong tương lai cũng chưa khẳng định rõ ràng điều gì). Nhiều điều đã xảy ra và hẳn những bạn đọc cũng biết những tác động mà dịch bệnh ảnh hưởng không chỉ tới đời sống của người dân, năng lực sản xuất mà rất nhiều nền công nghiệp khác nhau. Ảnh hưởng sâu bậc nhất chắc chắn là các ngành dịch vụ, giải trí và thời trang cũng không phải là ngoại lệ.
Sài Gòn liên tục giãn cách cũng như những hình ảnh lịch sử mà giới trẻ được chứng kiến tại “Thành phố phồn hoa – Thành phố không ngủ - Trái tim kinh tế” có lẽ là chỉ những người lớn trải qua vào thời kì bao cấp. Thành phố im lìm trong tiếng vang vọng của những chiếc xe cứu thương, những tiếng chó sủa rền lên trong giờ giới nghiêm từ 06 tới tới 06h sáng. Chắc chắn không ai muốn một điều này nhưng hãy suy nghĩ một điều tích cực như thế này: “Sau cơn mưa trời lại sáng”. Và dịch bệnh sẽ qua đi, Sài Gòn sẽ hồi phục lại.
Nhưng như những căn bệnh mãn tính mà các bạn thường đọc, sẽ có một điều được khẳng định rõ ràng rằng: Di chứng và hệ quả của dịch bệnh lên nền công nghiệp thời trang nói chung và streetwear nói riêng là không thể tránh khỏi. Có nhiều điều mà theo quan điểm cá nhân của mình sẽ xoay chuyển cuộc chơi ngay khi mà Sài Gòn trở lại hoạt động như ngày xưa.
1. Không còn khái niệm Collection/ Season (Mùa):
Điều này sẽ diễn biến tới ít nhất là cuối năm 2021 (Hoặc Quý 1, Quý 2 2022). Lịch giãn cách kéo dài khiến việc ra những sản phẩm mới của các nhãn hàng thời trang tại Việt Nam gần như là đóng băng hoàn toàn. Việc ra sản phẩm mới bây giờ là một điều vô cùng rủi ro và gặp nhiều khâu bị “nghẽn cổ chai” – đặc biệt là hình thức vận chuyển hàng hóa (Shipment). Ngay sau khi dịch bệnh qua đi và những thành phố lớn bắt đầu mở cửa để hồi phục kinh tế và cho phép người dân tự do đi lại, các cửa hàng mở cửa hoạt động trở lại bình thường thì các local brands sẽ nắm bắt cơ hội ngay lập tức này để tung các collection mới. Đây là thời điểm quá ngắn ngủi để kết thúc một năm đầy “thất bát” trong việc kinh doanh thời trang, trước hai đợt bùng nổ mua sắm thông thường là dịp lễ cuối năm (Giáng Sinh – Năm mới) và Tết Nguyên Đán khi nhu cầu ăn mặc tăng cao. Do đó, các local brands sẽ liên tục đẩy mạnh và ra liên tục sản phẩm mới để thu hút người mua và tăng doanh thu một cách nhanh nhất có thể. Vì vậy, khái niệm mùa hay bộ sưu tập hoàn chỉnh sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. Câu chuyện sẽ quay lại ra là “Ra nhiều đồ nhất có thể, thu hồi doanh thu bị trống trong thời gian giãn cách nhiều nhất có thể đạt được”.
Nói một cách tiêu cực thì quy chuẩn ra đồ -làm đồ - tăng doanh thu sẽ khoảng 60% đi vào mô típ “Fast Fashion” – “Thời trang nhanh”. Đây là một điều có thể thông cảm được cho các nhãn hàng vì họ đã phải đóng băng quy mô kinh doanh trong một khoảng thời gian khá dài rồi.
2. Môi trường cạnh tranh cực kì gay gắt.
Rõ ràng là một điều như vậy. Khi thị trường mở cửa trở lại, chỉ riêng tại thị trường Sài Gòn đã có khoảng từ 500-700 local brands lớn nhỏ về thời trang đồng loạt ra các sản phẩm mới (Trước khi diễn biến dịch lại trở nên phức tạp và không biết khi nào lại có chỉ thị mới). Và đây sẽ là chiến trường cực kì “đẫm máu” vì thị trường tiêu dùng vẫn chỉ có thể chứ không phình to. Nhiều khi còn thu nhỏ do ảnh hưởng sâu vào túi tiền của người dân do dịch diễn biến phức tạp. Số lượng sản phẩm mới ra liên tục từ các brands khác nhau sẽ tạo ra một bức tranh “Đại dương đỏ” với tính cạnh tranh giữa nhiều thương hiệu trở nên đáng sợ hơn. Để thu hút người tiêu dùng thì bên cạnh sản phẩm, các chiến dịch quảng bá marketing cũng phải bùng nổ và đi kèm theo. Rõ ràng cuối năm nay chúng ta sẽ đón nhận đến mức “bội thực” về các sản phẩm thời trang, chiến dịch đi kèm. Đây là 1 phản ứng vô cùng bình thường và hợp lí. Có nhiều nét tương đồng với hình ảnh một người bị bỏ đói lâu ngày, khi được ăn sẽ ăn không kiểm soát – ăn vượt qua cái no của bản thân và dẫn tới hiện tượng “nghẹn” “bội thực”.
Quá trình “Đào thải” sẽ song hành trong cuộc chiến này. Vì số tiền của thị trường là có hạn và các lựa chọn dành cho khách hàng là vô cùng nhiều và đa dạng nên quyết định mua hàng sẽ trở nên khó khăn và kĩ càng hơn rất nhiều. Sẽ có nhiều trường hợp các local brands tiệm cận thị trường như sản phẩm giá cả rẻ hơn (Nhưng điều này là không thể xảy ra. Vì sao thì tí nữa mình sẽ nói) nhưng Dịch bệnh này sẽ đánh chết những thương hiệu nhỏ, không nổi bật hoặc có lợi thế cạnh tranh riêng biệt, hoạt động kinh doanh không chuyên nghiệp và đặc biệt là – “KHÔNG CÓ ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH”.
Rất nhiều người nói về các local brands đang chỉ ưu tiên làm những sản phẩm hình in (Graphic) như tee, sweater, hoodie. Đây là lợi thế dễ dàng ở điều kiện bình thường nhưng là con dao hai lưỡi khi có các sự kiện thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Vì nó quá bình thường và không có gì đặc biệt nên “những kẻ theo sau” này sẽ cực kì khó khăn trong cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần khi thị trường được mở cửa trở lại. Rõ ràng, tính thiết kế cũng không đọ bì được – tính thời trang cũng không thể so sánh và giá cả, năng lực sản xuất thì càng không với những thương hiệu lớn hơn.
“Cá lớn nuốt cá bé”. Đó là quy luật sinh tồn.
3. Năng lực sản xuất không ổn định.
Kể cả những chuỗi dây chuyền sản xuất lớn nhưng chắc chắn kể cả sau ngày 15/09 Sài Gòn có hoàn thành công tác chống dịch nhưng các xưởng gia công, kĩ thuật sẽ trải qua những điều kiện gắt gao để phòng dịch bùng phát trở lại. Các bạn có nhớ những dòng người công nhân vì cực chẳng đã đã liều mình đi xe máy về quê không? Sài Gòn sau dịch và đặc biệt các xưởng gia công, xưởng may sẽ gặp vấn đề là “Thiếu hụt nguồn lao động tay chân”. Điều này dẫn tới việc khả năng sản xuất của các thương hiệu thời trang Việt Nam sẽ không ổn định và thời gian sẽ kéo dài hơn rất nhiều.
Để kêu gọi hoặc tìm kiếm lực lượng lao động mới không phải là dễ. Sẽ tốn một thời gian để tuyển dụng và đào tạo kĩ năng trở lại. Những người nào đã về quê thì trong khoảng thời gian gần mình đảm bảo họ sẽ cân nhắc ở lại quê chứ không trở lại Sài Gòn đâu. Vì sao? Vì họ không biết rằng khi nào dịch lại bùng phát trở lại và những viễn cảnh tồi tệ, thất nghiệp – không lương có trở lại nữa hay không. Đây là một điều không thể là không xảy ra nên chắc chắn một điều rằng các lao động đã từng ở Sài Gòn mà đã về quê họ sẽ quyết định bám trụ tại quê hương để chấp nhận việc “Có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo” hơn là quay trở lại lao động tại Sài Gòn. Đó là điều dẫn tới sự “Thiếu hụt lao động”.
Điều này sẽ được cải thiện khi mà những thông tin đảm bảo, tích cực hơn về dịch bệnh diễn ra mà đủ tạo độ tin tưởng cho những người lao động trở lại Sài Gòn.
Đó là về lao động, còn về nguồn nguyên liệu cũng gặp nhiều trục trặc không hề nhỏ trong thời gian tới. Trong suốt 2 tháng vừa qua, các chợ vải – các nguồn cung đầu mối gần như đóng băng và không có dấu hiệu hồi phục tốt. Các tiểu thương sẽ quay sang kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, vốn dĩ là 5-sao trong giai đoạn dịch bệnh và con người quan tâm nó nhiều hơn là thời trang. Chỉ có những người có năng lực tài chính vững mạnh thì mới tiến hành nhập – trữ những nguồn nguyên liệu như vải. Mà tất nhiên, giá thành không hề rẻ do các chi phí phụ sinh khá cao (Logistic, vận chuyển..). Những ưu tiên sẽ được dành cho các xưởng may lớn, những thương hiệu lớn khi số lượng đặt nhiều, dễ làm và ổn định. Còn các thương hiệu local brands vừa và nhỏ, sẽ vô cùng khó khăn trong thời gian sắp tới để tìm cách ổn định dây chuyền sản xuất của mình.
Những xưởng gia công nhỏ, chấp nhận làm việc với các thương hiệu nhỏ sẽ xảy ra tình trạng “nghẽn mạch” vì quá nhiều yêu cầu từ các brands khác nhau và một trong những viễn cảnh xảy ra đó là “Tăng chi phí – tăng tính đầu lọc”. Vậy là các local brands sẽ phải nhận 1 mức giá sản xuất cao hơn bình thường cho đến hết năm nay vì nhiều yếu tố khác nhau. COGs cao cho nên mức giá bán cũng phải cao, mà mức giá bán cao trong thời điểm này không khác gì một con dao hai lưỡi cả. Đau đầu lắm đấy!
4. Khách hàng “QUÊN”.
Với lối sống nhanh – easy come and easy go cho nên trong khoảng 2 tháng vừa qua chắc chắn nhiều bạn trẻ đã quên mất những thương hiệu thời trang trông nó như thế nào, collection nào đã tung ra, hình dáng của cái logo trông ra làm sao. Khi tái mở cửa và định hình thị trường lần nữa, các local brands bắt buộc phải tung ra các chiến dịch “Re-structure Brand awareness”/ “Tái cấu trúc định vị thương hiệu” bằng các hình thức marketing, quảng bá khác nhau. Rõ ràng trong cuộc chiến marketing này thì khả năng tài chính là một tiên quyết mạnh nhất, ai càng đổ nhiều tiền thì sẽ thu hút được nhiều người hơn. Còn nếu không thì sản phẩm phải vô cùng đặc biệt và có điểm nhấn thì mới khiến khách hàng “nhớ” lại được. Nếu cứ “tàng tàng”, dựa trên các quảng cáo thông thường vốn dĩ đã bị siết chặt trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram thì sẽ cũng chỉ là như muối bỏ bể trong thời gian tới và không thể nào cạnh tranh với các thương hiệu lớn khác. Như mình đã đề cập lúc nãy – sự cạnh tranh là vô cùng gay gắt.
Một điểm nữa là hệ thống phân phối và cửa hàng offline (Cửa hàng vật lí) khi thị trường mở cửa sẽ chính thức đi vào hoạt động trở lại để tiến hành việc “Tái định vị thương hiệu” cho các nhãn hàng thời trang. Nhưng chắc chắn một điều rằng đây không phải là một điều đảm bảo trong thời gian gần vì dịch bệnh diễn ra vô cùng phức tạp và các điều kiện để có các sự kiện offline, bán hàng tại cửa hàng theo chỉ thị sẽ vô cùng nghiêm ngặt. Hiệu ứng từ hệ thống phân phối và cửa hàng offline sẽ không hề cao như mong đợi. Bài toán kinh tế về việc duy trì nó cũng như đảm bảo các quy trình sản xuất, quảng bá dễ dàng “Đánh gục” các founders thời trang nếu không có cái nhìn đủ “sâu” và đủ “rộng”.
5. Tập tính khách hàng / Customer Behavior.
Rõ ràng, thời trang không phải là thứ ưu tiên hàng đầu nữa. Thay vào đó là nhu cầu thiết yếu như ăn, uống, giải trí. Bị bó chân trong nhà ở khoảng thời gian dài sẽ khiến thị trường trẻ sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho các nhu cầu như ăn tại cửa hàng, uống các thức uống quen thuộc và các hoạt động như đi du lịch, xem phim, nghe nhạc. Họ sẵn sàng chấp nhận sử dụng những món đồ cũ để dành tiền cho các nhu yếu phẩm khác cần được thỏa mãn ngay tức khắc.
Giới thượng lưu sẽ bỏ qua nhưng giới trung lưu và bình dân sẽ siết chặt mức độ tài chính sẵn có của mình. Dịch ảnh hưởng sâu khiến túi tiền của người dân gần trở nên khánh kiệt và bắt buộc phải “Tiết kiệm không điều kiện” và “Tích trữ cho những diễn biến phức tạp sâu xa” với hầu bao của mình. Mức độ chi tiền của thị trường trẻ sẽ không giảm nhưng số tiền họ được cung cấp từ gia đình, phụ huynh sẽ giảm. Bên cạnh đó như ý trên thì số tiền đó khách hàng sẽ ưu tiên cho các nhu cầu khác nên độ chi tiêu cho thời trang đến cuối năm nay 2021 sẽ không quá bùng nổ như mọi năm.
Một điều hi vọng là các chương trình sales quy mô lớn trên các nền tảng thương mại điện tử. Nhưng đây không phải là 1 ý hay trong thời điểm “Tái định vị thương hiệu” vì chẳng ai muốn thương hiệu của mình gắn liền với mác “Chuyên bán đồ Sales” trên các platform Shopee, Lazada. Hơn nữa, giảm giá chỉ dành cho đồ cũ mà đồ cũ thì không cuốn hút quá nhiều tại thời điểm hiện tại – giảm giá đồ mới ra thì lại càng không thể, ít nhất là phải đợi tới các đợt Black Friday, End year, Xmas. Giảm giá lại là 1 con dao hai lưỡi đánh mạnh vào hình ảnh thương hiệu nữa.
Rõ ràng, Dịch bệnh không những tác động tới đời sống, tới tinh thần của người dân mà còn ảnh hưởng sâu và gây ra 1 hệ quả lớn cho các nền công nghiệp – đặc biệt là thời trang Việt Nam cho tới ít nhất là cuối năm 2021. Mình chỉ mong các anh/chị/bạn bè founders giữ vững sức khỏe và niềm tin vì có 1 câu nói kinh doanh kinh điển rằng “Nơi nào càng nhiều rủi ro, nơi đó càng nhiều cơ hội”. Nhưng tìm ra cơ hội trong 1 đống rủi ro đòi hỏi 1 tầm nhìn và chiến lược vô cùng tốt.
Chúc các bạn thành công!
(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的精選貼文
một cẩm nang mặc đẹp dành cho tất cả những bạn nam sau mùa dịch ;)
05:37 - Color & Prints
08:47 - Kiểu Dáng
09:29 - Mặc Cả Cành
10:28 - Vintage & Archive
11:38 - Giày Dép
14:33 - Phụ Kiện
Facebook: https://www.facebook.com/benjamin.tran199
Instagram: benjamintrann
+84 Urban Community: https://www.facebook.com/groups/826593330813563/
This video is not sponsored or intended to advertise any brands mentioned.
Video này hoàn toàn không được tài trợ và có ý định quảng cáo cho bất kì thương hiệu nào được nhắc đến.
streetwear brands 在 Hương Witch Youtube 的最佳貼文
Trời ơiiiiii lần đầu tiên bất ngờ với đồ streetwear của Local brands đỉnh đỉnh quáaaaa luôn ạ. Ahuhuuu đc khai phá văn minh ?
Mua đồ ở Dosi nha các cậu ơiiii: https://dosi-in.com/black-friday/?schannel=huongwitch
✨Tặng các bạn Code “huongwitch” giảm ngay 50K cho hóa đơn từ 500K (Thời hạn sử dụng đến 01.12.2019)
Các sản phẩm trong video:
BAD RABBITS - Rabbit Club Crotop - Black
BAD RABBITS - Rabbit Club Crotop - White
BAD RABBITS - Rabbit Draw C - Mint
BAD RABBITS - Bad Tie Dye - Red
DRIFTOUT - DNA-136 Apro Brear - Black
DRIFTOUT - Techwear Short Pants
PREMI3R - HB Thatbae Ballcap – Grey
MYO - Vớ Bốn Màu
MYO - Vớ Sấm Sét Cam
MYO - Jogger Pants MYO
SLY - Brilliant Backpack Leather
SLY - Brilliant Pants
SLY - Brilliant T-Shirt Navy
SLY - Brilliant T-Shirt Blue
BIRDY BAG - Túi chéo Birdy Bag The Pressure
♥ You are welcome babe~ ♥♥♥
♥ Đừng ngần ngại pm cho Witch / Connect with me:
►Email: [email protected]
►Facebook : https://www.facebook.com/huong.witch
►Instagram: https://www.instagram.com/huong.witch/
►TikTok: hwitch99
► Kênh Youtube trực thuộc hệ thống Schannel Network !
♥ Witch là đứa "hâm hấp" như thế nào? / Fun facts about me:
https://goo.gl/29nHMy
♥ Chuyện "bí mật" của riêng con gái nè / Everything about girl / Girl talks:
https://goo.gl/CeZU2b
♥ Đi chơi khắp nơi tận hưởng cuộc sống tươi đẹp nào / Let's go with Witch:
https://goo.gl/MBYYCU
♥ Bàn luận, chặt chém tất tần tật các loại mỹ phẩm / Review cosmetics:
https://goo.gl/8PibsV
♥ Mỗi ngày đều đổi thay, hãy biến hoá bản thân với Witch / Makeover with Witch:
https://goo.gl/KtpUZB
#huongwitch
#localbrandvietnam
#streetwearoutfit
#huongwitchunbox
streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最佳貼文
Hơn 100 Năm và vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.. #respect
Facebook: https://www.facebook.com/benjamin.tran199
Instagram: benjamintrann
Snapchat: benjamintrann
This video is not sponsored or intended to advertise any brands mentioned.
Video này hoàn toàn không được tài trợ và có ý định quảng cáo cho bất kì thương hiệu nào được nhắc đến.
streetwear brands 在 streetwear brands, mens tshirts, fashion - Pinterest 的推薦與評價
Jan 18, 2017 - New and old streetwear from around the globe. See more ideas about streetwear brands, mens tshirts, fashion. ... <看更多>
streetwear brands 在 BIGGEST MISTAKE New Clothing Brands Make In 2023 的推薦與評價
One of the biggest mistakes young aspiring clothing brand owners make is using bad mockups. Here's an analysis to explain why it matters and ... ... <看更多>