CON CÁI GIỚI SIÊU GIÀU THÍCH HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DANH GIÁ NÀO? ĐÂU LÀ NGÀNH HỌC GIỚI THƯỢNG LƯU ƯA CHUỘNG?
Theo thống kê từ các phương tiện truyền thông quốc tế, các trường đại học hấp dẫn nhất là:
• Đại học Luân Đôn (UCL)
Trường thành lập năm 1826, là một trong những trường đại học nổi tiếng hàng đầu thế giới, gồm 18 trường đại học thành viên. Gần một nửa sinh viên theo học Đại học Luân Đôn là sinh viên quốc tế, trong đó châu Á nhiều hơn châu Âu. Các sinh viên nhận được nhiều lời mời tuyển dụng sau khi tốt nghiệp và có nhiều cựu sinh viên trường đạt giải Nobel.
Trong bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021, UCL đứng thứ 10.
Về học phí, học phí học Thạc sĩ học thuật khoảng 25 000 bảng Anh (hơn 790 triệu VND);
học Thạc sĩ nghiên cứu khoảng 28 000 bảng Anh (hơn 885 triệu VND).
• Đại học Mỹ ở Dubai (AUD)
Được thành lập vào năm 1995, trường Đại học Mỹ ở Dubai là trường đại học đầu tiên ở vùng Trung Đông được công nhận, cung cấp nền giáo dục kiểu Mỹ và có hơn 2.800 sinh viên đến từ 94 quốc gia. Đây là trường đại học tư nhân phi tôn giáo, đã đào tạo một lượng lớn sinh viên ưu tú khắp thế giới với định hướng không phân biệt tôn giáo hay văn hóa.
Trong bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021, AUD được xếp hạng 601 – 650.
So với các trường đại học Âu Mỹ khác, học phí của AUD khá thấp.
Học phí mỗi năm khoảng 5 000 USD (khoảng 115 triệu VND); chi phí sinh hoạt khoảng 2 760 USD (gần 64 triệu VND).
• Đại học Harvard
Đại học Harvard được đánh giá là một trong những trường đại học danh giá nhất thế giới, có tầm ảnh hưởng học thuật trong nhiều ngành như khoa học đời sống, khoa học tự nhiên, luật, thương mại, y học, xã hội học... Trong bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021, Đại học Harvard đứng thứ 3.
Ngôi trường này có thư viện học thuật lớn nhất nước Mỹ và lớn thứ 5 trên thế giới.
• Đại học Yale
Đại học Yale xếp hạng 17 trên bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021. Đây là một trong những đại học lâu đời nhất ở Mỹ và là thành viên của Ivy League. Đại học Yale rất xem trọng đào tạo bậc đại học (undergraduate education) thế nhưng không gian học thuật lại vô cùng thân thiện và năng động.
Dù tôn trọng giáo dục truyền thống, đại học Yale lại đưa ra một hệ thống giáo dục thoải mái hơn. Tuy vậy, trường yêu cầu sinh viên phải có chiều sâu và chiều rộng trong quá trình học tập: Chiều sâu nghĩa là sinh viên phải học các lớp chuyên môn; Chiều rộng nghĩa là sinh viên phải tham gia vào 3 lĩnh vực (nhân văn nghệ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội) và 3 kỹ năng (sáng tác, tư duy định lượng, ngoại ngữ).
• Đại học Nam California
Trong bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021, Đại học Nam California (gọi tắt là USC) được xếp hạng thứ 121.
Cựu sinh viên người Trung Quốc có thể kể đến:
- Nhà xã hội học, luật học, giáo dục học nổi tiếng Lôi Khiết Quỳnh;
- Tỷ phú doanh nhân Tạ Minh;
- Phó Thành Ngọc, Chủ tịch China Petroleum and Chemical Corp, công ty lọc dầu lớn nhất châu Á;
- Mã Thanh Vân, kiến trúc sư nổi tiếng và từng là Viện trưởng Học viện Kiến trúc thuộc USC;
- Ca sĩ, diễn viên Lâm Phong;
- Hoa hậu, diễn viên Quách Ái Minh. Cô từng là nghiên cứu sinh thạc sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí tại ngôi trường này;
- Lý Nhàn, nhà sản xuất phim nổi tiếng ở Hollywood, phó chủ tịch cấp cao của SK Global Entertainment Group;
- Trần Mẫn Huân, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Đài Bắc 101, từng học Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh USC;
- Trần Khải Tông, Chủ tịch Hang Lung Group;...
USC là một trong những trường đại học nộp đơn khó nhất ở Mỹ. Năm 2019, USC tiếp nhận đến 66.000 đơn đăng ký nhập học và tỷ lệ chấp nhận là 11%, thấp nhất trong lịch sử của trường.
Học phí 44 463 USD/năm (hơn 1.022 tỷ VND);
Ký túc xá 12 440 USD/năm (hơn 286 triệu VND);
Chi phí sinh hoạt 900 USD/năm (20.7 triệu VND);
Chi phí đi lại 580 USD/năm (13.4 triệu VND);
Chi phí sách vở 1 500 USD/năm (34.5 triệu VND);
Tổng cộng gần 60 000 USD/năm (khoảng 1.4 tỷ VND).
• Đại học Brown
Trong bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021, Đại học Brown đứng thứ 60. Trường là một trong những trường đại học có tỷ lệ chấp nhận thấp nhất nước Mỹ.
Là một trường đại học nghiên cứu, Đại học Brown đã giành được danh tiếng cao trong giới học thuật Mỹ. Đại học Brown rất coi trọng đào tạo bậc đại học. Nếu các ngành học hiện có của Đại học Brown không có những ngành mà sinh viên muốn học thì sinh viên có thể tự thiết kế các khóa học chuyên môn liên ngành cho riêng mình.
Học phí 43 716 USD/năm (hơn 1 tỷ VND);
Ký túc xá 11 258 USD/năm (hơn 258.8 triệu VND);
Chi phí sách vở 1 360 USD/năm (31.3 triệu VND);
Chi phí đi lại 1 764 USD/năm (40.6 triệu VND);
Tổng cộng hơn 58 000 USD/năm (hơn 1.33 tỷ VND).
Học phí từng chuyên ngành: 39 928 USD/năm (hơn 918 triệu VND).
• Đại học Columbia
Ngôi trường này đứng thứ 19 trên bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021.
Cựu sinh viên có thể kể đến như:
- Barack Obama, Tổng thống thứ 44 của Mỹ;
- Theodore Roosevelt, Tổng thốn thứ 26 của Mỹ;
- Franklin D. Roosevelt, Tổng thống thứ 32 của Mỹ;
- Dwight D. Eisenhower, Tổng thống thứ 34 của Mỹ;
- Tỷ phú Warren E. Buffett;
- “Cha đẻ” của đồng Euro Robert Mundell;
- Vikram Pandit, cựu CEO Citigroup. Ông sinh ra ở Ấn Độ và được nhận vào trường Đại học Columbia năm 16 tuổi;...
Học phí 18 000 USD/năm (413.8 triệu VND);
Ký túc xá 11 000 USD/năm (253 triệu VND);
Chi phí sách vở 1 400 USD/năm (32.3 triệu VND);
Tổng chi phí hằng năm 33 000 USD (758.7 triệu VND).
• Đại học Stanford
Là một trong những trường đại học lớn nhất nước Mỹ, Đại học Stanford đã đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và trỗi dậy của Thung lũng Silicon, đào tạo nhiều nhà lãnh đạo của các công ty công nghệ cao như Google, Yahoo, Nike, Snapchat,...
Đại học Stanford đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021, chỉ đứng sau Viện Công nghệ Massachusetts.
• Đại học Mumbai
Đại học Mumbai được thành lập năm 1857, là một trong ba trường đại học tổng hợp lâu đời và lớn nhất ở Ấn Độ, được NAAC gắn hạng đại học 5 sao. Trường được xếp hạng 1001+ trong bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021.
Trường đã đào tạo ra nhiều cái tên nổi danh thuộc mọi tầng lớp xã hội ở Ấn Độ.
• Đại học Oxford
Trong bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021, Đại học Oxford đứng thứ 5, tạo ra hơn 50 triệu phú và tỷ phú, trong số đó có Michael Spencer - Người sáng lập NEXGroup.
Học phí chuyên ngành dao động từ 24 910 bảng Anh – 38 945 bảng Anh/năm (787.4 triệu - 1.23 tỷ VND); MBA: 59 490 bảng Anh (gần 1.9 tỷ VND).
(Thứ tự liệt kê ngẫu nhiên).
VẬY, CÁC CẬU ẤM CÔ CHIÊU THƯỜNG CHỌN HỌC CHUYÊN NGÀNH GÌ?
Theo tạp chí Wealth Insight, các ngành học phổ biến nhất của giới siêu giàu gồm:
1. Kế toán
Ngành học này sẽ giúp các phú nhị đại đầu tư thông minh trong lĩnh vực tài chính hay đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt.
2. Khoa học máy tính
Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, những tên tuổi lớn trong lĩnh vực này ngày càng được chú ý hơn. Những người có bằng cấp Khoa học máy tính có cơ hội thành công nhiều hơn.
Tỷ phú Jeff Bezos từng tốt nghiệp ngành kỹ sư điện và khoa học máy tính.
Mark Zuckerberg nghiên cứu về tâm lý học và khoa học máy tính tại Đại học Harvard.
Mã Hóa Đằng, ông chủ Tencent, tốt nghiệp ngành khoa học máy tính trường Đại học Thâm Quyến.
Annabel Yao, con gái thứ hai của Nhậm Chính Phi (Nhà sáng lập đế chế Huawei), cũng tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính tại Đại học Harvard, có thể thấy được tầm quan trọng của chuyên ngành này.
3. Thương mại
Học chuyên ngành này giúp các doanh nhân đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn, có thêm kiến thức kinh doanh và giúp thiết lập các mối quan hệ xã hội sớm.
4. Chính trị
Những người có hứng thú với chính trị sẽ thích mạo hiểm trong lĩnh vực chính trị. Bằng cấp ngành này sẽ giúp người học từng bước có thêm kiến thức sâu sắc về đầu tư cá nhân, do đó cũng có thể kiếm được rất nhiều tiền.
5. Quản trị kinh doanh
Tất nhiên, những người tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình hoặc có dự định khởi nghiệp trong tương lai chắc chắn sẽ học chuyên ngành này, cũng là cơ hội tốt để tích lũy quan hệ xã hội.
6. Luật
Đây là một ngành có sức hấp dẫn lớn đối với các đại gia.
Phùng Luân, người thành lập tập đoàn Vạn Thông, là Thạc sĩ Luật của Học viện Hành chính Quốc gia Trung Quốc, Tiến sĩ Luật của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc
Lưu Minh Vĩ, con trai của tỷ phú Hồng Kông Lưu Loan Hùng, đã học ngành Luật khi du học tại nước Anh.
7. Nghệ thuật
Cũng có rất nhiều con cháu nhà đại gia tham gia nghệ thuật. Những người có tâm có tầm sẽ có thể khiến sự sáng tạo của bản thân mang giá trị hàng triệu, hàng tỷ đồng.
8. Báo chí
Ngành báo chí cũng là một chuyên ngành được con nhà giàu ưa thích.
9. Kỹ thuật
Kỹ thuật là một trong những ngành được các phú nhị đại lựa chọn rất nhiều, mà kỹ thuật lại có sự đa dạng ngành nghề và ngành học rất lớn.
10. Quản lý kinh doanh
Đây cũng là một ngành được nhiều trâm anh thế phiệt theo học.
*Các lý do để các phú nhị đại chọn những trường và những ngành học này?
- Mở rộng vòng quan hệ xã hội và gặp gỡ những người bạn cùng có xuất thân giàu có
- Trình độ của các giảng viên các trường này thường cao hơn trường đại học bình thường, và có thể là nhân vật có tiếng tăm trong một lĩnh vực nào đó
- Các trường đại học này có danh tiếng rất tốt, hội tụ nhiều tinh anh
- Môi trường và thiết bị dạy học cao cấp
- Các trường đại học này thiết lập sẵn lộ trình định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, là sự đảm bảo cho tương lai.
Nguồn: Group Đại Học Đừng Học Đại
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
usc mba 在 Sabina姐分享MBA大小事,登愣 Facebook 的最佳解答
【活動分享-USC Marshall Coffee Chat】
還在苦惱如何申請美國MBA嗎?
想了解更多求學/找實習/找工作的小撇步嗎?
嚮往在陽光普照的加州生活嗎?
快來參加 USC Marshall MBA Coffee Chat,現場將有多名在校生及畢業生分享經驗談及回答您的疑問,機會難得趕快來報名!
--------
👉活動時間: 2020/12/26 (Sat) 2:00 pm - 5:00 pm
👉地點: ACC共享空間 - 台北忠孝復興微風503
👉地址: 台北市松山區復興南路一段27號5樓 (捷運忠孝復興站 5 號出口,步行約6分鐘; 捷運南京復興站 5 號出口,步行約7分鐘)
👉費用: 酌收場地費$100
👉報名連結: https://reurl.cc/x0r3qe
usc mba 在 Sabina姐分享MBA大小事,登愣 Facebook 的最讚貼文
【沒有按照計畫念 MBA 的人生,也有不同的風景】#校友來分享 #UCLA #USC
想出國念書的你,曾經把 MBA 視為目標,但是在追尋目標的過程中,可能發現更適合自己的學程、工作升遷或 #轉職 等各種情況,#MBA 不再是你的首選。
不是每個人都需要 MBA,中途改變目標的情況,每年都會發生。像 Adam 當年提早出國,先到 USC 念經濟碩士,又到 UCLA 念 #MFE 學程,並靠著學校豐富的就業資源,畢業後在紐約 #避險基金 擔任 data scientist。
人生沒有哪一條路就是完美,Adam 也曾想過,當初若再累積幾年工作經驗,去念 MBA 會不會不一樣?但是對於一個商科背景的學生轉戰 #資料科學,如果沒有在MFE學程的磨練,恐怕不會有現在的這些機會,因此他也分享自身經驗,提供給未來申請者參考。