Thời trang Việt lép vế trước đại gia ngoại - Đúng nhưng không đúng
Dựa trên bài viết cùng tiêu đề ở mục "Kinh doanh" trên kênh báo chính thống VNexpress.net (Nên các bạn không thể nào cho rằng là báo lá cải đưa thông tin không đầy đủ nhé). Bài viết được soạn và viết bởi tác giả "Anh Minh". Trong bài viết nêu lên rõ bật một quan điểm là "Thời trang Việt đang thua kém những thương hiệu quốc tế" (Như tiêu đề) được dựa trên báo cáo vừa được công bố bởi 1 VIRAC (Vietnam Industry Research and Cosultancy - Công ty nghiên cứu thị trường và nghiên cứu ngành tại Việt Nam). Tất nhiên là với uy tín của kênh báo và công ty trên, mức độ tin tưởng là khá cao nhưng đối với mình - một thằng ngụp lặn trong thế giới streetwear đủ để hiểu thị trường hiện tại. Có nhiều điểm mình thấy "Đúng nhưng không đúng" ở thị trường hiện tại.
Link bài viết : https://vnexpress.net/thoi-trang-viet-lep-ve-truoc-dai-gia-ngoai-4275612.html
Mới vào đầu bài, tác giả đã khẳng định một điều là : "Sự đổ bộ của nhiều thương hiệu nước ngoài đã đẩy ngành thời trang nội vốn chỉ có thị phần nhỏ giờ càng thu hẹp hơn".
Sau đó, tác giả đưa ra dẫn chứng là báo cáo của Virac đánh giá là thời trang Việt vẫn còn xa lạ với bản đồ thế giới hoặc trong khu vực dù Việt Nam nằm trong top đầu xuất khẩu hàng dệt may. Chúng ta nghiêng về gia công, xuất khẩu dưới tên các thương hiệu nước ngoài.
(Các bạn xem thêm phần đầu)
Mình không đồng tình điểm này. Thời trang Việt không hề xa lạ với bản đồ thế giới - ít nhất là với cộng đồng trẻ, lực lượng nòng cốt của thị trường tiêu dùng thời trang trong 5 đến 10 năm nữa. Nguyễn Công Trí được xướng danh rất nhiều với các bản thiết kế mang âm hưởng Việt Nam tới các celebs/người nổi tiếng hạng A+ toàn cầu như Rihanna, Beyonce và mới gần đây là nhóm nhạc nữ quyền lực bậc nhất thế giới Black Pink. Sự xuất hiện của Rosé trong chiếc đầm của NTK Công Trí đã được lên các trang báo thời trang hàng đầu thế giới (Và trước đó nữa) nên không ít thì nhiều, người ta cũng biết về 1 chữ Việt Nam thời trang.
Bên cạnh đó, rappers/artist nổi tiếng thế giới như Migos, Lil Nas X cũng từng xuất hiện với sản phẩm của Vaegabond - 1 thương hiệu thời trang đến từ Việt Nam. Hình ảnh Việt Nam cũng xuất hiện trên các brands nổi tiếng hiện tại của Nhật Bản như Wacko Maria Việt Nam Jacket hay mới đây thôi - Kapital tung ra bộ lookbook được chụp tại Việt Nam với những hình ảnh gần gũi với từng con người máu đỏ da vàng. Nên mình cho rằng, đó không phải là "quá xa lạ" như bài viết đề cập.
Còn ở quy mô khu vực thì ngành khác mình không biết nhưng về mảng thời trang và đặc biệt là thời trang đường phố - mình vỗ ngực tự hào về Việt Nam top 1 rank SEA. Vì đã từng đi các nước như Thái Lan, Singapore hay Malaysia - mình thấy streetwear ở đó rất đơn giản và hầu hết người mặc là mặc theo các brandname nổi tiếng chứ không có 1 thị trường local fashion phong phú như ở Việt Nam. Xa lạ có thể ở đây là do khác biệt về văn hóa, về phong thái ăn mặc nên rõ ràng chẳng việc gì thương hiệu Việt chấp nhận "rủi ro" sang thị trường khu vực đầu tư cả. (Mô hình PESTLE đúng không nhỉ?)
Có "Lép vế trên sân nhà" là chỉ những thương hiệu có tên tuổi, có chỗ đứng nhưng xin phép các cô, các chú, các bác đầu ngành. Cháu xin được chỉ trích "Một trong những lí do lép vế trên sân nhà là do các bác quá bảo thủ trong việc thiết. Lạc hậu, không hợp thời". Những thương hiệu Việt mà bài viết nêu tên như Việt Tiến, May 10, Biti's... làm sao có thể cạnh tranh nổi với các thương hiệu nước ngoài luôn cập nhật xu hướng và phục vụ đối tượng chi tiền nhiều nhất cho thời trang là "Giới trẻ". Những "Việt Tiến", "May 10" hào hùng năm nào nhưng đó chỉ là quá khứ khi mà giới công sở ngày nay ăn mặc khác, thiết kế khác, hiện đại hơn và nhu cầu cũng khác xưa nữa. Ngày xưa, một bộ vest/suit có thể mặc cả năm trời nên người ta có thể bỏ 1 số tiền lớn để đầu tư. Bây giờ, đâu thể đóng nguyên năm với 1 màu mà cần đa dạng nên đó là lí do vì sao những thương hiệu thời trang văn phòng nam sau này như Owen lại phát triển mạnh mẽ lên và vượt mặt những ông trùm được. Điểm mạnh của các bác là có quy mô sản xuất nền nếp, có khả năng tài chính cao nên những thương hiệu lớn lại "yên bề gia thất" với việc gia công cho các thương hiệu nước ngoài mà bỏ quên việc "Tái định hình thương hiệu".
Đơn cử như là Biti's, trước khi có sự đổi mới vào năm 2017 thì Biti's có lẽ sẽ đi vào lối mòn của những thương hiệu kể trên. Nhưng cú bứt phá mang tên Biti's Hunter đã đảo ngược dòng thành công khi thay đổi thiết kế, tiếp cận giới trẻ và giờ đây tại thị trường Việt Nam - Biti's không hề ngán bất kỳ những tay chơi nước ngoài nào và tham vọng của hãng giày là ra tầm quốc tế. Vậy "Lép vế so với thương hiệu ngoại" là do các bác không chịu thay đổi chứ chúng cháu tân tiến mà chẳng thua kém gì bọn nước ngoài đâu các bác ạ.
MỘT ĐIỂM ĐÚNG TRONG BÀI LÀ:
Xu hướng kinh doanh tự phát - ý ở đây là các local brands nhỏ lẻ và trẻ tại Việt Nam đi kèm với sự thiếu chuyên nghiệp của nhiều startup thời trang Việt.
Nhưng lại không đúng về việc khoét sâu vào khoảng cách giữa các nhà mốt và người tiêu dùng. Sự khoảng cách này theo quan điểm của mình là do "Chuyển giao thế hệ" và "Chuyển giao nền kinh tế" khi mà thị trường Việt Nam mở cửa mạnh mẽ sau những năm 1986 nằm trong chính sách "ĐỔI MỚI" được đại biểu Quốc hội thông qua và thực hiện. Những văn hóa và xu hướng mới theo đó mà du nhập vào thị trường Việt cùng lúc sự chuyển giao của những người thuộc thế hệ Y (Gen Y) sang dần Gen Z. Cùng lúc đó, do mở cửa nên kinh tế Việt Nam phát triển hơn, thu nhập đầu người khá hơn đồng nghĩa với nhận thức về cái đẹp - về thời trang khác hơn. Do đó, các thương hiệu xưa kia không thay đổi sẽ không thể nào cạnh tranh được với sự đổi mới từ người dùng để tạo nên "Khoảng cách" mà tự đó tạo ra "Sự lép vế" với các thương hiệu ngoại.
Đúng - nhiều thương hiệu trẻ thậm chí còn sao chép mẫu mã từ các thương hiệu quốc tế và bán giá rẻ hơn nhằm thu lợi mà không hướng tới phát triển bền vững. Theo VIRAC, việc thiếu một ngành công nghiệp thời trang bài bản - có hệ thống đã dẫn tới thực trạng này.
Mình HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý ở điểm này nhưng nói đi cũng phải nói lại. Sự kết nối giữa thế hệ thương hiệu trước và thế hệ mới là hoàn toàn không có, sự truyền bá kinh nghiệm và di sản kèm theo các vấn đề về sản xuất, xưởng và sự chia sẻ về nguồn nguyên liệu, tài sản vốn có giữa những người đi trước và các local brands là không có. Thương hiệu "Già" thì bảo thủ, yên tâm an tọa và không thèm chơi với mấy đứa "Nhóc ranh" còn thương hiệu "Trẻ" thì có một ý chí sáng tạo cao và "cái tôi tuổi trẻ" nên không thèm ngồi chung bàn với "Mấy ông già chỉ thích chỉ đạo mà không chịu sửa đổi" gì cả. Thương hiệu Việt nhiều nhưng không giúp đỡ nhau, không đoàn kết - không liên minh cho nên bị các global brands "nuốt chửng" là đúng.
VỀ PHẦN THỜI TRANG ĐƯỜNG PHỐ
Bài viết không hề đề cập về việc so sánh chung giữa Hai sản phẩm đồng giá giữa thương hiệu nước ngoài và thương hiệu Việt Nam. Ví dụ một cái áo 600.000 đ của H&M hay Uniqlo so sánh với một cái áo 600.000 đ của 1 local brand uy tín và được tin dùng (Không tính mấy ông fast fashion nhe) thì mình đảm bảo là nhiều khi global brand chỉ đơn giản là basic tee, hình in đơn giản còn thương hiệu Việt để chiều lòng khách hàng là phải in graphic phức tạp, xử lí kĩ thuật. Vậy đâu phải là lép vế, mà là do thị hiếu của người tiêu dùng thời trang.
Cái này mình cũng đã nhắc một lần trong những bài viết gần đây.
VÀ QUAN TRỌNG NHẤT, LÀ YẾU TỐ CON NGƯỜI
Sự "Lép vế" đối với các thương hiệu ngoại mà bài viết trên Vnexpress không đề cập tới nhiều nhất đó là do tâm lý "Sính ngoại" và không sẵn sàng trả tiền "cao" cho thương hiệu Việt. Không chỉ thời trang mà bất kỳ ngành nghề nào cũng gặp phải sự so sánh này : "Tại sao tao phải bỏ xxxxxxxx tiền để mua local brands trong khi số tiền đó có thể mua được đồ ngoại". Hài hước thay khi một ông bỏ 400.000 đ mà yêu cầu chất lượng của một dây chuyền sản xuất có thể bán ra sản phẩm 1.200.000 đ (kèm brand value).
Khách hàng thông minh, khách hàng so sánh và chọn phương án tốt nhất với lựa chọn của họ. Đúng! Nhưng không phải hiện tại khi mà quyết định mua hàng bây giờ là dựa trên hình ảnh thần tượng, hình ảnh Influencers chứ không phải là trải nghiệm thực tế của giới trẻ. Và điều này thì - rõ ràng thương hiệu Việt không thể nào cạnh tranh được với các global brands, các MNCs tiềm lực tài chính cực mạnh được. Khách hàng trẻ thì bị tác động bởi văn hóa du nhập nên việc "sao chép mẫu mã" dễ dàng bán được đồ và thu lại doanh thu. Yếu tố bền vững không có.
Thương hiệu trẻ thì không tiếp cận được thị trường lớn do thiếu kinh phí. Thương hiệu có chỗ đứng thì dậm chân tại chỗ hoặc có đổi thì không chịu nhiều các phương án thay đổi lớn nhiều rủi ro nhưng đầy tiềm năng. Lại còn có trường hợp phải gồng mình chạy theo giống thương hiệu nước ngoài A, thương hiệu nước ngoài B nhưng quên mất cốt lõi và xương sống của "Thời trang" là "Sản Phẩm" - là sự "Trải nghiệm" của khách hàng. Khách hàng thì mông lung, sính ngoại đã tạo nên sự "Lép vế' với bọn MNCs.
(Nhưng nói đi cũng phải nói lại là các thương hiệu nước ngoài gia công tại Việt Nam đang tạo ra công việc cho một số lượng lớn người lao động và góp phần giúp chúng ta hít bụi mịn nhiều hơn).
VIRAC và Vnexpress đưa ra quan điểm về sự "Lép Vế" và một số thay đổi để các thương hiệu Việt cải thiện nhưng quên nhắc về yếu tố khách hàng và sự đoàn kết của một nhóm thương hiệu Việt để tạo nên liên minh nội địa. Mà điều này thì "Cực kì khó"
Đó là quan điểm của mình, còn bạn thì sao?
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有11部Youtube影片,追蹤數超過5萬的網紅talow/タロー,也在其Youtube影片中提到,今まで、GUにありそうであまりなかった、オシャレなシルエットのセットアップ! ぜひご覧ください! ↓今回紹介したアイテム https://www.gu-global.com/jp/ja/products/E329253-000/00 https://www.gu-global.com/jp/ja/...
「uniqlo fast fashion」的推薦目錄:
- 關於uniqlo fast fashion 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於uniqlo fast fashion 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於uniqlo fast fashion 在 CUP 媒體 Facebook 的最佳貼文
- 關於uniqlo fast fashion 在 talow/タロー Youtube 的最佳貼文
- 關於uniqlo fast fashion 在 げんじ/Genji Youtube 的最讚貼文
- 關於uniqlo fast fashion 在 李佑群老師的CHANNEL YOU Youtube 的最佳解答
- 關於uniqlo fast fashion 在 【智識ESG】Uniqlo都是ESG公司?!Fast Fashion公司如何 ... 的評價
uniqlo fast fashion 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
CHẤT LƯỢNG HAY HÌNH ẢNH – NIỀM TIN HƠI HƠI MẤT, GIỌT NƯỚC MẮT CUỐN KÍ ỨC ANH CHÌM SÂU
[Câu hỏi của bạn Hoàng Nguyễn] – Và đây là 1 bài rất dài nhưng mình tin sẽ cung cấp được cho các bạn một góc nhìn về những gì đang thiếu sót trong nền công nghiệp thời trang đường phố tại Việt Nam.
Đầu tiên, đây là một câu hỏi hay đầy tâm tư của bạn và khá dài nên cho mình xin phép capture full câu hỏi của Hoàng Nguyễn lên đây nhé. Và dĩ nhiên rồi – mình cảm thấy tâm huyết và sự chân thành đến từ bạn nên mình sẽ xin trả lời câu hỏi này một cách cụ thể để làm cầu nối giữa các bạn và các founder của các local brands.
Câu hỏi của bạn sẽ chia làm các phần sau để mọi người dễ theo dõi cũng như để mình “mổ xẻ” từng vấn đề.
1. Bạn Hoàng Nguyễn là một người yêu thích thời trang đường phố NHƯNG hướng mà bạn ý yêu thích là những brands có xu hướng thích hợp cho các hoạt động urban outdoor nhiều như Carhartt, Daily Paper, Arte.. Bạn nói Workwear thì mình không đồng ý cho lắm vì ngoài Carhartt thì những brands kiểu vibe đường phố hơn. Nhưng chung quy lại là những brands bạn liệt kê (Thì mình đã sử dụng Carhartt và Daily Paper rồi, còn mấy brands kia mình chưa sử dụng dù có biết) sử dụng điểm nhấn là chất lượng dày, bền bỉ.
2. Quan điểm thời trang của bạn là chất lượng vải, hình in và kĩ thuật gia công.
3. Bạn có mua những sản phẩm mà mình đã từng viết bài như T-REDX, Deadend, Moidien.. Đây là một hành động đáng quý và ủng hộ thời trang nước nhà. Nhưng khi quá trình sử dụng thì những chiếc áo Tee (Mình xin nhấn mạnh là Tee nhé) thì các sản phẩm không thỏa mãn được bạn.
4. Bạn cảm thấy niềm tin của bạn hơi mất và có xí xi thất vọng về những sản phẩm local brands thì chất lượng vải khá tệ (nguyên văn) mặc dù Việt Nam là đất nước dệt may.
5. Vấn đề là do Quality Control (QC) – khâu kiểm soát chất lượng hay các hãng đang tập trung màu mè hóa nhãn hàng cũng như hình thức để lấy lợi nhuận.
Ok – mình xin được giải thích từng phần theo quan điểm của mình như sau:
Đầu tiên, hãy nói các thương hiệu nước ngoài mà bạn Hoàng đã liệt kê ra. Các thương hiệu đó hầu hết là những thương hiệu không phải là mới. Đơn cử là Carhartt – (Thành lập năm 1889, 132 năm), Daily Paper – (Thành lập năm 2008, 13 năm), Arte Atnwerp (Thành lập năm 2009, 12 năm) và trẻ nhất có lẽ là Olaf Hussein (Thành lập năm 2014, 7 năm). Để so sánh thì các brands Việt mà bạn có nhắc trong câu hỏi thì T-REDX và Deadend là rơi vào khoảng năm 2019 (Đồng 2 tuổi) và Môi Điên (2016 – 5 năm tuổi), rất trẻ/ trẻ hơn rất nhiều so với những thương hiệu ngoại kia.
Trong khi anh Tomtrandt (Founder của Moidien) sau hơn 5 năm ngụp lặn đã ổn định hơn và vào guồng trong quy trình sản xuất thì cả T-REDX và DEADEND vẫn chưa thể ổn định được từ nguồn nguyên liệu, xưởng may. Một điều đó là do các brands này mới thành lập cần một quá trình để ổn định, thử nghiệm và test toàn bộ những gì mà ngành sản xuất Việt Nam dành cho các thương hiệu nhỏ và trẻ có thể làm được. Còn các brand ngoại kia – họ đã có quy trình, họ đã có một nền tảng vững chắc dựa trên nền công nghiệp may mắn chuyên nghiệp, tự động hóa với các công nghệ xử lí theo bề dày của thương hiệu. Chưa kể, khối EU còn có các điều kiện kinh tế thông thương giữa các nước khi trao đổi vật liệu, kĩ thuật với nhau. Bạn nên nhớ các nước trên là các nước đã phát triển, còn nước ta là đang phát triển mà thôi.
Cho nên – bạn so sánh như vậy là hơi “ác cảm” với các thương hiệu Việt. Chúng ta cần thêm thời gian.
TIẾP THEO ĐÓ LÀ PHẦN GIÁ CẢ.
Để phù hợp với thị trường Việt Nam, đa phần các local brands Việt bắt buộc – mình nhấn mạnh là BẮT BUỘC – phải bán các sản phẩm với giá cả hợp lí với túi tiền thị trường trẻ Việt. Sản phẩm bạn mua là Tee đúng không? Giá của một chiếc Tee local brands Việt giá bán là bao nhiêu? Trung bình rơi vào khoảng 450.000 đ đến 550.000 đ ( ~$25 maximum). Nhưng hầu hết là Graphic Tee, nghĩa là Tee có hình in. Blank Tee (Tee trơn) và Graphic Tee (Tee in) có giá hoàn toàn khác nhau khi Graphic Tee còn có thêm chi phí in (Mực in, in kĩ thuật gì – kéo lụa, nhiệt hay DTG/KTS) và đặc biệt là chi phí thiết kế ( Chứ 2021 mà còn khơi khơi lấy trên Pinterest mà in là người ta chửi cho chết).
Cùng đảo qua những brands ngoại mà bạn Hoàng đã liệt kê:
Carhartt – Theo website thì giá Tee bình thường với một logo nhỏ dao động vào tầm $20 đến $25 (Nhưng chỉ là logo nhỏ nhé). Giá Graphic Tee là ~$30.
Daily paper – Theo Website thì giá Tee của họ đều rơi vào khoảng giá là 69.95 euro ~ 1.950.000 vnđ.
Arte Antwerp – Theo website thì giá tee của họ vào khoảng 60 Euro ~ 1.672.000 vnđ.
Olaf – Theo Website thì giá tee của họ vào khoảng 60 Euro ~ 1.672.000 vnđ.
Vậy thì ngoài Carhartt với những đồ siêu đơn giản dành cho những người công nhân với mức giá gần như là đồng ngang với các local brands thì các thương hiệu còn lại giá tee của họ gần như là gấp 3 – 4.5 lần local brands Việt Nam. Và theo hình mà mình up lên thì graphics mà các brands ngoại đưa lên rất đơn giản, cực kì đơn giản – chỉ là logo, text. Còn Việt Nam với mức giá đó (Được đánh giá là mặt bằng chung và hơi cao) thì graphic rất là oằn tà là vằn thì mới hấp dẫn người trẻ mua được. Fair enough?
Để lí giải cho Carhartt thì thương hiệu này đã quá lớn, quy trình sản xuất rộng rãi và số lượng một lần là 1.000, 2.000 cái? Không chắc phải lên con số hàng chục ngàn cho 1 năm. Bạn cũng hiểu rõ rằng ngành sản xuất là càng làm nhiều thì chi phí càng giảm. Chi phí giảm thì giá bán theo đó sẽ giảm theo. Đó là Carhartt với gần 200 năm tuổi đời.
Còn những thương hiệu còn lại – chỉ với graphics vậy đã cost các bạn 1tr7 trung bình. Với số tiền đó để mua 1 chiếc tee local brands, các bạn có mua không hay giãy nảy lên. Với 1tr7 giá bán cho 1 chiếc Tee thì mình make sure với các bạn quy trình sản xuất là chất liệu mà tụi kia làm hầu hết là theo quy chuẩn công nghiệp và chi phí dành cho QC – kiểm tra chất lượng là rất sát sao.
Chúng ta cũng không thể viện cớ đó mà “nuông chiều” các local brands Việt Nam được. Nhưng chúng ta là những người thông minh và có cái nhìn tổng quát. Với giá bán 450.000 ~ 500.000 đ chứng tỏ chi phí sẽ thấp hơn con số đó (Nhiều hay ít tùy độ tính toán của các brands) – mà chi phí sản xuất dao động ~100.000 đến 200.000đ cho 1 chiếc tee (xông xênh là thế) mà các bạn so sánh với một chiếc tee ngoại lai giá bán 1.700.000 đồng. Công bằng ở mô?
Các bạn muốn chất lượng cao, chất lượng tốt từ thương hiệu Việt mà các bạn không chịu mở hầu bao như cái cách mà các bạn bỏ tiền cho thương hiệu ngoại thì muôn đời câu hỏi này sẽ tiếp diễn. Chúng ta nên học cách “Chi tiền thông minh” và câu nói kinh điển “Tiền nào của đấy”. Câu “Tiền nào của đấy” không phải mang nghĩa tiêu cực mà là Với số tiền bạn bỏ ra như vậy thì chỉ có những options về chất liệu vải, gia công mà các brands có thể cung cấp được cho các bạn thôi.
Chứ mà bỏ 450.000 đ mà có vải dầy, mịn, bền, xịn, tuyệt đối như các thương hiệu ngoại (Mà nhiều khi tụi ngoại chưa chắc đã bằng nhá) thì mình hỏi ngược lại
“NẾU CÓ 1 BRAND BÁN 1 CÁI TEE CHẤT LƯỢNG NHƯ STONE ISLAND VỚI GIÁ 1 TRIỆU 5 CHỈ IN LOGO BRAND LÊN THÔI THÌ CÁC BẠN CÓ MUA KHÔNG?”
Dĩ nhiên câu trả lời sẽ là “Ỡm ờ..”
GIÁ CẢ SẼ LIÊN QUAN TỚI ĐỘI NGŨ/EKIP SẢN XUẤT
Với số tiền mà các bạn chi ra hiện tại cho các local brands thì đa phần là các founders sẽ kiêm luôn việc quản lí chất lượng, thiết kế, kiểm soát nguồn cung nguồn hàng, nguồn vải blah bloh. Nó lại quay trở lại về tuổi đời của thương hiệu. Thương hiệu non trẻ không thể nào so sánh được với thương hiệu già gân được – kiếm được ekip hay đội ngũ sản xuất, marketing hợp ý nó khó lắm các bạn à. Mà đâu phải các founders cạp đất mà xin đội ngũ đó mà làm đâu, cũng phải chi tiền thuê họ. Mà thuê thì – Chi phí tăng lên, cao hơn. Lúc đó – sản phẩm sẽ được kiểm soát tốt hơn/đồng nghĩa, giá tiền sẽ tăng lên. Và bạn, có đồng ý chi thêm tiền không?
Đây là 1 cái vòng rõ ràng luẩn quẩn. Chúng ta đòi hỏi thứ tốt, chúng ta ủng hộ. Nhưng chúng ta không bỏ thêm tiền thì giá trị của sản phẩm nó cũng chỉ dừng ở mức đó mà thôi. Buồn lắm.
[Nhưng mình sẽ góp ý với các founders của những brands bạn đã mua nhé vì mình đã làm việc với họ. Họ là những người không để sản phẩm làm mất thương hiệu mà họ xây dựng đâu]
PHẦN CUỐI CÙNG – VÀ CŨNG LÀ PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT
Việt Nam là đất nước dệt may. Đúng, nhưng nó là vừa ở thì quá khứ và thì tương lai. Quá khứ là trước khi Trung Quốc mở cửa và phát triển ngành dệt may của họ, Việt Nam vẫn chỉ là nước dựa trên nền dệt may thủ công và mang nặng phần nông nghiệp nhiều hơn. Cho đến giai đoạn này khi mà các cuộc chiến tranh lạnh và cạnh tranh kinh tế khiến các tập đoàn thời trang lớn mới đổ dồn vào Việt Nam cho việc gia công. Đặc biệt là năm 2020 khi Việt Nam là một đất nước ổn định trong diễn biến dịch thì chúng ta mới có thêm nhiều tiềm năng về dây chuyền sản xuất cũng như các kĩ thuật gia công tiên tiến. Các bạn có biết (Là do mình nghe một anh CEO về sản xuất sợi bông, vải sợi chia sẻ) là khi Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp dệt may của họ - người đứng sản xuất hầu hết là những người đã tốt nghiệp đại học hay cả thạc sĩ không. Tay nghề và nền tảng họ vững nên mới phát triển mạnh như vậy. Việt Nam sẽ như thế, nhưng là ở thì “Tương Lai”.
Các quy trình gia công tân tiến và triệu đô đầu tư không phải ai cũng “Rớ” vào được. Đặc biệt là đối với các local brands trẻ và nhỏ. Họ chưa đủ lực, chưa đủ tầm và chưa đủ mối quan hệ để tiếp xúc với những nguồn cung cấp đó. Bạn thử hỏi xem là bao nhiêu local brands có thể chủ động về nguồn vải, về dây chuyền sản xuất và quy trình sản xuất được giám định sát sao? Mình xin gọi là “Hệ sinh thái dây chuyền sản xuất”. Tất nhiên con số này là vô cùng ít.
Chẳng thiếu việc mà các founders hay người sản xuất phải đi kiếm vải tự do, trôi nổi ngoài thị trường. Những cây vải cắt xén, tuồn ra ở những chợ vải lớn ở Việt Nam hay Hồ Chí Minh. Nhưng – nó đồng nghĩa với sự không ổn định và giá thành bấp bênh. Và điều đó nghĩa là – Chất lượng sản phẩm cũng không hề ổn định, nó phù thuộc vào từng cây vải mà bên cung cấp đưa.
Mặc dù Việt Nam là đất nước dệt may nhưng rất rất nhiều founder local brands mình biết “phải” đi nhập hàng vải từ thị trường Trung Quốc. Vì sao? Vì Trung Quốc phát triển hơn chúng ta khoảng 10-20 năm trong ngành chế biến vải, sợ và chất liệu nên maybe giá thành có thể rẻ hơn, có những chất liệu độc lạ hơn và màu sắc theo xu hướng hơn.
Còn ở Việt Nam? Quá trình gia công và sản xuất là có – đúng với tiêu chuẩn Quốc Tế - nhưng hầu hết là theo đơn hàng lớn, với số lượng lên tới hàng trăm ngàn – hàng triệu mỗi năm. Uniqlo, H&M, ZARA, Fear of God, Drewhouse.. đều được gia công tại Việt Nam nhưng nguồn vải là nguồn ngoại nhập. Với số lượng đó – các local brands mà chúng ta biết, có khả năng chạm tới. Và nếu có chạm tới hoặc chính những xưởng sản xuất đó có nhu cầu muốn hỗ trợ. Ai sẽ là cầu nối?
Quy trình giám định (QC) chỉ mang tính tượng trưng và khá là bấp bênh đối với các thương hiệu Việt vừa và nhỏ. Tùy theo lương tâm của founders thì họ sẽ quyết định chất lượng sản phẩm được bán ra như thế nào. Chất lượng xấu thì cũng bán mà chất lượng tốt thì cũng bán – bán để mà lấy tiền, để xoay vốn. Hôm nào tâm trạng tốt thì ok mà tâm trạng xấu thì cũng ok. Mà QC là 1 thứ cần sự ổn định và tài chính mạnh để đảm bảo quá trình này diễn ra thường xuyên. Và – nó lại quay về tuổi đời và giá thành.
Các bạn có biết các thương hiệu nước ngoài chi bao nhiêu tiền cho Quality Control không? Một số tiền khổng lồ vì chất lượng sản phẩm là bộ mặt của thương hiệu. Nhưng bạn nghĩ rằng các công ty đó sẽ khơi khơi chi tiền để kiểm tra suông cho vui hả? Nồ - chi phí QC đó sẽ được tính vào giá bán bình quân trên mỗi sản phẩm được tung ra. Khách hàng phải trả cho điều đó. Mà điều đó có nghĩa là – giá thành tăng, mà giá thành tăng thì khúc sầu bi
“Giá gì mà mắc thế. Ếu mua”
Vậy thì ai dám đầu tư QC cho các bạn nữa. Ngoại trừ mấy brand fast-fashion với số lượng cực lớn để đủ cover chi phí này?
Phần cuối của câu hỏi, đây là 1 hệ sinh thái sản xuất mà đang có rất nhiều vấn đề diễn ra bên trong các thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam – từ yếu tố tác động bên ngoài đến nội tại. Vì không thể kiểm soát toàn phần về quality control (Do nguồn vải, xưởng sản xuất..) nên các brands phải sử dụng thứ mà họ có thể chủ động được. Đó là marketing/quảng bá và truyền thông để che bớt khuyết điểm này. Còn việc mà những brands mà “màu mè” để kiếm lợi nhuận – không hề thiếu, mà chúng ta hãy gọi đó là “Kinh doanh thời trang” chứ không phải làm thời trang.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
uniqlo fast fashion 在 CUP 媒體 Facebook 的最佳貼文
如今全球經濟家和環境學者著眼於「#循環經濟」,目標讓產品在使用後能重回生產鏈,減少資源浪費和產品的環境足跡。#時裝 這種線性經濟,如何能與循環經濟共融?
詳細全文:
https://bit.ly/2QhG9QZ
延伸專題:
【時裝界之疫:達爾文式淘汰正式開始?】
https://bit.ly/32scHM2
【取顧客捨時尚,Uniqlo 問鼎世界第一】
https://goo.gl/jfPLxT
【快、還要更快!Fast Fashion 要加速,關鍵是大數據?】
https://goo.gl/w9pfBL
==========================
在 www.cup.com.hk 留下你的電郵地址,即可免費訂閱星期一至五 CUP 媒體 的日誌。
🎦 YouTube 👉 https://goo.gl/4ZetJ5
🎙️ CUPodcast 👉 https://bit.ly/35HZaBp
📸 Instagram 👉 www.instagram.com/cupmedia/
💬 Telegram 👉 https://t.me/cupmedia
📣 WhatsApp 👉https://bit.ly/2W1kPye
uniqlo fast fashion 在 talow/タロー Youtube 的最佳貼文
今まで、GUにありそうであまりなかった、オシャレなシルエットのセットアップ!
ぜひご覧ください!
↓今回紹介したアイテム
https://www.gu-global.com/jp/ja/products/E329253-000/00
https://www.gu-global.com/jp/ja/products/E329383-000/00
176cmで上下Lサイズを着用。
↓フォローお願いします!
【Instagram】
https://www.instagram.com/lilymelitarou/
【Twitter】
https://twitter.com/lilymelitarou
【WEAR】
https://wear.jp/lilymelitarou/
↓撮影担当ユキのSNSもチェック!
https://linktr.ee/yukililymeli
▼動画内の画像は下記を引用しました
GU
https://www.gu-japan.com/jp/
グレンチェック | FAST RETAILING CO., LTD.
https://gti.page.link/oAX59xRucMFvQMa76
効果音 : OtoLogic
#GU
#セットアップ
#プチプラ
uniqlo fast fashion 在 げんじ/Genji Youtube 的最讚貼文
ご視聴ありがとうございます!
少しでも参考になったらチャンネル登録よろしくお願いします☺!
★https://www.youtube.com/channel/UCXrp0H7BPBHx2YTYMiiKEAA
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
<動画内で着用しているアイテム!!>
着けているピアスはこちら!!
LIDNM / SILVER HOOP PIERCE
¥ 3,850 - tax in
https://lidnm-store.com/products/detail.php?product_id=62&utm_source=youtube.com&utm_medium=youtube.com&utm_campaign=YouTube200518SILVERHOOPPIERCE
着けているネックレスはこちら!!
LIDNM / COMBINATION CHAIN NECKLACE
¥ 4,400 - tax in
https://lidnm-store.com/products/detail.php?product_id=3&utm_source=youtube.com&utm_medium=youtube.com&utm_campaign=YouTube200518COMBINATIONCHAINNECKLACE
穿いているパンツはこちら!!
WYM / 2TUCK WIDE TAPPERED TROUSERS
¥5,500 - tax in Sサイズ着用
https://zozo.jp/shop/mono-mart/goods/52012884/?did=83914439
途中(9:34~)着けているベルトはこちら!!
LIDNM / OILED LEATHER NARROW BELT
¥ 6,050 - tax in
https://lidnm-store.com/products/detail.php?product_id=10&utm_source=youtube.com&utm_medium=youtube.com&utm_campaign=YouTube200518OILEDLEATHERNARROWBELT
途中(11:00~)着ているタンクトップはこちら!!
LIDNM / LAYERED TANK TOP
¥ 2,970 - tax in Mサイズ着用
https://lidnm-store.com/products/detail.php?product_id=9&utm_source=youtube.com&utm_medium=youtube.com&utm_campaign=YouTube200518LAYEREDTANKTOP
げんじプロフィール→175cm/痩せ型/なで肩/腕短め
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
<今回紹介したアイテム!!>
UNIQLO U クルーネックT(半袖)
¥1,000 + tax XLサイズ着用
https://www.uniqlo.com/jp/store/goods/422992-67
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
<こちらの動画もオススメです!!>
🎬しのくんのクルーネックT紹介動画
https://youtu.be/TnftzhLmOYU
🎬重ねてはいけない!!Tシャツの畳み方
https://youtu.be/5Gx3bunUdtk
🎬サイズをミスった…ZOZOTOWN購入品動画
https://youtu.be/yMdienyneGs
🎬2020年トレンド解説動画
https://youtu.be/513VErcH96w
🎬トレンド解説 ペールトーン編
https://youtu.be/icquvLVfgrI
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
動画内の画像は下記のサイトから引用しました。
UNIQLO|ユニクロ公式オンラインストア
https://www.uniqlo.com/jp/
FAST RETAILING 用語集
https://www.fastretailing.com/jp/glossary/index.html
ADER error STORE
http://en.adererror.com/
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
<げんじの一押しアイテム!!>
着回し抜群!絶対に1本は持っておくべき
黒スキニーはこちら!!
https://lidnm-store.com/products/detail.php?product_id=89&utm_source=youtube.com&utm_medium=youtube.com&utm_campaign=YouTubedefaultpants
絶妙なカラーでお洒落になれる
¥2,200で買えるビッグTはこちら!!
https://zozo.jp/search/?p_tpcsid=1165487
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
LIDNMの公式サイトはこちらから!!
https://lidnm-store.com/?utm_source=youtube.com&utm_medium=youtube.com&utm_campaign=YouTubedefaulttop
ZOZOで買えるプチプラブランドWYM(ウィム)はこちらから!!
https://zozo.jp/brand/wymlidnm/
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
《Instagram》
https://www.instagram.com/genji_official_/
《げんじのコーデはこちら!》
https://lidnm-store.com/contents/coordinate_list.php?utm_source=youtube.com&utm_medium=youtube.com&utm_campaign=YouTubegenjicode
《WEAR》
https://wear.jp/genji/
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
《🌏🌏🌏絶対1度は見てほしい動画🌏🌏🌏》
★『メンズファッションの黄金バランスを公開します。最強コーディネート術です。』
→https://www.youtube.com/watch?v=HZ2kLtpjmxE
★『【超重要】知らないと危険なファッションの一面とは!?』
→https://www.youtube.com/watch?v=Bpq41NzD0Bs
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
【げんじ】
身長 175cm
体重 55キロ
体型 痩せ型
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
《プロフィール》
毎日ファッションやコーデを 色んなSNSで投稿してるげんじです!
一人でも多くの方にファッションの魅力を知って頂き日本中をお洒落にしたいと本気で思っています☺!!
こちらのチャンネルでは"お洒落になる方法"や"最新のGU、UNIQLOの情報"をお届けしています!!
今現在、日本最大のファッションコーディネートアプリ『WEAR』で ありがたくも60万人の方にフォローして頂いております!
少しでもファッションが好きでしたら是非チャンネル登録お待ちしております(´▽`)!
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
効果音:OtoLogic
お仕事のご依頼はこちらにお願いします!
→d.ogawa1111@gmail.com
じゃあʕ•ᴥ•ʔ
#ファッション #fashion #メンズ #服 #プチプラ #UNIQLO #GU #ブランド #コーデ #お洒落
uniqlo fast fashion 在 李佑群老師的CHANNEL YOU Youtube 的最佳解答
#時尚人行銷人經營者都應該看的書
#榮幸為其撰寫推薦序
#參加抽獎送你親筆簽名UNIQLO和ZARA的熱銷學
謝謝商業周刊老友,今天收到了日前為其撰寫推薦序的好書,齊藤孝浩先生的著作,《UNIQLO和ZARA的熱銷學(修訂版)》。 很多人一定有感,伴隨著電子商務的興起,近幾年快時尚勢力似乎在急速消退,然而,為何以ZARA、UNIQLO依然可以屹立不搖,穩居東西方零售服飾龍頭?這件事,對我們從事時尚產業的人來說,有時候比起研究它們服裝的設計風格還要感到興趣。
書裡面從行銷、零售、經營面剖析了兩個品牌背後完整的面貌,我深深覺得,無論你自翊為時尚人還是行銷人,又或者和我一樣身為經營者,這本書真的值得仔細閱讀一番。
也因此,當商周的朋友來向我邀稿推薦時,便二話不說馬上答應,畢竟,能為心中其中一本工作領域上的聖經推薦,是何等榮幸的事。 『只有快,充其量只能成就成衣界的速食或外送品牌,UNIQLO與ZARA之所以能夠抵抗住服裝零售業瞬息萬變的浪潮,絕對有值得我們觀察與學習之處。這本書都幫我們完整剖析了。───李佑群(國際時尚大師、時尚雜誌總編輯)』 📚 因此,商業周刊和我,特別準備了兩本我親筆簽名的《UNIQLO和ZARA的熱銷學(修訂版)》新書,想要在這裡獻給兩位幸運的粉絲家人。 『佑群老師送你UNIQLO和ZARA的熱銷學』老師親筆簽名新書抽獎活動👉🏻見粉專👉🏻 https://www.facebook.com/354722248544/posts/10157981038778545/?d=n
#UNIQLO和ZARA的熱銷學 #快時尚 #推薦序 #EditorinChief #Stylist #FashionDirector #YouGunLee #李佑群老師 #佑群老師 #李佑群 🖊以下文章轉載自我為本書寫的推薦序,文章有點長,但不妨看一下,我想比許多臉書上的內容應該有意義多了:
在閱讀這本書內容的時候,腦海快速地閃過了這些年和「快時尚」為伍的各種畫面,有工作時的,也有日常中的點滴,「快時尚」的演進,彷彿一部零售服裝業現代史的縮影,原來它已經完全滲透進我們的生活。
2002年我還住東京的時候,幾乎每個週末都會走進UNIQLO看看新上架的單品,朋友也經常拜託我從日本寄給他們喜歡的大衣,那時是快時尚開始走進我們日常的濫觴。2008年H&M進駐銀座好不風光,為了搶購聯名商品大排長龍的景象,至今依然歷歷在目,各大快時尚品 牌在那個時候爆炸性地飛快成長,印有它們品牌名字的標籤,迅速佔據了你我的衣櫃,那是 我剛剛獨立成立公司的時候。
十年河東,H&M日本第一號店的銀座店,於2018年夏天正式宣布閉店了,Forever21亦在19年9月宣告破產,我發現身邊二十多歲的年輕人,比起走進快時尚的實體店舖,開始更熱 衷沈浸在電商購物的快樂中。
在電商競爭如此白熱化,快時尚急速冷卻的新時代,卻有兩支品牌始終屹立不搖。UNIQLO以及ZARA,營收都能維持穩定成長,從我們從事時尚產業的角度來看,還真有些特立獨行。
我突然想起09年在東京訪問現任迅銷集團副總裁勝田幸宏先生時,他對我說的話。
他跟我說:「李先生,如果在報導中描述我們品牌的時候,請不要只說『快時尚』好嗎?UNIQLO想要成為『Life Wear』,真正走入每個人生活成為必須品,也只有這樣才能長久。」接著 他又說,他們的目標之一是營收超越GAP。
現在回想,兩件事他們都做到了。
這十多年間,我經常接受到來自日本直接的委託,處理許多UNIQLO大大小小的行銷專案, 包括台灣第一間旗艦店廣告的顧問、網路宣傳片的製作、《UNIQLOOKS》全球城市街拍專案等等,在與這個品牌工作的過程中,我能明確感受它們的與眾不同,那種不同,從銷售、 陳列、廣告、行銷策略中都能窺見端倪,會成為「日本第一」,我一點都不意外。
ZARA也ㄧ樣,2011年正式進軍台灣,在台北101開設第一間店時,我有幸參與了開幕盛況,並在過幾天訪問了當時的INDITEX集團CCO Jesus Echevarria Hernandez。
他也說: 「我不認為我們只是『Fast Fashion』,我們不只有完整的物流控管,我們更注意與消費者 之間的互動,倒不如稱我們為『Accuracy Fasion』(正確的流行)更恰當。」 的確,只有快,充其量只能成就成衣界的速食或外送品牌,UNIQLO與ZARA之所以能夠抵抗住服裝零售業瞬息萬變的浪潮,甚至一直站在浪頭,絕對有值得我們觀察與學習之處。
開心的是,齊藤孝浩先生的這本書都幫我們完整剖析了。
不僅是正在或有心從事時尚、服裝產業的人應該要看,兩大品牌的熱銷學涵蓋了零售、電商、 行銷、創業、經營管理的所有面向,應該說,如果我們想多了解這個時代,都應該好好拜讀。
李佑群
uniqlo fast fashion 在 【智識ESG】Uniqlo都是ESG公司?!Fast Fashion公司如何 ... 的推薦與評價
本集同大家討論 Fast Fashion 香港人都一定認識的品牌 Uniqlo Fast Fashion 講求大量生產提供更優惠的物品價格同ESG係唔係一定係對立?! ESG在不同公司 ... ... <看更多>