💖MÃI CHO TỚI KHI GIÀ, ANH VẪN LÀ CỦA VẠN KIẾP.....
Ngày hôm qua 9/4, Điện Buckingham Vương Quốc Anh thông báo Hoàng thân Philip, chồng của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, qua đ.ời ở tuổi 99. Sự ra đi của ông đã để nhiều tiếc thương với người dân Anh nói riêng và người dân thế giới nói chung, đặc biệt là nữ hoàng Anh, người đã gắn bó cùng ông gần 80 năm.
Định mệnh của họ bắt đầu vào ngày 22/7/1939, khi cô bé xinh đẹp mới 13 tuổi Elizabeth có chuyến thăm Đại học Hải quân Hoàng gia ở Dartmouth đã cảm nắng chàng thiếu sinh quân Philip, năm đó 18 tuổi, cao trên 1m8, với đôi mắt xanh, khuôn mặt như chạm khắc, được bố trí tiếp đón người thừa kế xinh đẹp của vua George VI.
Vượt qua sóng gió, 8 năm sau vào ngày 20/11/1947, cả 2 tiến tới hôn nhau và đám cưới của đôi uyên ương này đã diễn ra tốt đẹp và hoành tráng, như một ánh hào quang xua tan những đớn đau, mất mát của Thế chiến thứ 2
Vào ngày 14/11/1948, Nữ hoàng sinh hạ hoàng tử Charles. Sau thời gian "ở cữ", người kế thừa ngai vàng quay trở lại với trọng trách của mình. Sức khỏe của vua George VI suy yếu. Ngày 2 tháng 6 năm 1953, Elizabeth chính thức lên ngôi Nữ hoàng.
Giữa không gian tĩnh mịch, trang nghiêm của lễ đăng quang khi Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi, người đàn ông có tên Philip Mountbatten, Công tước xứ Edinburgh, lặng lẽ cởi bỏ vòng hoa.
Quỳ xuống dưới chân người phụ nữ ông kết hôn 6 năm trước, Philip cất lên lời thề trung thành: "Tôi, Philip, Công tước xứ Edinburgh, nguyện dâng hiến cả mạng sống để trở thành đầy tớ của người, xin Chúa hãy giúp con".
"Và tới khi nhắm mắt, Hoàng thân Philip đã giữ trọn lời thề. Sự trung thành suốt gần 7 thập kỷ mà Hoàng thân Philip dành cho Nữ hoàng Elizabeth II là điều hiếm có, không chỉ trong chế độ quân chủ, mà cả trong cuộc sống hôn nhân hiện đại"
Và kể từ đó đến nay sau 62 năm, người dân từ khắp mọi nơi trên thế giới đều thấy Hoàng tử Philip đi sau Nữ hoàng trong tất cả những cuộc họp, những chuyến viếng thăm, những buổi diễn thuyết…
Không có cuộc hôn nhân nào là không có sóng gió. Đặc biệt trong những năm đầu, Philip luôn được yêu cầu phải đi sau Nữ hoàng. Trong mọi vấn đề, ông luôn phải đứng trong bóng tối. Chàng Hoàng tử chỉ thực sự nổi giận một lần trong đời: "Tôi là người đàn ông duy nhất trên đất nước này không được phép sử dụng tên họ cho các con mình".
74 năm bên nhau, hai người có 4 người con, 9 cháu và 8 chắt. Hoàng thân Philip và Nữ hoàng Elizabeth II đã cùng nhau đi nhiều nơi trên thế giới, từ Australia đến Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, cùng giảm bớt gánh nặng cuộc sống cho nhau bằng những tiếng cười. "Lilibet", "em yêu" hay "cây xúc xích" là những biệt danh đáng yêu Hoàng thân Philip hay gọi vợ.
Cuộc hôn nhân của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip được ca ngợi là một trong những câu chuyện tình lãng mạn nhất Hoàng gia Anh. Bắt đầu cuộc tình với câu nói "Cho anh làm quen nhé" và để rồi kết thúc bằng câu "Tôi phải đi trước đây, hẹn bà ở kiếp sau....".
Cre: Him
同時也有4部Youtube影片,追蹤數超過11萬的網紅Mai Trieu Nguyen,也在其Youtube影片中提到,Điện Buckingham là một dinh thự của Vua (hoặc Nữ hoàng) Vương quốc Anh ở London, nơi ở chính thức và cũng là nơi làm việc chính của Hoàng gia Anh. Cun...
「vua george vi」的推薦目錄:
- 關於vua george vi 在 Chuyên gia tình cảm Tuấn Lê Facebook 的最佳貼文
- 關於vua george vi 在 Tifosi Facebook 的最讚貼文
- 關於vua george vi 在 Tifosi Facebook 的最讚貼文
- 關於vua george vi 在 Mai Trieu Nguyen Youtube 的最讚貼文
- 關於vua george vi 在 Mai Trieu Nguyen Youtube 的最讚貼文
- 關於vua george vi 在 Phê Phim Youtube 的最佳解答
- 關於vua george vi 在 Cậu Bé Nói Lắp Trở Thành Vị Vua Hiếm Có Của Nước Anh 的評價
- 關於vua george vi 在 RFI Tiếng Việt - Cái chết bất ngờ của vua George VI đã kết... 的評價
vua george vi 在 Tifosi Facebook 的最讚貼文
XÚC PHẠM ANH HÙNG DÂN TỘC VÀ MỘT ĐÁM NGƯỜI CẶN BÃ
Mới đây, trong những ngày cuối cùng của năm học, một vài học sinh của một trường trung học tại Hà Nội đã có hành vi xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng thay tấm ảnh chế ma quỷ gì đó vào vị trí treo ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh ở trên bục giảng. Còn tấm ảnh của Người thì bị chúng dán bậy và mang xuống góc lớp. Chưa hết, khi các thông tin này được công khai thì chúng buông lời thách thức, cố tình tung ảnh chế lên mạng, dọa sẽ xử đẹp bất cứ anh hùng bàn phím nào đến tận trường (?).
Mình tuyệt đối đồng ý rằng, mỗi người đều có một thái độ hay quan điểm chính trị khác nhau. Nhưng dù bất cứ ở một thái độ hay quan điểm nào, việc xúc phạm những con người có công lao với Tổ Quốc là một điều không thể chấp nhận được và chỉ có những con người cặn bã mới làm vậy. Mỗi người chúng ta cần phải hiểu rõ rằng, để có được nền độc lập, bao nhiêu người đã phải hi sinh, bao nhiêu người đã phải ngã xuống, bao nhiêu người đã phải từ bỏ hạnh phúc bản thân... Nhưng đôi khi, chính cuộc sống "thoải mái quá" và vài dòng chữ "lịch sử đa chiều", khiến cho cuộc sống ngày nay xuất hiện rất nhiều những kẻ vô ơn, sống không biết trước biết sau.
Nhiều người bảo, giáo dục không phải là nhồi nhét tư tưởng, yêu hay ghét ai là quyền của mỗi người. Chúng ta cần phải hiểu rằng, việc tôn trọng người đã khuất luôn là luân lý của dân tộc Việt Nam, là đạo đức xã hội, là quy tắc xã hội bắt buộc phải tôn trọng. Chưa cần nói đến những vĩ nhân của dân tộc, bất cứ một hành động xâm phạm đến người đã khuất đều là sai trái, miễn bàn cãi.
Một số người khác, thì cho rằng, những hành động ấy "là tuổi trẻ bồng bột", việc ép các em học sinh sẽ khiến cho tương lai của các em ấy gặp khó khăn. Cái ý kiến này, cũng không khác gì tâm lý "nghèo là được miễn tội", tức là cứ phạm tội gì đều có thể mang mác "vì miếng cơm manh áo" ra để biện minh. Trong trường hợp này, tức là trẻ chưa đủ 18 thì được quyền mắc sai lầm và chúng ta phải tha thứ? Trong pháp luật Việt Nam cũng ghi rõ, người trên 14 tuổi là phải "chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng", còn người trên 16 tuổi phải "chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm".
Bị chỉ trích thì không hối lỗi, không ăn năn, lại còn ngang nhiên thách thức cư dân mạng, thách thức các cơ quan chức năng, đó không phải là "tuổi trẻ bồng bột" nữa rồi. Học lịch sử trên sách, có nguồn đầy đủ thì bảo là nhồi sọ, vậy mà đi tin những dòng sử được viết trên mạng ghi nguồn "sưu tầm" và "nói mồm" và lại đi tự hào rằng "hóa ra đây mới là sự thật".
Có một số lỗi lầm thì có thể được tha thứ, nhưng có một số lỗi lầm thì không.
Lắm kẻ bảo rằng, như dân Mỹ, họ có thể chế ảnh và chửi bới Obama hay Trump, giật sập tượng đài George Washington hay Abraham Lincoln, tại sao dân Việt Nam lại không được?
Đó là chuyện ở Mỹ, một quốc gia mà "cái quái gì cũng cần phải thở và chuyện mặc quần lót hay đeo khẩu trang cũng như vậy", dân trí Mỹ không phải là đỉnh cao, hành động của một số người Mỹ không phải là một thước đo hoàn hảo để đối chiếu và đánh giá. Abraham Lincoln và George Washington là hai vị tổng thống vĩ đại của nước Mỹ. Trong khi George Washington là người đã lãnh đạo người Mỹ chống lại Đế quốc Anh, là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, là người đặt nền móng cho Hiến pháp Hoa Kỳ - một trong những bản hiến pháp lâu đời nhất thế giới, còn Abraham Lincoln được trang BusinessInsider coi là tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ, ông là người đã chấm dứt chế độ nô lệ, tái thống nhất nước Mỹ, đặt nền móng cho chế độ liên bang Mỹ tồn tại toàn vẹn đến ngày nay.
Người Mỹ đối xử với những người có công với nước Mỹ như vậy? Mà chúng ta cũng học theo à? Học thì học cái khôn, cái tốt lành, chứ đừng học cái ngu dốt. Học việc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc thì rất tuyệt vời, nhưng lại đua đòi đi học cái thói chế ảnh vĩ nhân, đòi giật tượng, xét lại lịch sử, lợi dụng để phá hoại... thì chỉ có loại cặn bã mới làm vậy.
Mà đã là cặn bã, thì ở bất cứ nơi đâu cũng bị lên án.
Người dân các nước thuộc khối Liên Hiệp Anh và Thịnh vượng chung vẫn hết mực kính trọng Nữ hoàng Anh Elizabeth II, dù ở Úc, New Zealand, Anh Quốc...hay bất cứ quốc gia nào khác, ai xúc phạm đến cá nhân nữ hoàng đều sẽ bị phạm tội và bị xã hội lên án.
Tại Nhật Bản hay Thái Lan, người dân các quốc gia này đều coi trọng những vị vua của họ. Hay như ở các quốc gia Hồi giáo, các vị lãnh tụ Hồi giáo luôn được kính trọng, yêu quý. Hoặc như cộng đồng thuộc Giáo hội Công giáo Roma đều rất tôn kính các vị Giáo hoàng.
Tất nhiên, việc so sánh nào cũng là khập khiễng. Nhưng ý mình nói ở đây, là mỗi dân tộc, mỗi nhóm cộng đồng hay mỗi quốc gia đều có những con người ở một vị thế "bất khả xâm phạm", đó là những con người có công, có tầm ảnh hưởng, là những vĩ nhân, là những người vô cùng đáng kính trọng.
Việc xúc phạm Bác Hồ, bác Giáp hay bất cứ một vị tiền nhân trong lịch sử Việt Nam đều không thể chấp nhận được. Những kẻ cố tình làm vậy chắc chắn sẽ là kẻ thù toàn dân tộc Việt Nam.
#tifosi
vua george vi 在 Tifosi Facebook 的最讚貼文
SÂN CỎ VÀ ĐỜI THỰC, BÓNG ĐÁ VÀ NHÂN CÁCH
Ronaldo de Lima là một cầu thủ khác người. Trong bóng đá, nếu vào thời điểm đỉnh cao, "Rô béo" gần như là không thể ngăn chặn. Và cụm từ "không thể ngăn chặn ấy" cũng ứng vào trong tình trường, chính cầu thủ vĩ đại này cũng dính vào vụ bê bối quan hệ với 2 gái gọi tại sân Nou Camp.
Hay như "Rô vẩu", "hoàng đế" Adriano, George Best cũng đều là những cầu thủ vô cùng nổi tiếng cả khía cạnh trong và ngoài sân cỏ. Điểm chung của họ là gái, sex và bia rượu.
Người Argentina coi Maradona là anh hùng dân tộc nhưng "gã lùn" có vô số những bê bối đời tư, từ chất kích thích, đến gái gú, giao lưu với các băng đảng. Mặc dù vậy, vị thế độc tôn mà "bàn tay của Chúa" ở trong lòng người hâm mộ Argentina vẫn luôn lớn hơn vị thế của những Messi, Batistuta, Mario Kempes... đạt được. Dĩ nhiên, nhưng nếu nhìn vào khía cạnh đời tư của Maradona thì bất cứ cha mẹ nào ở quốc gia Nam Mỹ này cũng không muốn con em bắt chước.
Trong môn thể thao vua, hẳn người hâm mộ không thể quên được trường hợp của Ryan Giggs - huyền thoại MU đã gian díu với em dâu, cắm sừng em trai ruột trong 8 năm, hay như John Terry - thủ quân của Chelsea, đội trưởng đội tuyển Anh cũng cắm sừng chính đồng đội và cũng là bạn thân của mình là Wayne Bridge.
Và dĩ nhiên, không thể bỏ qua cái tên Cristiano Ronaldo - huyền thoại vẫn còn thi đấu này đếm không hết những bê bối liên quan đến tình ái.
Thực ra, nếu ai là tín đồ thường trực của túc cầu giáo sẽ thấy những bê bối liên quan đến gái gú, bia rượu... là vô cùng bình thường, thậm chí, chính điều đó còn khiến cho bóng đá trở nên đáng xem hơn.
Nhưng đó là ở phương Tây, nơi mà mọi thứ "thoáng" hơn.
Xét về khía cạnh trên sân cỏ, họ đều là những huyền thoại không thể chối cãi. Nhưng khi gặp bê bối, thì huyền thoại phải chịu chỉ trích, mắng mỏ còn hơn người thường. Vì họ là người của công chúng, đại diện cho một môn thể thao lành mạnh, còn là hình ảnh của câu lạc bộ hay đội tuyển quốc gia mà họ đang thi đấu.
Đá bóng hay, mang về nhiều thành tích, không có nghĩa là gặp lỗi lầm là sẽ được tha thứ. Như Mauro Icardi, cựu đội trưởng Inter Milan hiện đang thuộc biên chế của PSG đã bị "cấm cửa" lên đội tuyển quốc gia vì cướp vợ của bạn thân Maxi Lopez.
Mình cảm giác trong vụ việc lần này, có quá nhiều thứ không ổn.
Chắc chắn, tên hacker này đã vi phạm quy định của pháp luật. Nhưng không thể lấy việc hắn sai để bào chữa cho hành vi sai trái khi bị phanh phui ra. Hắn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trước hành vi của hắn, còn người bị phanh phui sẽ phải chịu trách nhiệm trước người hâm mộ, dư luận, gia đình và bạn gái. Rồi, nhiều người nghĩ rằng chính vì tên hacker đó tung ra bằng chứng mới khiến cầu thủ gặp bê bối, chứ nếu không thì chẳng ai biết cả, đó là lối suy nghĩ là bao biện, thiếu trách nhiệm.
Vụ việc này đã khơi ra luồng tư duy thất bại của một đám người coi phụ nữ là một món hàng, như một thứ đồ chơi. Đồng ý rằng với một cầu thủ trẻ, có danh tiếng, có tiền tài, thì việc quan hệ với ai là việc hết sức bình thường. Nhưng việc dùng những ngôn từ chợ búa, coi bạn tình như món đồ, nhờ quản lý xem thông tin và tư vấn, thì chắc chắn là một hành vi khiếm nhã và không thể chấp nhận được.
Rồi một đám đàn ông khác, được thế lao vào chửi bới phụ nữ, đánh đồng toàn bộ những người phụ nữ khác rằng: "Con gái bây giờ chỉ ham tiền, chỉ cần tiền là có thể lên giường với bất cứ thằng đàn ông nào".
Độc thân thì có thể tìm bạn tình thoải mái, nhưng có người yêu rồi thì lại là một nhẽ khác. Hoặc cứ gọi là đang trong thời gian độc thân đi chẳng hạn, việc lựa chọn bạn tình theo cái kiểu lựa em này không được thì sẽ đến với em kia. Nói với quản lý rằng làm chuyện ấy ở đâu, làm thế nào, lại còn lách luật cách ly xã hội thì đúng là chẳng thể bênh nổi.
Điều hủy diệt thế giới này không phải là sự vững mạnh của cái xấu mà là thái độ dửng dưng của những người thiện lành. Và rồi một xã hội sẽ lụi bại khi mà người ta đứng lên để bảo vệ cái tốt thì lại bị nói là "đạo đức giả".
Dĩ nhiên, chúng ta không thể phủ nhận hay đánh giá thấp những gì mà một cầu thủ đã đem lại vinh quang cho bóng đá nước nhà. Nhưng cũng không vì thế mà tảng lờ đi những gì sai trái. Đem lại thành tích thì đã có khen thưởng, còn làm sai trái thì phải chịu, thưởng phạt phân minh.
Họ vẫn sẽ thi đấu vì nước nhà, vẫn khoác áo có quốc kì ở ngực trái và dĩ nhiên hàng triệu người hâm mộ vẫn sẽ cổ vũ và động viên. Khi nhắc đến cầu thủ đó, chúng ta không thể chối bỏ tài năng, cống hiến, thành tích mang lại.
Nhưng nếu nói đến chuyện đời tư tình cảm, thì có lẽ là một thanh niên tồi.
#tifosi
Mình nhớ đến một cầu thủ. Khi một phóng viên cố tình gài bẫy cậu ấy nói về chuyện tình cảm, cậu ấy vẫn một mực khẳng định
- Em chỉ muốn mọi người chú ý đến em ở trên sân cỏ.
Nổi tiếng quá sớm, bị truyền thông đánh tơi tả vì một bê bối ngụy tạo liên quan đến năm sinh, rồi bị thắc mắc đời tư, bị chỉ trích nặng nề vì có thời điểm phong độ trồi sụt, bị chế nhạo khi phải phát tờ rơi ở ga tàu điện, rồi bị nói là ảo tưởng khi ra nước ngoài để rồi ngồi dự bị liên miên. Nhưng cậu này vẫn vươn lên, vẫn thi đấu, yên lặng, không tỏ ra sợ hãi đầu hàng và rồi kết hôn với một người phụ nữ bên ngoài thế giới hào nhoáng.
(*) Đi đâu ghi giùm mình cái nguồn, không tốn quá vài giây nhưng đó là một sự ghi nhận cũng như tôn trọng đến tác giả.
vua george vi 在 Mai Trieu Nguyen Youtube 的最讚貼文
Điện Buckingham là một dinh thự của Vua (hoặc Nữ hoàng) Vương quốc Anh ở London, nơi ở chính thức và cũng là nơi làm việc chính của Hoàng gia Anh. Cung điện này được xây dựng từ năm 1703 cho công tước Buckingham và được ba công viên bao bọc, trong đó có công viên nổi tiếng Hyde Park. Nó được xây dựng để phục vụ cho các sự kiện đặc biệt của đất nước và cho hoàng gia.
Cung điện Buckingham được xây dựng trên một địa điểm đã được sở hữu tư nhân ít nhất 150 năm. Nó từng được mua lại bởi vua George III vào năm 1761 để tặng cho Hoàng hậu Charlotte. Đến thế kỷ thứ 19, nó được mở rộng, chủ yếu là do kiến trúc sư John Nash[2] và Edward Blore. Nơi này chính thức trở thành nơi ở của Hoàng gia Anh khi Nữ hoàng Victoria lên ngôi năm 1837.
Buckingham Palace là một biểu tượng và nhà của chế độ quân chủ Anh, một phòng trưng bày nghệ thuật và thu hút hấp đẫn được nhiều khách du lịch. Nó là một địa điểm quy tụ của người Anh trong những thời điểm ăn mừng của đất nước cũng như khi đất nước rơi vào khủng hoảng. Nữ hoàng Anh và các thành viên khác trong hoàng tộc sẽ tiếp đãi khách, và tổ chức những nghi lễ long trọng tại đây.
Theo Wikipedia
---------------------------------
Mai Triều Nguyên
Từ London, nước Anh
Tháng 3/2018
vua george vi 在 Mai Trieu Nguyen Youtube 的最讚貼文
Cầu Tháp Luân Đôn (tiếng Anh: Tower Bridge) là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua) bắc qua sông Thames tại Luân Đôn, thủ đô Vương quốc liên hiệp Anh. Cây cầu được hoàn thành năm 1894, nằm liền với Tháp Luân Đôn, trở thành một biểu tượng nổi tiếng, gắn liền với thành phố Luân Đôn và với nước Anh nói chung. Đây cũng là cây cầu cuối cùng xuôi dòng Thames nằm trong địa phận thành phố. Cầu thường hay bị nhầm lẫn với Cầu Luân Đôn (London Bridge) nằm cách nó không xa.
Từ giữa thế kỷ 19, thông thương phát triển mạnh ở phía Đông London, dẫn tới nhu cầu cần một cây cầu mới bắc xuôi dòng hỗ trợ cho Cầu London. Một cây cầu cố định theo cách xây dựng truyền thống sẽ không thích hợp vì nó sẽ cắt đứt đường vào những khu cảng nhỏ Pool of London, lúc bấy giờ nằm giữa Cầu London và Tháp London.
Một ủy ban nghiên cứu xây dựng Đường hầm hoặc Cầu đặc biệt được thành lập vào năm 1876 do ngài A.J.Altman làm Chủ tịch, để tìm ra giải pháp cho vấn đề nối liền hai bờ sông Thames. Hơn 50 thiết kế được đề cử, nhưng mãi đến năm 1884, thiết kế của Horace Jones - kiến trúc sư của Hội đồng thành phố mới được phê chuẩn. Công trình sư John Wolfe Barry triển khai ý tưởng thiết kế.
Năm 1886, công trình bắt đầu khởi công và hoàn thành sau 8 năm với 5 nhà thầu và phải thuê 432 công nhân xây dựng. Hai móng cầu đồ sộ với 70.000 tấn bêtông được chôn dưới lòng sông để nâng đỡ toàn bộ công trình. Hơn 11.000 tấn sắt thép được dùng làm khung cho hai tòa tháp và đường đi bộ, sau đó được phủ đã granite xứ Cornwall và đá pooclăng, cả hai loại đá này có tác dụng bảo vệ kết cấu sắt thép bên dưới và mang lại cho cây cầu một vẻ ngoài khá đẹp.
Horace Jones qua đời năm 1887 và George D. Stevenson thay thế ông. Stevenson thay đổi mặt lát gạch thô nguyên gốc của cây cầu bằng lối kiến trúc Tân Gothic với nhiều hoa văn trang trí hơn, với mục đích làm cho cây cầu mới hòa hợp hơn với Tháp London lịch sử gần nó. Diện mạo mới này đã biến cây cầu trở thành danh thắng riêng biệt. Tổng chi phí xây dựng cây Cầu Tháp vào thời kỳ đó hết 1.184.000 bảng Anh.
Cầu Tháp được Thái tử xứ Wales (sau này chính là Vua Edward VII) chính thức khánh thành ngày 30-6-1894.
Cây cầu dài 244m, với hai ngọn tháp cao 65m. Nhịp cầu chính dài 61m nằm giữa hai tòa tháp, được tách ra nhờ hai máy nâng, có thể nâng lên tạo thành một góc 83 độ đủ cho tàu bè qua lại. Mỗi máy nâng nặng 1.000 tấn, được làm đối trọng để giảm thiểu lực và có thể nâng lên trong vòng 5 phút. Nhịp cầu hai bên là hai cầu treo, mỗi bên dài 82m, có dây treo móc vào các trụ đá hai bên và luồn qua những dây treo nối với đường đi bộ bên trên. Đường dành cho người đi bộ hai bên cách mặt sông 44 m vào thời điểm nước lên. Tại đây du khách vừa được ngắm cảnh London từ trên cao, vừa có thể tìm hiểu về lịch sử và cách hoạt động của cây cầu.
Theo Wikipedia
------------------------------------
Mai Triều Nguyên
Từ London, Anh
Tháng 3/2018
vua george vi 在 Phê Phim Youtube 的最佳解答
Facebook của bọn tớ: https://facebook.com/phephim
Instagram của bọn tớ: phe.phim
Đây là video kể về cuộc nội chiến của nhà Targaryen sau đời vua Viserys I Targaryen. Cuộc nội chiến này, biết đến trong lịch sử với cái tên Dance of The Dragons, hay Vũ Điệu của Bầy Rồng, là lý do dẫn đến sự suy thoái của nhà Targaryen và làm cho loài rồng gần như tuyệt chủng.
Music: https://www.youtube.com/watch?v=kthxycmF25M
Sound effects: Skyrim
Images and video from Game of Thrones, Histories & Lore and art depictions are the property of their creators, HBO and George R.R. Martin, used here under fair use.
vua george vi 在 RFI Tiếng Việt - Cái chết bất ngờ của vua George VI đã kết... 的推薦與評價
Cái chết bất ngờ của vua George VI đã kết thúc binh nghiệp đầy hứa hẹn của Philip : người vợ Elizabeth lên ngôi nữ hoàng. Hoàng thân phải đổi tên, từ bỏ... ... <看更多>
vua george vi 在 Cậu Bé Nói Lắp Trở Thành Vị Vua Hiếm Có Của Nước Anh 的推薦與評價
Vua George VI – Cậu Bé Nói Lắp Trở Thành Vị Vua Hiếm Có Của Nước AnhDù xuất thân hoàng gia nhưng tuổi thơ của George VI lại không hề hạnh ... ... <看更多>