CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾM ĐOẠT VĂN HÓA (CULTURAL APPORIATION) VÀ VẤN ĐỀ TRONG THỜI TRANG.
Đầu tiên, mình xin phép viết với tâm thế là một thằng máu đỏ da vàng – một thằng người Á nhé. Mình đã có thời gian đi du học tại Úc, đã từng bị mấy anh da màu dọa đấm vào mặt ở bus stop vì trông giống Trung Quốc (Nguyên văn là Hey, Ch*ng Ch*ng!) – đã từng bị người da trắng racist vì lí do là sao không ở đất nước quê hương (là Việt Nam) mà lại mò tới đất nước của họ (Úc) để làm (Vì lúc đó mình vừa học vừa làm thêm – du học sinh nào chẳng vậy) khiến tụi nó mất việc (?) – “Tụi mày hãy cuốn gói khỏi đất nước của tụi tao đi!” (Nguyên văn là vậy). Cho nên sau bao nhiêu tổn thương ở đất khách quê người, mình không quan trọng là người da trắng hay người da màu, mình chỉ yêu và tôn thờ dòng máu của mình. Máu đỏ da vàng.
Rồi – quay lại câu chuyện nổi bật trong thời gian gần đây.Có một bạn tag mình vào vấn đề : “Đó là có hay không việc các rapper Việt Nam đang để dreadlocks là đang chiếm dụng văn hóa. Từ sự ảnh hưởng của các rappers đó mà rất nhiều người trẻ khác đang để dreadlocks với suy nghĩ là đẹp, là ngầu. Nhưng đấy là không tôn trọng người da màu vì mái tóc này liên hệ với văn hóa của họ cũng như những mặt tối về phân biệt chủng tộc mà họ chịu đựng – họ cố gắng blah bloh”..
Nào, hãy quay trở lại về nguồn gốc của Dreadlocks. Chắc có lẽ rất nhiều nguồn thông tin và thông qua cuộc tranh cãi, các bạn đã biết Dreadlocks lịch sử như thế nào. Từ này là một từ nối bao gồm Dread (Sợ hãi) và Locks (Khóa). Kiểu tóc này thực ra đã được sử dụng rất thông dụng trong văn hóa loài người và theo những nguồn thông tin khác, nó không chỉ đơn giản là từ Châu Phi. Điều đáng ngạc nhiên, thì kiểu tóc Dreadlocks thông qua các bức tượng cổ, những bước phù điêu được giới khảo cổ phát hiện thì hiện diện ở rất nhiều nơi. Đó là nền văn hóa của Hy Lạp Cổ, Ai Cập cổ đại (Những xác ướp được tìm thấy với những bộ tóc có lọn như dreadlocks) hay từ những văn minh sông Hằng (Ấn Độ), Tiểu Á.
Vậy chúng ta có quan điểm thứ nhất : Dreadlocks không phải nguồn gốc xuất xứ thuần nhất là từ người da màu.
Tại sao Dreadlocks lại gắn liền với người da màu thì có lẽ nó liên hệ với cái tên của nó. Dread có nghĩa là sợ hãi. Kiểu tóc này được truyền miệng theo thực dân Anh khi xâm chiếm những vùng đất của thổ dân Mau Mau có mang kiểu tóc này. Sau đó với một phong trào đậm chất tôn giáo đó là “Rastafari”. Dreadlocks là một biểu tượng tôn giáo đặc biệt và kết nối họ với thần Jah – thể hiện sự tôn trọng. Cùng với Reggae với biểu tượng Bob Marley cũng mái tóc Dreadlocks đặc trưng, thứ âm nhạc đến từ Jamaica bùng nổ ở những thập niên 70 – 80s và ảnh hưởng tới rất nhiều nơi trên thế giới. Từ đó, người ta bắt đầu cho rằng Dreadlocks là biểu tượng của người da màu. Thực ra thì do đặc điểm về chất tóc, về độ xoăn của người da màu kết hợp với các dòng chảy văn hóa – người da màu hay để Dreadlocks, giống như xài “Do-rag/Durag” mà các rappers Việt Nam hay sử dụng vậy cũng từ văn hóa hiphop Mỹ Phi mà ra. Nhưng nguồn gốc của Durag cũng phức tạp y chang Dreadlocks vậy.
NÀO – HÃY NÓI VỀ CHIẾM DỤNG VĂN HÓA
“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” – Lời của Bác Hồ trong Thư gửi các họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam, được đăng trên Báo Cứu Quốc số 1986 là một điều mình sẽ sử dụng để nói về việc “Chiếm dụng văn hóa”.
Để mình kể cho các bạn nghe một câu chuyện cũng liên quan đến mái tóc từ đất nước hàng xóm Trung Quốc. Đại Minh, triều đại cai trị Trung Quốc từ năm 1368 đến năm 1644 cho đến khi người Mãn Châu lãnh đạo Bát Kỳ tiêu diệt Lý Tự Thành, sáng lập ra triều đại Nhà Thanh – triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Các bạn biết là dân nhà Mình gọi người “Mãn Châu” (sau này là người nhà Thanh) là gì không? Là tụi “Man di” với “Mái tóc đặc trưng của Nam” là cạo trọc phía trước, phía sau để dài và tết lại. Nếu bạn nào có xem những phim của vua Khang Hy hay vua Càn Long là biết được mái tóc này (Hoàn Châu Cách Cách ấy). Sau khi chiếm được Đại Minh, Nhà Thanh thực hiện việc “Đồng hóa dân chúng” bằng cách ép buộc toàn bộ những người nam phải để tóc đó, không là bị phạt hoặc nặng nhất là ép vào tội “Phản loạn” rồi tử hình. Lúc đầu cũng có rất nhiều phản kháng nhưng sau này – như mọi người đều biết, đó là ai cũng để mái tóc đó và trải qua bao nhiêu năm tháng đồng hành cũng nhà Đại Thanh, mái tóc từ của 1 bộ tộc “Man di” thành 1 nét “văn hóa” của Trung Hoa và được lưu truyền tới tận bây giờ.
Mình cho đó là 1 hình thức “Cultural Appropriation” bị ép buộc. Việc “Chiếm dụng văn hóa” này chắc chắn không một người Đại Minh nào lại tìm hiểu rõ về nền văn hóa Mãn Châu trước đó. Mà họ vẫn để tóc đó.
Nhắc tới ngày nay, mọi thứ đều tự do và chẳng ai có thể ép buộc bạn phải để một kiểu tóc như thế nào cả. Cũng như mặc cái quần, mặc cái áo. Mọi thứ đều dễ dàng truyền bá thông qua các social Platform mạng xã hội – đẹp là người ta làm, theo xu hướng là người ta theo. Đó là một bước chuyển biến văn minh của nhân loại, bỏ qua những nét đen tối của lịch sử mà tiếp bước về phía trước. Đa văn hóa, đa sắc tộc.
Và Việt Nam cũng không phải là một điều ngoại lệ. Vốn dĩ toàn bộ các văn hóa đang thịnh hành ở thời điểm hiện tại đó là văn hóa du nhập. Thời trang đường phố, rap, hiphop, breakdance, skateboarding, punk/rock etc… tất cả đều từ nước ngoài vào Việt Nam. Nên việc “Cultural Appropriation” này là 1 điều tất yếu dễ dàng suy đoán được khi mọi thứ quá nhanh và không có nền tảng. Mà cái thời nay thì ai quan tâm mấy cái văn hóa xưa, giờ người ta quan tâm tới lượt likes, tới drama, tới hóng biến thì những mặt tối của ngày xưa. Các bạn nghĩ là nó có đủ độ hấp dẫn với giới trẻ hay không? Xin thưa là không tại thời điểm hiện tại nhưng sẽ là điểm “sáng” trong tương lai.
TAKE IT EASY
Cụm từ “Chiếm dụng văn hóa” này sử dụng hiện tại hơi nặng nề. Theo mình, nó giống như vừa là 1 “Thách thức” vừa là 1 “Cơ hội” vậy. Và chẳng ai trong chúng ta có quyền cấm đoán hay áp đặt người này phải “Không được mặc đồ này” “Không được để kiểu tóc này” vì các bạn ấy không hiểu về văn hóa, nguồn gốc lịch sử của nó cả. Mình cũng đã từng tiêu cực như vậy nhưng nó chỉ giảm bớt “Tình yêu văn hóa” “Tình yêu thời trang” “Tình yêu thẩm mỹ” giữa những con người với nhau và tăng thái độ “Thù địch dân tộc” lên mà thôi.
Câu chuyện Dreadlocks sẽ tương tự với việc mà các bạn không nghe nhạc Rock, không biết về văn hóa Punk/Post Punk mà hay mặc áo in graphics của Iron Maden, Nirvana.. vậy. Đó là một dạng “Chiếm dụng văn hóa” đó, người ta sử dụng sản phẩm mà không hề biết các nhóm nhạc rock lẫy lừng đó như thế nào – thâm chí còn chưa nghe một bài. Thế nên mới nảy ra cái hình ảnh buồn cười là 1 cậu nhóc mặc áo Tee “Nirvana” và nghe Rap của Lil Pump. Có nên gay gắt không? Gay gắt thì cũng chỉ nhận được câu trả lời là “ Tôi thích thì tôi mặc?” và bạn mất đi cơ hội quảng bá văn hóa punk/rock cho một người vừa mặc sản phẩm đó.
“Mở lòng” “Rộng lượng” và “Chia Sẻ” – Đó là những gì mình nghĩ để giải quyết vấn đề về “Cultural Appropriation” này. Người biết thì chia sẻ cho người không biết, người thích thì làm cho người không thích trở nên thú vị, tìm tòi. Thế thì chúng ta lại có thêm những người hiểu sâu về văn hóa mà họ đang mặc, đang làm trên người. Thế thì “Cultural Appropriation” mới bớt đi mà không bị quá Toxic.Văn hóa từ đó mới được truyền đi xa, đi sâu hơn. Mà đó là điều mà bất kì một người yêu văn hóa hay làm văn hóa đang hướng tới. Chứ không phải là “Cấm đoán” “Bắt ép” người khác từ bỏ đi được.
Nên nhớ - thời đại này tự do và chúng ta phải “Thích nghi” với chúng.
Bạn nghĩ sao về việc
Lil Pump cũng để Dreadlocks hát tưng bừng bài Gucci gang xong các anh rappers da màu, những người da màu cũng chill theo mà đâu nói gì về vấn đề tóc tai. Trong khi Lilpump cũng là 1 khứa người Mĩ gốc Colombia và lối sống của khứa cũng bệnh hoạn, không tạo được sự tích cực cho giới trẻ lắm. Drug, alcohol, meaningless lyrics? Nói cho mình nghe thử?
Các bạn hẳn còn nhớ vụ án gây shock nước Mĩ của Trayvon Martin ở Sanford chứ. Một thanh niên 17 tuổi da màu mặc áo hoodie bị bắn chết bởi gã hàng xóm Geogre Zimmerman. Sau đó, những cuộc biểu tình và những chiếc áo Hoodie “Công lý cho Trayvon” cũng được mặc bởi cả người da màu, người da trắng yêu sự hòa bình. Mà trước đó – hoodie là chiếc áo mang “sự đen tối” và dính liền với người da màu- cho giai cấp bình dân, cho sự phạm tội – cho sự bí ẩn. Rồi nó cũng được toàn thế giới mặc đó thôi?
Quan trọng là “Yếu tố con người”. Chiếm dụng văn hóa trở nên xấu hay tốt đó là do yếu tố con người và mục đích của họ.
Để lấy ví dụ như là Gucci – từng bị dính vào một case tiêu biểu về “Chiếm dụng văn hóa” khi vào năm 2019, Gucci từng ra một chiếc áo turtle neck màu đen (Áo cổ lọ) với một viền môi màu đỏ xung quanh miệng ở mùa Thu/Đông 2018. Chiếc áo được bán với giá $890, và hẳn ai nhìn vào cũng biết đó là một dạng “Chiếm dụng văn hóa” khi nó gây liên tưởng trực tiếp tới #Blackface, tới những gì mà người da màu phải làm trong thời kì chiếm hữu nô lệ trước đó. Gucci rõ ràng đang trục lợi trên việc sử dụng văn hóa của người da màu mà chưa tìm hiểu kĩ về nó hoặc vô tình chạm tới. Gucci đã phải xin lỗi.
Hay H&M với “Coolest Monkey in The Jungle” với hình ảnh một cậu bé da màu mặc hoodie in hình đó vậy. Yếu tố văn hóa là một thứ luôn ảnh hưởng sâu nặng tới thời trang và nếu không tìm hiểu về nó thì dễ dàng phạm vào “Cultural Appropriation”.
Mình nói tới các vấn đề trên để liệt kê ra là “Các thương hiệu thời trang đang chiếm dụng văn hóa và TRỤC LỢI CHO THƯƠNG HIỆU CỦA HỌ thông qua doanh thu bán được”. Đó là 1 dạng Chiếm dụng xấu vì nó không mang lợi ích gì cho cộng đồng.
Các rappers Việt Nam thì sử dụng Dreadlocks như 1 dạng họ thấy đẹp, họ bị ảnh hưởng bởi các rappers nước ngoài (Đa phần là da màu) nhưng theo mình nhớ các rappers không phải là người đầu tiên mang Dreadlocks về Việt Nam. Mình thấy từ những năm 2007 rồi, có chăng bây giờ là do họ quá nổi nên chịu sóng lớn thôi. Mục đích của họ là vẻ đẹp cho cá nhân nên cũng không có sử dụng Dreadlocks cho mục đích thương mại gì xấu xa cả.
Chỉ cần các rappers hay những người nào có ảnh hưởng chia sẻ về thứ họ đang mặc, văn hóa - ảnh hưởng ra sao là từ “Vô cực” thành “Tích cực” ngay. Fans của họ, những người theo dõi biết thêm về văn hóa của thứ tóc đó, chả thế lại có lợi cho Dreadlocks được tiếp diễn hay sao?
Còn việc phân biệt chủng tộc nó chẳng phụ thuộc vào cái việc bạn đang mặc gì, đang cầm gì, đang ăn gì vì Có bao nhiêu kẻ ngoài kia, ăn mặc vest sáng sủa, đeo đồng hồ mắc tiền, đi siêu xe, tóc tai mượt loáng vẫn phân biệt chủng tộc đó hay sao? Họ có “Chiếm dụng văn hóa” không – Không. Nhưng họ vẫn phân biệt chủng tộc – vẫn coi những người da màu, da vàng là hạ đẳng đó thôi. Đó là Con người, con người quyết định mọi thứ nhé.
VÀ ĐÂY LÀ TÂM TƯ CỦA MỘT THẰNG MÁU ĐỎ DA VÀNG NHÉ, THAY VÌ LO VỀ “CHIẾM DỤNG VĂN HÓA” CỦA BỌN NƯỚC NGOÀI THÌ CHÚNG TA NÊN LO VỀ “CHẢY MÁU VĂN HÓA” CỦA VIỆT NAM ĐI.
QUAN HỌ BẮC NINH, CA TRÙ, XẨM, ÁO TỨ THÂN, NÓN LÁ.. CÁC LÀNG NGHỀ ĐANG MAI MỘT KÌA. HÒA NHẬP CHỨ ĐỪNG HÒA TAN CÁC BẠN ƠIIIII
ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
xem xe máy 在 It's all about your OTPs Facebook 的最讚貼文
/TRANSFIC/ [MARVEL] TRẠI CẢI TẠO ÁC NHÂN CỦA PETER PARKER - CHAP 9: ERIK
Chap 1 - 8: https://www.facebook.com/notes/its-all-about-your-otps/m%E1%BB%A5c-l%E1%BB%A5c-transfic-tr%E1%BA%A1i-c%E1%BA%A3i-t%E1%BA%A1o-%C3%A1c-nh%C3%A2n-c%E1%BB%A7a-peter-parker/619058428650279/
Chap 9: Erik
Peter thức giấc với một cánh tay cơ bắp quen thuộc gác qua bụng và mùi máu nồng gắt trong không khí. Trời vẫn còn tối, nhưng đầu óc nó sực tỉnh gần như ngay tức thì.
“Wade?!”
“Không phải của anh đâu,” giọng nói lười nhác vang lên ngay bên tai nó, bị chiếc gối siêu phồng siêu xốp của Peter chẹn lại nghèn nghẹn. “Ngủ tiếp đi Petey.”
“Ngủ cái gì mà ngủ, anh trây trét khắp giường của tôi rồi.” Peter xô cánh tay ra, với tay bật ngọn đèn đầu giường. Thiệt hại bày ra trước mắt làm nó kêu rên thống thiết. “Cái trò gì vậy Wade? Nhìn anh như đang rớt dâu hay gì á. Gớm chết đi được.”
Thằng nhỏ vừa mắng vừa lấy chân đẩy đẩy cái thân người đang nằm ụp mặt trên giường. Thằng chả chỉ cười the thé, còn cố tình cọ hạ bộ ra khắp chăn gối tinh tươm của nó. Peter thở dài thườn thượt, chạy ra mở cửa sổ để bớt đi mùi máu tanh tưởi, chứ nếu không chiếc giường tội nghiệp lại lãnh thêm một trận ói mửa nữa. Nó sút phải một cái hộp gì đó trên sàn, chửi ầm lên.
“Anh về từ hồi nào? Sao lại chui vô phòng tôi?” Thằng nhỏ bò qua phần giường còn tương đối sạch (nó đang cơn lười mà, được chưa?), vừa xoay trở tìm chỗ dễ chịu vừa ngáp dài. Không phải Peter đã tập làm quen với mấy trò điên khùng hâm dở của Wade đâu, mơ đi nhá, chẳng qua là tại đêm hôm khuya khoắt, nó mệt quá nên không còn hơi sức để giãy nảy lên thôi.
“Vừa về. Thằng Bob ngáy như heo,” Wade trả lời tỉnh rụi như thế đó là một lý do rất ư là hợp lý, xong lại gác tay qua người Peter.
“Bob có bén mảng đến phòng anh nữa đâu. Suýt bị anh giết chết, để coi, đâu chừng năm lần trong lúc ngủ là anh ta ôm mền gối xuống tít đầu hành lang rồi.” Nó nhéo tay Wade, nhưng gã vẫn trơ ra lì lợm.
“Là anh phải không Wade? Đi bép xép tùm lum.” Peter hỏi độp, nhéo tay gã thêm cái nữa. Wade chọt vào xương sườn nó trả đũa, thốn đến mức làm thằng bé nhăn nhó.
“Lỡ miệng nói cho Domino có chút xíu à, ai biết mồm miệng mẻ như cái loa vậy chứ,” Wade phân bua, những ngón tay táy táy nhịp nhịp trên trên hông Peter.
“Ừ, lỡ miệng có chút xíu mà bây giờ người ta tưởng tôi chuyên nhận nuôi sát nhân với tâm thần luôn rồi nè,” Peter chì chiết, vờ như không cảm nhận thấy hơi ấm từ Wade đang thẩm thấu qua da nó. Người gã nóng như lò than, lại thêm sức vóc cao to, cơ bắp thì nảy nở cứng cáp. Peter húng hắng ho. “Anh đã gặp người mới chưa?”
“Dồi,” Wade dài giọng. “Anh mày vừa thò đầu qua cửa sổ phòng chú già Magneto, là ổng lấy kiếm trên lưng anh đâm vào ngực anh luôn, người ta giỡn có chút xíu mà làm căng, đồ già dịch.”
“Vậy là máu này của anh hả?!” Peter khóc thét.
“Ôi giời, máu của ai cũng vậy thôi. Anh đền cho mày hộp Xbox mới rồi còn gì,” gã gạt đi.
“À, cái thùng trên sàn đó hóa ra là nó.” Thằng nhỏ nghĩ ngợi một hồi rồi hỏi, “Phải đồ ăn cắp không?”
Wade chỉ ậm ừ không đáp, tay gã không biết bằng cách nào đã luồn dưới gấu áo Peter, ngón cái xoa từng vòng nhỏ trên da làm nó phân tâm quá chừng chừng. Peter đánh đuổi mấy ngón tay đi, nhưng không khỏi ấn tượng về khả năng sờ soạng trong âm thầm của gã. Thằng nhóc giằng tấm chăn đang bị Wade đè ra, mừng rỡ thấy nó vẫn chưa bị thấm máu nhiều lắm.
“Tôi tha thứ cho anh 45,6%. Lần sau mua cái gì cho tôi thì nhớ đem hóa đơn về đây. Ngủ ngon nhé Wade.” Peter nhắm mắt thiếp đi trong tiếng lèo nhèo than thở của Wade. Lẽ ra nằm kế bên Wade không nên cho nó cảm giác dễ chịu đến thế này, nhưng thằng nhỏ không muốn nghiền ngẫm lâu. Ba cái cảm xúc cảm xiếc này làm nó nhức não quá, để sáng mai rồi tính.
___
Sáng Peter thức dậy, Wade đã biến đâu mất tiêu, còn giường đã khô lại thành một đống màu nâu sẫm giòn rụm phát ói. Thằng nhỏ dụi đôi mắt còn ngái ngủ, loạng choạng đi vào phòng tắm, thầm ghi nhớ trong đầu chiều nay phải lôi đống chăn ga gối nệm ra vườn đốt cho bằng sạch, kể cả với một đứa trùm bê bối như nó thì thế này cũng quá sức chịu đựng rồi.
Bob đang ngồi trên bồn cầu, thấy Peter mở cửa bước vào liền cười toe vẫy tay chào; quần cậu chàng tuột xuống đến mắt cá, phần còn lại được che bằng tờ báo Chủ nhật đang mở đến trang ô chữ. Peter rền rĩ, vừa che mắt lại vừa chui vào buồng tắm, cẩn thận né Bob xa hết mức có thể.
Nhà có bốn phòng tắm, hai cái trên lầu, hai cái dưới tầng trệt, nhưng sáng sớm thì chả có ma nào muốn xuống cầu thang để đi vệ sinh cả. Từ khi có thêm Erik, hai phòng tắm trên lầu chính thức được chia ra: hội OCD khó tánh ưa sạch sẽ (Nicolai, Loki và Erik) dùng chung phòng ở đầu cầu thang, còn đám ở dơ sống lâu (Peter, Bob với Wade) chiếm cứ cái kế bên phòng ngủ của Peter. Sắp xếp như vậy cũng không tệ. Đến nay vẫn chưa có vụ đầu rơi máu chảy nào nghiêm trọng, nhưng bây giờ Wade đã mò về rồi thì Peter thấy hơi lo lo.
Peter tắm xong thì Bob đã đi ra từ khi nào. Thằng nhóc chải lại đầu tóc và bước xuống lầu, thấy anh ta đang xếp hàng chồng bánh pancake chuối lên đĩa, mặt mày tươi tỉnh như hoa, còn Erik, thành viên mới đến, thì ngồi chù ụ một đống, cốc cà phê to tướng ôm khư khư trong lòng. Bob thuộc típ người sáng sớm thức dậy sẽ vươn vai khoan khoái, trong lòng phơi phới tràn đầy năng lượng (chắc cũng là một phần lý do Loki cứ nhăm nhe đòi giết cu cậu), nhưng cả đám còn lại thì phải đến trưa trờ trưa trật mới hết lờ đờ vạ vật.
Peter ngáp một cái muốn sái quai hàm, tự rót cho mình một cốc nước cam rồi ngồi phịch xuống chiếc ghế đẩu, lơ mơ nhìn Erik hít hà cốc cà phê quý báu. Hắn không đến nỗi xấu tính hay quậy phá như thằng nhỏ nghĩ (dù gì thì ấn tượng ban đầu về Magneto cũng không dễ gì phai nhạt trong óc nó), mỗi tội bắt chuyện với thằng cha này nản bỏ xừ (chiếm hết diễn đàn để càu nhàu cả buổi trời về dị nhân quyền các thứ). Nói chung Erik là dạng khép kín, hay ngó mông lung ra cửa sổ mà trầm tư. Thỉnh thoảng hắn bỏ đi đâu tầm ba tiếng đồng hồ, nhưng lúc nào cũng mò về như một chú mèo thích đi hoang. Những người còn lại không đả động gì đến hắn nhiều. Nicolai thích bắt cặp với Wade mỗi lần đồng áng (theo thói quen), Bob thì xẹt qua xẹt lại quanh nhà, lo nấu nướng, đắm đuối nhìn Wade thở, tán gẫu với Peter và tránh Loki như tránh tà. Không khí kể cũng hơi ngượng nghịu, nhưng chưa có án mạng là hay rồi.
Hai ngày sau khi Magneto dọn đến, Peter quyết định tậu TV. Thằng nhóc ghé Tháp Avengers khiêng về mớ video game chọn lọc của nó, tiện tay rút luôn vài cuốn sách nấu ăn của mẹ Pepper cho Bob. Ngày hôm sau đi sắm đồ, Peter vào tiệm đồ lạc xoong cách Tháp bốn khối nhà, mua vài bộ trò chơi cũ (cờ tỷ phú, cá ngựa, kiểu vậy) và dăm cuốn sách sờn mép trông rất đáng ngờ cho Loki. Trên đường ra về, nhác thấy một bộ cờ vua bằng ngà sáng bóng, các quân cờ chạm khắc tinh xảo được trưng bày bên cửa kính, nó nổi hứng lộn lại lấy luôn. Một phần trong nó tin rằng Giáo sư Xavier sẽ nhiệt liệt tán thành quyết định của nó, dù bộ cờ còn mắc hơn những món đồ kia cộng lại.
Ngôi nhà dần được tân trang lại, đầu tiên là gia cố hàng rào vòng quanh khu đất. Peter suy tính xem có nên nuôi thêm bầy gà bầy vịt không. Tối đó, thằng bé chơi điện tử với Wade và Bob, trong khi Loki chúi mũi vào đống sách, thi thoảng lại ghi chú bằng tuồng chữ loằng ngoằng không ai đọc ra. Peter đồ rằng đó là thứ ngôn ngữ ở thế giới khác, nhưng có khi chữ y xấu quá cũng nên. Bộ cờ ban đầu không được ngó ngàng gì đến, cho tới một ngày Peter xếp bàn cờ trên bàn phòng khách, và sáng hôm sau tìm thấy một mẩu giấy đính kế bên: “Quân Xe để bên ngoài, quân Mã ở bên TRONG.”
Thằng bé cười toe, đút mẩu giấy vào túi, rồi co ngón tay búng quân vua ngã chổng kềnh.
Chiều hôm đó nó cùng Bob ủ phân ngoài đồng, khi quay vào đã thấy Erik và Nicolai ngồi đối diện nhau, bốn con mắt dán lấy bàn cờ, chau mày nhăn trán suy tính. Ván đầu Erik thắng, nhưng đến ván thứ hai thì bị Nicolai chiếu tướng. Cứ như thế thành lệ, ăn tối xong là cả hai lại làm với nhau vài ván cờ mà Wade chê là “nhạt phèo”. Ngay ngày đầu tiên, tên này đã thách Erik chơi trò “Cờ vua - Luật Deadpool”, theo đó người nào thua phải chặt đi một ngón tay. Gã thua liểng xiểng đến khi chỉ còn mỗi ngón cái và ngón giữa mới chịu đầu hàng. Erik xếp mấy ngón tay chiến lợi phẩm thành một hình thù thô thiển, báo hại Peter phải nhảy vào can thiệp khi thấy căng thẳng leo thang.
Đám người này quả thực là mối nguy đối với lớp thảm của Peter, nhưng thằng nhỏ vẫn chưa hối hận bất cứ quyết định nào của mình, tính đến bây giờ.
Peter đặt tô bắp rang kế bên khuỷu tay Bob, cầm chiếc cần điều khiển lên. Nó gác chân lên đùi Wade đầy mãn nguyện và bắt đầu xả đạn vào bầy xác sống.
- Hết chương 9 -
Link tổng hợp chapter ở mục ghi chú. Bạn nào cần có thể mở link ghim ở đầu bài viết, xin cảm ơn.
Trans by Fanpage Its All About Your OTPs. Vui lòng không mang đi khi chưa có sự cho phép của chúng tôi. Bản dịch đã có sự đồng ý của tác giả.
Link gốc: https://archiveofourown.org/works/3135464/chapters/6796619
#Fanfiction #Marvel #PeterParker
xem xe máy 在 Cổ Động Facebook 的精選貼文
Giáo viên phổ nhạc cho tác phẩm "Vợ Nhặt"
Tuna (nickname) sinh năm 94, hiện đang là giáo viên dạy tiếng Anh. Tuna mở lớp dạy ở nhà cho các em học sinh cấp 1 & cấp 2. Em chia sẻ rằng em thích viết nhạc cho học sinh mà mình dạy, em cũng hay phổ lại nhạc cho thơ. "Vợ Nhặt" là tác phẩm văn chương đầu tiên mà em phổ lại thành nhạc. Cô giáo viên tiếng Anh với niềm yêu thích âm nhạc này mong muốn sẽ phổ nhạc... cho mấy tác phẩm văn học mà em thích trong tương lai.
Chia sẻ về tác phẩm "Vợ Nhặt" trên RDVN, Tuna kể: "Lúc em học lớp 6, mẹ có kể cho em 1 câu chuyện về anh nhà nghèo tên Tràng. Anh ta sống cùng người mẹ già yếu - người ta hay gọi là bà cụ Tứ. Ngày nọ bỗng nhiên ảnh dắt một cô lạ hoắc về nhà, tụi trẻ con hàng xóm đã rất thích thú và trêu chọc 2 người họ suốt trên đường về. Tuy là nghèo đói, nhưng gia đình họ sống thực sự rất hạnh phúc. Cô con dâu ngoan ngoãn, hiếu thảo lắm. Câu chuyện cảm động mẹ kể năm nào đã trở thành cảm hứng cho em để em viết bài này đó. Em đặt tên bài hát y chang tên của truyện xem như 1 cách thể hiện sự tôn kính của em với tác giả. Giọng m thì ko đủ tốt để thể hiện cái mình viết ra, nhưng vẫn muốn share nó tới mọi người. Hi vọng mọi người sẽ thích!"
Lời ca khúc "Vợ Nhặt" được chuyển thể:
"Ngày xưa có anh tên Tràng. Nhà nghèo đói lắm.
Một hôm bỗng dưng trên làng, lũ trẻ con xốn xang.
À 'chông vợ hài' là hai vợ chồng.
Kìa 'chông vợ hài' á ha á ha.
Mắt thẹn thùng là đúng vợ Tràng.
Kể nghe xem nào Tràng ơi!
À thì....
Cô ơi cô à, chắc đói lắm hả?
Tuy tôi người lạ cô chắc cũng xa.
Lại đây nếu muốn cơm trắng với giò thì đẩy xe bò cùng vớ tôi nha!
Ở nhà còn bầm Tràng ngóng con về.
Nay thêm một nàng tay ấp vai kề.
Bà cụ Tứ rưng rưng hàng lệ vui vui mừng mừng (vui vui mừng mừng rơi hai hàng lệ)
Biết mơ hay thực?"
*Truyện "Vợ Nhặt" có tiền thân là tiểu thuyết "Xóm Ngụ Cư" – tác phẩm được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dở dang và bị mất bản thảo. Hoà bình lập lại (1954), dựa trên một phần cốt truyện cũ, Kim Lân đã viết truyện "Vợ Nhặt". Tác phẩm được in trong tập "Con Chó Xấu Xí" (1962).