NHỮNG CHUYỆN KHÔNG TƯỞNG TƯỢNG NỔI Ở ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN
(Nhân việc đạo diễn Phan Minh Sơn gửi cho bộ phim này - có đoạn đóng cùng diễn viên Mỹ Hiền, úp bài viết về nhà tù Côn Đảo)
Những cuộc quật mồ tập thể đầy thương đau
Trong những ngày đất nước tưng bừng chuẩn bị cho ngày Quốc khánh, tôi hòa vào dòng người xuống tàu cao tốc rời TP. Rạch Giá ra hòn đảo xinh đẹp Phú Quốc.
Những ngày này, các phương tiện đưa người ra Phú Quốc đều quá tải, không đáp ứng nổi. Phần lớn người ra đảo để nghỉ ngơi, thưởng lãm cảnh đẹp đảo ngọc, nhưng cũng có không ít cựu chiến binh muốn tìm lại ký ức kinh hoàng chưa bao giờ nguôi ngoai.
Nhà tù Phú Quốc gần như chẳng còn gì. Mọi thứ hầu như đều là phục dựng lại. Thế nhưng, những hình nộm mô tả cảnh tra tấn các chí sĩ yêu nước, cũng đủ làm bất cứ ai phải rùng mình sợ hãi.
Những chiếc răng, những mảnh xương bánh chè, những chiếc đinh xuyên mẩu xương lượm được từ những nấm mồ tập thể, đã tố cáo một tội ác ghê rợn mà thế hệ trẻ chưa được biết đến, hoặc không thể tưởng tượng nổi.
Để thực hiện loạt phóng sự, dựng lại phần nào những cảnh tàn ác gầm trời có một ở nhà lao Phú Quốc, chúng tôi đã phải nhiều lần ra vào Phú Quốc, đi theo đội tìm kiếm, khai quật, cất bốc hài cốt liệt sĩ, trong số 4.000 tù chính trị bị sát hại. Những cuộc khai quật đầy đau thương và nước mắt ấy, đã dựng lại những trang sử bi tráng về những chiến sĩ cộng sản.
Tôi đã có nhiều chuyến theo cô Vũ Thị Minh Nghĩa đi tìm mộ liệt sĩ và cho đến lúc này, tôi vẫn không lý giải nổi những bí ẩn trong tâm hồn cô. Cô từng có chồng con, có gia đình hạnh phúc, nhưng rồi một ngày, cô cưới vợ cho chồng, bỏ lại quê hương bản quán, một thân một mình vào Nam, rồi cứ lăn lộn hết rừng này đến núi nọ để tìm mộ, quy tập hài cốt liệt sĩ thất lạc.
Ngồi trong căn nhà đơn sơ, nơi âm khí và hài cốt vây quanh ở thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), nhắc lại những cuộc đào bới hài cốt ở Phú Quốc, cô Nghĩa rưng rưng xúc động. Trong suốt cuộc đời cất bốc hài cốt, từ rừng núi, biển khơi, đến tận nước bạn Lào, Campuchia, nhưng chưa có cuộc khai quật nào khiến cô khóc nhiều đến vậy.
Thân phận các tù nhân chính trị Phú Quốc quá tàn khốc, quá thương tâm. Không đâu trên thế giới này mà con người đối xử với con người lại khủng khiếp như vậy. Từ những bộ hài cốt bị đóng đinh, xương bị đập bể vụn, sọ lìa khỏi xương sống, những hình ảnh tra tấn khủng khiếp các chiến sĩ cộng sản hiện hữu như thước phim rõ nét trước mắt cô.
Chúng tôi từng có mặt tại Phú Quốc vào đúng đợt cao điểm khai quật, cất bốc hài cốt liệt sĩ tại những hố chôn tập thể. Trung tá Nguyễn Văn Cao, Đội phó Đội K92, tỉnh Kiên Giang, phải thốt lên rằng: “Chưa bao giờ đội K92 phải huy động nhiều nhân lực, máy móc cho cuộc khai quật như thế này. Xương cốt các anh tầng tầng lớp lớp, vùi sâu đến ngót chục mét trong lòng núi non hiểm trở, sỏi đá lèn chặt đến nỗi cuốc bổ quằn lưỡi”.
Ban tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ được lập gồm 40 đồng chí, do đích thân Phó Chủ tịch tỉnh Kiên Giang làm trưởng ban. Để chuẩn bị cho công cuộc đào bới này, họ phải khảo sát địa hình, phát quang, rà phá bom mìn, lên phương án tỉ mỉ suốt cả tháng trời.
Hố khai quật rộng cả trăm mét vuông được máy xúc, máy ủi bới ra. Cô Minh Nghĩa cùng các chiến sĩ trẻ nhảy xuống hố khai quật sâu tới 5m. Họ dùng chiếc bay nhỏ gạt từng lớp đất đen.
Linh cảm của người có mấy mươi năm cất bốc hài cốt nên nhìn màu đất là cô biết được có hài cốt hay không. Mọi công việc đều phải nhẹ nhàng, thận trọng. Cô và các chiến sĩ nhặt lên, xếp đủ 5 bộ xương người.
Hố khai quật tiếp tục được đào sâu, mở rộng. Càng đào bới, càng đau thương, càng xót xa, càng căm phẫn. Hầm mộ thứ nhất tìm được tới 513 hài cốt, hầm mộ thứ hai phát hiện 508 hài cốt, hầm mộ thứ ba có 118 hài cốt, hầm mộ thứ tư là 80 hài cốt.
Tổng cộng, trong mấy tháng nếm mật nằm gai, bới từng nắm đất, cô Nghĩa và các chiến sĩ đội quy tập đào lên từ lòng đất sâu thẳm hơn 1.000 hài cốt vô danh. Đây là một kỳ tích chẳng biết nên vui hay buồn. Đến trời Phú Quốc cũng phải nổi cơn giông trút mưa sầu gió thảm.
Cô Minh Nghĩa giơ bàn tay gầy guộc cho tôi xem. Cuộc cất bốc hài cốt diễn ra đã mấy năm, nhưng di chứng chất độc hóa học ăn ruỗng tay cô, để lại sẹo nhẳng nhịt vẫn còn hiện rõ.
Mấy chục năm đi cất bốc liệt sĩ, chưa bao giờ cô thấy khủng khiếp và xót xa đến vậy. Khi máy xúc múc đất lên, lộ ra trắng xóa xương cốt, nhiều người chóng mặt, nôn nao, thậm chí ngất xỉu vì không chịu nổi mùi xác người yếm khí do chôn quá sâu, và mùi chất độc hóa học bay lên sau bao năm ủ kín dưới lòng đất.
Mọi người đưa găng tay cho cô, nhưng cô không dùng vì sờ xương cốt không thật. Thà đôi bàn tay sưng mọng vì nhiễm độc, chứ cô không chịu nổi chuyện bỏ sót xương cốt đồng đội.
Bọn địch thật quá tàn nhẫn. Đẩy các chiến sĩ cách mạng xuống hố sâu, chúng còn xả hàng tấn hóa chất để tiêu hủy da thịt, xương cốt các chiến sĩ cách mạng, để che giấu tội ác ngàn đời. Vậy nên, gạt lớp đất, nhìn thấy rành rành mẩu xương, nhưng khi nhặt lên, thì lập tức vỡ vụn. Xương cốt đã bị chất hóa học phân hủy.
Cô Nghĩa đã khóc, cả trăm người tham gia cuộc khai quật cũng đã không cầm được nước mắt. Đầu lâu của các anh, các chú nằm một chỗ, thân thể nằm một nơi. Nhìn hài cốt, cô Nghĩa hiểu cả.
Sau này, trò chuyện với các cựu tù, tôi mới biết, khi giết các chú, chúng còn dùng xẻng, dùng dao chặt đứt đầu, rồi mới quăng xuống hố. Chúng làm thế, để những tù chính trị chứng kiến mà hãi hùng, nhụt chí khí đấu tranh.
Đào hết lớp xương thứ ba trong hố khai quật, thì gặp tảng đá khổng lồ. Mọi người nghĩ rằng, hố khai quật đã đến đáy, nhưng nhìn lớp đất, nhìn tảng đá, với sự nhạy cảm của mình, cô Minh Nghĩa tin rằng vẫn còn hài cốt.
Phải máy cẩu mới nhấc được tảng đá khổng lồ, nặng vài tấn lên khỏi hố. Giời ạ! Dưới tảng đá đó là vô số xương cốt vỡ vụn. Cả trăm thi thể được đùn xuống hố, chúng xả hóa chất xuống, lại còn vần tảng đá khổng lồ xuống hố nghiền nát thi thể các tù nhân.
Trong số hơn ngàn hài cốt được tìm thấy trong cuộc khai quật lịch sử trong tổng số 4.000 cựu tù đã bỏ mạng ở địa ngục trần gian, chỉ có duy nhất đồng chí Nguyễn Văn Khai, quê Thanh Hóa là có tên.
Sau này mọi người mới biết, khi chúng bắt tù nhân phải vác xác đồng đội mình đi chôn, một đồng chí đã nhanh tay viết tên đồng đội của mình, bọc vào nilon rồi nhét vào xác.
Trong buổi quy tập đau thương khủng khiếp ấy, chúng tôi đã được chứng kiến một cảnh tượng thắt lòng khi bến tàu An Thới ngập tràn tiểu sành được chuyển từ đất liền ra. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang đã phải huy động cả mấy tỉnh thành mới có đủ số lượng tiểu sành chở ra đảo phục vụ cho cuộc khai quật hài cốt.
Cuộc khai quật hài cốt đau thương ngoài sức tưởng tượng ở Phú Quốc đã tái hiện cảnh tượng địa ngục trần gian một thời ở hòn đảo mà bây giờ người ta gọi là thiên đường du lịch.
Kinh hoàng chuyện đóng đinh vào người cho đến chết
Lần chứng kiến cuộc khai quật hố chôn tập thể lớn nhất từ trước đến nay ở Phú Quốc, cô Vũ Thị Minh Nghĩa đôi mắt mọng đỏ sụt sùi đưa cho chúng tôi xem những mẩu xương vẫn còn những chiếc đinh to bằng ngón tay, bằng cái đũa xuyên qua.
Cô bảo: “Đau xót lắm cháu ạ. Có những bộ xương cô đếm được tới 16 cái đinh mười (dài 10cm, hay còn gọi là đinh 1 tấc) xuyên qua. Hộp sọ mà có mấy chiếc đinh to bằng ngón tay xuyên vào thì làm sao sống được. Trên đời này có giống loài nào tàn độc như bọn Ngụy không cháu?”.
Chỉ trong một hầm mộ, mà cô Minh Nghĩa lượm được tổng số 300 chiếc đinh vẫn dính vào những mẩu xương. Đinh cắm chặt vào xương sống, xương ống chân, mắt cá chân, ống tay, xương bánh chè, xương sọ, xương bả vai… Xương dính đinh là những bằng chứng rõ rệt nhất tố cáo tội ác tày trời của kẻ thù, được đựng đầy trong mấy thúng to nộp cho Phòng văn hóa huyện đảo Phú Quốc.
Trong ngôi nhà tuềnh toàng ở Vụ Bản (Nam Định), cựu tù Phú Quốc Vũ Minh Tằng mang thương tật khắp người, nhớ lại những tháng ngày ở “địa ngục trần gian” với thái độ rất bình thản. Ông chậm rãi kể lại những ngón đòn tra tấn của bọn ác ôn.
Theo đó, bọn chúng có đủ các loại nhục hình, tra tấn dã man, quái gở mà bình thường khó ai có thể tưởng tượng nổi.
“Tôi đã nghiên cứu hầu hết các nhà tù ở Việt Nam, tìm hiểu các hình thức nhục hình tàn bạo trên thế giới, song không thấy đâu có những trò tra tấn, giết người dã man như ở nhà lao Phú Quốc” – ông Tằng kể.
Thời Pháp, sau khi dùng nhục hình, tra khảo, chúng tống các tù nhân vào trai giam, nhốt kín. Thế nhưng, thời Ngụy, có lẽ rút được bài học đối phó với tù nhân cộng sản vô cùng kiên trung nên chúng thực hiện các thủ đoạn thâm độc nhất nhằm làm lung lay ý chí của chiến sĩ cộng sản. Không làm nhụt được ý chí người cộng sản, thì chúng tra tấn cho đến chết, hoặc giết chết theo một cách dã man, quái đản nhất.
Hành động tra tấn bằng đóng đinh vào người thì hầu như những chiến sĩ cộng sản kiên gan đều phải trải qua.
Theo ông Tằng, khi nhập nhà lao, việc đầu tiên là chúng dùng đòn phủ đầu để đè bẹp ý chí của người chiến sĩ cộng sản.
Vừa đặt chân xuống An Thới (Phú Quốc), các chiến sĩ cộng sản đã bị một toán lính làm nhiệm vụ tiếp nhận xông tới đánh bằng báng súng, dùi cui, đấm, đá bằng giày đinh đến khi hộc máu mồm, choáng váng, ngất xỉu.
Tiếp đó là lên xe để nhập trại, rồi vào các phân khu trại giam. Cứ mỗi lần lên xe, xuống xe, các chiến sĩ cách mạng lại bị một trận đòn khủng khiếp.
Ông Ba Toản, cựu tù Phú Quốc, hiện đang sống ở huyện đảo này kể: “Nhiều đồng chí nóng tính, không kiềm chế được bản thân sẽ thiệt mạng ngay khi nhập trại. Đợt chúng đưa tôi ra Phú Quốc còn có mấy đồng chí nữa. Khi chúng vừa đánh đòn phủ đầu vừa chửi bới cộng sản, ba đồng chí ức quá liền phản ứng.
Mặc dù sự phản ứng không lớn lắm, chỉ là yêu cầu chúng đối xử như tù binh chiến tranh, chứ không phải con vật, thế mà chúng gọi lại, rồi liên tiếp những tiếng đoàng khô khốc vang lên. Ba đồng chí gục tại chỗ, máu chảy thấm đỏ bãi cát. Chứng kiến cảnh đó, ai không vững chí là lung lay ngay”.
Sau đòn phủ đầu, sẽ là quá trình tra khảo. Tại bộ chỉ huy trại giam của địch có 3 ban tra khảo mà các tù nhân cộng sản gọi là ban ác ôn.
Lần lượt từng tù binh được đưa vào phòng để thẩm vấn. Những chiếc đinh 3cm được chuẩn bị sẵn, cùng với búa, đặt trên mặt bàn. Hai tên làm nhiệm vụ giữ tay tù binh cộng sản cố định trên mặt bàn. Tên tra khảo một tay giữ đinh đứng thẳng trên đầu ngón tay tù binh, một tay cầm búa.
Cứ sau mỗi câu hỏi, hắn lại giáng búa, đinh phập xuyên ngón tay, vỡ nát xương, cắm chặt xuống mặt bàn, không rút tay lên được. Các tù binh cộng sản đều kiên trung bất khuất, chẳng bao giờ hé răng khai báo, nên sau khi được chúng quẳng về phòng giam, thì 10 đầu ngón tay đều tơi tả, rỉ máu đỏ lòm.
Đầu ngón tay là nơi tập trung đầu dây thần kinh, nên mỗi lần đóng đinh, đau đớn buốt tận óc, ngất xỉu. Tuy nhiên, biết rằng kiểu gì cũng bị đóng đinh, nên các tù binh cộng sản đều bình thản chấp nhận trải qua màn tra tấn này.
Mặc dù màn tra tấn đó vô cùng dã man, nhưng cũng không làm ý chí người cộng sản lung lay, nên sau này, bọn chúng đã nâng thêm nhiều bước nữa. Chúng dùng những chiếc đinh 6cm, 8cm rồi tiếp đó là đinh 10cm.
Sau khi đóng nát 10 ngón tay, bàn tay các chiến sĩ cộng sản, thì chúng tiếp tục đóng đinh vào chỗ khác trên cơ thể.
Liệt sĩ Lâm Rô, sau khi bị tra tấn bằng việc đóng đinh vào các ngón tay, không tra khảo được gì, chúng tiếp tục đóng đinh vào khắp nơi trên cơ thể đồng chí. Những chiếc đinh được đóng vào chân, vào lưng, xương bánh chè… cũng chẳng khiến đồng chí mở miệng.
Cuối cùng, những chiếc đinh ghim vào đầu đã cướp đi mạng sống của người chiến sĩ cách mạng kiên trung. Sau này, khi quật mộ ở nghĩa địa tù binh trên đồi 100, đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Dương Đông, những người bốc mộ đã không kìm được nước mắt khi đếm được 7 chiếc đinh dài 8cm còn dính trên xương cốt của liệt sĩ.
Trong số cả trăm tù nhân cộng sản ở Phú Quốc hi sinh vì bị đóng đinh vào người, thì liệt sĩ Nguyễn Thanh Long bị chúng tra tấn bằng đinh khủng khiếp nhất.
Trong ký ức của những cựu tù còn sống, thì ngày 9-4-1970 là ngày đáng nhớ, bởi sự hi sinh anh dũng bất khuất của tù nhân cộng sản Nguyễn Thanh Long.
Vừa nhập trại, chưa kịp hồi phục sau những trận đòn phủ đầu, đồng chí đã bị lôi lên phòng ác ôn để tra khảo. Tại căn phòng đẫm máu này, đồng chí đã ra đi mãi mãi. Không thấy bạn tù về phòng, ai cũng hiểu đồng chí đã hi sinh anh dũng.
Chỉ đến khi mộ đồng chí ở đồi 100 được cải táng, các cựu tù mới biết rõ đồng chí hi sinh thảm khốc như thế nào. Đóng đinh nát hai bàn tay không làm lung lay ý chí người tù cộng sản, bọn địch đã dùng đinh đóng tiếp vào cổ chân phải và cổ chân trái.
Hành động đóng đinh của chúng điệu nghệ, tỉ mẩn chẳng khác gì thợ mộc. Đinh to như vậy, nhưng chúng đóng xuyên qua mắt cá, xuyên qua khớp. Những chiếc đinh 1 tấc, to bằng ngón tay được đóng xuyên qua bả vai.
Đóng đinh mãi mà tinh thần đồng chí Nguyễn Thanh Long không hề suy suyển, nên chúng dùng cả đinh 8cm lẫn 1 tấc đóng chi chít vào hộp sọ, xuyên thủng màng tai, hốc mắt để tước đi mạng sống của người cộng sản kiên trung.
Trong quá trình khai quật mộ, còn làm phát lộ vô vàn những liệt sĩ bị đóng đinh đến chết. Những chiếc đinh được đóng ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể cựu tù cộng sản.
Một liệt sĩ vô danh khi quật mồ thì thấy rằng: Sau khi bị trói còng tay bằng dây chì gai cùng với còng sắt, bị vô số đinh đóng vào chân, tay, đầu gối, đùi, bả vai… vẫn chưa chết, chúng đã dùng sợi dây dù cực bền siết cổ để loại bỏ một tù binh cộng sản cứng đầu. Giết tù binh rồi, chúng đào hố quẳng xác xuống và lấp lại. Còng sắt, dù siết cổ và những chiếc đinh đóng vào bộ hài cốt vẫn còn nguyên vẹn dưới lòng đất.
Ghê rợn kỹ nghệ đục xương bánh chè, nướng sắt xuyên bắp chân
Hôm có mặt ở hố chôn tập thể tù nhân Phú Quốc, nhiều người rơi nước mắt khi cô Vũ Thị Minh Nghĩa lầm lụi, tỉ mẩn nhặt nhạnh từng mẩu hài cốt gói vào lá cờ Tổ quốc, rồi đánh số chi chít. Khi vào chiến trường, các chú, các bác đều có tên, có tuổi, nhưng giờ chỉ còn mảnh xương tàn, hay vệt đất mờ mờ hoa thổ.
Cô Minh Nghĩa bảo rằng, bốc cất hài cốt, cô thấy có một điều lạ, là rất nhiều hài cốt không có xương bánh chè. Sau này, tìm hiểu từ các cựu tù Phú Quốc, tôi mới biết, nhiều tù binh cộng sản bị bọn cai ngục dùng đục bóc mất bánh chè khi thẩm vấn.
Tại khu nhà trưng bày chứng tích của nhà tù Phú Quốc ở An Thới, có một tấm hình, chụp một người tù binh cộng sản tuy khá mờ, nhưng khuôn mặt, ánh mắt vẫn lộ rõ nét rắn rỏi, hiên ngang. Bên dưới tấm hình là dòng chú thích: Đồng chí Nguyễn Văn Ni (Bảy Ni, sinh năm 1937, tại Củ Chi), bị đục xương đầu gối và dùng cây sắt nung đỏ đâm xuyên bắp chân.
Vài dòng chữ ngắn ngủi như vậy, chưa đủ nói hết những thảm khốc mà người tù cộng sản kiên trung này đã phải trải qua.
Mặc dù trại giam tù binh Phú Quốc có chế độ ngặt nghèo, tàn ác, nhưng các tù binh cộng sản vẫn không ngừng đấu tranh. Đồng chí Bảy Ni được chọn làm Bí thư Đảng ủy trại giam tù binh Phú Quốc.
Thời điểm năm 1968, tại trại A2, có tên Hương, giám thị trưởng vô cùng tàn bạo. Tên này có ham thích đánh đập tù nhân. Ngày nào hắn cũng phải lôi một vài tù nhân ra đánh đập cho đã tay. Hành hạ các tù nhân càng đau đớn, hắn càng khoái trá. Đến người già, người yếu hắn cũng không tha. Anh em tù binh vô cùng phẫn nộ, nên đề xuất Đảng ủy cho tiêu diệt tên Hương.
Tuy nhiên, đồng chí Bảy Ni đã khuyên anh em nên bình tĩnh, vì giết tên Hương này, thì sẽ lại có tên Hương khác, không thay đổi được gì. Đồng chí khuyên các tù binh nhịn nhục, đấu tranh những thứ lớn hơn.
Nhân kỷ niệm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ngày 23-11-1968, các cuộc đấu tranh trong trại giam hừng hực khí thế. Các tù binh trại A2 tố cáo sự tàn ác của tên Hương. Để ổn định tình hình trại giam, tên thiếu tá Thức đã tát tên Hương vài cái và chấp nhận yêu sách thay giám thị khác.
Thế nhưng, tên giám thị mới còn ác ôn, tàn độc hơn tên Hương nhiều lần. Tên Thức đã thay một tên ác ôn bằng một tên ác ôn gấp ngàn lần, đó là thượng sĩ Bảy Nhu.
Hôm tên Bảy Nhu về nhận nhiệm vụ giám thị trưởng A2, hắn lạnh lùng đi lại, ngó mặt từng phạm nhân. Cứ ngó mặt mũi phạm nhân một lượt, hắn lại ngửa mặt lên trời cười sằng sặc: “Chúng mày đã rơi vào tay ông thì tốt nhất là ngoan ngoãn như con chó, con lợn. Nếu không, ông sẽ cho chúng mày xuống biển làm mồi cho cá mập cả lút. Hừ, rồi chúng mày chờ xem”.
Tên Nhu vừa về nhận trại, liền gọi một số tù binh đến phòng ác ôn để thẩm tra. Một nửa tù binh không thấy quay về nữa, còn một nửa thì được ném về trại với thân thể đầm đìa máu, đinh đóng nát bàn tay, chi chít trên người.
Rồi cũng đến lượt đồng chí Bảy Ni bị tên thượng sĩ Nhu gọi. Chúng đưa đồng chí Bảy Ni đến thẳng Bộ Chỉ huy, tra tấn dã man để hỏi tung tích các đồng chí lãng đạo Đảng ở phân khu.
Tên Nhu chỉ hỏi đi hỏi lại mỗi câu: “Ai là Đảng ủy, ai là Bí thư?”. Cứ sau mỗi câu hỏi, hắn lại đóng một chiếc đinh vào ngón tay đồng chí.
Đóng đinh nát hai bàn tay, thượng sĩ Bảy Nhu tiếp tục đóng đinh xuyên mắt cá chân, chi chít vào đầu gối. Hắn cứ lạnh lùng như không, kê chiếc đinh mười, rồi giương búa đóng thụp một cái. Hắn làm việc này cần mẫn, tỉ mẩn và chính xác như một thợ mộc lành nghề.
Xong màn đóng đinh mà không khai thác được gì, tên Bảy Nhu gọi người mang bếp than và thanh sắt nhọn hoắt đến. Than cháy rừng rực, thanh sắt ủ hồi lâu cũng đỏ lòm.
Hắn lạnh lùng cầm thanh sắt đỏ rực ấy xuyên vào bắp chân đồng chí Bảy Ni. Thanh sắt nhọn, lại nóng ngàn độ, đốt thịt cháy xèo xèo. Thanh sắt nguội, hắn lại cho vào lò than. Đủ độ nóng, hắn lại xuyên tiếp. Cứ xuyên như thế vài lần thì thủng một lỗ ở bắp chân và chín luôn một mảng thịt.
Sau một hồi thẩm tra, thì hai bắp chân của đồng chí Bảy Ni đã chi chít lỗ thủng. Cả hai bắp chân của đồng chí đã bị thanh sắt đỏ rực nướng chín, mùi khét của thịt nồng nặc khắp phòng.
Cứ mỗi lần xuyên thanh sắt nóng vào bắp chân, đồng chí Bảy Ni lại đau đớn ngất xỉu. Thế nhưng, mỗi khi tỉnh dậy, đồng chí không hề kêu la đau đớn, mà luôn miệng mắng chúng là bọn bán nước, dắt quân Mỹ về dày xéo nước nhà, giết hại nhân dân ta. Mắng chúng chán rồi, đồng chí lại hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo Mỹ - Thiệu! Hồ Chí Minh muôn năm!”.
Dù xuyên thủng chi chít bắp chân, nhưng không lấy được lời khai nào từ người chí sĩ cộng sản kiên trung, tên thiếu úy quân cảnh Chu Quốc Minh (quê ở Trà Ôn, Vĩnh Long) đã nhận nhiệm vụ đục xương bánh chè của đồng chí Bảy Ni.
Tên này lẳng lặng ra góc phòng lấy chiếc đục, dụng cụ của thợ mộc. Hắn khéo léo chỉnh đục, rồi đóng những cú chính xác. Hắn đóng vài cái thì xương bánh chè tuột khỏi đầu gối đồng chí Bảy Ni. Cả hai miếng xương bánh chè bị đục một cách đơn giản.
Thấy máu chảy lênh láng, đỏ lòm, tên Bảy Nhu làm bộ khuôn mặt thương xót bảo: “Để tao cầm máu cho mày nhé. Chứ máu chảy thế này thì chết mất thôi”.
Rồi Bảy Nhu cầm thanh sắt đỏ lửa châm vào vết đục bánh chè ở đầu gối. Thịt bị đốt cháy xèo xèo, nên máu không chảy nữa. Lúc đó, đồng chí Bảy Ni đã kiệt sức rồi, nhưng vẫn tuôn một tràng mắng mỏ tên Bảy Nhu là đồ bát nước, dày xéo đồng loại.
Tên Bảy Nhu bảo: “Để tao xin mày mấy cái răng làm kỷ niệm”. Hắn đi kiếm đục để lấy răng, thế nhưng, đồng chí Bảy Ni đã ngất xỉu. Chờ mãi không tỉnh, chúng quẳng đồng chí vào phòng biệt giam.
Thân thể bị nát bấy, máu mất nhiều, chỉ nằm một chỗ, nên một thời gian ngắn sau, đồng chí Bảy Ni đã trút hơi thở cuối cùng.
Sau ngày đất nước thống nhất, chính quyền huyện Phú Quốc đã tìm được hài cốt của đồng chí Bảy Ni. Khi cất bốc hài cốt, vẫn thu được mấy cây đinh cắm vào xương cốt đồng chí. Năm 1997, đồng chí được gia đình đưa về quê hương Củ Chi an táng.
Năm 1998, xét đề nghị của Ban Liên lạc cựu tù binh Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Văn Ni.
Đó là sự ghi nhận của đất nước đối với người chiến sĩ cách mạng kiên trung, đã không tiếc mạng sống để đất nước có được như ngày hôm nay.
Ghê rợn trò nhốt đỉa và nướng chín bộ phận sinh dục
Có lẽ, không đâu trên thế giới này mà những đòn đánh đập, tra tấn, áp chế tinh thần lại khủng khiếp như ở nhà tù Phú Quốc.
Tại nhà trưng bày ở nhà tù, hiện còn mô tả 24 ngón đòn tra tấn man rợ mà bọn cai ngục sử dụng để hành hạ thể xác và tinh thần tù binh cộng sản.
Những ngón đòn mà chỉ cần nhắc đến, nhiều người cũng phải rùng mình khiếp đảm: dùng chày đập nát vụn mắt cá chân, đục từng miếng xương bánh chè, dùng ván gỗ và đinh vít ép vỡ lồng ngực, tẩm dầu đốt cháy dương vật, luộc người trong chảo nước sôi hay nướng người trên lửa than rực hồng…
Một trong số ít tù binh cộng sản bị tra tấn khủng khiếp mà vẫn sống sót đến ngày nay là cựu tù Trần Hồng. Ông đã từng gây chấn động trong lịch sử nhà tù Phú Quốc bằng cuộc vượt ngục có một không hai. Ông đã vượt 18 lớp rào kẽm gai giữa thanh thiên bạch nhật dưới hàng ngàn con mắt cú vọ của bọn cai ngục.
Trải qua những thử thách quá thảm khốc, nhưng giờ đây, ngồi giữa phố phường Sài Gòn, ông kể lại cứ bình thản như thường. Cựu tù Trần Hồng cởi manh áo trên người, để lộ vòm ngực chằng chịt dọc ngang những vết sẹo to, sâu như những vết dao chém.
Ông vén hai ống quần khoe hai bắp chân sùi lên những đống sẹo do bọn cai ngục nướng sắt xuyên qua.
Cựu tù Trần Hồng là chiến sĩ cách mạng kiên trung, bị coi là tù binh cứng đầu cứng cổ, nên ông phải trải qua hầu hết những ngón đòn tra tấn độc ác nhất của nhà tù này.
Trần Hồng là người gốc Bình Định. Ông rất giỏi võ cổ truyền. Năm 1968, ông bị bắt ở mặt trận Huế và bị đày ra Phú Quốc khi vừa tròn đôi mươi.
Máu nóng, lại có khí phách thượng võ, nên bọn cai ngục rất… ngứa mắt, nên vừa vào trại, chúng đã cho ông nếm đủ các hình phạt, rồi tống vào khu biệt giam.
Phòng biệt giam được coi là “địa ngục trên mặt đất”. Căn phòng rộng chỉ vẻn vẹn 22 mét vuông, nhưng chúng nhốt tới 197 tù binh. Tính ra, mỗi mét vuông giành cho 8 người. 8 con người phải đứng, ngồi, lom khom chồng chất lên nhau. Hôi hám, bệnh tật, ghẻ lở không tưởng tượng nổi.
Với tham vọng biến tù binh cứng đầu Trần Hồng thành người tàn phế cả thể chất lẫn tinh thần, cứ thi thoảng bọn cai ngục lại lôi ông ra phòng tra tấn ở đầu phòng biệt giam.
Chúng bắt ông đặt tay lên bàn, rồi lần lượt lúc dùng búa, lúc dùng chày nện thẳng cánh rất mạnh vào từng ngón tay. Mỗi cú nện hơi chếch, móng tay ông tuột ra, văng xuống đất, hoặc còn dính da lủng lẳng.
“Biết rằng chúng sẽ bóc hết móng tay, nên chẳng để chúng phải ép, tôi tự động xòe cả bàn tay cho chúng nó đập. Đập hết móng nay rồi chúng nó ném tôi lại phòng biệt giam” – cựu tù binh Trần Hồng bình thản kể.
Khi những ngón tay vừa khô máu, chúng lại lôi ông ra bẻ răng, nướng thanh sắt nhọn chọc thủng bắp chân.
Chúng trói ông lại, ép miệng ông vào cái lỗ tròn của vỉ sắt, rồi kê thước bằng đồng vào miệng ông. Cứ vỗ vào chuôi thước một cái, thì một cái răng văng ra.
Cựu tù Trần Hồng chẳng thèm kêu đau, còn chửi: “Mẹ chúng mày. Oai gì cái lối trói người lại để tra tấn. Giỏi thì ra bìa rừng kia, tao chấp cả chục thằng”.
Tất nhiên bọn hèn nhát ấy chẳng giám đấu với tù binh Trần Hồng. Ngay lập tức, chúng quẳng ông vào chuồng cọp, chuồng chó với mục đích hành ông đến chết.
Chuồng cọp kẽm gai là một hình thức tra tấn làm suy kiệt thể chất và tinh thần của những tù binh cứng đầu. Chuồng cọp được bố trí ngoài trời ở mỗi phân khu, có loại nhốt một người, có loại nhốt đến 5 người.
Có loại người tù chui vào buộc phải nằm dưới cát, có loại nằm trên dây kẽm gai sắc nhọn, có loại chỉ ngồi được, có loại chỉ đứng lom khom. Các tù binh cứ phải giữ tư thế đó cả ngày, cả đêm, cả tuần. Chỉ cần cựa quậy, đổi tư thế là thép gai cứa rách da thịt.
Khi đã vào chuồng cọp là tù nhân phải cởi trần. Ngày thì phơi nắng, đêm dãi sương, trời mưa thì lóp ngóp như cá. Đêm rét thì chúng tặng cho vài xô nước lạnh cho… mát; ngày nắng thì chúng dội nước muối cho… giảm cân. Hôm nào nắng to, chúng đốt thêm lửa ở gần cho… ấm.
Chỉ vài ngày nhốt chuồng cọp, toàn thân tù binh sẽ lột da như cua, như rắn. Da non mọc lên ngứa ngáy khủng khiếp, nhưng rồi lớp da non lại bị đốt cháy và lột tiếp. Nhốt chuồng cọp độ 10 ngày, tù nhân chỉ còn da bọc xương.
Chúng hành hạ tù binh Trần Hồng trong việc ăn uống cũng dã mãn thú tính. Cơm chỉ được một nắm bằng quả trứng, nhưng chúng trộn với cát và nước tiểu. Không ăn thì chúng đánh, nôn ra cũng đánh. Chúng dùng roi cá đuối quất veo véo.
Roi cá đuối phơi khô là thứ khủng khiếp. Khi vụt, lớp gai sẽ móc vào thịt da. Chúng giật mạnh khiến chóc da, tóe máu. Vụt vài cái thì cơ thể bê bết máu. Tranh thủ lúc máu đang chảy, chúng lấy muối ớt xát vào để… tiệt trùng.
Hành hạ ở chuồng cọp khiến nhiều tù binh phẫn uất, không chịu nổi mà phát điên. Có tù binh điên tiết chửi bới bọn cai ngục. Chửi chán thì rạch bụng cho ruột gan thòi lòi ra ngoài, rồi chết trong danh dự.
Riêng tù binh Trần Hồng thì tinh thần vẫn vững như bàn thạch. Lom khom trong chuồng cọp mà ông vẫn luyện khí công.
Chuồng cọp không ăn thua gì, chúng bắt ông lộn vỉ sắt. Tấm vỉ sắt với những lỗ tròn, đầy gai, mấu. Chẳng cần ép, cựu tù Trần Hồng tự cởi áo, cắm đầu lộn vỉ sắt. Lộn vài vòng thì lưng rách toác nham nhở, máu me bê bết. Tóc bị lột cả mảng. Khi ông bất tỉnh, không lộn nổi nữa, thì chúng quẳng lại phòng biệt giam.
Anh em, đồng chí trong tù xót ruột, người nhường nước lau vết thương, người nhường quần áo, nhưng cựu tù Trần Hồng gạt đi: “Mặc làm gì. Mặc vào nó đánh lại rách nữa”.
Đảng ủy phát hiện một tên chỉ điểm trà trộn vào phòng biệt giam, Trần Hồng đã xin khử tên này. Ông cùng một người tù nữa trùm áo lên đầu hắn rồi bóp cổ đến chết.
Giết hắn rồi thì khiêng xuống nhà bếp dúi đầu vào bến than đang cháy. Hôm sau, bọn cai ngục phát hiện, thì mọi người thống nhất khai: “Nửa đêm lạnh quá tù nhân này mò xuống bếp sưởi đã trúng gió, gục đầu vào bếp than chết”.
Tên giám thị vằn mắt: “Chúng mày giỏi lắm. Giờ tao sẽ cho chúng mày chui đầu vào lò lửa xem có chết cảm không”.
Nói xong, hắn cầm dùi cui gõ vào đầu từng người. Gõ vào ai, thì có nghĩa người đó ra khỏi phòng. Các cựu tù trong phòng đều tin chắc chúng sẽ giết cho đến khi tìm ra người sát hại tên chỉ điểm.
Trong hoàn cảnh đó, tù nhân Trần Hồng đứng lên bảo: “Không phải tra khảo gì cả. Chính tao đã giết nó”.
Ngay lập tức, tên giám thị đưa Trần Hồng xuống phòng tra khảo của Bộ chỉ huy nhà tù. Tại đây, chúng áp dụng cực hình chưa từng được sử dụng ở nhà tù này.
Hai thằng cai ngục lột truồng ông Trần Hồng, rồi trói nghiến ông vào cái cọc chôn giữa phòng tra khảo. Một tên dùng dao lam rạch một đường thật sâu, dọc theo dương vật. Máu chảy ròng ròng xuống sàn nhà.
Hắn mở hộp sắt, lấy ra con đỉa trâu to bằng ngón tay, đen bóng nhầy nhẫy. Loài đỉa Phú Quốc hút máu rất mạnh. Khi nó xơi no, cơ thể bằng ngón tay của nó sẽ trương lên bằng cổ tay.
Chúng nhét con đỉa vào vết rạch, rồi khâu kín lại. Nằm trong máu, nên con đỉa tha hồ hút. Chỉ một lúc, nó đã phình to và cựa quậy cơ thể căng phình của nó. Nó lớn nhanh chả khác gì bơm xe. Dương vật cựu tù căng nhức như muốn nổ tung, buốt tận óc.
Lớp da ngoài dương vật rách dần theo độ lớn của con đỉa. Con đỉa bên trong vẫn không ngừng hút máu, cựa quậy. Đau quá, ông Trần Hồng ngất xỉu, không biết gì nữa. Lúc tỉnh dậy, nhìn xuống, chỉ thấy một nhúm thịt tơi tả. Trong lúc ông ngất xỉu, chúng đã triệt sản ông.
Một tù binh nữa, cũng bị chúng hành hạ khủng khiếp không kém gì ông Trần Hồng, đó là tù binh Tô Hồng Minh.
Tên trung sĩ Điền và trung sĩ Nghĩa đánh đập tra khảo ông Minh mãi không được gì, chúng liền đổi cách. Chúng lột quần ông Minh, bắt ngồi dạng giữa hai ghế kê cạnh nhau.
Tên trưởng trật tự Dương Văn Hai bưng vào phòng một chiếc đĩa đựng bột màu đen, đặt phía dưới ghế. Hắn bật diêm, chiếc đĩa bùng lên thành ngọn lửa.
Chỉ một lát sau, bộ phận sinh dục của cựu tù này bị nướng chín, nứt da, nhỏ mỡ xuống đĩa cháy xèo xèo. Tù binh Tô Hồng Minh ngất lịm. Bộ phận sinh dục của ông đã bị nướng chín.
VỒ SẦU ĐỜI, GẬY BIỆT LY VÀ KỸ NGHỆ ĐỤC RĂNG TÀN BẠO
Một ngày, có một cựu tù binh Phú Quốc đến Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày ở Phú Xuyên (Hà Nội) tặng… 8 chiếc răng. Chuyện bảo tàng tư nhân này trưng bày 8 chiếc răng, cùng với lá thư nghuệch ngoạc, đã gây chấn động dư luận một thời. Sau mấy mươi năm hòa bình, mà cả nước vẫn còn sững sờ bởi những câu chuyện tra tấn khủng khiếp ở nhà lao Phú Quốc.
Vài ngày sau khi ông Vũ Minh Tằng lặn lội lên tận Hà Nội tặng răng, tôi cùng lương y Phạm Văn Thanh về thôn Tiên Hào (Vĩnh Hào, Vụ Bản, Nam Định) gặp ông. Lương y Thanh bắt mạch, khám bệnh, bốc thuốc cho ông Tằng.
Anh lần sờ những vết thương trên cơ thể người cựu tù, vẫn thấy lạo xạo xương vỡ, lộm cộm những mảnh đạn trong người. Ngay hốc mắt của ông vẫn còn mảnh đạn mà ai sờ cũng thấy. Lương y Thanh cứ lắc đầu không hiểu vì sao người tù cộng sản này vẫn sống được qua những đòn tra tấn khủng khiếp như thế.
Ngôi nhà ngói dột nát ở Tiên Hào có 3 con người bệnh tật, héo hon. Vợ ông Tằng, bà Nguyệt suốt ngày chỉ ngồi trên giường, thi thoảng bò lê ra ghế. Bà bị viêm khớp nặng quá, đầu gối sưng tấy như quả bưởi, không đi lại nổi. Chẳng có tiền mua thuốc, khám bệnh, nên mặc kệ căn bệnh tác quái.
Người em trai của ông Tằng là Vũ Văn Mỹ, hơn 60 tuổi, mà vẫn như một đứa trẻ, tật nguyền và ngây dại. Năm 10 tuổi, Mỹ trèo cây cau bắt chim, bị ngã gẫy cột sống. Không được chữa trị kịp thời nên bại liệt, mất trí. Vợ chồng ông Tằng thay nhau chăm bẵm người em suốt 50 năm qua.
Ông Tằng lấy vợ năm 1958. Vợ chuẩn bị sinh người con thứ hai thì ông xung phong vào chiến trường. Trong trận quyết chiến ở hang Đá Chẹt (Quảng Ngãi), bị địch tập kích, một viên đạn trúng đầu, vỡ hộp sọ, nhưng ông vẫn nã đạn diệt địch.
Không khuất phục được nhóm bộ đội cứng đầu, địch ném lựu đạn hơi cay. Lúc tỉnh dậy, ông đã thấy nằm trên máy báy ra nhà tù Phú Quốc.
Từ năm 1968, ông Tằng cùng đồng đội chính thức rơi vào cảnh sống ở địa ngục trên trần gian, nếm trải đủ mọi hình phạt khủng khiếp.
Vào trại, ông Tằng được Đảng ủy phân công làm Bí thư Chi bộ phân khu 2. Ông Tằng cũng là người tổ chức cho anh em vượt ngục. Sau hơn một năm dùng thìa, dĩa đào từng nhúm đất, 100 tù binh đã đào tẩu ra ngoài. Một số lạc trong rừng, bệnh tật chết, một số bị bắn chết, một số theo dân chài trốn được vào đất liền, tiếp tục hoạt động cách mạng.
Riêng ông Tằng chưa kịp độn thổ thì cuộc vượt ngục bại lộ. Ông cùng nhiều chiến sĩ cách mạng được giao cho ác quỷ Bảy Nhu tra tấn.
Xác định rơi vào tay Bảy Nhu thì kiểu gì cũng chết, nên ông Tằng vui vẻ chấp nhận, xác định rõ tư tưởng. Chúng tra khảo kiểu gì, ông cũng chẳng khai, nhận tất chủ mưu cuộc vượt ngục về mình.
Bảy Nhu lạnh lùng bảo: “Mày được lắm. Có khí chất người cộng sản. Tao sẽ cho mày nhấm nháp cái chết từ từ. Giờ mày muốn nộp răng nào?”. Ông Tằng nhìn vào mặt Bảy Nhu bảo: “Mạng tao trong tay mày, mày thích lấy cái nào thì tùy”.
Ông Tằng nhe răng, hắn đưa cây gậy nhỏ vào miệng ông Tằng, rồi điệu nghệ như gã thợ mộc lành nghề. Cứ gõ đục vào đầu gậy, cục một cái, thì một chiếc răng của ông Tằng bật ra.
Bình thường, Bảy Nhu bắt tù binh nhè răng ra để hắn dùng làm toòng teng đeo cổ, hoặc đựng vào ống bơ, còn máu thì phải nuốt ngay vào bụng kẻo bẩn phòng tra tấn, nhưng riêng với ông Tằng thì hắn bắt nuốt cả răng lẫn máu.
Đục 3 cái rồi, mà ông Tằng vẫn thản nhiên để hắn đục, chả thành khẩn khai báo gì, nên hắn chuyển phương án khác, cho ông Tằng tự chọn răng. Bảy Nhu bảo: “Tao cho mày quyền chọn răng hiến tặng. Mày kê nhầm, mất vài cái thì đừng có trách”.
Hắn đưa cho ông Tằng cây gỗ nhỏ hơn, bắt ông cắn chặt cây gỗ đó. Hắn cầm vồ đập từ trên xuống, thì chiếc răng hàm trên văng ra, còn đập từ dưới lên, thì răng hàm dưới văng ra ngoài. Cứ thế, hắn đục rụng 9 cái răng của tù binh Vũ Minh Tằng.
Cứ cái răng nào rơi ra, ông Tằng lại nhặt bỏ vào miệng. Không hiểu tên Bảy Nhu đập kiểu gì, mà răng tuột cả chân, nuốt cứ vướng ở họng. Nuốt mãi không được, chúng vạch miệng đổ nước cho trôi cả vào dạ dày.
Bẻ răng xong, chúng ném ông về phòng biệt giam cho hồi sức. Mỗi lần đại tiện, ông lại bới phân tìm răng. Mấy lần tìm kiếm, mà chỉ thấy 8 chiếc. Cách đây mấy năm, đi chiếu chụp ở bệnh viện, mới biết còn chiếc răng nữa dính chặt ở dạ này. Chân răng nhọn quá, xuyên thủng dạ dày, rồi cứ nằm đó mấy chục năm nay.
Theo cựu tù Vũ Minh Tằng, màn lấy răng của Bảy Nhu là đòn tra tấn nhẹ nhất trong tổng số khoảng 30 ngón đòn mà bọn cai ngục áp dụng với tù binh Phú Quốc. Đó cũng là màn khởi đầu nhẹ nhất mà ông phải trải qua.
Sau khi chờ ông Tằng hồi tỉnh, cai ngục Bảy Nhu tiếp tục gọi ông lên để tra tấn. Những lúc như thế, ông mới trộm nghĩ, đồng đội của mình bị chúng đứng trên chòi cao nã đại liên hoặc cối 82 ly hóa ra lại hay. Chỉ đoàng cái là được đoàn tụ với ông bà, tổ tiên. Cái chết kiểu từ từ thế này đúng là khủng khiếp.
Ông Tằng lôi hàm răng giả đặt trên mặt bàn móm mém bảo: “Đến giờ tôi vẫn không tin là mình sống được đâu. Tôi cùng anh em cựu tù trải qua những cực hình ở nhà lao Phú Quốc rồi mới hiểu vì sao không giặc nào đè bẹp được ý chí của người Việt mình. Ngày xưa, rồi mãi mãi, sẽ chẳng có kẻ thù nào khuất phục được người Việt”.
Khi tên Bảy Nhu đứng ở cửa phòng biệt giam, ông Tằng đã đứng lên món mém hỏi lại: “Mày gọi tao đi tra tấn hả?”. Hắn lạnh lùng gật đầu. Thế là ông Tằng lững thững đi theo hắn.
Đến phòng ác ôn, hắn lôi từ góc phòng ra mấy thứ và giới thiệu công năng từng thứ một. “Đây là chày vồ, đây là gậy. Tao dùng chày vồ đánh vào mắt cá cho ngon cơm. Đây là gậy bỏ cháo, đây là gậy sầu đời, gậy biệt ly, gậy sanh tử. Ngày nào không đánh tụi bay là tao ăn cơm không ngon”.
Súng đạn ông Tằng còn chả sợ, nên nhìn những chiếc gậy, chày vồ ấy, ông Tằng tỉnh queo, coi thường. Thế nhưng, nếm trải những ngón đòn ấy, ông Tằng mới thấy khủng khiếp. Nếu kêu la, khóc lóc thì còn xả được đau đớn, đằng này người tù cộng sản đều phải nghiến răng chịu đựng, thậm chí đau ngất lịm mà vẫn phải làm mặt lạnh, coi thường đòn tra tấn của chúng.
Chiếc chày vồ được Bảy Nhu chế tác như chiếc chày giã gạo, cầm vừa tay, còn gậy thì to nhỏ từng loại. “Gậy bỏ cháo” có nghĩa là đánh người nào thì người đó không những cơm không ăn nổi mà cháo cũng bỏ luôn, “gậy sầu đời” là đánh xong thì tàn phế, rầu rĩ cả đời, “gậy sanh tử” gồm hai đầu, đánh bằng đầu sanh thì còn hy vọng sống, còn đánh bằng đầu tử thì chỉ có chết.
Bảy Nhu cho người khiêng tấm sắt lỗ tròn sắc lẻm đến, nhét chân ông Tằng vào. Đau thế nào người tù cũng phải ngồi im, vì giãy chân là tấm sắt cứa rách chân, toạc da, máu chảy lênh láng.
Bảy Nhu cầm chày vồ đập từng nhát dứt khoát vào mắt cá chân. Đập vài nhát thì mắt cá hai bên chân vỡ vụn. Hắn tiếp tục nhẩn nha đập xương bánh chè ở đầu gối, rồi khuỷu tay, bả vai. Khi ông Tằng ngất thì hắn dừng, tỉnh hắn đập tiếp. Cứ hết gậy lại đến chày, hắn đập đến khi xương khớp trên cơ thể ông Tằng nát vụn hết thì dừng tay.
Vài hôm sau, đợi ông Tằng tỉnh táo, hắn cho người khiêng ông lên phòng ác ôn và tiếp tục hành hạ. Lần này thì những chiếc đinh 10 được đóng chi chít vào ống chân, ống tay, đầu gối. Tổng cộng có đến mười mấy hình phạt thảm khốc mà tù binh Vũ Minh Tằng phải trải qua.
Sau khi nếm đòn chuồng cọp, thì cơ thể vốn đã suy kiệt của ông Tằng chỉ còn lại nguyên bộ xương, với lớp da bó sát xương ở ngoài. Ngày vào quân ngũ, ông nặng ngót 70kg, cao 1,75m, nhưng lúc trao trả tù binh, đồng đội dìu lên cân, cả quần áo, cùng 8 chiếc răng dắt cạp quần chỉ có 23kg.
Ông Tằng nhớ lại: “Tôi được nếm gậy biệt ly mấy lần mà không chết. Lúc quẳng vào biệt giam, thằng Nhu còn khen tôi là sống dai như đỉa. Tôi sống được là nhờ ăn phân, uống nước đái đấy chứ.
Sau khi bị tra tấn, ném vào phòng biệt giam, nó cũng mang cơm đến cho, nhưng nó trộn phân người và nước tiểu, cốt để mình không dám ăn rồi chết đói. Nhưng tôi và anh em cứ nhắm mắt nhắm mũi mà ăn. Nó không cho nước, nên anh em nào tiểu tiện ra, thì chia nhau mỗi người một ngụm, không bỏ phí giọt nào. Thế mới sống được để tiếp tục đấu tranh chứ”.
Cai ngục ác quỷ và những kỹ nghệ giết người tàn bạo
Trong suốt thời gian gặp gỡ các nhân chứng, thu thập tư liệu, đặc biệt là các ngón đòn tra tấn, tôi thấy các tù binh cộng sản Phú Quốc nhắc nhiều đến cai ngục Bảy Nhu.
Theo ông Vũ Minh Tằng, việc nhồi nhét tù binh cũng là đòn tra tấn tập thể khủng khiếp mà cai ngục Bảy Nhu thường thực hiện. Hắn cùng với nhóm quân cảnh thường tìm mọi cách nhồi nhét tù binh, với mục đích khiến các cựu tù ngột ngạt mà chết. Hắn báo cáo cấp trên rằng tù binh chết vì bệnh tật.
Chuồng cọp chỉ rộng có 24m2, mất 2m2 làm gian tra khảo, chỉ còn lại 22m2, trần cao 1,8m, mà hắn lèn tới 300 người. Thiếu không khí để thở, nên các tù binh liên tục chết. Có ngày, một chuồng cọp chết tới 70-80 người.
Hàng ngày, chúng đi kiểm tra, tù binh nào chết thì chúng khênh lên máy bay rồi ném xuống biển. Hắn không quên nhồi thêm tù binh mới cho đủ số lượng kinh khiếp ấy.
Nhiều khi, xem xét các chuồng cọp, thấy lèn chặt tù binh như vậy mà không chết ai, hắn cho đám quân cảnh nã cối 82 ly. Chỉ trong tích tắc, mấy chục tù nhân tan xác. Chúng kéo xác vào rừng, đào hố sâu, rồi chôn tập thể các chiến sĩ cách mạng.
Bảy Nhu tên thật là Trần Văn Nhu, sinh năm 1926, ở Đồng Tháp. Ngay từ nhỏ, hắn đã thích trò đấm đá, đánh giết, nên 18 tuổi, hắn đi lính cho Tây.
Chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, hắn được đưa sang quân cảnh rồi ra Phú Quốc, làm giám thị trưởng phân khu B2 rồi A2.
Chỉ trong vòng 1 năm, nhờ những thành tích “bất hảo” trong việc tra khảo, đánh đập tù nhân mà hắn được thăng cấp thượng sĩ nhất và cất lên làm trưởng giám thị khu biệt giam 2. Vậy nên, hắn còn được gọi là Nhứt Nhu.
Chính tại nơi đây, hắn đã sáng tạo ra những đòn tra tấn có một không hai kinh hoàng khiến lũ cai ngục tôn hắn lên hàng sư phụ.
Kỹ nghệ tra tấn nổi danh ở nhà lao Phú Quốc do Bảy Nhu sáng tạo gồm đục răng, đục bánh chè, vồ sầu đời, gậy biệt ly, gậy sanh tử… Đã có tổng số khoảng 10.000 tù nhân Phú Quốc bị hắn và cai ngục đập nát mắt cá chân.
Có một điều không tin nổi ở ác quỷ Bảy Nhu, là hắn theo đạo Phật. Hắn ăn chay trường, có cả bàn thờ trong phòng riêng, suốt ngày khói hương nghi ngút. Đêm hắn lần tràng hạt, tụng kinh, nhưng ngày biến thành ác quỷ. Ngày nào không đập vỡ xương tù nhân, không đóng vài cây đinh vào người tù nhân, hắn ăn không ngon.
Hắn thường ít nói, ít hỏi, ít đe dọa và lạnh lùng thực hiện các đòn tra khảo, các kỹ nghệ giết người tàn độc. Hắn ngồi đục xương bánh chè, đóng đinh vào người tù binh, khiến tù binh la hét đau đớn, chửi bới hắn, nhưng mặt hắn không đổi sắc diện, không giận dữ, thậm chí còn tỏ vẻ khôi hài.
Trong 10 năm làm cai ngục, hắn đã đục được một thúng răng của tù binh. Hắn giữ thúng răng đó trong phòng. Có lúc, hắn hứng chí xâu chuỗi răng đeo cổ, hoặc dùng làm tràng hạt lúc tụng kinh.
Sau này, khi ra tù, chẳng biết có phải hắn ân hận với tội ác gây ra, hay chỉ là vẫn theo đạo Phật, mà từ đó đến nay, trong nhà hắn lúc nào cũng nghi ngút khói hương, tiếng tụng kinh gõ mõ vang lên đều đặn.
Bảy Nhu vẫn sống trong căn nhà cách di tích nhà tù Phú Quốc không xa. Căn nhà Bảy Nhu ở rộng rãi như một gia trang, với cổng kín then cài, ít tiếp khách, không tiếp người lạ. Trong sân vườn nhà ông ta có khá nhiều tượng Phật.
Ngoài những đòn tra tấn áp dụng đại trà, thì Bảy Nhu có nhiều đòn kinh khiếp áp dụng cho những tù binh “cứng đầu”.
Cựu tù Tô Hồng Minh và Ba Vạn bị Bảy Nhu áp dụng đòn tra khảo kinh khiếp không tưởng tượng nổi. Hắn đốt cháy bộ phận sinh dục của ông Minh để triệt đường sinh sản.
Ông Ba Vạn không chịu khai, hắn bắt ông nằm ngửa, căng miệng, rồi đổ chất bột đen vào miệng. Hắn phóng hỏa. Chất bột trong miệng cháy đùng đùng, đốt cháy lưỡi và chín toàn bộ khoang miệng.
Ông Ba Vạn ngất xỉu thì hắn ném về phòng giam. Lúc tỉnh dậy, mọi người hỏi, ông không nói được gì, cứ chỉ tay vào miệng. Ú ớ mấy tiếng thì ông ra đi vĩnh viễn. Cựu tù nào không khai, hắn đều đốt miệng cho im lặng đến hết đời.
Tù binh Đặng Văn Bê, quê ở Tiền Giang, là một trong số cả ngàn tù binh bị Bảy Nhu và bọn cai ngục hành hạ đến chết.
Chúng dùng chiếc chày vồ nện vỡ hết mắt cá chân, khuỷu tay, vai, đóng đinh vào khắp người anh Bê. Đau đớn, căm phẫn, anh Bê chửi vào mặt hắn là kẻ bán nước, hại dân, là ác quỷ hiện hình.
Hắn chẳng nói chẳng rằng, lấy bao tải xanh trùm kín người, rồi nắm miệng bao lôi xềnh xuống nhà bếp. Trên bếp lửa rực hồng, một chảo nước lớn đang sùng sục sôi.
Chúng khiêng anh Bê lẳng vào chảo nước. Anh giãy dụa trong bao tải vài phút thì chết. Luộc chín anh rồi, chúng mới vớt ra. Mở bao tải, đổ ra ngoài, da thịt người cựu tù tuột trắng lốp. Người tù cộng sản kiên trung ra đi vĩnh viễn ở tuổi 23.
Luộc chết anh Bê xong, hắn lại lôi anh Mỹ (người Thừa Thiên Huế) vào nhà bếp. Chúng đổ thêm nước vào chiếc chảo vừa luộc anh Bê rồi chờ cho chảo nước sôi sùng sục.
Nhìn chảo nước sôi mà người tù cộng sản kiên trung tên Mỹ chỉ cười nhếch mép, không thèm quỵ lụy, khai báo. Chúng lấy bao tải trùm lên người anh, đạp anh ngã, rồi buộc chặt lại. Hai tên lấy sức khênh bao tải ném vào chảo nước. Thấy anh giãy dụa, chúng dùng cây gậy ấn mạnh cho chìm sâu xuống chảo nước lớn.
Cũng trong thời gian đó, ở phân khu C6, có 3 tù binh bị chúng luộc chết. Do bị bọn quân cảnh đánh đập dã man, nên 3 tù binh cộng sản phản ứng đánh lại chúng, khiến một quân cảnh bị thương.
Để cảnh cáo các tù binh khác, chúng trói 3 anh ngay cổng phân khu, đánh đập suốt ngày. Đánh đấm đến khi mệt, chúng làm 3 chiếc lò, đặt 3 chảo nước lớn đun sôi. Nước sôi sùng sục, chúng lần lượt dùng bao tải trùm kín từng người, rồi quẳng vào chảo luộc chín. Chúng ninh nhừ cả 3 chiến sĩ cộng sản.
Không chỉ luộc tù binh trong chảo, mà chúng còn có màn “vặt lông gà”, đó là dội nước sôi. Để tù binh chết nóng một cách chậm rãi hơn, chúng trói anh Xô lại, rồi mỗi tên một chiếc ca. Chúng múc nước sôi dội lên người anh, cho đến khi anh tuột da chết thảm.
Khủng khiếp hơn trò luộc chín tù binh cộng sản là thú vui giết người tàn bạo bằng trò “bê quay”. Tên Nhu cùng đám quân cảnh lôi du kích trẻ người Cà Mau ra lấy lời khai. Chẳng làm người du kích này hé răng, nên chúng áp dụng hình phạt thảm khốc nhất.
Tên Bảy Nhu sai đám quân cảnh dựng một cái giàn “nướng bê” cao 0,8m. Thay vì kiếm con bê, hắn lột trần anh du kích này, rồi buộc chặt anh với hai thanh sắt. Thanh sắt được hàn song song với nhau.
Chúng nhóm lửa bằng củi dưới mặt đất. Lửa cháy ngùn ngụt, thành một đống than hồng rực phía dưới. Chúng khênh người du kích này đặt lên giàn rồi quay đều như nướng bê.
Hơi nóng khủng khiếp từ đống than bốc lên khiến người du kích đau đớn tột độ. Anh không những không khai báo, mà lấy chút hơi sức cuối cùng để chửi bọn khốn nạn. Khi lớp da cháy vàng, mỡ chảy xuống đống lửa xèo xèo, mà anh vẫn còn sức chửi bọn bán nước. Người du kích kiên trung này đã bị chúng nướng cho đến khi chín hẳn.
Ngoài những trò tra tấn khủng khiếp như trên, cai ngục Bảy Nhu còn vô số kỹ nghệ giết người dã man nữa, như chôn sống, chiếu điện cao áp vào mặt cho đến chết, rà đèn điện cho mù mắt, đổ nước xà bông nấu sôi vào miệng cho chín lưỡi, họng…
Chuyện chưa biết về những cuộc tàn sát đẫm máu ở Phú Quốc
Trong hành trình tìm kiếm những hố chôn tập thể tù nhân cộng sản ở Phú Quốc, đã có nhiều đại lễ cầu siêu được tổ chức trọng thể và xúc động. Các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, cùng hàng vạn người dân thành kính đã tham gia bày tỏ niềm xúc động và xót thương vô hạn.
Trong số 40.000 tù nhân cộng sản ở địa ngục trần gian này, có tổng cộng hơn 4.000 người đã phải hứng chịu cái chết tức tưởi, xót lòng. Nhưng đau xót hơn nữa, là cho đến tận hôm nay, khi đất nước đã hòa bình được ngót 40 năm, mà mới chỉ có 1.067 hài cốt của các tù binh cộng sản trong nhà lao Phú Quốc được tìm thấy.
Phần lớn số hài cốt liệt sĩ được tìm thấy trong các hố chôn tập thể. Các liệt sĩ được đưa về nghĩa trang, được thờ phụng. Dù hầu hết những liệt sĩ này vẫn là vô danh, nhưng họ còn may mắn hơn 3.000 liệt sĩ khác.
Theo ông Vũ Minh Tằng, sau mỗi cuộc tàn sát tù binh, chúng khênh xác tù binh chất lên máy bay rồi ném ra biển cho cá mập ăn. Chính cai ngục Bảy Nhu vẫn thường dọa anh em tù binh rằng sẽ giết hết rồi ném xác xuống biển.
Cô Vũ Thị Minh Nghĩa vừa gẩy đất tìm xương cốt các liệt sĩ vừa rưng rưng nước mắt. Cô bảo, từ các cuộc khai quật hố chôn tập thể này, có thể thấy rằng, bọn cai ngục Phú Quốc thường xuyên tổ chức các cuộc tàn sát tập thể, giết hại hàng trăm tù binh.
Chúng đào sẵn những hố sâu cả chục mét, rộng cả trăm mét vuông trong rừng để chôn các chiến sĩ cách mạng. Cứ sau mỗi cuộc tàn sát, chúng ném xác tù binh xuống, rải hóa chất cho nhanh phân hủy, rồi lấp một lớp đất. Vài hôm sau, có cuộc tàn sát mới, chúng lại ném xác tù binh xuống. Mỗi hố chôn tập thể có vài lớp xương cốt tù binh là vì thế.
Từ những cuộc khai quật hài cốt ở các hố chôn tập thể, lật lại lịch sử, tìm gặp các nhân chứng, chúng tôi thực sự hãi hùng trước sự tàn sát tù binh cộng sản của bọn cai ngục máu lạnh.
Cuộc “hủy diệt” đẫm máu diễn ra vào một buổi sáng đầu tháng 7-1965 vẫn còn in đậm trong tâm trí các cựu tù binh Phú Quốc. Hôm đó, địch cho tập hợp toàn bộ tù binh thành một hàng dài rồi bắt chào cờ ba sọc, bắt hô “Đả đảo Đảng cộng sản Việt Nam”.
Những người lính kiên trung gan vàng dạ sắt đứng lặng như tượng, không ai giơ tay chào cờ, cũng chẳng ai lên tiếng. Nhiều đồng chí còn hô vang khẩu hiệu: “Đảng cộng sản muôn năm! Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”. Người thì hô vang: “Đả đảo Mỹ - Diệm”.
Điên tiết, bọn cai ngục như chó dại xông đến đánh đập bằng báng súng, dùi cui. Uất quá, các tù binh vùng lên đánh trả, bất chấp mạng sống. Tiếng súng vang rền.
Khi khói súng tan, các tù binh nằm sõng xoài trên đất, máu chảy lênh láng. Cả thảy 78 tù nhân đã hi sinh.
Cũng vào mùa mưa năm đó, bọn cai ngục đối xử quá tàn tệ, tra tấn giết hại mấy chục tù nhân, nên Đảng ủy phát động tuyệt thực để yêu cầu cai ngục chấm dứt việc hành hạ.
Những lần trước, tuyệt thực vài hôm thì địch buộc phải nhân nhượng giải quyết. Nhưng lần này đã kéo dài đến ngày thứ 11 mà chúng mặt kệ.
Đúng lúc đó, có một phát đoàn chữ thập đỏ quốc tế đến kiểm tra. Bọn cai ngục xuống nước năn nỉ tù binh chấm dứt tuyệt thực, nhưng tù binh không nghe, yêu cầu chúng phải thực hiện đúng công ước Geneve về chính sách đối đãi với tù nhân chiến tranh, thì mới chấp nhận thôi tuyệt thực.
Cáu tiết, bọn cai ngục dùng dùi cui, súng ống nhằm những tù binh bệnh tật, đói lả, tiều tụy đánh đập. Uất quá, một số anh em nổi dậy cướp súng đánh lại chúng.
Bị đánh trả bất ngờ, bọn quân cảnh bỏ chạy ra ngoài. 4 khẩu đại liên trên chòi canh xối đạn như mưa vào phòng giam.
15 phút sau, tiếng súng ngưng, hơn 100 xác tù nhân được khênh ra ngoài, máu chảy ngập ngụa phòng giam. Các các tù nhân được chúng khênh lên xe, chở vào trong rừng, ném xuống hố chôn nào chẳng rõ.
Trong ký ức các tù binh cộng sản Phú Quốc, thì cuộc tàn sát khủng khiếp nhất của bọn cai ngục diễn ra vào sáng 6-5-1972.
Hôm đó, chúng bất ngờ cho tập hợp toàn thể tù nhân phân khu B8 ra ngoài sân trống để lục soát toàn phân khu sau khi nghe tin mật báo trong phân khu đang có cuộc đào hầm vượt ngục.
Chúng cho người lùng sục khắp phân khu, săm soi từng tấc đất, bới móc từng xó xỉnh. Anh em tù nhân ngồi chầu trực suốt mấy tiếng đồng hồ dưới cái nắng nóng như đổ lửa. Vừa đói, vừa khát.
Cuộc lùng sục kéo dài đến tận trưa mà không mang lại kết quả gì. Mãi đến 11 giờ địch mới cho anh em tù nhân trở vào phân khu rồi đưa lương thực, thực phẩm đến cho họ nấu nướng. Số lượng tù nhân quá đông, lại nấu bằng chảo gang lớn nên đến tận chiều anh em mới được ăn bữa sáng.
Do ăn chậm, nên bọn giám thị và quân cảnh kéo vào trong trại đánh đập tù nhân. Uất ức quá, anh em vùng lên đánh lại. Bọn chúng sợ hãi bỏ chạy. Những tên bên ngoài nổ dung yểm trợ.
Đạn rít veo véo, cát bụi mịt mù. Chỉ trong khoảnh khắc ngắn, 248 tù binh bị trúng đạn, người chết, người thương. Đây là cuộc tàn sát lớn nhất trong lịch sử nhà tù Phú Quốc.
Trong quá trình đi kiếm nhân chứng, thu thập tư liệu, chúng tôi đã gặp gỡ Thiếu tướng Lê Phú Cường, cựu tù nhân Phú Quốc. Qua câu chuyện kể của ông, sự thật kinh hoàng về một vụ giết người hàng loạt bằng cuốc xẻng, cán búa, dùi cui, báng súng R15… rồi chôn tập thể vào mùa mưa năm 1970 đã được hé lộ.
Tác giả của vụ thảm sát dã man ấy là tên đồ tể hạng bự khét tiếng, thiếu tá Mã Sinh Quy, người Nùng, tiểu đoàn trưởng quân cảnh số 7.
Hôm đó, đảo Phú Quốc trời tối sầm, giông gió nổi lên. Tên Quy huy động hàng trăm trại viên quân kỷ, là lính quân đội Sài Gòn bị kỷ luật vào rừng đào một cái hố rộng. Đào xong, hắn đuổi đám lính này về trại.
Trên 100 lính quân cảnh từ tiểu đoàn quân cảnh số 7 từ khắp các đại đội cùng hắn lăm lăm lưỡi lê, súng ống đến các trại giam. Hắn tuyển chọn đủ 100 tù binh, gồm những người bệnh tật, ốm yếu.
Hắn lùa các tù binh ra miệng hố mà đám trại viên quân kỷ vừa đào. Chẳng nói chẳng rằng, hắn hét to: “Giết”. Tức thì cả bọn quân cảnh như bầy sói dữ, vác cuốc, xẻng, búa lao đến cứ thế nhằm đầu tù binh mà bổ. Tù binh nào chống cự liền lĩnh trọn loạt đạn.
Những chiếc búa, rìu, xẻng bổ thẳng vào đầu, khiến máu đỏ với óc phọt tóe loe. Nhiều tù binh nhảy xuống hố tránh rìu, xẻng. Chúng khênh xác quẳng xuống hố, đè lấp cả người sống.
Đất từ miệng hố ào ào trút xuống, chôn cả người chết lẫn người sống. Nhiều tù binh gượng sức bới đất ngoi lên tìm không khí để thở. Đám quân cảnh lập tức xông đến bổ thẳng xẻng vào đầu cho chết, rồi lấp đất kín.
Trong buổi cầu siêu cho 4 ngàn liệt sĩ, gồm cả linh hồn 3 ngàn liệt sĩ vẫn còn nằm trong lòng đất hoang lạnh, hoặc mãi mãi dưới biển sâu, cô Vũ Thị Minh Nghĩa rưng rưng xúc động: “Hàng ngàn người tù xấu số đã bị ném xuống Vịnh Thái Lan làm mồi cho cá dữ và đáy biển sâu, nên việc đưa họ trở về là không thể. Việc kiếm tìm cho đầy đủ cơ số hàng nghìn người đã chết vì địa ngục trần gian nhà tù Phú Quốc là một nhiệm vụ thiêng, cao quý nhưng không thể hoàn thành”.
Phạm Dương Ngọc (Bài viết tham khảo nhiều tài liệu của nhà báo Hoàng Anh Sướng)
「nhạchay」的推薦目錄:
- 關於nhạchay 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最讚貼文
- 關於nhạchay 在 Cam Quýt Facebook 的最讚貼文
- 關於nhạchay 在 #nhachay - YouTube 的評價
- 關於nhạchay 在 Nhachay - Facebook 的評價
- 關於nhạchay 在 Nhachay Videos - Facebook 的評價
- 關於nhạchay 在 NHACHAY TEJADA (nhachayt) - Profile - Pinterest 的評價
- 關於nhạchay 在 NhacHay VN's YouTube Stats (Summary Profile) - Social Blade 的評價
nhạchay 在 Cam Quýt Facebook 的最讚貼文
Cao Sơn: Rất là buồn khi TP lâm trọng bệnh, TB nằm khoa hồi sức câp cứu còn Hà Nội thì có vẻ đang tẩy chay Trường Sa.
Hỡi các anh Hoàng Đức Thọ, Trương Lê Quang Huy; Bolao Handoi; As Roma; Hung Nguyen, liệu phần còn lại có chấp Trường Sa 1 Assyrian được không ? Kèo này có lẽ cũng cân ấy nhỉ .
Trương Lê Quang Huy: cho đánh nợ thì đánh
Trương Lê Quang Huy: ko thích thì nghỉ
Hoàng Đức Thọ: Thua thì nợ còn dc thì lấy ngay cơ Trương Lê Quang Huy nhé!!!
Trương Lê Quang Huy: ko nói nhiều
Trương Lê Quang Huy: à thế thì chơi chơi chơi
Hung Nguyen: Bây giờ chỉ HN với TS mới đem lại sung sướng cho nhau thôi 191919
Trương Lê Quang Huy: Hung Nguyen ko hẹn với TS, chắc yếu xinh ní rồi. As Roma hẹn giữa tháng 9. anh thì cứ chắc cú hẹn cuối năm sau
Cao Sơn: ay mình hẹn hè năm sau nhé 1 năm chắc các anh đủ rèn quân được
Trương Lê Quang Huy: Hung Nguyen As Roma Hoàng Đức Thọ chung tiền vào đập cho TS phát đi. để nó tinh tướng quá
Trương Lê Quang Huy: nó sinh sau đẻ muộn mà chả coi ai ra cái gì
Cao Sơn: Đang đợi các anh đây,, nhanh nhanh nào
Trương Lê Quang Huy: vừa mới thấy thằng Cao Sơn nó like cái câu vừa rồi đấy
Trương Lê Quang Huy: mày gọi TS luôn đi . lên quán dũng con
Trương Lê Quang Huy: thằng kia
Hoàng Đức Thọ: Trương Lê Quang Huy có mặt chưa???
Trương Lê Quang Huy: nó lại té đâu rồi nhỉ
Trương Lê Quang Huy: đéo nói thì nó cứ to mồm. cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
Trương Lê Quang Huy: đéo nói thì nó cứ to mồm. cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
Trương Lê Quang Huy: thái bình đang thở oxy rồi. giờ chỉ chờ giờ đẹp là rút ống ra và xuống nhà lạnh anh ạ
Cao Sơn: Đây, mới có thằng nó hẹn chuyển tiền cho, lại có thêm vốn tiếp liên quân.
Hung Nguyen: Hehehe, yếu thì phải đi hồi sức cho khỏe để nuôi VỢ CON chứ ông Hoang Hoàng Đức Thọ.
Trương Lê Quang Huy: tôi theo trường sa. cửa sáng hơn
Hoàng Đức Thọ: Bảo thằng Long NH nó chỉ đường cho xuống địa ngục???!!
Trương Lê Quang Huy: nếu đánh thì đánh ở quán dũng con. lúc nào gần thua thì rút dây mạng. hoặc tắt ứng dụng. cho nó thua sấp mặt lồn 1 lần đi. cho nó hết to mồm. nó thua xong đéo bao giờ đánh với nó nữa. đéo cho gỡ
Trương Lê Quang Huy: cay vl ra. sáng sớm đã hãm lồn rồi
Cao Sơn: Koi bộ kèo này hem ăn thua rồi :((
Trương Lê Quang Huy:hem cái phem lồn
Cao Sơn: Thế a Trương Lê Quang Huy thiết kế kèo này hộ e nhé, rực rỡ nhất từ trước đến giờ
Các bầu đang NGHIÊM TÚC bàn kèo :v
nhạchay 在 Nhachay - Facebook 的推薦與評價
Nhachay. 6 likes. Album. ... <看更多>
nhạchay 在 Nhachay Videos - Facebook 的推薦與評價
Nhachay | 4.7K people are posting about this. ... <看更多>
nhạchay 在 #nhachay - YouTube 的推薦與評價
Nhạc chất lượng cao ( #nhacbolero, #nhacsen, #nhactre, #nhactrutinh, #nhacremix, #nhachay, #nhacdo) · MỘNG CHIỀU XUÂN #nhacxuan #nhachay #QuỳnhThưbolero Mộng ... ... <看更多>