BUCKET HAT – TỪ ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ TỚI VĂN HÓA ĐƯỜNG PHỐ VÀ ITEM CỦA NHIỀU HÃNG THỜI TRANG NỔI TIẾNG.
Bucket hat – chiếc mũ “bán vé số” hiện nay đã trở thành một trong những items không thể thiếu đối với những bạn yêu thích thời trang đường phố. Không chỉ thế, nó còn xuất hiện khá nhiều trong collection các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới, từ các thương hiệu thuần streetwear/skateboarding như Supreme, Palace, Stussy… đến các thương hiệu highend/luxury như Off-white, Prada, Louis Vuitton. Nhưng để chạm được mức thành công như thế này, chiếc mũ hay được châm biếm là “Mũ vé số” hay “Cái xô ụp lên đầu” đã trải qua một quá trình chuyển mình đầy phức tạp. Giống như hoodie/ Bucket hat thường được gắn liền với những kẻ phạm tội, những gã da màu trong thời kì phân biệt chủng tộc – hay tương đương với người thuộc tầng lớp thấp, tầng lớp bình dân. Tiêu biểu là cụm từ “Mày đội cái mũ này nhìn như thằng bán vé số” cũng đã hiểu được “Sự kì thị” của đại chúng dành cho bucket hat. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nó nhé.
Từ ông lão đánh cá…
Bucket hat lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng giai đoạn năm 1900s – được sử dụng bởi những người nông dân và ngư dân xứ Ailen – một xứ luôn gắn liền với mưa, tuyết và lạnh. Bucket hat được yêu thích vì chúng có thể bảo vệ đầu và tránh khỏi nước rơi xuống mặt người đội nhờ phần vành rộng hơn các bản mũ thông thường. Bên cạnh đó, không giống như caps hay các loại mũ khác, Bucket Hat do không có 1 form cứng nên dễ dàng gấp lại và để trong túi. Người ta đầu tiên làm bằng vải cotton, sau đó để tăng tính chống nước đã làm thêm các bản bằng da bò giúp chống mưa tốt hơn. Bucket hat còn được sử dụng trong quân đội, đặc biệt các cuộc chiến tranh vùng vịnh và vùng Nhiệt đới ( chiến tranh Việt Nam quân đội Mỹ sử dụng khá nhiều form dáng chuyển thể từ bucket hat).
Đến thành biểu tượng của thời trang và hiphop..
Bước nhảy ở đây chính là phong trào mod. Một subculture với tên gọi là Mod, bùng nổ ở đế quốc Anh và nhanh chóng truyền qua các nước Âu phương khác, trong đó có cả Mỹ. Mod movements là một bước nhảy văn hóa đại chúng khi mà sự tập trung về âm nhạc và thời trang xoay quanh nó trở thành điểm nhấn của toàn xã hội. Vốn dĩ xuất phát từ London, thủ đô của Anh Quốc – Bucket hat từ xứ Ireland nhanh chóng được đón nhận và chuyển từ một chiếc mũ có tính năng bảo vệ đầu con người khỏi mưa gió thành một item thời trang. Kiểu dáng đa dạng hơn, chất liệu đa dạng hơn. Cotton truyền thống, vải nỉ, vải cứng vv..vv – thiết kế truyền thống cũng đã được sửa đôi chút để hợp thời hơn.
Đó chỉ là bước nhảy – cú đệm để Bucket Hat trở thành một món đồ không thể thiếu đó chính là Hiphop. Những năm của thập niên 80s đón nhận sự bùng phát của Hiphop và nền văn hóa đường phố. Snapback, Caps có lẽ lúc đó sẽ chưa nổi bằng Bucket hat, vì trong suốt giai đoạn thập niên 80s – các bìa album, các liveshow, các miniconcert, các rapper chúng ta đều đội một quả bucket hat chất chơi người dơi. Một điểm khá hay là các rappers hồi đó thường đậm người, cộng thêm style oversize, đồ thụng và rộng thì còn gì thích hợp hơn một quả bucket hat cũng rộng không kém. Rapper đầu tiên mở đầu phong trào là Big Banh Hank của Sugar Hill Gang – tiếp theo là Run – DMC huyền thoại (1984 – DMC luôn nổi tiếng với kho tàng mũ khổng lồ, họ luôn xuất hiện trước công chúng và cuộc sống thường ngày với một quả bucket trên đầu) – LL Cool J và Jay Z năm 2000.
Nhưng cũng chính từ đó – Bucket hat đã mang trong mình một cái mác của sự phân biệt chủng tộc và giai cấp. Được sử dụng nhiều bởi các rappers da màu, khiến nó trở thành một key/icon/symbol của cộng đồng người da màu – thêm nữa với phần vành rộng có thể che mặt của người sử dụng khá nhiều làm cho “Bucket Hat” có 1 câu chuyện tương tự với Hoodie mà mình đã viết. Xã hội đại chúng đã xếp “Bucket Hat” vào danh sách đen, của những sản phẩm của những người tầng lớp thấp và tội phạm.
Thời trang chính thống cũng không mặn mà gì lắm với Bucket Hat. Dù cho rằng khoảng năm 2005 – Miuccia Prada đã ra một chiếc mũ Bucket với lông công lấp lánh trên sàn runway SS 2005. Nhưng có vẻ như Bucket hat vẫn chìm vào bóng tối nhiều hơn.
Streetwear – Sự trở lại hoàng kim của Bucket Hat.
Giai đoạn 2016 – với sự bùng nổ của thời trang đường phố và những cú trở lại mạnh mẽ của những món đồ thất sủng một thời như bomber, oversize hoodie và sweater. Bucket Hat cùng bùng lên theo đó, Raps trở thành thứ nhạc thời thượng và cái cách các nghệ sĩ da màu khẳng định mình, trở thành những tên tuổi lớn, có hàng triệu người theo dõi đã một phần nào đó xóa đi vết đen của “Bucket Hat”. Cùng với đó, các tên tuổi mới lên trong ngành thời trang (Streetwear) – đặc biệt là Stussy, sau này có Supreme.. đã mang Bucket hat trở thành một trong những chiếc mũ được yêu thích giai đoạn 2010s. Người ta đã mệt mỏi với những chiếc caps thông thường và dễ dàng bị gãy form, bucket hat là 1 lựa chọn không thể tốt hơn. Cùng với các style normcore, retro thì Bucket cũng bước chân vào giới “Highend Fashion” khi nhiều nhãn hàng lớn để mắt tới chiếc mũ xô này. Giai đoạn 2016-2017 cũng đánh dấu nhiều thương hiệu được tạo ra bởi các nghệ sĩ xuất thân từ đường phố, từ underground hay dòng nhạc hiphop, do đó Bucket hat cũng là 1 sản phẩm đầy yêu thích của họ.
Bucket ngày nay muôn hình vạn trạng, từ bình dân tới cao cấp, từ vài chục $ cho tới cả trăm dollars. Từ Stussy, Supreme đến sportwear như Nike, adidas và cả Louis Vuitton, Gucci..
Cách phối Bucket Hat
Và đây là điều mà nhiều người quan tâm nhất về Bucket Hat – làm thế nào để phối chiếc mũ này phù hợp với bản thể. Đây là một chiếc mũ khá dễ tính và không kén cá chọn canh nhiều. Nhưng để phối đẹp lại là một câu chuyện khác, như mình đã nói thì mũ cũng là một phần của trang phục. Tone màu, form dáng của bucket khá đa dạng để lựa chọn theo các tiêu chí sau. Đầu tiên đó là loại Bucket:
Có nhiều kiểu mũ bucket khác nhau, to – nhỏ - viền cúp – viền rộng. Đầu của chúng ta có nhiều kích cỡ khác nhau, đầu to – đầu nhỏ - đầu tròn – đầu méo. Bên cạnh đó, khuôn mặt cũng đa dạng các dạng khác nhau, trái xoan – chữ điền. Khuôn mặt, mái tóc, hình dạng cái đầu ảnh hưởng tới việc chúng ta chọn mũ sao cho phù hợp. Nếu đầu tròn, tóc nhiều thì chọn những kiểu bucket hat viền vừa phải, chất liệu mềm. Còn nếu đầu to thì chọn kiểu mẫu bucket viền mỏng nhưng “rộng” hơn để tạo cảm giác phần đầu của bạn trông nhỏ. Tóc mềm – tóc dày, tóc cuộn cũng ảnh hưởng đến form dáng của mũ. Nếu bucket hat làm bằng chất liệu vải mềm thì form đầu sau nó sẽ hiện ra như thế đó. Còn nếu chất liệu cứng thì sẽ giúp định hình được khuôn của “Đầu”.
Màu sắc thì sao? Dựa vào các chi tiết nhỏ xung quanh như là màu da, màu tóc, để lựa chọn màu của mũ để hợp tông hoặc rộng hơn là màu của nguyên trang phục bạn đi theo. Có thể là ton-sur-ton hoặc là một màu khác biệt hoàn toàn để tạo điểm nhấn. Cao cấp hơn nữa đó là sự đồng điệu về cách xử lí chất liệu hay bề mặt vải của cái quần, cái áo tiệp cùng bucket hat. Ví dụ là patchwork, descontruction hay distressed thì bucket hat cũng sử dụng đồng cách xử lí sẽ tạo ra được một bức tranh tổng thể hài hòa và gây ra hiệu ứng tốt nhất tới mắt người xem.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有6部Youtube影片,追蹤數超過134的網紅Grace Lam,也在其Youtube影片中提到,9th Episode Best Female Chef in Asia 2017. May Chow is cool, talented & an advocate of the LGBT community. May feautured in an episode of Parts Unk...
「80s fashion style」的推薦目錄:
- 關於80s fashion style 在 Facebook 的精選貼文
- 關於80s fashion style 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於80s fashion style 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於80s fashion style 在 Grace Lam Youtube 的最佳解答
- 關於80s fashion style 在 Anh Minh Youtube 的最佳貼文
- 關於80s fashion style 在 Grace Lam Youtube 的最讚貼文
- 關於80s fashion style 在 The Greatest 80s Fashion Trends - Pinterest 的評價
80s fashion style 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
NĂM TÂN SỬU NÓI CHUYỆN PHONG CÁCH TRẺ TRÂU – BUFFALO STYLE.
Đúng vậy, chúng ta hay xài từ Tiếng Anh “Young Buffalo” để ám chỉ những người có hành vi nông nổi, không suy nghĩ và không lường trước hậu quả. Thế mà trong nền văn hóa thời trang, lại có một subculture/ nền văn hóa phụ nổi bật và ảnh hưởng không ít tới đại chúng mang tên “Buffalo style”/ Phong cách trẻ trâu. Tất nhiên không phải là các phong cách mà các bạn đang mặc bây giờ – lộn xộn và mang âm hưởng từ Internet nhiều. Hôm nay, chào đón năm Tân Sửu – chúng ta cùng nói về “Buffalo Style” cũng như theo dự đoán của mình, nó đang trở lại dần dần vào văn hóa thời trang hiện tại.
Nói tới “Buffalo Style” – hẳn các bạn sẽ nghĩ tới những cậu bé, cô bé mặc quần áo thùng thình – bất cân đối – hack góc hoặc kéo vớ qua quần tại thời điểm hiện tại. Nhưng không – Buffalo Style lại có một lịch sử khá là lâu và mang thiên hướng nghệ thuật hơn rất nhiều khi được lãnh đạo bởi một người có tính sáng tạo khá cao. Nổi trội ở văn hóa đương đại vào những thập niên 80s.
Đúng vậy – vào những năm đó, tại các kinh đô văn hóa đại chúng và thời trang – bao gồm các tên như New York, Paris, Tokyo và London (Nếu các bạn để ý thì đó là những cái tên được xướng danh trên chiếc áo STUSSY WORLD/INTERNATIONAL trứ danh). Tại đó, một khái niệm “Buffalo” ra đời, một tập thể nhỏ – một nhóm người bao gồm những thành viên đang hoạt động trong các ngành nghệ thuật, có cả thời trang, nghệ sĩ, người mẫu và nhạc sĩ do một người mang tên là Ray Petri (1948 – 1989).
Ray Petri là ai?
Ray Petrie sinh tại Dundee, Scotland. 15 tuổi, Petri chuyển tới thành phố mà mình đã từng sinh sống – Brisbane, Australia. Với niềm đam mê với nghệ thuật và thời trang, Petri bắt đầu bằng cách làm trang sức ở London ( Yooh Ahn – founder của Ambush cũng bắt đầu như vậy). Tại London – kinh đô của thời trang cổ điển và haute couture, thì Petri lại đam mê reggae và tìm hiêu sâu về nó. Trong quá trình làm việc cho các tạp chí khá nổi tiếng như i-D, The Face – Petri đã gặp gỡ rất nhiều người hoạt động trong ngành nghệ thuật này như Mitzi, photographer Jamie và cơ số models có tiếng khác. Từ đó, Buffalo được hình thành. Một nhóm người hoạt động nghệ thuật, phá cách. Petri cũng từng đã hợp tác với ông già điên nổi tiếng Jean Paul Gaultier và Giogio Armani.
(Về hình thức này ở Việt Nam – mình có thể nói 42 The Hood hoặc Mô hình mới Offjob đang theo đuổi một cộng đồng nhỏ giống như Buffalo Style vậy).
Như những người đã tụ tập và gom lại thành cộng đồng Buffalo, tất nhiên thứ chính thống sẽ không phải là điều mà họ theo đuổi. Buffalo Boy là nhóm những creative, designer, models muốn sự thay đổi phong cách của mình để làm thay đổi thị trường và trải nghiệm. Buffalo Style với sự trải dài về phong cách – bao gồm cả high fashion và general fashion, mix and match toàn bộ các xu hướng đương đại và trong quá khứ. Có thể mang dáng dấp thể thao, lại có thể mang một chút gì đó Americana, streetwear và club culture/ văn hóa các câu lạc bộ – Buffalo style cũng pha trộn giữa các nền văn hóa quốc gia với nhau khi có Reggae, có Africa/Châu Phi – lại còn có cả Cowboys Style, những chàng cao bồi nước Mĩ. Họ ăn mặc một cách hòa trộn “quá thể” lên, nếu người bình thường sẽ gọi là 1 đống “hổ lốn” – nhưng lại tạo nên sự độc nhất và mới lạ. Buffalo Style bùng nổ và ảnh hưởng mạnh mẽ tới thời trang đường phố và như 1 bó đuốc, lan đến các hãng lớn từ năm 1984 đến năm 1989.
Vốn dĩ nền tảng của những người hoạt động trong “Buffalo Style” đều xuất phát từ những người sáng tạo và đặc biệt là thời trang. Từ người mẫu, nhiếp ảnh đến cả stylist nên cái tôi của từng thành viên trong nhóm khá cao – họ đều muốn thể hiện con người riêng của mình. Nên có thể nói từng cá nhân trong “Phong cách chẻ chou” đều có dấu ấn riêng của mình, tạo ra sự đặc sắc trong phong cách này. Hơn nữa, với mối quan hệ và network của mình trong các tạp chí thời trang có tiếng tại Anh và Châu Âu, Buffalo Style nhanh chóng ảnh hưởng và tạo một cơn gió mới trong sự chỉnh chu và hơi buồn ngủ của thời trang truyền thống.
Và thế là, người người đua theo – nhà nhà đua theo, Buffalo Style chính thức đánh động và trở thành một làn sóng văn hóa vào những thập niên 80s – 90s.
Chẳng thế mà chúng ta đón nhận những bộ sưu tập của các nhãn hàng lớn lấy cảm hứng từ Buffalo style với sự mix đa dạng của các nền văn hóa chính, những sub-culture để tạo ra một bản hòa ca đặc biệt. JPG, DIOR AW20. Sự hấp dẫn đến từ sự nổi loạn, cool, ngầu vẫn luôn đón chờ sự trở lại từ thế hệ mới đây.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
80s fashion style 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
THẾ NÀO LÀ GỢI DỤC? THẾ NÀO LÀ XẤU HỔ?
Có một bạn hỏi mình một câu hỏi như trong hai hình mình post ở ngay tiêu đề ( ai đọc rồi cũng sẽ thấy) – hai vấn đề nổi cộm xảy ra đó là:
1. Mình nghĩ như thế nào về việc ăn mặc như thế này?
2. Đó có phải là thời trang hay không. Bạn ấy đọc được rằng đây không phải là thời trang và nó khiến người khác cảm thấy gợi dục và xấu hổ?
Mình đã nói về vấn đề đó một lần rồi nhưng có vẻ việc này sẽ mãi mãi chẳng bao giờ giải quyết được triệt để trong 1 sớm 1 chiều tại một nước đang du nhập văn hóa Phương Tây mạnh mẽ như Việt Nam. Mọi thứ đều là du nhập trong khi các giá trị truyền thông bỏ ngỏ – cho nên streetwear/streetculture vv.vv du nhập rất nhanh nhưng đa phần (đa phần thôi nhé) nó không có nền tảng vững chắc nên có nhiều suy nghĩ lệch lạc.
Tiện thể thì mình mạnh về “thời trang đường phố” nên mình sẽ trả lời câu hỏi này theo góc nhìn riêng của mình. Cũng tại các groups về streetwear hay fashion VN, vấn đề này cũng gây tranh cãi rất nhiều nên chúng ta cùng mổ xẻ nó nhé.
THỨ NHẤT,
Về việc ăn mặc – dựa trên hai hình ảnh mà bạn ấy đưa cho mình. Thì mình cảm thấy nó rất là “BÌNH THƯỜNG” – bình thường lắm luôn ấy. Chưa kể, nhân vật nữ (Theo account IG là người nc ngoài) sở hữu 1 thân hình đẹp, săn chắc. Phụ nữ – à mà không – con người đẹp sinh ra là để làm gì, là để người khác ngắm chứ để làm gì hả các bạn. Điều này càng đúng hơn với thời kỳ 4.0 với vẻ đẹp là 1 dạng tài năng thiên bẩm hoặc nhân tạo. “Tốt khoe mà xấu thì che” – trong hình các bạn có thể thấy thêm là nhân vật nữ đã khoe điểm mạnh của chị í – đó là cơ bắp và đường cơ ở bụng và các outfitthay đổi cũng đều tập trung show lên cái đẹp đó. Và mình hiểu rằng để có cái đẹp đó không phải là ngẫu nhiên mà là 1 quá trình luyện tập của nữ nhân đó. Họ tốn thời gian, công sức thì họ khoe. Mình thấy Bình thường.
Hãy nói về thời trang. Các bạn đừng thần thánh hóa quá “Thời trang” làm gì. Thời trang rốt cuộc cũng chỉ là cái quần cái áo mặc trên người. Chúng ta thần tượng “Thời trang” đa phần là do thương hiệu và nhà thiết kế làm ra nó mà thôi, hay chúng ta tự thần tượng để “hợp thức hóa trong tâm trí” về việc chi tiền cho 1 sản phẩm đắt đỏ là hoàn toàn hợp lí. Mình cũng vậy.
Thời trang trong hai tấm hình kia đó chính là thời trang.
TRANG phục mặc trong các THỜI điểm khác nhau – đó là thời trang. Nhưng thôi để chiều lòng các tín đồ trẻ tuổi của high-end fashion, luxury fashion – haute couture thì mình cũng xin xoa dịu đây là kiểu vibe streetwear hoặc ít nhất là daily-wear, mặc hàng ngày. Dễ dàng thay đổi, mặc và cảm thấy thoải mái. Nếu các bạn tìm hiểu về Chic Style – thì đây là 1 dạng Street Chic thời đại mới. Thời Punk/Rock nắm trùm ở những thập niên 80s -90s hay hippie style, các chị ngày xưa mặc còn sexy hơn nhiều – chả thèm mặc áo ngực, mặc trang phục xuyên thấu nội y, để cùng gây sự chú ý và nói về bình đẳng giới cũng như hòa bình giữa thời chiến tranh. Phụ nữ, với cơ thể trời phú ban cho – đã dùng chính nó để làm tuyên ngôn giới tính của họ.
Tất nhiên – nếu nữ nhân đó kêu đó là thời trang thượng thừa, thời trang đỉnh cao thì hẳn nữ nhân đó là sai, là chưa đúng và đủ ý. Cũng như vậy ở Việt Nam – nếu một bạn nữ nào mặc như vậy tự nhận mình là đỉnh cao, là am hiểu thời trang – xu hướng, tinh hoa nghệ thuật blah bloh thì mình sẽ phản bác điều này liền.
Dựa vào hai tấm hình trên – các bạn nữ hay cả chúng ta còn học hỏi được điều gì?
Đó chính là màu sắc, outfit số 1 – có thể thấy da của chủ thể thuộc dạng tanning skin/da ngăm ngăm rất đẹp nên chủ thể đã phối xen kẽ giữa quần cũng màu tan tương tự và underwear-sneaker trắng để tạo sự xen kẽ hợp lí. Ngoài ra cái việc kéo underwear cao lên còn giúp hack mắt người nhìn để tạo “cảm giác” cao lên và song song – là sự gợi cảm dựa trên một thân thể luyện tập đẹp.
Outfit số 2 – cũng lại về tỉ lệ và trò chơi màu sắc giữa sự pha trộn trắng – đen và trung hòa camo. Các bạn có thể thấy rằng chị này chị ý sở hữu 1 bắp tay khá to và để tăng thêm phần ‘nữ tính” thì bức 1 chị ý chủ động co tay vào lại và bức 2 đã mặc varsity jacket để che bớt phần thô của bắp tay. Dựa vào hình ảnh thì mình nghĩ ngực chị này cũng ko đến nỗi là khủng – vậy chị ý khắc phục bằng gì. Đó là trong posing và sử dụng jacket để cover bớt. Đàn ông là giống loài tò mò – cái gì nửa hở nửa kín lại thích hơn Lộ thiên cả buồng. Thế nên khi mặc varisty chị ý tự tin khoe vì tin rằng – phần hở tập trung ở chính giữa sẽ thu hút ánh nhìn. Đó là trick.
Vậy chốt lại nó là thời trang – dừng ở mức thời trang đường phố, streetchick và các bạn nữ nên học hỏi chị này về việc phối màu và phân chia tỉ lệ.
CÒN CÁI VIỆC NÓ KHIẾN NGƯỜI KHÁC CẢM THẤY GỢI DỤC VÀ XẤU HỔ?
Mình nói thật nhé, bản thân phụ nữ đối với mình đó là một trái cấm của Địa Đàng rồi. Giống như các vụ hiếp dâm – đối tượng hiếp dâm lại chọn những người phụ nữ vô cùng kín đáo, ăn mặc lịch sự mà ho vẫn bị lợi dụng đó đây hây. Chắc chắn là có cảm giác gợi dục – nhưng đó là nội tại bản thân, do chính mình suy nghĩ ra chứ đâu phải do họ khiến chúng ta cảm thấy gợi dục. Một khi bạn đã thích ai hoặc có vấn đề gì đó, thì dù người đó mặc gì bạn cũng cảm thấy gợi dục. Dzị con người khác loài động vật chỗ nào – đó là bộ não có khả năng điều khiển cảm xúc, kiểm soát các hành vi cũng như các bộ hiến pháp – luật pháp bảo vệ trật tự. Đó là để kiểm soát cái sự “Cảm thấy gợi dục” của chúng ta đấy các bạn ạ. (Giờ có thêm cộng đồng mạng cũng ghê lắm).
Xấu hổ? Thế nào là xấu hổ nhỉ – Theo trường hợp này chắc là do lộ da thịt nhiều nên các bạn cảm thấy xấu hổ. Ồ, cái này mình thông cảm được vì một phần văn hóa phương Đông của chúng ta khác xa với văn hóa phương Tây. Nhưng không có ai ở đây sai cả – từ người mặc đến người xem. Nó là sự ảnh hưởng của việc du nhập văn hóa và cần 1 thời gian để thích ứng nó. Tất nhiên – nghĩa xấu hổ này còn phụ thuộc vào người mặc làm gì, có quá đáng với thuần phong mĩ tục hay phản cảm với Việt Nam hay không? Nhập gia thì tùy tục.
Còn việc ăn mặc có da có thịt, hở hang hay táo bạo hơn nữa. Thế giới thời trang của chúng ta đã đón nhận nhiều case lắm rồi và nó cũng chẳng phải là điều mới mẻ. Mình có bài viết rồi nên các bạn có thể theo dõi. Mình chỉ xin nhắc lại ranh giới giữa Khiêu Dâm – Nghệ thuật và Thời trang nó vô cùng mong manh nên các bạn cần có 1 tư tưởng vững chắc nhé.
Cảm ơn các bạn.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
80s fashion style 在 Grace Lam Youtube 的最佳解答
9th Episode
Best Female Chef in Asia 2017. May Chow is cool, talented & an advocate of the LGBT community. May feautured in an episode of Parts Unknown CNN with the late Anthony Bourdain.
.
She is the chef owner of 2 renowned restaurants in Hong Kong 'Little Bao May' & 'Happy Paradise'. Be prepared to queue for some top quality Chinese food with a magical twist. She is my ultimate 'Girl Power' icon.
PS. As my Mum says 'Don't eat with your mouth open'
.
.
Stay Tuned for more fun chats with my next guests.
.
Check out more Youtube GLWomen videos on my Youtube page.
.
Directed by: Jason Capobianco
Instagram: @gracelamStyle @jasonCapobiancoPhotography
https://www.instagram.com/gracelamstyle/
https://www.instagram.com/jasoncapobiancophotography/?hl=en
Facebook: Grace Lam Style
https://www.facebook.com/gracelamstyle/
Website: http://www.gracelam.hk
Music:
'The Itch' b/w 'The Scratch' from Bandcamp.com
This video is not sponsored. All my views and opinions are honest and based on my own experience. Thanks for watching.
80s fashion style 在 Anh Minh Youtube 的最佳貼文
STAY CONNECTED.....
EMAIL: anhminh@anhminh.net
FACEBOOK: https://www.facebook.com/anhminhfan
INSTAGRAM: https://instagram.com/anhminhledoan
SNAPCHAT ?: anhminhnet
TWITTER: https://twitter.com/anhminhnet
80s fashion style 在 Grace Lam Youtube 的最讚貼文
2nd Episode
It's not everyday one gets to talk to a World Yoga Champion! What a wicked chat with yoga Master & supermum 'Chau Kei Ngai Stefanie'. What a lovely, calm, flexi & amazing lady! She is everything I am not haha!
Stay Tuned for more fun chats with my next guests
Directed by: Jason Capobianco
Instagram: @gracelamStyle @jasonCapobiancoPhotography
https://www.instagram.com/gracelamstyle/
https://www.instagram.com/jasoncapobiancophotography/?hl=en
Facebook: Grace Lam Style
https://www.facebook.com/gracelamstyle/
Website: http://www.gracelam.hk
Shot at: YogaUP studio in Discovery Bay (Hong Kong).
Music:
The Itch by The 238s with Julia Haile from Bandcamp.com
This video is not sponsored. All my views and opinions are honest and based on my own experience. Thanks for watching.
80s fashion style 在 The Greatest 80s Fashion Trends - Pinterest 的推薦與評價
Nov 13, 2014 - From your mother's jazzercise clothes, to your little sister's bright jelly shoes, to parachute pants, these are the greatest fashion trends ... ... <看更多>