FASHION PHOTOGRAPHER – Không đơn thuần là chụp ảnh.
Một con người được trông là “Phông bạt”, trông “Nghề nghệ” nhưng cũng ngậm ngùi “Đắng cay” trong nền công nghiệp thời trang này. Một người có thể được xem là “Cánh tay phải” của Fashion Designer. Có những nhà thiết kế - việc tìm kiếm một photographer có thể truyền tải được sản phẩm, thông điệp và cái đẹp từ thời trang của họ rất khó. Mà nói nghe hơi sến sẩm tí có khi phải gọi là “Duyên Phận” vì không phải nhà thiết kế nào cũng đủ may mắn mà “Lựa mặt gửi vàng” được người chụp ảnh yêu thích của họ mà cũng không phải là một người chụp ảnh tài năng có cơ hội được tỏa sáng với đúng cá tính mạnh mẽ của họ với một thương hiệu thời trang trong công cuộc “Cơm áo gạo tiền” và “Thời trang nhanh” như ngày nay.
Fashion Photography là một bộ môn “nhiều môn phối hợp” khi những nhiếp ảnh gia phải đảm bảo cái đầu lạnh của mình trong việc cân bằng các yếu tố “Art/ Nghệ Thuật” và “Marketing/ Tiếp thị”. Vì suy cho cùng, hình ảnh làm ra là để làm gì. Tất nhiên là không phải là cho nhà thiết kế thời trang hay những người trong ekip coi rồi – vì cả đội chắc nhìn nguyên collection đến mức độ ngán ngẩm.
Hình ảnh làm ra là để cho khách hàng coi – những người sẽ quyết định chi tiền để mua sản phẩm đó. Vậy đâu đơn thuần là chụp ảnh. Vì trong đám khách hàng đó sẽ chia ra 2 nhóm chính là khách hàng trung thành (Khách hàng đã, đang sử dụng sản phẩm) và khách hàng tiềm năng (Khách hàng mới). Hình ảnh lạ quá thì khách hàng trung thành hoang mang, hình ảnh cũ quá thì không tiệm cận được khách hàng mới.
Dù các bạn nói rằng có Ekip hay Art Director (Mình sẽ nói sau) nhưng người bấm máy cuối cùng vẫn là Fashion Photographer. Họ không đơn thuần chỉ là nhìn và bấm mà các fashion photographer phải còn là người hiểu rõ nhất họ đang làm việc với ai? Fashion Designer nào? Bản chất của thương hiệu mà họ chụp là gì, model này đẹp ở góc nào – chỗ nào thần nhất. Tất cả những vẻ đẹp đó làm sao có thể đưa vào trong 1 khoảnh khắc “tĩnh” được, để người xem/khách hàng khi nhìn vào bức hình – họ phải có cảm giác khát vọng, phải trầm trồ lên “Ồ, tao phải mua nó”.
Chưa hết – nếu việc tới đó thì dẫu vẫn còn hơi sớm. Thời trang – là 1 ngành công nghiệp vô cùng khắc nghiệt và mức độ đào thải cực kì mạnh. Mày không sáng tạo, mày không có điểm lợi thế cạnh tranh, mày không thể khác biệt với người khác – tụi tao sẽ loại mày trong vòng nửa nốt nhạc. Điều này còn đúng hơn với các Fashion Photographer khi những bộ ảnh lookbook, những campaign/chiến dịch sẽ là “Bộ mặt của thương hiệu” để đi so sánh, đi phân bua với các thương hiệu khác trong cùng một khoảng thị trường. Nhiều khi quần áo chỉ dừng ở mức bình thường – nhưng hình ảnh quá đẹp, khách hàng hiểu nó, cảm nhận được nó sẽ thuyết phục tốt hơn ở một collection làm đồ đẹp ơi là đẹp nhưng bộ ảnh quá bình thường, người tiêu dùng không cảm được dẫn tới chẳng ai mua. Đó là tài năng của Fashion photographer với các phong cách đặc trưng của họ.
Bên cạnh đó, việc “thổi hồn” vào một bức ảnh cũng không hề dễ dàng. So với chụp một con người sống thì mọi thứ trông sẽ giản đơn hơn, nhưng ở đây là phải phối hợp giữa những đồ vật vô tri vô giác là quần áo và người mặc chúng – để quần áo có cái “hồn riêng”, có sự “mềm mại riêng” và “nhảy múa”. Nên nhớ Fashion là Fashion, việc chú trọng bậc nhất là quần áo – là những details/chi tiết chứ không phải là human/con người. Đó cũng là lí do có những nhiếp ảnh gia chụp người, chụp lifestyle rất giỏi nhưng vào fashion – họ lại không thành công. Còn những người mà làm được tất cả điều đó – thì họ là 1 quái nhân rồi. Nên cũng có Fashion Photographer this và Fashion Photographer that, có những người mãi lận đận – còn có những người thì được săn đón bởi các thương hiệu lớn.
Và như tiêu đề, một bộ hình đẹp thì công chúng vẫn chỉ biết tới thương hiệu và models hay tấm tắc “Hình đẹp quá” mà không cần biết và cũng chả cần biết ai là người chụp đó cả. Các Fashion Photographer thì theo mình họ không quan tâm lắm tới chuyện đó – “Hữu xạ tự nhiên hương” vì họ biết đặc trưng của họ sẽ lôi kéo được người xem và các nhãn hàng quan tâm và cần cái “Tôi lạ” của họ đó. Mình viết bằng lời văn thì Fashion Photographer giao tiếp bằng ngôn ngữ “Hình ảnh”.
Streetwear Photography – CHUYỂN ĐỘNG, CHUYỂN ĐỘNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG
Đúng vậy, studio là studio mà street là street. Mỗi thứ hình ảnh ở hai địa điểm này đều có điểm lợi và điểm bất cập khác nhau. Studio là nơi mà các photographer hay Art director/D.O.P nắm trong tay quyền điều khiển trò chơi ánh sáng, bối cảnh và không gian nhưng tất nhiên không có tính thực tế của đường phố. Dù có cố gắng tới bao nhiêu thì tỉ lệ ra giống cũng chỉ đạt khoảng 70-80%. Còn đường phố - dù bất cập về điều kiện ánh sáng, về bối cảnh (Đặc biệt là con người, cây cối) nhưng đó là tự nhiên, là khoảnh khắc mà không bao giờ chúng ta có thể làm được một cách hoàn hảo nhất. Thời trang đường phố cũng thế.
Dạo qua các groups chuyên về thời trang ở Việt Nam – cái hình ảnh mà mình nhận được từ các bạn tham gia đó là “Look like a model in studio”/ Trông như 1 người mẫu đang đứng ở studio. Đó là việc đứng im một chỗ, ánh sáng nhờ chỉnh app hay dùng đèn flash của máy mà luôn “sáng mặt ăn tiền” một cách rất commercial. Nó y hệt như mình hồi xưa, mình đã từng nghĩ đó là đẹp. Nhưng đó không phải là vibing của street-wear. 10 người giống nhau chắc cả 8 lẫn 9.
Trên đường phố, từ NYC đến London, Seattle tới Tokyo và đặc biệt là Sài Gòn, con người luôn hối hả - luôn vận động. Mọi thứ chuyển động nhanh đến không ngừng, cuộc sống vốn dĩ là vậy. Cái hay của streetphotography hay ở đây là streetwear in “real street” đó chính là sự chuyển động, ánh sáng tự nhiên và không khí /atmosphere. Trong khi các thương hiệu bỏ tiền trăm, tiền tỉ để tổ chức runway nhằm cho người xem thấy đồ họ làm được mặc trên người mẫu như thế nào, trông quần áo như thế nào khi người mặc chúng chuyển động. Thì ở streetwear, mọi thứ này đều miễn phí – chỉ có điều là nó dành cho tất cả mọi người, chứ không phải chọn lọc như runway của highfashion. Cái thú vui của một người thích quan sát như mình khi ngắm nhìn người mặc đồ trên phố đó chính là cách họ chuyển động – khi họ đi bộ, chạy hay làm bất cứ động tác gì, quần áo sẽ “chuyển động” theo cơ thể của riêng họ. Từ đó, nếp gấp, xếp li hay form dáng của quần áo – sẽ được phơi bày 100% trước mắt người xem một cách tự nhiên nhất. Thứ mà mình không thể nào trải nghiệm hoàn hảo nếu ở Studio được.
Ở đường phố - nơi mà sự “Tĩnh” và sự “Động” luôn luôn dung hòa xung quanh. Nếu chúng ta đứng (Tĩnh) thì người khác sẽ di chuyển, xe cộ sẽ di chuyển, chiếc đèn đỏ cũng bật thành đèn xanh. Còn nếu ở Studio thì việc đó sẽ phụ thuộc vào model khá nhiều. Ánh sáng cũng vậy, ánh sáng cũng di chuyển ở đường phố vì ngay “cây đèn lớn nhất của street” là “Mặt Trời” cũng di chuyển theo chiều “Đông – Tây”
cơ mà. Đèn đường, đèn xe – có tĩnh có động, tất cả đều di chuyển hỗn loạn, tạo nên sự đặc trưng của đường phố.
Nếu bạn làm việc và muốn cố gắng trở thành một model, chẳng có chi sai nhưng nếu bạn muốn post ảnh hay về trang phục cá nhân lên 1 group thời trang nào đó. Đây chỉ là 1 tip hay nguyện vọng cá nhân của mình là hãy mang tới người xem một nét gì đó đường phố, mình đã ngán ngẩm việc một chương trình hay một nhóm có chữ Street to đùng mà ai cũng muốn như là model ở một studio rồi. Nên nhớ, việc các bạn chuyển động cũng hoàn toàn khác nhau giữa người – người, cho nên cùng mặc 1 bộ đồ mà cách di chuyển/chuyển động khác nhau cũng tạo nên điểm riêng biệt cho DNA của các bạn.
CỐNG HIẾN - Bill Cunningham – Trái tim nhiệt huyết của thời trang NewYork.
Nếu các bạn có thời gian, hãy coi bộ phim tài liệu về cố nhiếp ảnh gia Bill Cunningham – 1 huyền thoại 1 người đàn ông cần mẫn, luôn nở nụ cười và là niềm cảm hứng của biết bao con người đam mê thời trang tại thành phố New York. Và nếu các bạn yêu thích thời trang và những con người đứng đằng sau nó, thì Bill Cunningham có thể là tựa film, tựa sách mà bạn có thể hiểu thêm một phần nào đó của những con người thầm lặng, chỉ có người trong giới biết và sự đóng góp của họ. Làm về thời trang, không phải lúc nào cũng chăm chăm nhắm tới “ Tôi phải là Fashion Designer” để đưa lên Facebook/Instagram một cái tít le huyễn hoặc “Designer of brand ABC/XYZ” hay một dàn “Freelance Model” như hiện nay. Bạn yêu thích thời trang hay nền công nghiệp “Cá lớn nuốt cá bé này” – có ti tỉ cách để bạn tiếp cận, stylist – fashion marketing- fashion strategy – art director và tất nhiên rồi, không thể thiếu fashion photography.
Bill Cunningham, một người đàn ông với nụ cười tỏa nắng, thân thiện và mang sự dễ chịu cho mọi người. Là 1 cây cứng của tờ báo cũng cứng cựa không kém “The New York Times” nhưng Bill lại không hề “sang chảnh” với khả năng và địa vị mình đang có. Trong suốt 40 năm hoạt động của mình, Bill đã chụp ảnh về tất cả những gì liên quan đến thời trang dưới gu thẩm mĩ của mình tại mọi nơi mà ông ấy đến. Với chiếc xe đạp và chiếc máy ảnh, dù đã có lúc tuổi cũng đã cao – Bill vẫn căm cụi đi tìm về cái gọi là “Thời trang thật sự” – về những người yêu thời trang đúng với con mắt của mình. Bạn sẽ nghĩ Bill xuất hiện nhiều ở các runway, sự kiện thời trang nổi tiếng ư. Đúng vậy, nhưng Bill lại yêu đường phố hơn. Street photography/Streetwear là nơi Bill tìm được cảm hứng cho riêng mình, với ông – những người thực sự thể hiện phong cách riêng của mình mới chính là những ngôi sao thời trang. Cho nên, những tấm hình mà Bill chụp – đa dạng, nhưng đều có hồn và sự vui vẻ, tự nhiên của người được chụp cho đến người chụp.
Do đó, Bill Cunningham giành được trái tim của tất cả mọi người và đóng góp một năng lượng tích cực về lối suy nghĩ và thời trang. Trải qua nhiều nốt thăng trầm của cuộc sống và dĩ nhiên có cả nền công nghiệp thời trang, Bill Cunningham vẫn miệt mài hăng say đi làm việc nếu ông còn có thể. Niềm đam mê bất tận với photography và thời trang đã làm ông thành biểu tượng của The New York Times đến nỗi ai được ông chụp sẽ là 1 kỉ niệm đáng nhớ, chả thế mà Anna Wintour, người phụ nữ quyền lực của Vogue, phải thốt lên rằng: “We all get dressed for Bill”/ “Chúng tôi mặc đẹp là cho/vì Bill”.
Thế giới thời trang là 1 thế giới không phải như 1 quán ăn bình dân, quán rượu khi mọi người niềm nở và bày tỏ lòng mình. Gossip có, đả kích có – nhưng khi nhắc về Bill Cunningham, tất cả mọi người đều cười và bày tỏ một sự tôn trọng với ông. Chúng ta bị quyết rũ bởi trái tim tốt bụng và tâm hồn vì thời trang của ông ấy. Thông qua hình ảnh, Bill đưa cho người khác cơ hội thể hiện bản thân và tôn vinh họ.
Bill Cunningham đã qua đời vào ngày 25/06/2016 – để lại một hình ảnh trống vắng cho thành phố Newyork. Bộ phim tài liệu và tựa sách Bill Cunningham : New York như 1 lời tôn vinh và nhắc nhở cho hậu thế, về một con người cống hiến cho ngành thời trang này. Các bạn nên xem nhé.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過68萬的網紅Picnicly,也在其Youtube影片中提到,เคยไหมที่ไม่กล้าชำระบิลผ่านระบบออนไลน์ เพราะจะกลัวว่าไม่ถึง หรือเงินจะหายบ้าง หรือชินที่ต้องไปจ่ายที่ธนาคารทุกครั้ง เต้เลยท้าลุคเอาเงินไป 100 บาท ไปจ่...
commercial banking 在 Facebook 的最佳貼文
😊 😊 😊 😊 😊 😊 😊 😊 😊 😊 😊 😊 😊
CƯỜI THẢO MAI VÀ LỊCH SỬ TRONG NGÀNH THỜI TRANG.
“Put a smile on a happy face” – Những lúc tiêu cực nhất, hãy suy nghĩ lạc quan nhất. Icon được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử loài người, từ những bức thư viết tay đến các bức email điện từ, từ thời Yahoo Messenger/ 360Blog và đến kỉ nguyên của Facebook, Instagram, Whatsapp, Twitter.
Một chiếc vòng tròn màu vàng, hai chấm và dấu ngoặc đơn kéo đến mang tai – biểu trưng cho sự Thảo mai và cả một sự ảnh hưởng trong nền công nghiệp thời trang. Chúng ta có thể liệt kê một đống thương hiệu thời trang sử dụng Smileyface vào sản phẩm của mình – đơn giản là thiết kế đó dễ dàng ứng dụng, in lên tất cả mọi thứ (Tee, socks, hoodie, sticker …) và mang lại sự vui vẻ thuần nhất cho người coi. Nhưng lai lịch thế nào – chúng ta có biết không?
Về lai lịch của 😊 cũng khá là phức tạp và khó có thể nói rõ được nguồn gốc thực sự của icon này.
Việc sử dụng 😊 đã xuất hiện khá lâu trong lịch sử con người – nó đã xuất hiện trong các bản thư tay, những bài thơ tình của các thơ sĩ vào khoảng năm 1750, nhưng với hình ảnh icon màu vàng mặt cười như ngày nay và mang tính thương mại thì chắc vào năm 1963 – Harvey Bell, một commercial artist đã sáng tạo ra icon 😊 biểu tượng cho một chiến dịch quảng cáo của 1 công ty bảo hiểm ( Kiểu mua bảo hiểm đê rồi mày sẽ cười trong sự an toàn vậy đó). Ông đã bán logo đó với giá chỉ vỏn vẹn $45 (Tương đương giá trị khoảng $500 hiện nay) – nhưng không ngờ tới giá trị triệu đô mà icon mang tới sau này.
Nhanh chóng – icon 😊 đã trở thành một biểu tượng được sử dụng khá nhiều trong tất cả các ngành, cổ động, thương mại, âm nhạc và có cả thời trang nữa. Icon 😊 đã vượt qua khỏi giá trị tích cực đơn thuần chỉ là nụ cười mà còn mang vào đó là sự thờ ơ, chất kích thích, trippin’ và punk/rock trong đó. Hãy thử tưởng tượng bạn đi một concert, bạn nghe nhạc, bạn tham dự party và nốc đầy rượu, thuốc là và chất kích thích – ngày hôm sau mặt bạn chẳng màu vàng khè vì bad effect và ai hỏi gì cũng cười đúng không. Đấy, smiley icon 😊.
Đầu tiên, chắc có lẽ là logo đã được biến chuyển lại từ Smiley icon thành của riêng mình đến từ band nhạc huyền thoại Nirvana. Xuất hiện đầu tiên poster debut album “Nevermind” và trên merchandise của band, Smiley icon bắt đầu đánh dấu quyền lực của nó trong ngành công nghiệp thời trang – và có một số brand là fan ruột của icon đó. Tiêu biểu là Anya Hidmarch, Fendi, Marc Jacobs và không thể thiếu Moschino.
Hẳn ai cũng còn nhớ cách Jeremy Scott chễm chệ tới MTV Video Music Awards 2014 tại California với chiếc tuxedo màu vàng chóe với logo smiley đằng sau. Jeremy là một người khá yêu thích sặc sỡ và kiểu Popart (Mọi người nên tìm hiểu về Andy Warhol nhé) thì tất nhiên logo 😊 này là 1 thứ ông không thể không khai thác được. Do đó, Moschino – nơi là Jeremy làm Creative Director hẳn là nơi ông cho logo này bay cao và bay xa.
Quay lại thực tại – logo mặt cười cũng xuất hiện khá là nhiều. Hẳn các bạn còn nhớ đôi giày đình đám Nike Airmax 97 được design bởi toxic boy Sean Wotherspoon với logo mặt cười đã được tinh chỉnh lại phần miệng thành swoosh chứ. “Have a Nike day” cũng dựa khá nhiều vào logo 😊 thảo mai này.
Chưa hết, streetwear đánh dấu lại sự trỗi dậy được nhiều người biết hơn khá nhiều thương hiệu. Một trong những thương hiệu thành công về việc khai thác logo mặt cười này là Chinatownmarket đến từ LA, Mỹ và Brand đến từ Nhật Bản Kapital Clothing. Hầu hết, những founder hay người đưa ra ý tưởng này đều dựa vào thời điểm mà họ còn nhỏ, còn hoạt động – đó chính là lúc những logo 😊 này xuất hiện ở mọi nơi, trên báo chí, trên áp phích, poster và game 2D. Việc mang good-vibe thông qua logo 😊 này là điều mà 1 brand như Kapital hay CTM mong muốn – các bạn có thể coi clip samurai wear smiley boot của Kapital để thấy sự vui vẻ đến từ icon này nhé 😊)).
Gần đây – có một sự lùm xùm khi Marc Jacobs tái sử dụng lại logo Smiley này. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là có phiên bản áo giống hệt phiên bản mà Nirvana band sử dụng, thay vào đó hai logo X.X được đổi bằng 2 kí tự đầu của brand là M.J, dòng chữ Nirvana được thay bằng Heaven. M.J bị chỉ trích khá nhiều về sự lười biếng cũng như bị kiện về xâm phạm tác quyền. Cho các bạn chưa biết thì cái logo 😊 mà chúng ta hay xài í, nếu dùng mục đích cá nhân thì không sao – nếu dùng cho mục đích thương mại thì phải ngó qua 1 công ty chịu trách nhiệm quản lý bản quyền cái logo này tên là SmileyWorldLTD với quyền hạn vượt qua 80 nước và giá trị tăng trăm triệu đô mỗi năm.
Thân mật hơn với các bạn thì chắc có brand của Yummy boi, người đàn ông có vợ Justin Bieber với brand cá nhân DrewHouse. Hẳn ai cũng biết thì thứ nhận ra nổi trội nhất của DrewHouse chính là icon mặt cười với phần miệng đã được thay đổi bằng logo thương hiệu. Với sự ảnh hưởng của Justin Bieber thì icon mặt cười của Drew giờ khá ưa chuộng tại Mỹ - nhưng với mình, mình vẫn thích logo mặt cười của Kapital hơn. Hehee.
Đó là lai lịch tóm tắt của một những icon mà các F*ckboi/F*ckgirl hay gửi cho chúng ta nhất 😊 trong nền công nghiệp thời trang. Ai biết gì hơn có thể chia sẻ ở dưới nhé. Cảm ơn mọi người ❤
ủng hộ:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
commercial banking 在 Facebook 的精選貼文
Rei Kawakubo (Founder of Comme des Garçons, Dover Street Market)
Có lẽ ai cũng phải công nhận ngành công nghiệp thời trang hiện đại ngày nay đã phát triển lên một tầm cao mới. Mảnh đất này luôn là một thiên đường sáng tạo cho những nhân tài thể hiện những tầm nhìn khác người hoặc vượt xa thời đại của họ và thông qua đó tạo niềm cảm hứng ăn mặc cho những người khác.
Nhưng trong rừng biển “Fashion Designer” hiện nay, những người thực sự có “sức mạnh” đủ để thay đổi xu hướng của thời trang mà vượt qua mục đích lợi nhuận kinh doanh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cũng chả phải nói đâu xa, nước ta cũng vậy. Thời trang ở nước ta, tính cả đường phố, một thương hiệu có thể thay đổi xu hướng chưa có, mặc dù có tiềm năng. Danh hiệu “Fashion Designer” nhan nhản như “Ếch gọi sau mưa” - mặc dù kiến thức, kỹ năng may mặc, xác định vải vóc chưa được thẩm định.
Bài viết này mình sẽ đề cập tới một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của làng thời trang đương đại của thế giới. Các bạn chắc sẽ thấy hình ảnh trái Tim quen thuộc mà các bạn hay mặc trên những chiếc áo T-shirt, áo shirt, đôi giày Converse mà các bạn hay quen gọi là CDG người sáng tạo thương hiệu là ai chứ? Chiếc áo bạn đang mặc, chỉ là một trong những lines nhỏ của một trong những thương hiệu hùng mạnh của nữ thiết kế quyền lực bậc nhất thế giới - REI KAWAKUBO - người phụ nữ nhỏ nhắn đến từ xứ sở Nhật Bản đã mang một khái niệm về Avant-garde thay đổi cả high-fashion tới tận bây giờ.
Nhắc tới Avant-garde, bạn sẽ nhắc tới Quý ngài tóc dài Ricks Owen hay Tiên Sinh Yohji Yamamoto – tới những cái tên như Haider Ackermann, Ann Demeulemeester , nhưng bạn nên biết Comme des Garçons cũng nằm trong những “Tộc Vương” của Avant-Garde. “Quần áo bóng tối” (Darkwear) mà đa phần các bạn biết, chỉ gói gọn 1 phần nhỏ những gì chúng ta biết trong biển kiến thức thời trang đương đại sâu rộng mà thôi.
——
Rei Kawakubo sinh ngày 11/10/1942 tại Nhật Bản. Bà vốn không có một bằng cấp nào về ngành thiết kế thời trang nhưng với kiến thức về Văn học và Nghệ Thuật tại trường đại học Keio, nơi đã góp phần xây dựng con mắt thời trang của Rei. Sau khi tốt nghiệp, bà làm việc trong một xưởng may và một stylist tự do vào năm 1967. Tích dồn kinh nghiệm, bà sáng lập công ty riêng và mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1975. Comme des Garçons bắt đầu với đồ nữ nhưng chỉ trong vòng 3 năm sau, bà sản xuất cả menswear. Nhanh chóng, CDG có mặt tại những show diễn thời trang khác nhau tại Paris/ Pháp và vỏn vẹn 7 năm sau, CDG đã có cửa hàng đầu tiên tại tháp Eiffel.
—
Comme des Garçons( Like Boys - French meaning). Vốn xuất thân từ Nhật Bản, một nơi có truyền thống trọng nam khinh nữ nặng nề, Rei phát triển thương hiệu cũng vì mục đích thể hiện cái tôi của phụ nữ, những người thấp cổ bé họng trong xã hội. Cũng vì lí do đó, Comme des Garçons design thường có thiết kế khá feminist hoặc unisex, ưa chuộng cho nữ mặc hơn với những kiểu dáng thiết kế khá “nam tính”. Comme des Garçons cũng nổi tiếng vì sự “mộc mạc” trong “phức tạp”, tính anti-fashion và cũng phải kể tới những mẫu thiết kế mang tính “deconstructed”. Bà Rei cũng là một người khá kĩ tính trong việc chọn màu sắc và chất liệu của từng thớ vải, do từng làm việc từng trong một xưởng may nên bà Rei biết thế nào để đáp ứng những gì mình mong muốn mà mang một cơn gió “lạ” tới thời trang.
—
Rei Kawakubo là cái tên mà đã tạo nên niềm cảm hứng cho không ít những fashion designer thành danh khác, phải kể đến HELMUT LANG, ANN DEMEULEMEESTER và MARTIN MARGIELA.
Không giống như nhiều người chuộng màu đen vì mục đích căn bản là dễ phối đồ, Rei giải thích màu đen là thứ màu không bao giờ lỗi thời và với bà, nó là một thứ có “Tính cách” dưới những bản thiết kế của bà. Với bà, màu đen là một thứ có hồn.
—
Muốn viết về CDG thì viết cả ngày cũng không đủ những tính cách bộc phá của bà. Hiện tại Comme des Garçons đã phát triển ra khá nhiều lines để nhắm tới nhiều tới đối tượng khác nhau.. (Comme des Garçons SHIRTS, PLAY Comme des Garçons, BLACK Comme des Garçons etc) và với chồng bà – Adrian Joffe, Rei đã đồng sáng lập ra DOVER STREET MARKET, nơi những sản phẩm thời trang được bán online hoặc exclusive.
—
REI KAWAKUBO đã được vinh danh ở rất nhiều giải thưởng, hàn lâm và commercial đều có. Bà tuy giờ xuất hiện không nhiều nhưng nhắc tới bà, giới mộ điệu thời trang luôn nhắc tên REI như một biểu tượng sống về thời trang đương đại.—> Dành cho những bạn mặc áo CDG và muốn biết người sáng lập nên nó vĩ đại như thế nào.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
commercial banking 在 Picnicly Youtube 的最讚貼文
เคยไหมที่ไม่กล้าชำระบิลผ่านระบบออนไลน์ เพราะจะกลัวว่าไม่ถึง หรือเงินจะหายบ้าง หรือชินที่ต้องไปจ่ายที่ธนาคารทุกครั้ง เต้เลยท้าลุคเอาเงินไป 100 บาท ไปจ่ายบิลทั้งหมด 1 บิล แล้วเต้จะใช้วิธีสมัยใหม่ผ่านระบบออนไลน์ ดูสิว่าแบบไหนจะดีกว่ากัน …
งานนี้วินกับวิน เพราะชำระออนไลน์ผ่าน SCB Easy app สะดวกแค่คลิกเดียว มีเวลาเหลือไปทำอย่างอื่น ย้ำเลยนะว่า ตั้งแต่วันนี้ ถึง 31 มีนา ชำระบิลกับ SCB ไม่ว่าจะเป็นธนาคาร ตู้ATM แอป ฟรีทุกค่าธรรมเนียมนะเออ!
FB: https://goo.gl/y7Ke86
IG: https://www.instagram.com/picniclythailand
TW: https://twitter.com/picnicly
Line: @picnicly
ร่วมงานกัน : luke@spstories.com
? ของอร่อย : https://goo.gl/XrU9bD
? เที่ยวไทย : https://goo.gl/CTLLxQ
? กำลังใจดีๆ : https://goo.gl/RWi8vD
? เที่ยวต่างประเทศ : https://goo.gl/Mmx82N
? เมนูทำง่าย : https://picnic.ly/food/
ติดตาม :
เต้ IG: https://www.instagram.com/taedextor
ลุค IG: https://www.instagram.com/lukecd/
commercial banking 在 April Lai Youtube 的最佳貼文
Welcome to check out my facebook: www.facebook.com/modelaprillai
commercial banking 在 Commercial Banking | JPMorgan Chase 的相關結果
JPMorgan Chase Commercial Banking provides comprehensive solutions, global capabilities, local teams and industry expertise to help your organization ... ... <看更多>
commercial banking 在 Commercial bank - Wikipedia 的相關結果
A commercial bank is a financial institution which accepts deposits from the public and gives loans for the purposes of consumption and investment to make ... ... <看更多>
commercial banking 在 Commercial Bank Definition - Investopedia 的相關結果
A commercial bank is a financial institution that accepts deposits, offers checking and savings account services, and makes loans. ... <看更多>