10 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ CĂNG THẲNG
Căng thẳng không đáng sợ như chúng ta “tưởng”, nếu chúng ta thực sự hiểu về cơ chế hoạt động, nguyên nhân sâu xa và cách để ứng phó với nó. Dưới đây là 7 sự thật thú vị về căng thẳng mà TS. Lê Nguyên Phương đã chia sẻ trong Workshop thiện nguyện “Hỗ Trợ Mùa Dịch: Hoá Giải Căng Thẳng" ngày 25/7 vừa qua.
1. Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để đáp ứng với một tình huống mới lạ có thực hay tưởng tượng. Biến cố ấy có thể không xảy ra với chúng ta nhưng ta tưởng tượng nó xảy ra và có phản ứng y như vậy, đây là điểm mấu chốt cần ghi nhớ. Tức là việc ta chỉ tưởng tượng, chỉ dự cảm nó sẽ xảy ra cũng đã có ảnh hưởng tới cơ thể. Nói theo Phật giáo, “những gì xảy ra trong tưởng” của chúng ta, “tưởng” này có thể là một ý tưởng, hoặc một hình ảnh tưởng tượng thì đều có thể tác động tới cơ thể của ta, y như nó xảy ra thực vậy.
2. Không phải ai cũng bị căng thẳng khi gặp phải những biến cố, nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tính cách [Personality] của cá nhân: ảnh hưởng tới cách người đó suy nghĩ, đánh giá về hiện tượng mà họ xem là mối đe dọa hay không. Cùng 1 vấn đề mà người này thấy là bình thường, người kia thấy là mối đe dọa;
- Kỹ năng ứng phó của cá nhân với stress;
- Các nguồn lực hỗ trợ của cá nhân trong thời điểm xảy ra biến cố: thực phẩm, dinh dưỡng, gia đình thân thích, tài chính, không gian, thời gian bạn dành ra để thực hành một bài.
3. Theo APA (Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ), có tới 3 loại căng thẳng tiêu cực [Distress]:
- Căng thẳng đột ngột [acute] xuất phát từ những đòi hỏi và áp lực của hồi tưởng quá khứ và dự đoán tương lai;
- Căng thẳng thường xuyên [episodic] xuất phát từ sự tích luỹ của căng thẳng đột ngột, tình huống xung đột;
- Căng thẳng mãn tính [chronic] xuất phát từ những tình huống không lối thoát vượt quá khả năng giải quyết vấn đề.
Với mỗi loại căng thẳng, chúng ta cần có các phương pháp xử lý, ứng phó khác nhau để có thể hoá giải chúng.
4. Không phải căng thẳng nào cũng là xấu. Trong Căng thẳng đột ngột [acute], có 2 dạng:
- Một dạng là căng thẳng tiêu cực, xảy ra nếu cơ thể và hệ thần kinh của chúng ta không thích ứng được với những yếu tố gây căng thẳng;
- Ngược lại, nếu thần kinh và nhận thức của chúng ta thích ứng được thì nó lại đem lại những cảm giác thú vị, hứng phấn, thoả mãn. Đó là căng thẳng tích cực [Eustress].
5. Ngoài những thông tin kiến thức trên, theo tổng hợp từ những câu hỏi được gửi về Workshop, có 6 lý do phổ biến khiến con người rơi vào căng thẳng mùa dịch bao gồm: sự lo sợ về bệnh tật, sự thay đổi về thói quen, sự bất định về tương lai, sự cô lập về xã hội, sự áp lực về gia đình, sự bất lực về bản thân.
6. Khi bạn có những biểu hiện dưới đây, có thể bạn đang bị căng thẳng:
- Cảm xúc: lo lắng, tê dại, bức xúc, bồn chồn, khó chịu, tức giận, sợ hãi,...;
- Cơ thể: Căng cơ, mệt mỏi, đau nhức, tức ngực, giảm sức đề kháng,...;
- Suy nghĩ: Giảm chú tâm, giảm tự tin, giảm khả năng giải quyết vấn đề, giảm khả năng ra quyết định, suy nghĩ bi quan tiêu cực,...;
- Hành vi: Tranh cãi, thu mình, ăn quá nhiều hoặc quá ít, mất ngủ hay ngủ nhiều, nghiện ngập,...
7. Căng thẳng kéo dài gây ra tác hại nghiêm trọng lên cả thể chất vào tâm lý:
- Rối loạn thể chất: đau nhức mãn tính, nghẽn mạch máu, đau bao tử, viêm nhiễm, tiểu đường, huyết áp cao;
- Rối loạn tâm lý: Rối loạn Lo Âu, rối loạn Trầm Cảm, Rối loạn Nhân Cách.
8. Căng thẳng có thể dẫn tới ảo giác [Stress Induced Hallucination]. Lời khuyên của TS. Lê Nguyên Phương là: khi bạn bị ảo giác khi quá căng thẳng, bạn đừng quá lo sợ, hãy tìm cách để giải quyết nó.
9. Ngáp có thể làm giảm căng thẳng tức thời. Có phải đôi khi bạn rất là mệt mỏi, nhưng bạn không thể ngủ được vì quá căng thẳng? Khi ngáp, các bạn có thể thấy nước mắt chúng ta chảy ra, miệng chúng ta ẩm ướt hơn, đôi khi mũi sụt sịt. Đó là khi hệ thần kinh đối giao cảm được kích hoạt, các chỗ tiết nước trong người sẽ hoạt động. Đó là 1 chỉ dấu rằng chúng ta đang thư giãn.
Ngáp là bệnh hay lây, khi thấy người khác ngáp, chúng ta có xu hướng sẽ ngáp theo. Bạn có thể nhờ người thân bạn bè giúp, hoặc có thể giả ngáp, cố gắng ngáp tới khi nào ngáp thật.
10. Thiền ảnh hưởng đến cơ thể theo cách hoàn toàn ngược lại với căng thẳng, bằng cách kích hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể. Nó phục hồi cơ thể về trạng thái bình tĩnh, giúp cơ thể tự sửa chữa và ngăn ngừa tổn thương từ các phản ứng sinh lý của cơ thể do căng thẳng gây ra.
Trên đây là những tổng hợp thú vị sau Workshop thiện nguyện đầu tiên với chủ đề “Hỗ Trợ Tâm Lý Mùa Dịch: Hóa Giải Căng Thẳng” của Tiến sĩ Lê Nguyên Phương. Chúc các bạn thân tâm an lạc để cùng nhau vượt qua đại dịch.
----
Tổng hợp và biên tập từ Workshop “Hỗ Trợ Tâm Lý Mùa Dịch: Hoá giải căng thẳng": Admin Hương Thảo trang Tiến sĩ Lê Nguyên Phương
Chương trình thiền tập trực tuyến [HEAL: Tự Thức] là một chương trình khoa học độc đáo kết hợp giữa kiến thức Tâm lý học và thiền tập trong Phật Giáo nhằm cung cấp cho người tham dự những lợi ích rõ rệt như: điều hòa cảm xúc và giảm thiểu căng thẳng, lo âu, dễ tập trung và cải thiện chất lượng giấc ngủ, thư giãn sâu, kết nối sâu sắc giữa cơ thể và tâm trí…., từ đó xây dựng cuộc sống bình an hạnh phúc. [HEAL: Tự Thức] 06 sẽ chính thức khai giảng vào ngày 16/8/2021. Để được hướng dẫn thiền tập một cách khoa học từ TS. Lê Nguyên Phương xin mời các bạn đăng ký tham gia khóa học tại link: https://tuthuc.minerva-edu.org/longchau
Để tiếp tục tìm hiểu thông tin, kiến thức và các bài viết khác về [HEAL:Tự thức], xin mời quý độc giả truy cập vào #healtuthuc
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過9,180的網紅Farhaan Rahmat,也在其Youtube影片中提到,#motivasi #stress #kemurungan...
eustress 在 Vietcetera Facebook 的最讚貼文
Bạn chọn cho mình loại stress nào?
Theo Positive Psychology, stress được chia thành hai loại chính: eustress (stress tốt) và distress (stress xấu).
1. Stress tốt:
Giúp chúng ta giữ động lực, đạt được mục tiêu và cảm thấy cuộc đời tốt đẹp. Stress tốt xuất hiện trong thời gian ngắn, thường được sản sinh khi chúng ra gặp phải các tình huống khó nhằn nhưng thú vị, kích thích. Stress tốt giúp bạn về mặt cảm xúc, tinh thần và thể chất.
Những trải nghiệm thường đem đến stress tốt bao gồm: bắt đầu một sở thích, tập thể dục thể thao, thử một công việc mới hay bắt chuyện với một người bạn mến.
2. Stress xấu:
Là khi stress xuất hiện thường xuyên, dồn nén và nằm ngoài khả năng kiểm soát. Mất tập trung, buồn chán hay quá khích, vô cảm, mệt mỏi là một trong những biểu hiện của stress xấu. Khi đó, thử thách sẽ trở thành mối hiểm nguy đáng sợ, làm bạn cảm thấy ngộp thở, lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý.
Chiến tranh, xung đột, bạo động thường là những nhân tố liên quan đến stress xấu.
Mỗi lần bạn cảm thấy lo lắng vì một tác nhân gây stress, hãy cho nó cái nhìn bao dung hơn bằng cách:
> Nhìn nhận những phản ứng của cơ thể là đang hỗ trợ bạn vượt qua thử thách, không phải đang khiến bạn suy yếu.
> Tự nói với bản thân rằng tất cả sẽ qua, và mình sẽ trưởng thành hơn nhờ những trải nghiệm đó.
> Đừng cố gắng giữ trong mình sự tiêu cực mà hãy thử mở lời, tạo cơ hội cho những người yêu thương được chia sẻ, an ủi, động viên bạn. Khi một người chọn kết nối với người khác khi đang stress, người đó đang tạo dựng sự kiên trì cho mình.
> Kết hợp một số phương pháp thư giãn như hít thở và dẫn dắt hình ảnh, thiền, yoga.
> Vực dậy tinh thần bằng cách tăng 4 loại hormone hạnh phúc.
> Tìm đến những thông tin, kỹ năng hoặc nguồn hỗ trợ bạn vượt qua thử thách.
> Luyện tập lòng tự trắc ẩn để biết cách bao dung cho giới hạn của mình.
Khi luyện tập thay đổi suy nghĩ, hành động và biến chúng thành thói quen, bạn sẽ vững vàng giải quyết những khó khăn của cuộc đời mình.
Đọc thêm các bài viết liên quan tại đây:
> 4 Loại hormones hạnh phúc và cách để khơi dậy chúng
https://vietcetera.com/vn/4-loai-hormones-hanh-phuc-va-cach-de-khoi-day-chung
> Lòng tự trắc ẩn là gì và vì sao bạn cần nó
https://vietcetera.com/vn/long-tu-trac-an-la-gi-va-vi-sao-ban-can-no
eustress 在 GIGAZINE Facebook 的精選貼文
ストレスを受けている人は「人に優しくなれるし人からも優しくされる」ことが判明(2020)
https://gigazine.net/news/20200322-stress-eustress-social-benefits-emotional-support/
eustress 在 Farhaan Rahmat Youtube 的最佳貼文
#motivasi #stress #kemurungan
eustress 在 Eustress or Distress: An Empirical Study of ... - Mental Health 的推薦與評價
Eustress is literally the ”good stress” that associated with positive feelings and health benefits. Previous studies focused on general stress, where the ... ... <看更多>