CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾM ĐOẠT VĂN HÓA (CULTURAL APPORIATION) VÀ VẤN ĐỀ TRONG THỜI TRANG.
Đầu tiên, mình xin phép viết với tâm thế là một thằng máu đỏ da vàng – một thằng người Á nhé. Mình đã có thời gian đi du học tại Úc, đã từng bị mấy anh da màu dọa đấm vào mặt ở bus stop vì trông giống Trung Quốc (Nguyên văn là Hey, Ch*ng Ch*ng!) – đã từng bị người da trắng racist vì lí do là sao không ở đất nước quê hương (là Việt Nam) mà lại mò tới đất nước của họ (Úc) để làm (Vì lúc đó mình vừa học vừa làm thêm – du học sinh nào chẳng vậy) khiến tụi nó mất việc (?) – “Tụi mày hãy cuốn gói khỏi đất nước của tụi tao đi!” (Nguyên văn là vậy). Cho nên sau bao nhiêu tổn thương ở đất khách quê người, mình không quan trọng là người da trắng hay người da màu, mình chỉ yêu và tôn thờ dòng máu của mình. Máu đỏ da vàng.
Rồi – quay lại câu chuyện nổi bật trong thời gian gần đây.Có một bạn tag mình vào vấn đề : “Đó là có hay không việc các rapper Việt Nam đang để dreadlocks là đang chiếm dụng văn hóa. Từ sự ảnh hưởng của các rappers đó mà rất nhiều người trẻ khác đang để dreadlocks với suy nghĩ là đẹp, là ngầu. Nhưng đấy là không tôn trọng người da màu vì mái tóc này liên hệ với văn hóa của họ cũng như những mặt tối về phân biệt chủng tộc mà họ chịu đựng – họ cố gắng blah bloh”..
Nào, hãy quay trở lại về nguồn gốc của Dreadlocks. Chắc có lẽ rất nhiều nguồn thông tin và thông qua cuộc tranh cãi, các bạn đã biết Dreadlocks lịch sử như thế nào. Từ này là một từ nối bao gồm Dread (Sợ hãi) và Locks (Khóa). Kiểu tóc này thực ra đã được sử dụng rất thông dụng trong văn hóa loài người và theo những nguồn thông tin khác, nó không chỉ đơn giản là từ Châu Phi. Điều đáng ngạc nhiên, thì kiểu tóc Dreadlocks thông qua các bức tượng cổ, những bước phù điêu được giới khảo cổ phát hiện thì hiện diện ở rất nhiều nơi. Đó là nền văn hóa của Hy Lạp Cổ, Ai Cập cổ đại (Những xác ướp được tìm thấy với những bộ tóc có lọn như dreadlocks) hay từ những văn minh sông Hằng (Ấn Độ), Tiểu Á.
Vậy chúng ta có quan điểm thứ nhất : Dreadlocks không phải nguồn gốc xuất xứ thuần nhất là từ người da màu.
Tại sao Dreadlocks lại gắn liền với người da màu thì có lẽ nó liên hệ với cái tên của nó. Dread có nghĩa là sợ hãi. Kiểu tóc này được truyền miệng theo thực dân Anh khi xâm chiếm những vùng đất của thổ dân Mau Mau có mang kiểu tóc này. Sau đó với một phong trào đậm chất tôn giáo đó là “Rastafari”. Dreadlocks là một biểu tượng tôn giáo đặc biệt và kết nối họ với thần Jah – thể hiện sự tôn trọng. Cùng với Reggae với biểu tượng Bob Marley cũng mái tóc Dreadlocks đặc trưng, thứ âm nhạc đến từ Jamaica bùng nổ ở những thập niên 70 – 80s và ảnh hưởng tới rất nhiều nơi trên thế giới. Từ đó, người ta bắt đầu cho rằng Dreadlocks là biểu tượng của người da màu. Thực ra thì do đặc điểm về chất tóc, về độ xoăn của người da màu kết hợp với các dòng chảy văn hóa – người da màu hay để Dreadlocks, giống như xài “Do-rag/Durag” mà các rappers Việt Nam hay sử dụng vậy cũng từ văn hóa hiphop Mỹ Phi mà ra. Nhưng nguồn gốc của Durag cũng phức tạp y chang Dreadlocks vậy.
NÀO – HÃY NÓI VỀ CHIẾM DỤNG VĂN HÓA
“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” – Lời của Bác Hồ trong Thư gửi các họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam, được đăng trên Báo Cứu Quốc số 1986 là một điều mình sẽ sử dụng để nói về việc “Chiếm dụng văn hóa”.
Để mình kể cho các bạn nghe một câu chuyện cũng liên quan đến mái tóc từ đất nước hàng xóm Trung Quốc. Đại Minh, triều đại cai trị Trung Quốc từ năm 1368 đến năm 1644 cho đến khi người Mãn Châu lãnh đạo Bát Kỳ tiêu diệt Lý Tự Thành, sáng lập ra triều đại Nhà Thanh – triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Các bạn biết là dân nhà Mình gọi người “Mãn Châu” (sau này là người nhà Thanh) là gì không? Là tụi “Man di” với “Mái tóc đặc trưng của Nam” là cạo trọc phía trước, phía sau để dài và tết lại. Nếu bạn nào có xem những phim của vua Khang Hy hay vua Càn Long là biết được mái tóc này (Hoàn Châu Cách Cách ấy). Sau khi chiếm được Đại Minh, Nhà Thanh thực hiện việc “Đồng hóa dân chúng” bằng cách ép buộc toàn bộ những người nam phải để tóc đó, không là bị phạt hoặc nặng nhất là ép vào tội “Phản loạn” rồi tử hình. Lúc đầu cũng có rất nhiều phản kháng nhưng sau này – như mọi người đều biết, đó là ai cũng để mái tóc đó và trải qua bao nhiêu năm tháng đồng hành cũng nhà Đại Thanh, mái tóc từ của 1 bộ tộc “Man di” thành 1 nét “văn hóa” của Trung Hoa và được lưu truyền tới tận bây giờ.
Mình cho đó là 1 hình thức “Cultural Appropriation” bị ép buộc. Việc “Chiếm dụng văn hóa” này chắc chắn không một người Đại Minh nào lại tìm hiểu rõ về nền văn hóa Mãn Châu trước đó. Mà họ vẫn để tóc đó.
Nhắc tới ngày nay, mọi thứ đều tự do và chẳng ai có thể ép buộc bạn phải để một kiểu tóc như thế nào cả. Cũng như mặc cái quần, mặc cái áo. Mọi thứ đều dễ dàng truyền bá thông qua các social Platform mạng xã hội – đẹp là người ta làm, theo xu hướng là người ta theo. Đó là một bước chuyển biến văn minh của nhân loại, bỏ qua những nét đen tối của lịch sử mà tiếp bước về phía trước. Đa văn hóa, đa sắc tộc.
Và Việt Nam cũng không phải là một điều ngoại lệ. Vốn dĩ toàn bộ các văn hóa đang thịnh hành ở thời điểm hiện tại đó là văn hóa du nhập. Thời trang đường phố, rap, hiphop, breakdance, skateboarding, punk/rock etc… tất cả đều từ nước ngoài vào Việt Nam. Nên việc “Cultural Appropriation” này là 1 điều tất yếu dễ dàng suy đoán được khi mọi thứ quá nhanh và không có nền tảng. Mà cái thời nay thì ai quan tâm mấy cái văn hóa xưa, giờ người ta quan tâm tới lượt likes, tới drama, tới hóng biến thì những mặt tối của ngày xưa. Các bạn nghĩ là nó có đủ độ hấp dẫn với giới trẻ hay không? Xin thưa là không tại thời điểm hiện tại nhưng sẽ là điểm “sáng” trong tương lai.
TAKE IT EASY
Cụm từ “Chiếm dụng văn hóa” này sử dụng hiện tại hơi nặng nề. Theo mình, nó giống như vừa là 1 “Thách thức” vừa là 1 “Cơ hội” vậy. Và chẳng ai trong chúng ta có quyền cấm đoán hay áp đặt người này phải “Không được mặc đồ này” “Không được để kiểu tóc này” vì các bạn ấy không hiểu về văn hóa, nguồn gốc lịch sử của nó cả. Mình cũng đã từng tiêu cực như vậy nhưng nó chỉ giảm bớt “Tình yêu văn hóa” “Tình yêu thời trang” “Tình yêu thẩm mỹ” giữa những con người với nhau và tăng thái độ “Thù địch dân tộc” lên mà thôi.
Câu chuyện Dreadlocks sẽ tương tự với việc mà các bạn không nghe nhạc Rock, không biết về văn hóa Punk/Post Punk mà hay mặc áo in graphics của Iron Maden, Nirvana.. vậy. Đó là một dạng “Chiếm dụng văn hóa” đó, người ta sử dụng sản phẩm mà không hề biết các nhóm nhạc rock lẫy lừng đó như thế nào – thâm chí còn chưa nghe một bài. Thế nên mới nảy ra cái hình ảnh buồn cười là 1 cậu nhóc mặc áo Tee “Nirvana” và nghe Rap của Lil Pump. Có nên gay gắt không? Gay gắt thì cũng chỉ nhận được câu trả lời là “ Tôi thích thì tôi mặc?” và bạn mất đi cơ hội quảng bá văn hóa punk/rock cho một người vừa mặc sản phẩm đó.
“Mở lòng” “Rộng lượng” và “Chia Sẻ” – Đó là những gì mình nghĩ để giải quyết vấn đề về “Cultural Appropriation” này. Người biết thì chia sẻ cho người không biết, người thích thì làm cho người không thích trở nên thú vị, tìm tòi. Thế thì chúng ta lại có thêm những người hiểu sâu về văn hóa mà họ đang mặc, đang làm trên người. Thế thì “Cultural Appropriation” mới bớt đi mà không bị quá Toxic.Văn hóa từ đó mới được truyền đi xa, đi sâu hơn. Mà đó là điều mà bất kì một người yêu văn hóa hay làm văn hóa đang hướng tới. Chứ không phải là “Cấm đoán” “Bắt ép” người khác từ bỏ đi được.
Nên nhớ - thời đại này tự do và chúng ta phải “Thích nghi” với chúng.
Bạn nghĩ sao về việc
Lil Pump cũng để Dreadlocks hát tưng bừng bài Gucci gang xong các anh rappers da màu, những người da màu cũng chill theo mà đâu nói gì về vấn đề tóc tai. Trong khi Lilpump cũng là 1 khứa người Mĩ gốc Colombia và lối sống của khứa cũng bệnh hoạn, không tạo được sự tích cực cho giới trẻ lắm. Drug, alcohol, meaningless lyrics? Nói cho mình nghe thử?
Các bạn hẳn còn nhớ vụ án gây shock nước Mĩ của Trayvon Martin ở Sanford chứ. Một thanh niên 17 tuổi da màu mặc áo hoodie bị bắn chết bởi gã hàng xóm Geogre Zimmerman. Sau đó, những cuộc biểu tình và những chiếc áo Hoodie “Công lý cho Trayvon” cũng được mặc bởi cả người da màu, người da trắng yêu sự hòa bình. Mà trước đó – hoodie là chiếc áo mang “sự đen tối” và dính liền với người da màu- cho giai cấp bình dân, cho sự phạm tội – cho sự bí ẩn. Rồi nó cũng được toàn thế giới mặc đó thôi?
Quan trọng là “Yếu tố con người”. Chiếm dụng văn hóa trở nên xấu hay tốt đó là do yếu tố con người và mục đích của họ.
Để lấy ví dụ như là Gucci – từng bị dính vào một case tiêu biểu về “Chiếm dụng văn hóa” khi vào năm 2019, Gucci từng ra một chiếc áo turtle neck màu đen (Áo cổ lọ) với một viền môi màu đỏ xung quanh miệng ở mùa Thu/Đông 2018. Chiếc áo được bán với giá $890, và hẳn ai nhìn vào cũng biết đó là một dạng “Chiếm dụng văn hóa” khi nó gây liên tưởng trực tiếp tới #Blackface, tới những gì mà người da màu phải làm trong thời kì chiếm hữu nô lệ trước đó. Gucci rõ ràng đang trục lợi trên việc sử dụng văn hóa của người da màu mà chưa tìm hiểu kĩ về nó hoặc vô tình chạm tới. Gucci đã phải xin lỗi.
Hay H&M với “Coolest Monkey in The Jungle” với hình ảnh một cậu bé da màu mặc hoodie in hình đó vậy. Yếu tố văn hóa là một thứ luôn ảnh hưởng sâu nặng tới thời trang và nếu không tìm hiểu về nó thì dễ dàng phạm vào “Cultural Appropriation”.
Mình nói tới các vấn đề trên để liệt kê ra là “Các thương hiệu thời trang đang chiếm dụng văn hóa và TRỤC LỢI CHO THƯƠNG HIỆU CỦA HỌ thông qua doanh thu bán được”. Đó là 1 dạng Chiếm dụng xấu vì nó không mang lợi ích gì cho cộng đồng.
Các rappers Việt Nam thì sử dụng Dreadlocks như 1 dạng họ thấy đẹp, họ bị ảnh hưởng bởi các rappers nước ngoài (Đa phần là da màu) nhưng theo mình nhớ các rappers không phải là người đầu tiên mang Dreadlocks về Việt Nam. Mình thấy từ những năm 2007 rồi, có chăng bây giờ là do họ quá nổi nên chịu sóng lớn thôi. Mục đích của họ là vẻ đẹp cho cá nhân nên cũng không có sử dụng Dreadlocks cho mục đích thương mại gì xấu xa cả.
Chỉ cần các rappers hay những người nào có ảnh hưởng chia sẻ về thứ họ đang mặc, văn hóa - ảnh hưởng ra sao là từ “Vô cực” thành “Tích cực” ngay. Fans của họ, những người theo dõi biết thêm về văn hóa của thứ tóc đó, chả thế lại có lợi cho Dreadlocks được tiếp diễn hay sao?
Còn việc phân biệt chủng tộc nó chẳng phụ thuộc vào cái việc bạn đang mặc gì, đang cầm gì, đang ăn gì vì Có bao nhiêu kẻ ngoài kia, ăn mặc vest sáng sủa, đeo đồng hồ mắc tiền, đi siêu xe, tóc tai mượt loáng vẫn phân biệt chủng tộc đó hay sao? Họ có “Chiếm dụng văn hóa” không – Không. Nhưng họ vẫn phân biệt chủng tộc – vẫn coi những người da màu, da vàng là hạ đẳng đó thôi. Đó là Con người, con người quyết định mọi thứ nhé.
VÀ ĐÂY LÀ TÂM TƯ CỦA MỘT THẰNG MÁU ĐỎ DA VÀNG NHÉ, THAY VÌ LO VỀ “CHIẾM DỤNG VĂN HÓA” CỦA BỌN NƯỚC NGOÀI THÌ CHÚNG TA NÊN LO VỀ “CHẢY MÁU VĂN HÓA” CỦA VIỆT NAM ĐI.
QUAN HỌ BẮC NINH, CA TRÙ, XẨM, ÁO TỨ THÂN, NÓN LÁ.. CÁC LÀNG NGHỀ ĐANG MAI MỘT KÌA. HÒA NHẬP CHỨ ĐỪNG HÒA TAN CÁC BẠN ƠIIIII
ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有4部Youtube影片,追蹤數超過87萬的網紅ขุนเขามีคําตอบ - Answers from Khunkhao,也在其Youtube影片中提到,"เมื่อมีสัจธรรมในหัวใจ หากได้ครอบครองสิ่งใดเราก็จะรักมัน แต่เมื่อสิ่งนั้นจากไป เราก็จะเข้าใจและปล่อยวาง" -ขุนเขา สินธุเสน เขจรบุตร- ติดตามผมได้ที่ O...
「rastafari」的推薦目錄:
- 關於rastafari 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於rastafari 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於rastafari 在 蘋果新聞網 Facebook 的精選貼文
- 關於rastafari 在 ขุนเขามีคําตอบ - Answers from Khunkhao Youtube 的精選貼文
- 關於rastafari 在 PredeeDrum Youtube 的最佳貼文
- 關於rastafari 在 Illslick thelegandary Youtube 的最讚貼文
- 關於rastafari 在 耳邊響起... - TaiwanICDF財團法人國際合作發展基金會 的評價
rastafari 在 Facebook 的最佳貼文
ฟังตั้งแต่ตอน ปวช. 1
rastafari 在 蘋果新聞網 Facebook 的精選貼文
這件要價995英鎊(約3萬8300元台幣)的毛衣遭網友群起撻伐!!
👆挺蘋果!新聞即點即看
【LV出包!新品向牙買加國旗致敬 卻徹底弄錯顏色】
https://bit.ly/3oWqzFT
📱掌握時事,《蘋果》APP免費下載→https://tw.adai.ly/h70aWHaF23
🍎看《蘋果》無廣告,升級壹會員獨享→http://bit.ly/2Z9Gqny
#蘋果國際 #蘋果時尚 #名牌 #LV #LOUISVUITTON #牙買加 #Jamaican #三色國旗 #Rastafari
rastafari 在 ขุนเขามีคําตอบ - Answers from Khunkhao Youtube 的精選貼文
"เมื่อมีสัจธรรมในหัวใจ
หากได้ครอบครองสิ่งใดเราก็จะรักมัน
แต่เมื่อสิ่งนั้นจากไป
เราก็จะเข้าใจและปล่อยวาง"
-ขุนเขา สินธุเสน เขจรบุตร-
ติดตามผมได้ที่
Official Line:
@kskhunkhao (มีเครื่องหมาย @ ด้วยนะครับ)
ลิ้งก์ https://lin.ee/1VT3k3oPo
Facebook: K.S. Khunkhao
ลิ้งก์ https://bit.ly/2Set3Cz
Instagram: ks_khunkhao
ลิ้งก์ https://bit.ly/2S7lwWm
rastafari 在 PredeeDrum Youtube 的最佳貼文
Hello - 4E RASTAFARI (Drum Cover) | Dunk Athipat
Original by
Hello - 4E RASTAFARI
Performed by
Dunk Athipat
「FanPage」
http://www.facebook.com/predeedrum
「YouTube Channel」
http://www.youtube.com/predeedrum
rastafari 在 Illslick thelegandary Youtube 的最讚貼文
ILLSLICK - เวลาฉันเมา Feat. Blacknud [Rastafari]
rastafari 在 耳邊響起... - TaiwanICDF財團法人國際合作發展基金會 的推薦與評價
當我與一個個拉斯塔法里教(Rastafari)教徒擦身,耳邊響起了一首首雷鬼樂,我彷彿能望見他們眼底,那一間間由外商掌控的高級餐廳、渡假村及酒店,宛若被巴比倫攻陷了 ... ... <看更多>