[English Club HEC] Một lần nói hết: 5 BƯỚC TỚI 8.5 IELTS!
Một bài viết đạt hơn 1K like và share trong group English Club HECcủa bạn Như Huyền - dành được 6 học bổng trong thời gian nghỉ dịch. Cả nhà join group để học Tiếng Anh và IELTS free quá những bài sharing chất như nước cất nhé ;)
_______________________________
Nếu bạn là newbie toàn tập, hoặc đang ôn luyện trong tình trạng quay cuồng trong mơ hồ thì mình xin gợi ý lộ trình 5 bước học và thi IELTS như sau:
1/ TẠI SAO THI IELTS?
Mọi việc đều cần phải “Start with WHY”. Bạn cần bằng IELTS để đi du học, để apply học bổng, để được cộng điểm ưu tiên vào cấp 3/Đại học, vì công việc… Một cái WHY đủ lớn sẽ giúp bạn có động lực để vượt qua thử thách và đạt được điểm số bạn mong muốn.
Ngược lại, một cái WHY be bé và nhất thời như kiểu hâm mộ anh này chị kia, học theo phong trào, hoặc xuôi theo “lời đường mật” của các trung tâm Anh ngữ mà đăng ký đại một khóa học… khả năng cao sẽ chẳng đưa bạn đến đâu. Hãy tìm hiểu và suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định dành thời gian, công sức và tiền bạc cho IELTS, bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- IELTS là gì? Bằng IELTS có giá trị như thế nào, trong ngắn hạn và dài hạn?
- Mục tiêu lớn của bạn là gì? IELTS có phục vụ mục tiêu đó không? (Ví dụ: Cái đích cuối cùng là du học bậc Đại học ở Đức, thì có lẽ bạn cần thi bằng B1 tiếng Đức, chứ không phải bằng IELTS)
- IELTS có phải công cụ tối ưu để đạt mục tiêu không, xét theo chi phí và độ “khoai”? (Ví dụ: TOEFL cũng là một chứng chỉ ngoại ngữ phổ biến, lệ phí thi thấp hơn, một số bạn đánh giá TOEFL dễ hơn, vậy tại sao lại thi IELTS mà không phải TOEFL?)
Chốt đơn IELTS rồi, quyết tâm hừng hực rồi mới được nhảy qua bước tiếp theo nhé.
2/ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU SMART
Vẫn là công thức SMART quen thuộc, mình đã từng share rồi:
- SPECIFIC - Cụ thể: Điểm overall bao nhiêu? Điểm thành phần mỗi skill bao nhiêu?
- MEASURABLE - Đo lường được: Điểm số chính là thang đo. Ngoài ra, bạn còn có thể đo lường theo thời gian/số lượng để kiểm soát tiến độ trong quá trình ôn tập, ví dụ: cày 3 full test Listening/tuần, dành 30 phút học từ vựng mỗi sáng, luyện Speaking trong khung giờ 20h-21h.
- ATTAINABLE/ACHIEVABLE - Khả thi, Có thể thực hiện được: đừng đặt mục tiêu “đạt 8.0 IELTS” nếu như xuất phát điểm hiện tại của bạn là mất gốc tiếng Anh. Ý mình không phải là bạn chắc chắn sẽ không đạt được mục tiêu đó, nhưng nó đang “quá tham vọng” so với trình độ, khả năng hiện tại của bạn, và rất có thể sẽ khiến bạn bị ngợp, nản, và sớm bỏ cuộc. Thay vào đó, hãy đặt mục tiêu thực tế, nằm trong khả năng của mình, rồi nâng lên dần dần nhé.
- RELEVANT/REALISTIC - Có liên quan, thực tế: Xét tất cả các yếu tố ngoại lực có ảnh hưởng tới việc học và thi IELTS của bạn. Nếu bạn là học sinh đang nghỉ hè, có nhiều thời gian rảnh thì có thể đặt mục tiêu “tăng 2.0 band trong vòng 2 tháng hè”, nhưng nếu bạn là sinh viên vừa lo chạy assignment, vừa đi intern thì mục tiêu này có lẽ hơi quá sức.
- TIME-BOUND - Có thời hạn: nếu mục tiêu của bạn chỉ dừng lại ở “đạt IELTS 7.5” mà không có deadline nào cả, thì không biết tới bao giờ mới đạt đâu, bạn sẽ liên tục trì hoãn (because it’s human nature=))). “Đạt IELTS 7.5 trong vòng 3 tháng” sẽ là một mục tiêu hiệu quả hơn nhiều, và bạn phải cam kết hoàn thành trước thời hạn nếu không muốn chịu hình phạt nào đó (tự chọn hình phạt nghiêm khắc vào nha). Ai máu chiến thì chọn ngày thi và nộp xèng luôn, từ giờ tới đó còn chừng này thời gian, trả 5 củ cho combo 2 bút chì 1 tẩy hay một tấm bằng xịn xò đẳng cấp quốc tế hoàn toàn do bạn quyết.
3/ BIẾT MÌNH ĐANG Ở ĐÂU
Bước này rất ez, thi thử là xong.
Bạn có thể thi thử online trên các trang web miễn phí: IELTS Online Tests, IELTS Exam, Mini IELTS và IELTS Buddy.
Nhưng mình khuyên các bạn thi thử offline ở ZIM nhé, lệ phí có chút xíu mà trải nghiệm gần với thi thật lắm luôn, còn được feedback Writing và Speaking tại chỗ nếu bạn có nhu cầu nữa. Link đăng ký: https://zim.vn/ielts/thi-thu-ielts-de-thi-ielts-chuan-tu-examiners
4/ ĐỌC BAND DESCRIPTORS
Okay đặt mục tiêu và thi thử xong có mấy con số lù lù ở đó rồi, nhưng mấy số đó có nghĩa là gì?
- Với Writing và Speaking:
Đầu tiên, đọc Band Descriptors cho band score hiện tại của mình (điểm thi thử), viết ra các điểm mạnh, điểm yếu của mình trong từng kỹ năng và từng tiêu chí chấm, hiểu rõ tại sao mình lại đạt band đó mà không phải band thấp/cao hơn.
Sau đó, đọc Band Descriptors cho band score mục tiêu (vừa xác định trong bước 2), nắm được tiêu chuẩn của mức điểm đó, rồi so sánh với với profile của mình hiện tại xem cần cải thiện điều gì. Có thể xem thêm các video sample trên Youtube để hình dung rõ hơn (tra từ khóa “IELTS Speaking Band 8 Sample”, “IELTS Speaking Band 8 Score Explained”). Đó, ôn sao thì ôn, cứ perform như vậy là đạt target nha 😀
- Với Listening và Reading thì đọc cái bảng 2 cột, dò xem để đạt band score mục tiêu thì phải làm đúng bao nhiêu trên 40 câu.
5/ LÊN KẾ HOẠCH VÀ KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ
Từng ngày, từng tuần, từng tháng bạn cần làm gì để hoàn thành mục tiêu đúng hạn.
Một từ khóa rất quan trọng trong việc lập kế hoạch mình mới học được từ anh sếp là “Phasing” - chia giai đoạn. Ví dụ: bạn muốn tăng 2.0 band trong 2 tháng, có thể chia ra thành 2 phase: tháng đầu tăng 1 điểm, tháng sau tăng 1 điểm nữa, hoặc chia thành 4 phase: cứ 2 tuần lại tăng 0.5 band. Kết thúc mỗi phase bạn thi thử 1 lần.
Tại sao cần chia nhỏ mục tiêu lớn thành các giai đoạn nhỏ hơn? Để dễ dàng kiểm soát và chỉnh sửa. Sau 2 tuần, điểm số có cải thiện đúng tiến độ không? Nếu có thì yên tâm học tiếp, còn nếu không thì cần phân tích các yếu tố liên quan (phương pháp, thời gian, cường độ, học liệu…) để xác định và kịp thời giải quyết vấn đề. Chứ cứ lao vào ôn rồi đùng cái đi thi thật trong thấp thỏm lo âu là bạn đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để ôn tập hiệu quả hơn và đạt điểm số tốt nhất trong khả năng của mình rồi đấy.
Cuối cùng, mình có hai điều nho nhỏ muốn nhắn nhủ với mọi người:
1) Mình học chuyên Anh, ôn trong Đội tuyển Quốc gia của Chuyên Ngữ 2 năm, nên mình có nền tảng và xuất phát điểm tốt để đạt điểm IELTS cao, vậy nên không cần so sánh với mình rồi tự áp lực quá, cứ xác định rõ ràng mọi thứ rồi kiên định với lộ trình của mình là được.
2) Mục tiêu của việc học tiếng Anh không phải là để thi IELTS. Đừng chỉ học mẹo, học thủ thuật, học thuộc, học vẹt, lao đầu vào luyện đề. Hãy học thực chất, học để ứng dụng. Khi đã giỏi tiếng Anh rồi thì điểm gì cũng cao thôi.
Trong các post tiếp theo, mình sẽ chia sẻ về Vocab, Listening + Speaking, Reading + Writing. Các bạn phải làm xong 5 bước trong post này thì mới được level up lên các post sau nhé hehe. Tranh thủ mùa dịch ở nhà ngoan ngoãn học hành làm việc, cần gì nhắn hỏi tui chứ đừng ra ngoài nha nha nha.
Stay home, stay safe, stay happy and productive 💞
❤️ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「toefl writing sample」的推薦目錄:
- 關於toefl writing sample 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於toefl writing sample 在 Alexander Wang 王梓沅英文 Facebook 的最佳解答
- 關於toefl writing sample 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於toefl writing sample 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文
- 關於toefl writing sample 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於toefl writing sample 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
- 關於toefl writing sample 在 armiro/TOEFL-iBT-Writing-Samples - GitHub 的評價
- 關於toefl writing sample 在 TOEFL Essay Templates | Toefl, Toefl writing, Integrated writing 的評價
toefl writing sample 在 Alexander Wang 王梓沅英文 Facebook 的最佳解答
【暑期實習】美國 ETS 總部 TOEIC、TOEFL、GRE 試題撰寫給(ㄍㄠ)薪實習,開始招收啦
英語系 / 應用語言學系的學生們,想在 ETS 總部普林斯頓度過充實的 2020年暑假嗎?ETS 又在招募實習生了,提供給大家~(有關申請上的問題請直接寫給下方 email的 Dave Yanchuk,不要寫給我和創勝文教嘿)
2020 ETS English Language Learning & GRE® Verbal Summer Institute: Paid Summer Associate Positions Available
The English Language Learning (ELL) group and the GRE® Verbal group in the Assessment and Learning Technology Development Division of Educational Testing Service (ETS) expect to hire approximately 24 associates for the summer of 2020.
【POSITION OVERVIEW】
ELL summer associates will produce materials for use on large-scale, high-stakes standardized tests of English language proficiency. Each summer associate will work on one of the following:
• TOEFL iBT® Test
The TOEFL iBT test is taken by nonnative speakers of English who are planning to apply to a college or university in an English-speaking country.
• TOEIC® Tests
The TOEIC tests are taken principally by people who need to communicate with both native and nonnative speakers of English in the context of the global workplace.
• GRE Verbal test summer associates will produce materials for use on large-scale, high-stakes standardized tests to assess readiness for graduate-level work. Specifically, they will help develop assessment materials for the Verbal Reasoning measure, which assesses complex verbal reasoning skills.
The test development work is intellectually challenging and rewarding. The work may include:
✔︎ writing items that test knowledge of grammar, vocabulary, and reading comprehension
✔︎ writing items that test analytical reasoning
✔︎ identifying academic texts that are suitable for testing reading comprehension, critical reading, and analytical skills
✔︎ creating conversations and talks that test listening comprehension
✔︎developing scenarios and prompts that allow candidates to demonstrate their speaking or writing skills
【PROGRAM DETAILS】
The program runs from July 6th through August 14th (6 weeks) for all ELL test sections, and from July 6th through July 31st (4 weeks) for GRE Verbal. Summer associates are expected to work 8:30–5:00, Monday through Friday, for their entire program, and will receive attractive compensation.
All work is conducted at the ETS Rosedale campus in Princeton, New Jersey. Summer associates must provide or arrange their own housing and transportation.
【JOB REQUIREMENTS】
The TOEFL iBT test, TOEIC tests, and GRE Verbal test are global measures, so ETS actively seeks candidates who can bring diverse experiences and perspectives to the work. The Summer Institute workforce includes people from a variety of backgrounds, such as undergraduate students, graduate students, teachers, professors, and professional writers. ELL program applicants must have completed at least some undergraduate work to be considered. GRE Verbal applicants must have completed at least a master’s degree (or possess equivalent experience) to be considered.
All summer associates must have appropriate authorization to work in the United States. If you do not currently have U.S. work authorization, please note: Some candidates who receive an offer to be a summer associate may be able to apply for a CPT or an OPT work authorization visa if enrolled at a U.S. university. Check with your university’s international student services office or program coordinator for eligibility before applying to the ETS Summer Institute. CPT visas can usually be acquired quickly, while OPT visas typically take longer. Candidates who receive an offer and who need a CPT or an OPT visa should apply for one of these visas immediately upon accepting our offer. Summer associates must have a very high degree of fluency in English but do not need to be native speakers.
【APPLICATION PROCESS】
Each of the test sections hiring for the summer is associated with a specific work sample. You will need to complete and submit a separate work sample for each test section for which you would like to be considered.
⚑ Directions for completing and submitting your work sample(s), along with a cover letter and résumé, are posted on the ETS Summer Institute Web site at
https://www.ets.org/careers/summer-institute.
Applications are due Friday, January 31, 2020. Applicants are selected mainly on the basis of their performance on the work samples. Work samples will be evaluated in February and March, and you will be notified of your status by Friday, March 13, 2020. For questions, please contact Recruiting
Consultant Dave Yanchuk at DYanchuk@ets.org
SCHEDULE OVERVIEW:
January 31, 2020
Application deadline
March 13, 2020
Applicants notified of decisions
July 6, 2020
July 31, 2020
1st day of the ETS Summer Institute for all test sections
Last day of the GRE Verbal Summer Institute
August 14, 2020
Last day of the ELL Summer Institute
toefl writing sample 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
[Apply Story] - Kinh Nghiệm Săn Học Bổng Toàn Phần Bậc Thạc Sĩ ERASMUS
Cả nhà ơi em có biết tin học bổng danh giá nhất châu Âu vừa được mở hôm qua :D Chiếc học bổng Erasmus Mundus bao trọn các chi phí đi học và được di chuyển học tại các quốc gia khác nhau trong quá trình học đã chính thức được mở đơn mời gọi các sinh viên quốc tế đăng ký học. Chị lục mãi mới tìm được bài của anh TungKevin - một người anh được học bổng này cách đây 9 năm. Anh Tùng học hết cấp 3 tại Viêt Nam sau được học bổng sang Trung Quốc học, vì mới sang nên anh chưa quen cách học của các bạn Trung, GPA không tốt, tiếng Anh là con số 0 tròn trĩnh cũng không có các bài nghiên cứu khoa học xuất sắc nữa. Vậy anh đạt học bổng bằng cách nào nhỉ? Các em có tò mò giống chị không cùng đọc bài tham khảo dưới đây tìm hiểu cách xây dựng hồ sơ của anh nhé.
<3 Share/ Tag bạn bè vào cùng nhau save lại bài viết và lên kế hoạch apply học bổng thôi cả nhà ơi <3
----------------------------------------------------------------
Bây giờ đi vào mục đích chính của bài viết này là chia sẻ kinh nghiệm với các bạn. Đầu tiên là sơ qua về profile và kết quả mùa apply vừa qua của tôi:
Under. School: one in China (unranked)
Major: CS
GPA: 83/100 (ranking:N/A)
Graduated: not yet.
Awards: 2 Gov. Scholarships, 1st Prize HSG toàn diện khối chuyên Toán-Tin ĐHKHTN Hà Nội.
LoRs: 2 Chinese Associate Prof. (unknown)
Foreign languages: Chinese, English (IELTS 7.0) , basic Japanese.
No pubs, no research exp, no work exp.
Hoạt động ngoại khóa: Many.
[Admissions]: NordSecMob (RL 6x), EuMI (RL 9).
[Offers]: ICT Trento Fellowship (tuition fee+€550/month, Declined), UTS Twente (€40k, Declined), HSP for VU Ams(tuition fee+rounded-trip flight tickets+visa fee+€1380/month, Accepted).
PHẦN 1: CÂU CHUYỆN CỦA TÔI
“Thời còn đi học cấp 3, nhìn bạn bè xung quanh ai nấy cũng English pro, rồi lần lượt đi du học, trong khi tôi thì tiếng Anh gần như kém nhất lớp, nên cảm thấy rất tự ti mỗi khi nhắc đến môn học này.Thực ra tôi tin vào khả năng của mình, chỉ là do tôi chưa có điều kiện được học tiếng Anh đến nơi đến chốn mà thôi. Cái giấc mơ được học tiếng Anh của tôi cứ bùng lên rồi bị dập tắt nhiều lần, lý do chính là vì không có điều kiện, và tôi cũng không muốn làm gánh nặng cho mẹ tôi.
Sang TQ học, cái giấc mơ ấy lại bị gác lại vì phải tập trung học cho tốt tiếng Trung để đảm bảo việc học đại học. Gần 2 năm tôi không đụng một tý tiếng Anh nào, đã dốt lại càng dốt hơn. Thời gian đó tôi lại đang nghiền mạng do mới có điều kiện tiếp xúc, nên cũng hay bỏ học hoặc lên lớp chỉ để ngủ do thức đêm nhiều. Thời gian cứ như thế trôi đi, cho đến khi tôi biết có một chương trình học bổng của thành phố nơi tôi đang theo học. Số tiền SHP không thể đủ cho tôi học thêm tiếng Anh đến nơi đến chốn, nếu được học bổng này thì tôi sẽ có đủ tiền học và thi tiếng Anh. Thế là tôi nộp đơn xin học bổng này, kết quả là tôi trượt, trong khi rất nhiều bạn bè của tôi lại được… Tôi không buồn vì nguyên nhân quá đơn giản, bỏ bê học hành như tôi làm sao mà được học bổng. Thế là tôi từ bỏ Internet, quay trở lại học hành tử tế theo đúng khả năng của mình, với mục đích đạt được cái học bổng kia, để bước tiếp trên con đường thực hiện giấc mơ của mình. Chỉ trong 1 học kỳ, tôi đã bứt phá và GPA học kỳ đó đứng top 10 của khoa, để rồi niềm vui vỡ òa khi tính điểm cả năm học, tôi được học bổng của thành phố đợt tôi apply lại lần 2. Tôi bắt đầu đăng ký các lớp học tiếng Anh cơ bản ở trường, những course đầu tiên điểm khá thấp, cũng chỉ khoảng 6x/100, rồi lên dần 7x rồi 8x. Sang năm 3 tôi mới nhận được số tiền học bổng trên, và tôi đã ra quyết tâm cho mình là hết năm 3 phải có được bằng IELTS để apply học bổng học Master. Tôi ném toàn bộ số tiền vào đăng ký lớp luyện thi IELTS và đăng ký thi IELTS, cộng với mua 1 cái mp3 phục vụ cho việc học. Trong vòng 5 tháng liền, tôi hầu như không hề có một ngày nghỉ: trong tuần thì đi học từ sáng tới tối do bài vở năm 3 khá nhiều, cuối tuần thì bắt tàu điện ngầm lên trung tâm luyện thi IELTS. Tôi phải học cách sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất, để vừa đáp ứng được bài vở trên lớp, vừa có thời gian ôn thi IELTS, vừa có thời gian dành cho gia đình và tình yêu xa của tôi. Tháng cuối cùng là lúc tôi bị stress nhất, vì vừa phải làm 1 cái internship, vừa trong giai đoạn nước rút để thi IELTS. Ngay sau ngày kết thúc internship là ngày tôi thi IELTS. Và cuộc sống đã không phụ lòng người, tôi được 7.0 IELTS trong sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên của nhiều người.
Có tấm bằng IELTS trong tay, tôi coi như đã thực hiện được một nửa giấc mơ của mình, lúc đó tôi tràn đầy tự tin và nhiệt huyết để chuẩn bị hồ sơ apply học bổng toàn phần Master. Giai đoạn này tuy có lúc khó khăn và có gặp thất bại, nhưng tôi luôn lạc quan và tin rằng mình sẽ có kết quả xứng đáng với những nỗ lực và cố gắng vừa qua. Để giờ đây, tôi đã thực hiện được giấc mơ của mình, đã có được những suất học bổng danh giá và đáng tự hào.
Cảm ơn bạn bè, gia đình, người yêu đã luôn ở bên cạnh động viên tôi, giúp đỡ tôi những lúc tôi mệt mỏi nhất. Và hy vọng rằng các bạn của tôi, những người đang gặp thất bại tạm thời, sẽ tiếp tục đứng lên và đi tiếp, vì cuộc sống sẽ không phụ lòng những người cố gắng và nỗ lực hết sức mình đâu…”
PHẦN 2: ĐỊNH HƯỚNG
Tôi cũng bắt đầu như mọi người, không biết tìm kiếm học bổng từ đâu, cái mốc cũng chỉ là google với những từ khóa chung chung kiểu như “học bổng du học”, “học bổng toàn phần”, etc. Rồi tôi biết đến VietAbroader, SVDuhoc, tôi đã thức rất nhiều đêm để đọc hết những bài viết hay, những bài SoPs của mọi người, để rồi tôi biết rằng có rất nhiều người họ đã nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn như thế nào để giành được học bổng. Tôi lên giây cót tinh thần cho mình, bất chấp mọi khó khăn cũng phải cố gắng để thực hiện giấc mơ bấy lâu nay.
Vào thời điểm hết năm 3 đại học, điểm của tôi trung bình được 83/100, nhưng điểm năm 1+2 không tốt lắm, chỉ có điểm năm 3 là khá hơn một chút, vì thế tôi bắt đầu tìm kiếm những học bổng mà focus vào điểm năm 3+năm 4. Tôi cũng bắt đầu với US, nhưng rồi tôi thấy học bổng chủ yếu là cho PhD, mà bản thân tôi chưa có ý định học lên PhD, cộng với các nguyên nhân khác như là chưa có GRE…nên tôi từ bỏ US. Sau khi tìm hiểu, tôi chuyển sang Canada, vì hầu như các trường họ chỉ xét điểm của năm 3+4, và điều quan trọng là có học bổng cho bậc Master nữa. Tôi cũng tập tành email cho giáo sư này nọ, khoảng gần 100 cái cho các giáo sư ở đủ các trường, để rồi không hề nhận được câu trả lời nào khả quan… Có một bà Prof. ở trường Manitoba thì có mail qua mail lại với tôi nhiều nhất, keep contact phải đến 2 tháng, nhưng đến thời điểm cuối cùng thì bà lại bảo rằng chỉ có thể nhận tôi làm student chứ không có fund cho tôi, làm tôi ngẩn ngơ vì đã đổ vào đó khá nhiều thời gian công sức để đọc papers của bà (để dựa vào đó mà viết mail)…Sau này tôi mới nhận ra rằng do tôi thiếu Research Exp., vì thế xin học bổng kiểu contact giáo sư là rất khó. Cuối cùng, tôi chuyển hướng sang Europe và bắt đầu tìm hiểu các nguồn học bổng của Europe.
PHẦN 3: TÌM KIẾM HỌC BỔNG
Các kênh tìm kiếm thông tin học bổng của tôi như sau:
– Sử dụng các nguồn thông tin có từ TTVNOL, VietPhd, có hẳn những topics như là “Danh sách học bổng toàn phần” của chị Rome ở TTVNOL, rồi mục học bổng cơ hội các nước bên PhD, tôi ngồi đọc từng bài một rồi tổng hợp lại thông tin.
– Muốn tìm học bổng của một nước nào đó, tôi thường search site studyin+tên nước đó, rồi từ đó link đến các thông tin học bổng. Ví dụ: Study in Sweden – SWEDEN.SE
, studyindenmark.dk, www.studyinnorway.no, studyinaustralia.gov.au, www.nuffic.nl, etc. Các keyword liên quan đến học bổng là: scholarship, funding, financial aid, financial support, grant, award… các bạn cứ tìm những mục có từ khóa đó là ra thông tin.
– Sử dụng các portal về học bổng như là www.getscholarship.net, scholarship-positions.com, www.eastchance.com/anunt_index.asp?q=eu,sch&start=1
– Sử dụng các search engine chuyên dụng, ví dụ như các bạn tìm kiếm học bổng Hà Lan không thể không biết đến www.grantfinder.nl
– Tìm kiếm thông tin có sẵn ở các forum nước ngoài. Như chúng ta đều thấy là các chương trình học bổng dân TQ, Ấn Độ và Pakistan được rất nhiều, vì thế tôi tập trung tìm kiếm thông tin học bổng của forum các nước này. Các site tôi tìm được là pakistanscholarships.com (site của Pakistan, nhưng nhiều thông tin học bổng dành cho quốc tế); bbs.taisha.org, bbs.gter.net (2 forum này của TQ, không biết tiếng Trung bạn vẫn có thể dùng google translate tool để đọc hiểu http://translate.google.com).
– Sử dụng kiến thức về tìm kiếm google. Bạn cần biết đuôi viết tắt của các nước, ví dụ Đan Mạch là .dk, Thụy điển là .se, Đức là .de, Hà Lan là .nl, Bỉ là .be, vân vân. Sau đó tìm kiếm kiểu như sau:
“site:.de master scholarship”, rồi biến hóa keyword đi, thêm các từ chuyên ngành của bạn vào, sẽ ra thông tin học bổng ở các nước tương ứng.
– Theo dõi thông tin về học bổng trên website của Bộ GD&ĐT www.moet.gov.vn , Cục Đào tạo với nước ngoài www.vied.vn, và một số trường đại học tại Việt Nam như Bách khoa HN…
– Sử dụng sự quan sát và phân tích thông tin. Khi tôi ngồi đọc bài trên các forum hay website, thấy bạn nào học trường nào mà có học bổng, tôi liền google ngay về trường đó, rồi tìm đến mục học bổng của trường để tìm.
PHẦN 4: PHÂN TÍCH BẢN THÂN+LỰA CHỌN HỌC BỔNG ĐỂ APPLY
Việc lựa chọn học bổng nào để apply cũng rất quan trọng, vì rải thảm nhiều thì tốn tiền+tốn thời gian, thế nên phải “rải có chọn lọc”, làm sao cho khả năng của mình đạt học bổng là cao nhất. Muốn thế thì phải biết trong tay mình có cái gì, không có cái gì, các cụ ngày xưa đã nói “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” là như thế.
Như đã nói ở trên, khuyết điểm lớn nhất của tôi là không có kinh nghiệm nghiên cứu+kinh nghiệm làm việc và bảng điểm còn khuyết năm cuối (vì tôi apply khi mới hết năm 3). GPA tuy rằng không cao nhưng cũng có thể coi là pass, coi như thỏa mãn điều kiện cần. Điểm mạnh của tôi, tôi nghĩ là SỰ LIỀN MẠCH của các awards mà tôi đạt được, foreign languages và hoạt động ngoại khóa, cộng với một strong spirit mà tôi sẽ thể hiện trong SoP của mình. Nói qua một chút về SỰ LIỀN MẠCH của các awards, trong trường hợp của tôi tức là: kết quả học tập cấp 3 tốt, hết cấp 3 thì có học bổng đi học ở TQ, trong thời gian học ở TQ thì lại được học bổng của nơi theo học. Bản thân tôi thấy rằng đặc điểm này rất quan trọng trong bộ hồ sơ xin học bổng, nó cho hội đồng tuyển sinh thấy được sự XUẤT SẮC LIÊN TỤC của mình, và trong thư của trường VU Amsterdam giới thiệu tôi lên hội đồng xét tuyển HSP, thầy Coordinator đã nhấn mạnh đặc điểm này của tôi (điều mà tôi đã dự tính và thể hiện trong SoP khi apply vào trường). Vì thế tôi khuyên các bạn nên cố gắng thể hiện được đặc điểm này trong bộ hồ sơ xin học bổng của mình.
Sau khi cân nhắc kỹ càng, tôi quyết định apply các học bổng sau:
– Erasmus Mundus course NordSecMob: tôi thích làm về InfoSec nên lúc đầu tôi chỉ apply mỗi course EM này. Vẫn biết rằng EM rất coi trọng độ phù hợp của applicant’s background với course features, thể hiện qua research exp. và work exp., tôi lại thiếu 2 thứ này, nhưng tôi vẫn muốn thử sức với nó vì tôi có đam mê và có tự làm qua một vài thứ liên quan. Tuy nhiên, cũng chính vì thiếu hụt relevant research exp. +work exp. nên phần lớn SoP của tôi nói về những việc mà tôi đã tự làm, tự nghiên cứu, vì thế nên tôi ko còn nhiều space để nói về các điểm khác, đó có lẽ là lý do khiến tôi chỉ được vào RL rank 6x. Khi biết kết quả thì tôi cũng hơi buồn vì RL thấp như vậy, nhưng nghiên cứu lại thì đó cũng là kết quả hợp lý, thứ nhất đây là application đầu tiên của tôi nên chưa có nhiều kinh nghiệm, thứ hai lý do chính là tôi không thể hiện được mình PHÙ HỢP với course này (academically).
– Cái thứ hai tôi apply là University of Twente của Hà Lan. Qua trang web www.grantfinder.nl tôi tìm thấy thông tin học bổng trường Twente(UTS 40k), đọc qua tiêu chí của họ tôi tự thấy mình cũng khá phù hợp, vì học bổng vừa yêu cầu học thuật tốt mà hoạt động ngoại khóa đóng góp cho xã hội cũng tốt, rồi khả năng lãnh đạo, tôi thấy mình đều đáp ứng được. Vì thế tôi đã apply Twente, với mục đích apply cả UTS và xin Nomination của Twente để apply HSP. Cuối cùng họ không cho tôi Nomination HSP, và ban đầu chưa cho tôi Nomination cho UTS, mà bắt tôi chờ đợi tới tháng 4 rồi họ sẽ trả lời. (Lưu ý là học bổng UTS cũng cần Nomination của khoa, rồi hội đồng học bổng của trường sẽ xét lại một lần nữa trước khi đưa ra kết quả cuối cùng). Thầy Co. của khoa mail cho tôi lý do Twente từ chối ko cho tôi Nomination HSP là vì những người được Nomination họ GPA cao hơn tôi. Biết được thông tin này, tôi có cảm nhận là Twente họ khá chú trọng đển GPA, có vẻ đây là tiêu chí họ xét đầu tiên. Thế là tôi đành từ bỏ HSP for Twente, chỉ còn trông chờ vào cơ hội với UTS. Đúng tháng 4, tôi mail lại cho thầy hỏi về UTS, và một điều quan trọng nữa là tôi gửi thêm cho thầy GPA 2 học kỳ mới nhất của tôi (khá cao 3.9x và 3.6x), vì tôi nghĩ họ “thích GPA cao”, cứ gửi thêm biết đâu để lại được ấn tượng và được nominate lên. Quả đúng như vậy, thầy đã nominate tôi lên hội đồng học bổng của trường, và yêu cầu tôi gửi bảng điểm cụ thể của 2 học kỳ này+thesis subject mà tôi đang làm. Finally, tôi được UTS 40k. Như vậy sự phán đoán và tự tin dám làm theo phán đoán của mình cũng rất quan trọng các bạn ạ, vì thế gặp tình huống hãy chịu khó suy nghĩ và đưa ra reaction thật chuẩn.
– Cái thứ 3 tôi apply là VU Ams, với mục đích apply thêm để tăng cơ hội được HSP Nomination. Thật là may, vì VU Ams apply sau Twente khá lâu, cuối cùng lại được Nomination trước, và giúp tôi thành công với HSP. Kinh nghiệm của tôi ở đây là nên có backup cho các plan của mình, đề phòng trường hợp ko như mong muốn xảy ra.
– Cái thứ 4 tôi apply là EuMI, mặc dù năm nay course này ko chính thức như các năm trước, học bổng ko phải là 48k mà chỉ là 15k do các trường tự trích ra, nhưng tôi cứ apply backup, hơn nữa chỉ là apply online tốn có 16k VND tiền fax. Thực ra ban đầu tôi không biết thông tin này, nhưng hay theo dõi website của ICT Trento nên tôi biết năm nay họ cho học bổng của consortium, nên tôi apply, và nghĩ rằng ít người biết thông tin này nên mình có khả năng. Cuối cùng tôi vẫn vào RL rank 9, sau đó thì được ICT Trento cho học bổng trường.
– Các trường còn lại tôi apply là Westminster (UK), PoliTorino (Italy), UNSW(Australia, chuẩn bị apply End. nhưng có lẽ bh thôi).
Nói thêm một chút về lý do tôi chọn apply Hà lan và học bổng HSP: các bạn có thể thấy là hầu như ai apply EM cũng cố gắng apply HSP nếu được. Những người apply EM thì không có giới hạn 2 năm tốt nghiệp, còn HSP thì có giới hạn này, thế nên HSP vô hình chung đã thu nhỏ pool of applicants lại, đã giúp chúng tôi loại bỏ bớt những anh chị có thâm niên công tác và kinh nghiệm nghiên cứu khỏi cuộc chơi. Hơn nữa, để có được Nomination từ các trường cũng coi như là vượt qua 1 vòng. Và quan trọng hơn là trong các tiêu chí của HSP, tôi chỉ thấy có yêu cầu về mặt học thuật xuất sắc, chứ ko thấy nói gì về mặt nghiên cứu hay đi làm, đúng là cái mà tôi đang thiếu.
Một điểm nữa mà có lẽ các bạn ít để ý, đó là các trường Hà Lan thường yêu cầu cả bảng điếm cấp 3 khi apply Master (HSP thì họ nói chung chung là gửi transcripts và bằng, tôi gửi tất cả đại học và cả cấp 3). Profile cấp 3 của tôi khá tốt, càng làm tôi tự tin thêm khi lựa chọn Hà Lan và HSP. Và cuối cùng tôi đã thành công với sự quyết định sáng suốt của mình. Vì thế các bạn nào có profile cấp 3 tốt thì nên nộp cùng khi apply Hà Lan và HSP nhé, có thể sẽ là plus points đấy.
Qua kinh nghiệm của mình, tôi nghĩ việc phân tích ưu khuyết điểm của bản thân và lựa chọn học bổng phù hợp để apply đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt được thành công cuối cùng. Vì thế các bạn hãy chịu khó bỏ thời gian ngồi xem lại chính mình, nhờ mọi người nhận xét, để đưa ra nước cờ tiếp theo chính xác nhất.
PHẦN 5: CHUẨN BỊ HỒ SƠ VÀ APPLY
Sau khi đã lựa chọn cho mình các học bổng để apply, thì giai đoạn chuẩn bị hồ sơ và apply này chính là giai đoạn mệt mỏi nhất, nhọc nhằn nhất, quyết định trực tiếp tới việc bạn có được học bổng hay không. Vì thế các bạn phải tập trung cao nhất có thể cho giai đoạn này.
Có thể thấy rằng, những bạn có profile long lanh (GPA cao, trường top, rank cao, awards đầy mình, LoRs xịn, int’l pubs dắt lưng vài cái, kinh nghiệm làm việc tầm quốc gia quốc tế) thì việc họ apply và được học bổng probably chỉ còn là vấn đề thủ tục, hồ sơ của họ có thể mắc một vài thiếu sót nhỏ, SoP của họ có thể viết không thật hay, nhưng xét cho cùng thì họ vẫn được học bổng vì profile quá mạnh. Vậy thì chúng ta, những con người profile chỉ đủ dùng và sàng sàng nhau, có một vài mặt không thể cạnh tranh nổi với họ, làm thế nào để vẫn được học bổng. Chỉ còn một cách là đề ra chiến thuật apply hợp lý, chuẩn bị application thật cẩn thận, viết SoP LoRs thật hay, mục đích cuối cùng là maximize cơ hội được học bổng của mình, để stand out giữa hàng nghìn hồ sơ khác.
Nói qua một chút về giai đoạn chuẩn bị, tôi thấy rất nhiều bạn thi IELTS/TOEFL đúng vào lúc apply, tức là tầm khoảng tháng 9,10,11, sau đó lấy điểm có được cho vào cùng hồ sơ để nộp. Làm như vậy bạn sẽ không có nhiều thời gian để chuẩn bị tốt cho bộ hồ sơ của mình, vì vừa phải tập trung ôn thi, vừa phải lo các thủ tục giấy tờ, rồi tìm hiểu thông tin về trường. Vậy thì tại sao không tách các việc đó ra, theo từng khoảng thời gian, để ta có được sự chuẩn bị tốt nhất cho từng giai đoạn? Time Schedule của tôi như thế này:
Tháng 7 thi xong và có điểm IELTS –>tháng 8 tìm trường, học bổng+công chứng giấy tờ–> tháng 9 viết SoP+LoRs–>tháng 10 gửi hồ sơ.
Chính vì có một kế hoạch chi tiết như vậy, nên tôi có thể tập trung đầu óc cho mỗi công đoạn để chuẩn bị tốt nhất cho bộ hồ sơ của mình. Và cũng chính vì thế mà các bước tôi làm rất thuận lợi và nhanh chóng, không gặp vướng mắc mấy.
Thế nào được gọi là đã tìm hiểu về trường và học bổng định apply?
Về cơ bản, có nghĩa là bạn đã lục tung website của trường lên, biết được entry requirements là những gì, required documents là cái gì. Nhiều bạn hỏi rằng thấy required docs trên web phải bao gồm các thứ a,b,c, nhưng mình thiếu thứ a hay thiếu thứ b thì có được không. Đã gọi là required documents thì các bạn cứ thế mà chuẩn bị cho đầy đủ, các bạn viết mail hỏi trường những thứ đó họ không trả lời cho thì cũng đừng giận. Một điều nữa là hãy đọc kỹ mục Eligibility của từng học bổng, xem mình có THỎA MÃN TẤT CẢ các điều kiện họ nêu không, để tránh mất thời gian apply và bị loại ngay từ vòng gửi xe. Nhiều bạn apply những học bổng mà họ ghi rõ ràng là chỉ dành cho EU/EEA, thế mà cứ đâm đầu vào apply??? Khi bạn tìm hiểu về trường, xin hãy đọc cái mục FAQs nữa nhé, các câu hỏi mà bạn thắc mắc đa phần là nằm ở đấy. Một số trường hợp bạn không thỏa mãn điều kiện nào đó trong mục Eligibility mà vẫn được apply, thì cứ đọc mục FAQs là có. (Nếu người khác tìm được thông tin bạn cần trên website của trường, mà bạn không tìm được, thì bạn không phù hợp để apply học bổng. Do your homework plz!)
Cơ bản là như thế, còn tìm hiểu một cách chi tiết hơn thì như sau: Google or everything (qua bạn bè, facebook, forum, networking…) để tìm các thứ liên quan đến học bổng đó: phân tích+thống kê tình hình các năm của học bổng(A), yếu tố quan trọng nhất của học bổng đó là gì(B), những người đã apply thành công học bổng đó profile+applications của họ ra sao(C). Muốn đạt được (A), (B) thì chỉ còn cách tự tìm kiếm+đọc bài+tự mình tổng hợp phân tích thông tin mà thôi. Còn muốn đạt được (C) thì ngoài các kênh thông tin trên, bạn có thể vào xem trong khoa trong trường bạn apply có mục Alumni không, nhảy vào đó đọc xem có anh chị VN nào không, đọc bài của họ xem có thu được thông tin gì không (họ học trường nào ra, làm về cái gì, etc…). Nếu mà tìm được contact của họ thì quá tuyệt vời rồi. Tìm được contact thì tốt, chịu khó liên lạc với họ để hỏi kinh nghiệm, but ask intelligent questions plz!. Hãy thể hiện mình là người có chuẩn bị, có tìm hiểu, đừng có cái gì cũng hỏi, không ai đủ kiên nhẫn và nhiệt tình để trả lời cho bạn các vấn đề cỏn con đâu.
Một vấn đề nữa là sắp xếp thông tin: đối với mỗi trường hay mỗi học bổng bạn định apply, hãy tạo một Folder riêng biệt tương ứng trên Bookmark Firefox của bạn, rồi mỗi khi đọc đến các thông tin quan trọng như là requirement, deadline, etc tất tần tật liên quan đến trường hay học bổng đó, hãy save tất cả vào Folder trên. Làm như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bạn đấy!
Về SoPs, LoRs:
Ngoài các yếu tố không thể thay đổi như là GPA, trường học, rank, awards…, thì các bạn chỉ còn có thể trông chờ vào SoPs, LoRs để tăng cơ hội được học bổng mà thôi. Vậy thì viết làm sao thật hay, thật thuyết phục, làm sao để stand out giữa vô vàn applications khác, là vấn đề mà bạn nào cũng quan tâm.
Để có được LoRs hay, thì bạn nên tính trước ít nhất 1 năm. Tại sao tôi lại nói như vậy? Nghĩa là trong quá trình học, bạn đã phải tự chọn cho mình những Referee tiềm năng, người mà có khả năng viết LoR hay cho bạn, hoặc bạn có thể xin chữ ký một cách dễ dàng. Sau đó thì tìm cách tiếp cận những Referee tiềm năng này, thể hiện bản thân của bạn, sao cho Referee đó có ấn tượng tốt về bạn, và HIỂU BẠN LÀ AI. Ví dụ trong trường hợp của tôi, học kỳ 1 năm 3 tôi đã để ý và chọn ra được 2 Referees tiềm năng cho mình. Sau khi đã lựa chọn như vậy, tôi bắt đầu thể hiện mình: tôi cố gắng đăng ký các khóa học mà có 2 Referees này giảng dạy, cố gắng hỏi họ các câu hỏi trên lớp, thi cố gắng đạt điểm cao. Đặc biệt hơn, kỳ mùa hè năm 3 tôi đã chọn một người trong số họ làm Supervisor cái Internship của tôi (và tôi còn được vị này chọn làm team leader nữa). Vì thế, mặc dù 2 Referees của tôi không hề có tiếng tăm, nhưng LoRs mà họ cho tôi thì phải nói là Fantastic!!!
Tới quá trình viết, kinh nghiệm của mọi người+cách viết thì rất nhiều rồi, ở đây tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc viết SoPs và LoRs:
– Tùy theo yêu cầu và tiêu chí của từng học bổng mà viết SoPs+LoRs sao cho người đọc thấy mình PHÙ HỢP với tiêu chí của học bổng đó nhất.
– Thực hiện vòng tuần hoàn Reading—Writing—Revising, tức là đầu tiên đọc những bài mẫu để học cách viết của họ, tìm ý tưởng; sau đó bắt tay vào viết; viết xong thì nhờ mọi người sửa+bản thân mình sửa. Cứ lặp đi lặp lại như vậy đến khi nào có được một bản ưng ý thì thôi.
– Khi viết thì lập Outline các ý cần viết trước (theo kiểu gạch đầu dòng), sau đó phát triển lên thành một bài hoàn chỉnh. Cố gắng TRẢ LỜI HẾT các câu hỏi mà học bổng đó yêu cầu, cố gắng BALANCE các ý, và CONNECT các ý với nhau.
– Trong SoPs hãy cố gắng đề cập nhiều nhất có thể đến những gì KHÔNG CÓ trong các factors khác. Đừng nói nhiều về awards, thành tích học tập mà họ có thể thấy trong CV của bạn, hãy nói về những thứ như là bạn đã làm được những gì liên quan đến ngành học mình đang định apply (Quá khứ), tại sao bạn lại muốn học cao lên về ngành này (Hiện tại), học xong nó thì bạn đạt được cái gì theo dự định (Tương lai).
– Trong LoRs thì hãy chia các đặc điểm của mình ra để viết (HÃY NÊU VÍ DỤ CỤ THỂ CHỨ ĐỪNG VIẾT CHUNG CHUNG), và các LoRs thi thoảng giao nhau ở một hay hai đặc điểm nào đó, để hội đồng thấy được TẤT CẢ ĐIỂM MẠNH trong con người mình.
– Cách làm của bản thân tôi khi viết SoP, LoRs: download các tài liệu hướng dẫn cách viết+collect một vài sample của những người đã apply thành công các loại học bổng, sau đó print them out, rồi ngồi đọc+phân tích các mẫu câu hay, ý hay (dùng highlight pen), cuối cùng là áp dụng vào bài của chính mình với những ví dụ cụ thể của chính mình.
Chuẩn bị xong hồ sơ và gửi hồ sơ đi coi như bạn đã hoàn thành phần lớn công việc của mình rồi đấy, nhưng “công việc hậu trường” thì cũng quan trọng và không thể thiếu sót.
Gửi hồ sơ đi, bạn phải liên lạc với trường để hỏi xem họ đã nhận được hồ sơ chưa, hồ sơ có thiếu sót gì không, để kịp thời bổ sung.
Liên lạc với trường như thế nào cho hiệu quả?
Rất nhiều bạn phàn nàn về việc email hỏi trường mà mãi không thấy reply, tạo nên tâm lý lo lắng và không yên tâm. Xin lưu ý với các bạn rằng, thời điểm apply hồ sơ rất nhiều, và candidates email cho trường rất kinh khủng, nên họ không trả lời hết cũng là điều dễ hiểu. Ở đây tôi quote lại kinh nghiệm mà mình đã viết trên diễn đàn để chia sẻ với các bạn (đối với các trường ở các nước khác cũng áp dụng tương tự):
“Để Twente+các trường khác nhanh chóng reply khi mình contact hỏi han, kinh nghiệm của tớ là: mail hỏi họ tầm 7h-8h sáng (giờ bên họ) + tầm 14h-15h (giờ bên họ). Lúc đó là lúc họ bắt đầu làm việc ca sáng (or ca chiều), bạn mail tầm đó thì sẽ vào Inbox của họ ở Page đầu tiên, là cái mà họ nhìn thấy đầu tiên khi Log in vào mail~~> họ sẽ reply. Tất nhiên đó là suy đoán của riêng cá nhân mình, nhưng mình đã áp dụng cách này khá ok và họ sẽ mail lại luôn trong ngày, hoặc cùng lắm là ngày hôm sau.
Cụ thể đối với Twente, bạn mail tầm 2h chiều Vn nhé. Có thể vào đây để convert timezone: http://www.timezoneconverter.com
Thêm 1 tip nữa đó là cái subject của mail, subject attractive 1 tý thì họ sẽ chú ý hơn. Ví dụ bất kể hỏi cái gì, mình cũng để subject là :”Did you receive my application package?”, hơi củ chuối 1 tý nhưng mà đc việc ”
Các công đoạn như vậy coi như xong, giờ thì chỉ còn chờ đợi mà thôi. Lưu ý trong giai đoạn này vẫn nên giữ liên lạc với trường, để họ có yêu cầu gì mình còn đáp ứng ngay.
PHẦN 6. NHẬN KẾT QUẢ VÀ QUYẾT ĐỊNH
Trong toàn bộ quá trình apply học bổng, yếu tố may mắn cũng luôn được mọi người nhắc đến. Bản thân tôi thì quan niệm rằng, yếu tố may mắn cũng có thể do bản thân chúng ta tạo nên. Bằng cách nào ư? Đó là cố gắng giúp đỡ mọi người xung quanh, thì cuộc sống sẽ mang lại may mắn cho mình.
Nếu bạn nhận được nhiều học bổng, thì từ chối các học bổng mà bạn không định đi một cách nhanh chóng cũng là một cách để giúp đỡ và tạo cơ hội cho người khác đấy. Vì thế xin hãy quyết định nhanh chóng và take action nhé!
PHẦN 7. LỜI KẾT
Mong rằng những kinh nghiệm trên đây của tôi có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình chinh phục học bổng toàn phần, thực hiện giấc mơ du học của bản thân. Và khi đã thành công rồi, xin hãy bỏ chút thời gian quý báu của các bạn quay lại đây chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đến sau nhé.
Source: tungkelvin.wordpress.com
Link: https://bit.ly/319W7fv
#scholarshipforvietamesestudents #hannahed #hannah #scholarship #studyingabroad #applystory #erasmusmundus
#erasmusscholarship #hannahedapplystory
toefl writing sample 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文
toefl writing sample 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
toefl writing sample 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
toefl writing sample 在 TOEFL Essay Templates | Toefl, Toefl writing, Integrated writing 的推薦與評價
TOEFL Writing Templates - TOEFL Resources Sample Essay, Sample Resume, Topic Sentences, Essay. toeflresources. TOEFL Resources. 242 followers. ... <看更多>
toefl writing sample 在 armiro/TOEFL-iBT-Writing-Samples - GitHub 的推薦與評價
Some real test-taker-written writing samples for the TOEFL iBT test, conducted by ETS worldwide. [is_updated_regularly=False] - GitHub ... ... <看更多>