#mentor_in_spotlight #2k3_nulocareer
Mentor #78 'cựu sv lập trình hệ thống nhúng & giác ngộ sau nửa năm bị kẹt ở Pháp'
Dì gửi contact của mentor Đức
FB: https://www.facebook.com/lala7497/
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/lmduc74/
IG: https://www.instagram.com/lala._.7497/
Github: https://github.com/lala74
Blog: https://lala-74.blogspot.com/
Post này là dì dành cho Đức nên phần reply thắc mắc post này là của Đức <3
Chào dì và các bạn,
Mình là La Minh Đức, vừa ra trường năm 2020 chuyên ngành lập trình viên cho hệ thống nhúng. Thật vui vì mình đã tìm được Dì Nulo và chuyên mục #nulo_career này, vì mình cũng đã từng trải qua khoảng thời gian không biết bản thân thích gì hay là hoang mang liệu những lựa chọn của mình có đúng hay không. Khoảng thời gian đó mình chỉ ước có thể gặp và được trò chuyện cùng với những người đi trước thôi. Do đó mình muốn chia sẻ với các bạn quá trình học, đi thực tập và tìm việc của mình, thông qua đó hi vọng các bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và đỡ hoang mang hơn trong những lựa chọn sắp tới nhaa.
~
5 năm đi học của mình
Chương trình học của mình là chương trình liên kết giữa thành phố Huế và các trường kỹ sư tại Pháp, bao gồm 2 năm học các môn đại cương ở Huế và 3 năm học chuyên ngành tại Pháp. Chương trình này cũng xét tuyển dựa trên điểm đại học như những trường khác, chỉ khác là chỉ chỉ tiêu chỉ tầm 15-20 người 1 năm (nếu các bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về chương trình này thì đừng ngại cmt ở dưới post nhée :D).
Bắt đầu từ 2 năm mình học ở Huế nhé, 2 năm này mình được học tiếng Pháp và các môn đại cương từ giáo trình ở Pháp gửi qua. Thật sự thì 2 năm này mình học cực kì giỡn chơi, cứ nghĩ là qua Pháp rồi bắt đầu chưa muộn, cũng nghe là tụi Tây nó không giỏi toán như châu Á đâu rồi còn tự nhủ là đi du học thì ngoại ngữ sẽ tự động ổn thôi. Nhưng đời không như là mơ các bạn ạ, qua Pháp thì đã muộn lắm rồi, chương trình thì ngoài toán còn 1 tỉ môn khác cũng như ngoại ngữ thì chẳng ổn tí nào 🤦♂️
Năm 3 là năm đầu tiên mình học ở Pháp và thật sự mình đã sốc văn hóa. Các bạn tưởng tượng cảnh mình từ một đứa cực kì ít khi tâm sự và không bao giờ nhận sai đã nói với ba mẹ rằng chắc con chọn sai rồi. Lúc đó nếu bắt đầu lại từ đầu thì coi như mình mất 3 năm cũng như một khoản tiền lớn nên đành tự nhủ cố gắng rồi lên năm 4 sẽ đỡ hơn. Nhưng cơn mơ của mình vẫn chưa hết các bạn à, lúc đó mình mới thấm được câu cái gì cũng phải có quá trình. Cũng giống như các bạn xem phim Hàn á, có xem cả trăm bộ phim thì vẫn không thể nào nói tiếng Hàn được, phải có học tập từng bước một. Mình cũng vậy, hằng ngày ""xem"" các bạn Pháp nói tiếng Pháp và tiếng Pháp của mình vẫn mãi lẹt đẹt như thế. Lúc đó mình có nhận ra là mình thích học lập trình nhưng mà trường chỉ có mỗi một môn về cơ bản C/C++ vì ngành mình chọn là ""Quản lý hệ thống công nghiệp"" mà 🤦♂️ .......
Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi mình đi thực tập năm 4 cho một công ty startup ở Pháp. Thời gian đó thật sự khó khăn vì tiền lương của mình là 550e nhưng tiền nhà đã 200e, tiền ăn 200e nữa nên mình chỉ vừa đủ sống. Nhưng khoảng thời gian đó mình đã gặp được mentor cực kì tốt, anh ấy hướng dẫn mình bắt đầu lại với tiếng Pháp, lập trình và cả văn hóa của người Pháp nữa. Mình thật sự may mắn vì đã gặp được mentor như vậy, nếu không thì có lẽ đến bây giờ mình vẫn còn hoang mang rồi á =)) Lúc đó mình nhận ra là sự hoang mang đến từ việc thiếu hiểu biết. Mình chẳng tham khảo ai khi chọn ngành, cũng không tìm hiểu trước khi qua Pháp nên con đường nào đối với mình cũng như nhau, thành ra mình chả biết phải chọn con đường nào cả. Nên một lần nữa mình muốn nhắn với các bạn rằng đừng ngại hỏi han, tham khảo ý kiến mọi người nhe, một khi các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về các con đường cần chọn lựa, thì việc lựa chọn sẽ dễ dàng hơn nhiều đấy.
~
6 tháng từ ngày kết thúc việc học đại học
Gọi là kết thúc nhưng sự thật là mình vẫn chưa tốt nghiệp, và các bạn có biết lý do là gì không, là vì mình chưa có bằng tiếng pháp đó á 🤦♂️ Nghe nó buồn cười lắm nhỉ, học tiếng Pháp 2 năm ở Việt Nam, sang Pháp du học 3 năm nữa nhưng mình vẫn không đủ trình độ tiếng Pháp. Và cũng không chỉ riêng mình mà còn bạn bè mình, những người mình biết cũng đang đi du học...
và...
vẫn không đủ trình độ ngoại ngữ. Bị sự thật ấy vả vào mặt làm mình nhận ra rằng môi trường cũng không thể giúp được bạn nếu như bản thân không cố gắng. Cứ nghĩ đi du học sẽ khác nhưng mọi thứ đối với mình có lẽ vẫn như vậy mà thôi.
À lúc đó mình còn quyết định về Việt Nam nữa, mặc dù công ty mình thực tập năm 5 nhận mình làm tiếp chính thức nhưng mình đã từ chối. Quyết định về lúc đó thật sự khó khăn với mình vì mình vừa ra trường, chương trình đào tạo thì trái ngành, hầu hết kiến thức đều tự học nhưng sau một thời gian suy nghĩ thì mình vẫn quyết định về nước. Lý do lớn nhất mà mình muốn về Việt Nam chính là rào cản ngôn ngữ và văn hóa. Hầu như đến 90% ý kiến của những người mình tham khảo đều nghiêng về phía ở lại, chỉ có rất ít người ủng hộ việc về nước lúc đó của mình. Nhưng mình biết rằng việc ở lại lúc đó không giúp ích gì cho quá trình phát triển bản thân cả. Sau 2 kì thực tập năm 4 và năm 5 thì mình đã nói chuyện được với các mentor, đã làm được việc trong công ty nhưng chỉ dừng ở phía technical skills. Còn softskills, các network của mình có lẽ càng ngày càng tệ thêm nên vì thế mình đã chọn lựa trở về Việt Nam (tới tận lúc này mình mới biết cuộc sống không chỉ có mỗi làm việc á, chứ trước kia lúc mới sang Pháp mình không hề có ý định về đâu, chỉ nghĩ cứ làm thật tốt, có việc có lương là ok hết cả rồi ~ đúng là tấm chiếu mới mà 😢)
6 tháng đó mình mắc kẹt ở Pháp á (gọi là mắc kẹt vì lúc đó dịch, muốn về phải đăng kí với Đại Sứ Quán nhưng mình bị từ chối mấy lần lận =))) Thời gian mắc kẹt đó thật sự cực kì chán luôn á các bạn, sáng dậy mình check mail xem có tin nhắn của Đại Sứ Quán không, rồi ăn nằm ở nhà cả ngày tới tối check mail lần nữa rồi đi ngủ, cứ như vậy 6 tháng á. Đi làm không được vì dịch xin chả ai cho, ra đường thì phải viết giấy mang khẩu trang. Nói chung là cuộc sống của mình lúc đó chỉ tóm gọn trong 4 bức tường của phòng trọ. Hằng ngày nhìn bạn bè đi làm, tốt nghiệp còn mình cứ ở nhà không biết làm gì, cảm giác đó khó tả lắm. May mắn là lúc đó mình ở chung với một đứa em nên cuộc sống vẫn đỡ cô đơn hơn nhiều.
Thời kỳ đó thật sự đáng sợ nhưng đối với mình đó vẫn là một khoảng thời gian quý giá. Vì lúc đó mình cực kỳ rảnh nên đã đầu tư phát triển bản thân nhiều hơn. Mình ôn lại tiếng Pháp (và cũng đủ trình độ tốt nghiệp luôn đó các bạn \m/), học thêm về lập trình, nói chuyện nhiều hơn với người thân của mình (đặc biệt là ba mẹ, trước đó mình hiếm khi chủ động gọi về nhà lắm á). 6 tháng đấy làm mình quý trọng hơn các mối quan hệ xung quanh mình, biết trân trọng những thứ lâu nay mình may mắn có được mà không để ý đến.
~
2 tháng vừa qua
Rồi cũng đến ngày mà mình được Đại Sứ Quán chấp nhận cho về \m/ Lúc đó mình vui còn hơn trúng xổ số nữa =))) cảm giác sắp được về nhà lại mừng lắm á các bạn. Rồi thời gian 2 tuần ở khu cách ly cũng làm mình thay đổi nhiều lắm (nhưng mà bài review khu cách ly thì phải để dịp khác thôi, không thì không ai đọc bài của mình nữa mất =))) Mình chợt nhận ra là khi nào mình thật sự rảnh thì lúc đó bản thân mình thay đổi nhiều nhất, có lẽ vì rảnh quá nên bắt đầu để ý, suy nghĩ nhiều hơn, từ đó rút ra được nhiều thứ mà lâu nay vì ham chơi quá không có thấy 🤦♂️
Về Việt Nam ăn chơi Tết hết 1 tháng thì mình bắt đầu tìm việc và kết quả thật sự nằm ngoài sức mong đợi của mình: mình đã nộp cv gần 10 nơi, có 6 nơi hẹn phỏng vấn và cuối cùng là 5 công ty nhận mình vào làm. Hầu hết feedback của các anh chị phỏng vấn mình đều là technical còn yếu nhưng ngoại ngữ tốt, suy nghĩ chín chắn, có potential nên nhận vào làm (một đứa trẻ trâu như mình nghe feedback mà giật mình luôn :D) Nếu thật sự như vậy thì chính khoảng thời gian 6 tháng cô đơn ở Pháp kia đã giúp mình có được kết quả như ngày hôm nay đấy.
~
Đó là câu chuyện của mình từ một đứa lạc trôi chọn sai ngành tại Pháp giờ đã chuẩn bị đi làm ở Việt Nam. Chưa biết tương lai như thế nào nhưng hiện tại thì mình đã cảm thấy tự tin hơn vào quyết định của bản thân và bắt đầu tự lo cho cuộc sống của mình được rồi.
~
Dưới đây là những lời khuyên của mình dành cho bản thân mình :D Hi vọng các bạn sẽ rút ra được gì đó từ bài viết của mình nha, nếu có câu hỏi thì đừng ngại ngùng cmt ha 😋
1. Bắt đầu mọi thứ sớm nhất có thể.
2. Khoảng thời gian thực tập là để học, tiền lương chỉ nên nằm ở vị trí thứ 2, tuesday, thứ 4 gì đó nha.
3. Networking, softskill cũng quan trọng không khác gì hardskill cả.
4. Tham khảo, tìm hiểu kỹ về các con đường mình sẽ chọn - một khi các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về các con đường cần chọn lựa, thì việc lựa chọn sẽ dễ dàng hơn nhiều đấy (hay quá nên ghi lại =))))
5. Quyết định cuối cùng là ở bản thân mình. Đối với mình thì việc phát triển bản thân một cách toàn diện vẫn là ưu tiên số 1."
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「technical skills cv」的推薦目錄:
- 關於technical skills cv 在 Bà Dì Nulo Facebook 的精選貼文
- 關於technical skills cv 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於technical skills cv 在 全職獵人FullTime Headhunter Facebook 的最讚貼文
- 關於technical skills cv 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳貼文
- 關於technical skills cv 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
- 關於technical skills cv 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
- 關於technical skills cv 在 20+ Skills for a Resume: Examples & How to List Them in 2020 的評價
- 關於technical skills cv 在 Top skills that an employer look for on your resume - YouTube 的評價
technical skills cv 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
#HannahEdApplyTips 07 LỖI LOGIC KHI XIN HỌC BỔNG THẠC SỸ/TIẾN SỸ: TẠI SAO TƯ DUY LOGIC LÀ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG?
“Tư duy logic (logical thinking) được hiểu là ‘là một cách sắp xếp và sử dụng thông tin. Các vấn đề hoặc tình huống liên quan đến tư duy logic đòi hỏi tư duy cấu trúc (structure), nắm rõ các mối quan hệ giữa các sự kiện (facts), và khả năng tạo ra các liên kết (chains) trong lập luận để tạo ra ý nghĩa’ (Karl Albrecht 1984: 3). … Tư duy logic có vai trò nền tảng đối với tất cả các bước và các nhiệm vụ trong việc ứng tuyển học bổng, bắt đầu từ việc tập hợp hồ sơ, xây dựng các thành phần của hồ sơ như viết SOP (statement of purpose), chuẩn bị LOR (letter of recommendation), làm các bài luận (essays), viết đề cương nghiên cứu (research proposal), cho tới việc nộp hồ sơ, và chuẩn bị phỏng vấn. Có nghĩa là, bạn không chỉ cần thể hiện tư duy logic ở việc viết, mà còn trong phỏng vấn, và ở cả việc thực hiện các tác vụ mang tính văn phòng (sắp xếp, tập hợp file, hay format văn bản).”
Đây cũng chính là phần mở đầu mà Anh Kiên Nguyễn, PhD Student ở ĐH Monash mới chia sẻ, chị thấy bài viết rất hữu ích đối với các bạn Schofans chuẩn bị khi làm hồ sơ du học. Mời mọi người cùng đón đọc nhé ❤
“Bài viết này tương đối cơ bản, dành cho các bạn ứng tuyển học bổng cả bậc thạc sỹ và tiến sĩ. Dĩ nhiên, các bạn ứng tuyển các học bổng ngắn hạn khác cũng có thể tìm thấy đôi điều có ích. Sau đây, mình tổng kết thành 7 lỗi logic cơ bản khiến hồ sơ của bạn dễ thất bại.
1. Không tuân theo trật tự đã cho
Cứ tưởng tượng, bạn vào nhà hàng và gọi điểm tâm và món chính, nhà hàng mang ra món chính rồi sau đó mới điểm tâm. Đó là một lỗi logic sơ đẳng. Công việc ứng tuyển học bổng cũng vậy. Luôn đầy những nhiệm vụ cần phải sắp xếp tác vụ và mọi thứ theo một trật tự logic đã cho – tức theo yêu cầu của học bổng. Lấy ví dụ một công việc nhẹ nhàng nhất là tập hợp các bản mềm cho một bộ hồ sơ. Với việc hiện nay các hồ sơ chủ yếu nộp online, các thành phần của hồ sơ đều có thể nộp dưới dạng bản mềm (file điện tử). Nếu yêu cầu của học bổng là gửi hồ sơ của bạn tới địa chỉ email của hội đồng học bổng thì việc bạn sắp xếp các files này trong thư gửi lại là rất quan trọng. Không cẩn thận, bạn có thể bị loại ngay từ vòng ngày.
Ví dụ: Một học bổng PhD yêu cầu bạn phải nộp một hồ sơ gồm các thành phần sau: certificates and academic transcripts, certified proof of citizenship status, proof of residency status, evidence of English language proficiency, contact details for two Academic Referees, research case, research proposal, and list of research output.
Khi nộp lại bạn được yêu cầu gửi một tập (folder) tài liệu gồm các thành phần trên. Nhiều bạn không chú ý đến việc đơn giản này và gửi lại một folder để các file lẫn lộn. Máy tính sẽ tự động sắp xếp các file theo bảng chữ cái. Và như thế người nhận sẽ không nhìn thấy được một trật tự các file như họ yêu cầu. Điều này khiến họ rất mất thời gian để check xem liệu bạn có bị thiếu file nào không. Và nếu họ bỏ qua gửi lên hội đồng cao hơn, bạn có thể bị chấm thất bại.
Do đó, trong một folder, bạn cần biết sắp xếp nó thành thứ tự như học bổng đưa ra. Chẳng hạn, cách đánh số đơn giản giúp bạn duy trì trật tự file theo đúng yêu cầu học bổng:
1_Certificates and academic transcripts
2_Proof of citizenship status
3_Proof of residency status
4_Evidence of English language proficiency
5_Referees contact details_Mr A & Ms B
6_Research Case
7_Research Proposal
8_Research Output
Với cách sắp xếp có đánh số, các bạn có thể zip toàn bộ files trong hồ sơ và gửi đi. Khi gửi đi, người nhận sẽ nhận được bộ hồ sơ mà các files được sắp xếp theo đúng trật tự họ yêu cầu.
Bên cạnh việc rất đơn giản như sắp xếp file điện tử, lỗi không tuân theo trật tự định sẵn còn diễn ra ở nhiều hạng mục khác của học bổng chẳng hạn như việc làm bài luận. Đề bài cho sẵn những ý nào, theo trật tự gì là tương đối rõ, thì việc bạn viết bài luận để làm rõ những điểm đó cần theo trật tự đưa ra. Vấn đề này mình sẽ bàn sâu thêm ở một bài khác.
2. Sắp xếp không theo trình tự thời gian
Trình tự thời gian nói về việc sắp xếp sao cho cái nào sinh ra trước thì bỏ trước, cái nào sinh ra sau thì bỏ sau, hoặc ngược lại.
Chẳng hạn, chúng ta xem xét ví dụ sau. Một bạn ứng tuyển bậc PhD viết các nhiệm vụ đã thực hiện cho một vị trí gọi là ‘Facilities Assistant’ trong CV. Lúc đầu bạn ấy viết thế này:
(01) Supervision of the CPA Centre including room set-up and event coordination.
(02) Maintaining Audio-Visual equipment during events and meetings and acting as a trouble-shooter.
(03) Meeting and greeting attendees during events.
(04) Acting as a First-Aid and Fire Warden to ensure all OH&S and emergency procedures are followed.
Để thấy vấn đề về logic ở đây, bạn cần phải tìm ra cơ sở chung của các nhiệm vụ trên. Nếu các bạn chú ý, có thể thấy xuyên suốt các nhiệm vụ của bạn ý việc liên quan đến tổ chức sự kiện – events (ngoại trừ ý số 04). Một event thường có 3 giai đoạn chính – chuẩn bị, quản lý lúc event diễn ra, và quản lý sau event. Vậy 4 ý này có vấn đề gì?
- Ý 01 liên quan đến giai đoạn chuẩn bị (phòng ốc) cho event (1.1), nhưng lại bao gồm cả điều phối event (1.2)
- Ý 02 liên quan đến các vấn đề điều phối event gồm các vấn đề bảo quản và xử lý sự cố về equipment.
- Ý 03 liên quan đến khởi đầu event – đón tiếp khách mời.
- Ý 04 liên quan đến một nhiệm vụ khác không phải event.
Như vậy, bạn ấy đang vi phạm logic thời gian. Ý một về giai đoạn chuẩn bị ở đầu là đúng. Ý hai nói về điều phối event – tức giai đoạn giữa. Còn ý ba là thuộc giai đoạn khi event mới bắt đầu diễn ra, đáng lẽ cần được đặt trước ý hai thì lại để sau. Vậy, theo đúng trình tự thời gian ta có:
(01=I) Prepared for events including room set-up
(03=II) Coordinated events including greeting and meeting attendees.
(02=III) Maintained Audio-Visual equipment during events and meetings.
(04=IV) Acted as a First-Aid and Fire Warden to ensure all WHS and emergency procedures are followed.
Có một vài thành phần học bổng, chẳng hạn như khi bạn liệt kê các bằng cấp hoặc dự án đã làm trong CV, thì thông thường người ta liệt kê các bằng cấp hoặc các dự án mới đạt được trước, rồi đi lùi về các mốc thời gian cũ hơn.
3. Không đồng chất
Khi chúng ta trình bày các dữ kiện, nhóm vấn đề, chúng ta cần chú ý đến việc làm sao tạo ra sự đồng nhất giữa các thành phần ngang hàng. Một trong những lỗi logic phổ biến là cách sử dụng ngôn ngữ không thống nhất (inconsistent).
Trong ví dụ ở mục 2, có thể thấy, item 01 khác biệt với các items còn lại vì bạn ấy sử dụng danh từ (supervision) để mô tả nhiệm vụ, trong khi các items còn lại bắt đầu bằng danh động từ (V-ing). Vấn đề không phải cách dùng nào là sai, mà là dùng không thống nhất. Lỗi này tuy nhỏ, nhưng lại khá phổ biến và có thể đập ngay vào mắt người đọc.
Các lỗi tương tự như sử dụng lẫn lộn giữa Anh Mỹ và Anh Anh, hay lúc thì bôi đậm lúc thì in nghiêng, lúc đặt heading lúc không, v.v., nếu không phải phục vụ mục đích ‘highlight’ nào đó, thì hầu như đều tạo ra ấn tượng của không thống nhất và có thể ảnh hưởng đến chất lượng của hồ sơ của bạn. Để sửa lỗi này thì các bạn cần chọn quá trình chỉnh sửa nhiều lần và nhờ người khác đọc hộ (proofread) để phát hiện lỗi.
4. Sắp xếp không ngang hàng
Khá gần với đến việc không đồng chất là việc sắp xếp không ngang hàng do xác định sai quan hệ tập hợp. Chẳng hạn, một bạn ứng tuyển thạc sĩ liệt kê các kỹ năng của bạn ấy như sau:
Leadership
Interpersonal
Teamwork
Critical thinking
Intemediate use of Epidata
Proficient use of MS Office (Word, PowerPoint, Visio, Excel)
Ngoài vấn đề về tính thống nhất (lúc thì có đánh giá về trình độ sử dụng – intermediate use, proficient use, lúc thì không), thì bạn này còn gặp phải vấn đề xác định sai quan hệ logic. Đáng lẽ A là tập con của B thì lại đặt A ngang hàng với B. Interpersonal skills (các kỹ năng liên cá nhân) là một tập hợp gồm nhiều các kỹ năng mềm gồm cả lãnh đạo và làm việc nhóm. Như vậy, chúng ta không thể đặt ngang hàng một tập hợp mẹ (interpersonal skill) với tập con (leadership and teamwork) được.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được hai ý cuối nói về dạng kỹ năng khác, không nằm trong interpersonal skills. Đó là các kỹ năng kỹ thuật/chuyên môn (technical skills). Do đó, điều cần thiết là phải phân biệt được các items thuộc nhóm nào, các nhóm này có quan hệ logic gì với nhau, và sau đó xếp đặt chúng vào một trật tự logic.
5. Tự giả định ngầm rằng A bằng/là B
Lỗi logic này liên quan đến việc bạn tự giả định ngầm rằng cái này bằng cái kia. Lấy ví dụ trong chương trình học bổng Chevening, khi chuẩn bị cho phỏng vấn có câu hỏi thế này: Tại sao bạn lại chọn học bổng Chevening (A)?
Một bạn trả lời:
(i) Vì chính phủ Anh (có hợp tác với chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực XYZ nên việc học của tôi sẽ giúp tăng cường hợp tác đó;
(ii) Vì các đại học Anh (C) là những đại học hàng đầu thế giới.
Trong cả hai câu trả lời này, chúng ta thấy đều không hợp logic vì bạn này đã thực hiện một giả định ngầm:
• Học bổng Chevening (A) = Chính phủ Anh quốc (B)
• Học bổng Chevening (A) = Đại học Anh quốc (C)
Mặc dù học bổng Chevening có liên quan mật thiết đến chính phủ Anh quốc và đại học ở Anh quốc, nhưng các thực thể này hoàn toàn độc lập và khác nhau (A#B#C). Học bổng Chevening chỉ là một trong những chương trình/hoạt động của Chính phủ Anh quốc, và học bổng này chỉ là một trong những con đường đến đến đại học Anh quốc. Việc bạn này trả lời lý do chọn học bổng Chevening bằng cách sử dụng hai thực thể B và C là sai về logic.
6. Thiếu logic hệ thống
Nếu xem toàn bộ hồ sơ xin học bổng của bạn là một tổng thể (hệ thống) thì mỗi thành phần từ thư giới thiệu, SOP, bài luận, CV, bảng điểm và bằng cấp, các giấy chứng nhận, kinh nghiệm làm việc, hay xuất bản phẩm là một bộ phận. Các bộ phận cần kết dính với nhau một cách biện chứng, nhịp nhàng, sao cho người đọc không thấy mâu thuẫn, khó hiểu.
Tuy điều này quan trọng như vậy, nhưng nhiều bạn lại xây dựng hồ sơ một cách thiếu nhất quán và khập khiễng. Một số lỗi sau có thể tìm thấy:
- TÊN của cùng một đề tài, dự án, hoạt động để mỗi nơi một kiểu, đặc biệt là khác biệt giữa LOR, CV, cover letter;
- SOP nói bạn có kinh nghiệm liên quan đến nghiên cứu vấn đề A, nhưng trong mục kinh nghiệm nghiên cứu của CV lại không đề cập đến;
- SOP nêu lên CHUYỂN ĐỔI ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU của bạn, nhưng các tài liệu khác đặc biệt là CV không thể hiện được bước chuyển này qua các sự kiện;
- Kể về cùng một sự kiện để làm ví dụ, bài luận nói một kiểu, phỏng vấn lại nói kiểu khác;
- v.v.
7. Cách tiếp cận logic không phù hợp
Về cơ bản, để biện hộ cho lý lẽ mình đưa ra (claim), bạn có thể sử dụng hai loại logic lập luận. Một là logic diễn dịch (deductive reasoning) và hai là logic quy nạp (inductive reasoning). Logic diễn dịch là logic đi từ các nguyên lý chung tới các trường hợp cụ thể nào đó. Ví dụ:
- (1) Nhìn chung, A là một người tốt bụng. Vì:
- (2) Lúc đi trên đường, A thường giúp người già đi sang đường
- (3) A thường làm từ thiện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Ở đây, ý 1 là ý chung và nó được minh chứng ra ở ý 2 và ý 3 – là các ví dụ làm sáng rõ cho ý 1.
Logic quy nạp thì ngược lại, đi từ các trường hợp cụ thể tới một kết luận chung về các trường hợp đó.
- (1) A thường làm từ thiện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
- (2) Lúc đi trên đường, A thường giúp người già đi sang đường
- (3) Suy ra, A là một người tốt bụng.
Sau này khi các bạn viết luận hay viết văn academic, thì bạn có thể sử dụng logic nào cũng được, miễn là các ý phải mạch lạc và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong bối cảnh ứng tuyển học bổng, mình thường khuyên các bạn nên dùng logic diễn dịch. Vì logic này đi thẳng vào vấn đề nhanh hơn, giúp người chấm học bổng nhanh chóng nắm bắt được ý bạn muốn nói là gì (claim). Trong khi đó, logic quy nạp có thể khiến bạn đi mãi đi mãi mà chưa thấy kết luận ở đâu. Điều này càng trở nên bức thiết khi bạn trả lời phỏng vấn. Nếu bạn nói không rõ các ý và không rõ các trạng từ chỉ báo ý và từ nối chỉ báo chuyển ý thì càng làm người nghe khó nhận biết bạn đang ở đâu và vì sao bạn lại đến được kết luận như vậy.
CHỐT LẠI, mặc dù mỗi người chúng ta, với nền tảng văn hóa xã hội khác nhau, có lối tư duy logic riêng, nhưng nhìn chung, chúng ta đều chia sẻ những mẫu số chung trong việc suy nghĩ và nắm bắt tri thức. Có nghĩa là các thành viên trong hội đồng xét duyệt học bổng có những điểm chung trong việc nắm bắt thông tin với chúng ta. Do đó, sử dụng tư duy logic mạch lạc để trình bày và truyền đạt ý tưởng tới họ là cách an toàn, chắc chắn nhất để họ hiểu đúng ý mình và đánh giá đúng (chưa nói đến việc đánh giá cao) phẩm chất của mình.
Và CÁI HAY CỦA TƯ DUY LOGIC LÀ BẠN KHÔNG CẦN PHẢI CÓ THIÊN PHÚ, MÀ HOÀN TOÀN CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC THÔNG QUA KIÊN TRÌ LUYỆN TẬP. Nếu chú tâm đến logic và thực hành logic kể cả trong các tình huống hàng ngày chẳng hạn như đi phơi quần áo thì phơi quần với quần, áo với áo, thì bạn dần dần sẽ có một thói quen phản xạ logic đối với các vấn đề/tình huống phát sinh. Điều này sẽ giúp bạn trở thành một ứng cử viên sáng giá hơn cho học bổng mà bạn lựa chọn. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn một phần nào đó trên con đường chinh phục ước mơ của mình. Nếu các bạn đi qua có thể góp ý dưới đây để cải thiện bài viết thì càng đáng quý.
📚 ☘️Các bạn muốn chuẩn bị xin học bổng có cả Thạc sỹ và Tiến sỹ cần hướng dẫn, mentor đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, review hồ sơ, tập phỏng vấn HannahEd luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa với các nội dung từ a=> z về tìm học bổng, làm hồ sơ trong đó có cả viết CV, LOR, essay, tập phỏng vấn nhé:
Lịch học mới nhất của các lớp: http://tiny.cc/HannahEdClass.
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
http://tiny.cc/HannahEdClassInfo
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page nhé.
❤ Like page, tag và share bạn bè nhé ❤
#HannahEd #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents #HannahEdSuccessfulstories #HannahEdOnlineClass #HannahEdMentorshipprogram
technical skills cv 在 全職獵人FullTime Headhunter Facebook 的最讚貼文
🇬🇧面試攻略
在 🇬🇧Take & Move Project 中,我們發現好多香港 candidate 都不太了解香港與英國面試的分別,例如在英國 interview 中的問題甚為 tricky - 應該說,英國 HR 所問的問題都具有其 Hidden Agenda。
今日的IT Developers面試當中,HR有問到我的Candidate以下問題:
📍Can you please go through your CV with me?
🔎其實 HR 開住你份 CV 問你,就已經對你的工作、學歷、技能一目了然,他們期望你可以將整個 Career Path 的心路歷程分享,例如你對每份工的職責、每間公司的文化的看法、為何你會轉工、在每個職位所學到的技能、Soft skills 怎樣可以 transfer 到未來的工作。在學歷上,亦期望你可以解釋當中進修的原因,對於未來的職業規劃其至行業有何看法。最理想的是可以像 story telling 般講述出來。若果你真係照住 CV 逐份工作照字讀出黎,這樣你就輸了。
📍Have you been to UK before?
🔎呢條問題看似簡單,其實暗藏危機。如果你答 no,對方會覺得你對 UK 欠缺認識;如果你答 yes,對方會問你再深入的 details test your understanding。最理想的是將你的 UK 的認知、經驗再結合時事、新聞、公司發展向對方分享,令對方覺得雖然身處外地,但對於 UK 所發生的一切都極為 connected,真心想到 UK 發展事業而非只當該地方為一個水泡。同時,亦要分享認為 UK 對你工作發展有利的原因。
📍How will you present to an audience of non technical background?
🔎對於呢條問題,其實 HR 想知道你除了technical skillset 以外,可以怎樣和其他 stakeholder 共事,並想測試你的 communication skills。對方 HR 其實心底裹期望 candidate 可以 share 一個過往的真實例子,而非只單憑想像去答。同時,佢亦希望所聘請的人並非一個只是 technical strong 的 employee,而是要面面俱圓。
📍What will you do when you first meet a person in a project?
🔎呢條問題 HR 其實想知你究竟面對一個陌生的 stakeholder 時,你會有甚麼 action plan,點樣 talent-made 自己的 technical solutions,而非將同一番說話對一百個人 repeat。同時,HR 亦想知道究竟你有否能力可以成為一個 Project Lead/Manager和其他人接觸,理想的答案是有層次地回答。例如:第一,我會先了解他的背景、部門從而再調整內容。第二,我會分享相關的 project 經驗 engage 對方。第三,我會怎樣去維持一個長遠的合作關係、進行 relationship building。
📍Can you share with us one stressful moment in work?
🔎這是比較常見的 behavioral interview question,對方想知道當你面對壓力、不確定性時的處理方法。其實這條問題亦係想測試你的 teamwork,測試你在工作上怎樣同其他 teammates 合作,團隊內的工作氣氛、你在團隊工作的態度等等。建議在描述時以 STAR 的形式描述,包括 Situation/Task/Action/Results。
🇬🇧Project Take & Move傳送門:https://www.facebook.com/410430919321484/posts/1367955183569048/?d=n
🔥英國客戶仍然渴求大量C#、.Net Developer,有意請PM
最新職位空缺,請follow IG : Fillturegroup
technical skills cv 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳貼文
technical skills cv 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
technical skills cv 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
technical skills cv 在 Top skills that an employer look for on your resume - YouTube 的推薦與評價
... <看更多>
technical skills cv 在 20+ Skills for a Resume: Examples & How to List Them in 2020 的推薦與評價
Oct 20, 2020 - Not sure which key skills to include in your resume skills section ... technical skills section for an IT resume Resume Summary, Resume Tips, ... ... <看更多>