[RESEARCH SERIES] CẤU TRÚC VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO (References)
Việc trình bày phần Tài liệu tham khảo đầy đủ và đúng định dạng là yêu cầu bắt buộc mà các tác giả phải nắm vững. Tiếp nối series này, chị xin phép tiếp tục chia sẻ bài viết kinh nghiệm của TS Nguyễn Hữu Cương về "Cấu trúc và một số lưu ý khi viết phần Tài liệu tham khảo (References)". Tùy từng tạp chí khoa học khác nhau sẽ có các yêu cầu khác nhau cho phần tài liệu tham khảo này.
FYI thêm với mọi người hiện tại EndNote, Mendely và Zotero là 03 phần mềm được sử dụng rộng rãi nhất, (trong đó Mendeley và Zotero cho phép người dùng đăng ký và sử dụng miễn phí). Schofan muốn đọc chi tiết hơn về 03 phần mềm nay hay review, hướng dẫn sử dụng, cài đặt phần mềm này thì comment bên dưới cho chị biết với nhé. (Có thể bài viết tiếp theo trong series này sẽ là 03 phần mềm này đó.
-------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo (References) là thành tố quan trọng của một bài báo khoa học. Đây là phần bắt buộc và nằm ở vị trí cuối cùng của bài báo (trừ trường hợp một số bài có thêm phần Phụ lục). Một nguyên tắc bất di bất dịch là bất cứ tài liệu nào được trích dẫn trong nội dung bài báo (từ phần Đặt vấn đề đến phần Kết luận) thì đều phải đưa vào Tài liệu tham khảo. Nói cách khác, bất kỳ tài liệu nào xuất hiện trong Tài liệu tham khảo thì phải được sử dụng trong bài viết (Gastel & Day, 2016).
Như vậy, Tài liệu tham khảo cung cấp thông tin cho độc giả những nguồn tài liệu mà tác giả đã trích dẫn trong bài viết. Phần Tài liệu tham khảo còn giúp bạn tránh được việc đạo văn. Một vấn đề thuộc phạm trù đạo đức nghiên cứu mà tất cả các tác giả cần nắm vững là luôn phải trích dẫn các nguồn tài liệu bạn sử dụng trong bài viết của mình, kể cả các bài viết của bạn đã từng công bố trước đây. Việc trích dẫn và đưa vào phần Tài liệu tham khảo là một sự ghi nhận tài sản trí tuệ của người khác (Medina, 2017). Ngoài ra, việc trình bày phần Tài liệu tham khảo đầy đủ và đúng định dạng cũng giúp cho bài báo của bạn có được thiện cảm ban đầu từ tổng biên tập và người bình duyệt.
Mỗi loại tài liệu khác nhau có những yêu cầu về cách thức trình bày trong Tài liệu tham khảo khác nhau, như bài báo khoa học (academic paper), bài báo đại chúng (newspaper article), sách, chương sách, báo cáo, luận án, luận văn… . Tuy nhiên, điểm chung nhất là những tài liệu tham khảo này phải thể hiện được: tác giả/các tác giả, tiêu đề của tài liệu, nguồn của tài liệu, năm xuất bản, đường dẫn (URL đối với những tài liệu xuất bản online), mã định danh tài liệu số DOI (nếu có) (Bouchrika, 2021).
Hiện tại có nhiều cách trích dẫn và trình bày Tài liệu tham khảo khác nhau. Phổ biến nhất là APA 7th - American Psychology Association (https://apastyle.apa.org/) cho lĩnh vực giáo dục, tâm lý học và khoa học xã hội, IEEE (https://ieeeauthorcenter.ieee.org/) cho lĩnh vực kỹ thuật, khoa học máy tính và công nghệ thông tin, MLA 8th - Modern Language Association (https://www.mla.org/) cho lĩnh vực ngôn ngữ học và nhân văn, và Chicago 17th/Turabian 9th (https://www.chicagomanualofstyle.org/home.html) cho lĩnh vực kinh doanh, lịch sử và nghệ thuật (University of Pittsburgh, n.d.). Để chắc chắn tạp chí bạn dự định gửi bài sử dụng cách trích dẫn nào, bạn cần đọc kỹ phần Hướng dẫn dành cho tác giả (Guide/Instructions for Authors) của tạp chí đó.
Có một số phần mềm hỗ trợ cho việc quản lý tài liệu, trích dẫn và trình bày Tài liệu tham khảo. Hiện tại EndNote (https://endnote.com/), Mendely (https://www.mendeley.com/) và Zotero (https://www.zotero.org/) là ba phần mềm được sử dụng rộng rãi nhất, trong đó Mendeley và Zotero cho phép người dùng đăng ký và sử dụng miễn phí. Nếu bạn đang thực hiện trích dẫn và trình bày Tài liệu tham khảo một cách thủ công thì tôi khuyên bạn nên thử một trong các phần mềm trên.
Trích dẫn tài liệu và hoàn thành phần Tài liệu tham khảo là một phần bắt buộc trong quá trình hoàn thiện bản thảo bài báo khoa học. Bạn có thể thấy trong bài viết này tôi dùng cách trích dẫn và trình bày Tài liệu tham khảo theo APA 7th.
Tài liệu tham khảo
- Bouchrika, I. (2021, May 1). How to cite a research paper: Citation styles guide. Guide2Research. https://www.guide2research.com/research/how-to-cite-a-research-paper
- Gastel, B., & Day, R. A. (2016). How to write and publish a scientifc paper (8th ed.). Greenwood.
- Medina, L. (2017, June 13). How to do a reference page for a research paper. Pen & the Pad. https://penandthepad.com/reference-research-paper-2701.html
- University of Pittsburgh. (n.d.). Citation styles: APA, MLA, Chicago, Turabian, IEEE. https://pitt.libguides.com/citationhelp
❤️Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé ❤️
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
zotero 在 安迪連碎碎念 Facebook 的最讚貼文
研究生們看過來
Bang Bang Bang
論文的參考文獻就這樣變出來了~
#安迪研究生 #Zotero
https://andylain.blogspot.com/2018/08/zoteroExport.html
zotero 在 安迪連碎碎念 Facebook 的最讚貼文
煙酒生必備書目管理神器 輕鬆整理 Reference!
分享給對書目資料、引文格式、參考文獻、APA格式、IEEE格式...頭痛的煙酒生們,以後按兩下就能產生引文、產生參考文獻、還幫你用APA格式直接排好。
你整理你的文獻的時候還在用資料夾嗎?你的資料夾裡面除了擺數位檔案之外,有辦法記錄這筆資料哪裡來的、作者是誰、出版刊物、出版年份這些資料嗎?還是說你還在很有毅力地把這些資料一個一個輸入到EndNote甚至是Excel表格嗎?別傻了,快用zotero來幫你蒐集、整理資料吧!
#安迪研究生 #Zotero #書目整理軟體
http://andylain.blogspot.tw/2017/03/zotero.html
zotero 在 Zotero - GitHub 的推薦與評價
Zotero is a free, easy-to-use tool to help you collect, organize, cite, and share your research sources. - GitHub - zotero/zotero: Zotero is a free, ... ... <看更多>