6 bí kíp LUYỆN PHÁT ÂM TIẾNG ANH cho người mới bắt đầu
Câu hỏi này mình nhận được nhiều lắm luôn. Trong post này, mình sẽ cố gắng đúc rút và tổng hợp những cách chi tiết, mong các bạn thấy có ích phần nào nha. Let's get started.
🛑 1, Học và sử dụng IPA
IPA là gì? IPA (viết tắt của International Phonetic Alphabet) là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ một cách chuẩn xác và riêng biệt. Với Tiếng Anh, ngôn ngữ này có 26 chữ mà có tận 44 âm khác nhau. Ví dụ như cùng một chữ “c", mà sao “cook" và “nice" lại có cách đọc khác nhau? Ui chà, quá ư là mệt. Vì thế, khi học và nắm vững IPA, chúng mình sẽ biết cách phát âm từ chuẩn xác.
Lúc đầu, nhiều bạn có thể thấy khá rối và khó nhớ. Bí kíp của mình là bên cạnh học, thì phải tra từ điển thật nhiều, nhìn IPA bên cạnh nhiều riết rồi quen à. Các bạn có thể dành 1-3 buổi để xem/đọc những tài liệu về IPA sau, mình thấy khá hấp dẫn, dễ hiểu này:
-- Video Youtube:
+ mmmEnglish: https://www.youtube.com/watch?v=n4NVPg2kHv4
+ Crown Academy of English: https://www.youtube.com/watch?v=o8KppNXfx2k
https://www.youtube.com/watch?v=JwTDPu2TE6k (cái này thì chỉ đọc tất cả âm và kèm theo 1 ví dụ đi kèm cho mỗi âm, bạn có thể xem cái này để hình dung nha)
Bài viết “Quy tắc và cách phát âm chuẩn không tì vết": https://vn.elsaspeak.com/phat-am-tieng-anh-chuan-nhu-ban-xu/
Bài viết “Phonetic Alphabet - Examples of sounds", có đưa ra một số âm hay dùng trong giao tiếp hàng ngày, kèm ví dụ nha:
https://www.londonschool.com/blog/phonetic-alphabet/#:~:text=The%20International%20Phonetic%20Alphabet%20
Trang này rất hay này “Sound of English by Sharon Widmeyer and Holly Gray": https://www.soundsofenglish.org/headhate
🛑 2. Tra từ điển
Đi kèm với học IPA, thì mình cũng nên tra từ điển thường xuyên để quen dần và học nhanh hơn nha. Mình ngày trước thì không học IPA mấy vì thấy hơi khó hiểu. Nên năm cấp 1, cấp 2, mình chỉ tra từ điển giấy và hỏi thầy cô. Năm cấp 3, mới dùng ipad, máy tính nhiều thì mới nghe được cách phát âm từ các từ điển online, các video nước ngoài chuẩn chính. Thành ra, đến bây giờ, mình phát âm nhiều từ vẫn sai tùm lum, các bạn rút kinh nghiệm từ mình nha: Học IPA, chăm tra từ điển online để nghe họ phát âm, siêng nghe/xem video nước ngoài.
- Các từ điển mình hay sử dụng:
+ Merriam - Webster Dictionary: America's most trusted online dictionary for English word definitions, meanings, and pronunciation.
Website | iOS | Android
+ Longman English Dictionary - the leading dictionary for learners of English of all levels: definitions, idioms, examples and more.
Website | iOS | Android
+ Google Translate: tìm “How to pronounce {insert từ} “ thì sẽ có cả phần minh hoạ miệng lúc nói từ đó bên cạnh audio phát âm nữa. Mình cũng hay dùng GG translate để học nói cả đoạn văn dài. (Bạn có thể dùng gương để xem miệng và lưỡi mình đã có vẻ “đúng" khi nói theo họ chưa nhá)
Còn nhiều từ điển lắm, các bạn dùng cái nào hay thì comment thêm để học lẫn nhau hén.
🛑 3. Phân bổ ra nhiều âm tiết
Ví dụ: từ “analysis"
Bạn vào trang: https://www.howmanysyllables.com/words/analysis, thì sẽ cho ra kết quả như thế này:
How many syllables in analysis? 4 syllables
Divide analysis into syllables: a-nal-y-sis
Stressed syllable in analysis: a-nal-y-sis
How to pronounce analysis: uh-nal-uh-sis
How to say analysis: audio
Đỉnh của chóp hem. Nhìn cũng dễ hiểu ha 🥰
🛑 4. Nhớ nhấn trọng âm
Về nguyên tắc trọng âm, thì mình thú thật là mình hông nhớ. Mình nghe và nói nhiều, riết thành quen á, rồi sẽ có lúc đọc một từ thấy sai sai, thì tra từ điển liền hoặc hỏi các anh chị bản ngữ sửa giùm. Luyện tập nói nhiều sẽ tạo cho mình một phản xạ rất tốt như vậy.
Mới đây, mình đi dẫn một chương trình, và mình nói từ “cartoon character". Ôi lúc nói xong đã thấy sai sai rồi, mà không có cơ hội quay lại lần nữa mà sửa. Mình nói “chaRACter" - trọng âm thứ 2, thay vì “CHAracter" - trọng âm 1 mới đúng. Những người bản xứ và sử dụng Tiếng Anh vẫn hiểu mình nói gì, tuy nhiên đó là nhờ việc mình nói sai trọng âm một từ, chứ nhiều từ sai trọng âm trong câu thì nghe thành ngôn ngữ khác mất. Các bạn lưu ý điều này nha.
🛑 5. Thu âm lại
Nghe và thu âm lại là một cách học nhiều người khuyên rùi. Với những bạn mới bắt đầu, thì việc học phát âm đúng từ đầu quan trọng hơn cả, tránh để sai về lâu về dài, khi sửa lại sẽ khó hơn.
Thế nên, mình nghĩ tốt hơn cả, vẫn nên có một người bạn/thầy/,... hỗ trợ sửa giúp mình khi nghe bản thu âm hoặc khi luyện tập nói chuyện cùng nhau. Nếu chưa tìm được, thì các bạn có thể chịu khó:
- Tra Google Translate cả đoạn bạn vừa nói để nghe chị Google đọc mẫu.
- Tra từ điển online từng từ mà bạn còn cảm thấy băn khoăn
- Dùng Elsa Speak để check phát âm của mình được bao nhiêu phần trăm
- Nghe các bài nói, phim ảnh,.... trên YouTube với cài đặt tốc độ chậm hơn để nói theo. Lúc nghe, bạn sẽ nhận ra vài câu mình từng nói có lỗi như thế nào đó.
- Thu âm lại từng quá trình cải thiện để xem sự tiến bộ và viết ra sổ những lỗi mình từng mắc.
Mình nói chịu khó là chịu khó thiệt á, vì mấy việc này cần thời gian, nỗ lực tỉ mỉ lắm, nhưng kết quả sẽ rất okla nên cố lên nhá.
🛑 6. Hiểu được sự kỳ cục
Ngày nhỏ, mình học ngoại ngữ, mình hay so sánh “ơ sao âm này giống âm trong tiếng Việt nhỉ, ơ sao trong tiếng Việt không có âm này ha?” Nhưng việc này càng khiến mình kém phát âm hơn. Thế nên, mình cứ mạnh dạn phát âm, dù trong suy nghĩ của mình cách phát âm hơi kỳ cục, nhưng như vậy mình mới luyện tập đúng từ đầu được. Nếu bạn thực sự gặp khó khăn với một âm nào đó cụ thể, hãy viết nó ra cùng với các âm vị tương tự nhưng phát âm khác, đọc đi đọc lại chúng nhiều lần. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra sắc thái và nắm vững những khác biệt nhỏ đó nhaaaa.
“Pronunciation is about so much more than accents.” Cố lên các bạn nhá. Hy vong bài viết giúp ích được phần nào đó các bạn nhớ 😍❤️
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過24萬的網紅LA's Little Castle,也在其Youtube影片中提到,Hello mọi người, LA đây - hôm nay là 1 video chạy theo xu hướng skincare hiện nay, chính là retinol ! Nhưng không phải đến từ các thương hiệu quen thu...
các trang blog hay 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最佳解答
#mentor_in_spotlight #2k3_nulocareer
Mentor #78 'cựu sv lập trình hệ thống nhúng & giác ngộ sau nửa năm bị kẹt ở Pháp'
Dì gửi contact của mentor Đức
FB: https://www.facebook.com/lala7497/
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/lmduc74/
IG: https://www.instagram.com/lala._.7497/
Github: https://github.com/lala74
Blog: https://lala-74.blogspot.com/
Post này là dì dành cho Đức nên phần reply thắc mắc post này là của Đức <3
Chào dì và các bạn,
Mình là La Minh Đức, vừa ra trường năm 2020 chuyên ngành lập trình viên cho hệ thống nhúng. Thật vui vì mình đã tìm được Dì Nulo và chuyên mục #nulo_career này, vì mình cũng đã từng trải qua khoảng thời gian không biết bản thân thích gì hay là hoang mang liệu những lựa chọn của mình có đúng hay không. Khoảng thời gian đó mình chỉ ước có thể gặp và được trò chuyện cùng với những người đi trước thôi. Do đó mình muốn chia sẻ với các bạn quá trình học, đi thực tập và tìm việc của mình, thông qua đó hi vọng các bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và đỡ hoang mang hơn trong những lựa chọn sắp tới nhaa.
~
5 năm đi học của mình
Chương trình học của mình là chương trình liên kết giữa thành phố Huế và các trường kỹ sư tại Pháp, bao gồm 2 năm học các môn đại cương ở Huế và 3 năm học chuyên ngành tại Pháp. Chương trình này cũng xét tuyển dựa trên điểm đại học như những trường khác, chỉ khác là chỉ chỉ tiêu chỉ tầm 15-20 người 1 năm (nếu các bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về chương trình này thì đừng ngại cmt ở dưới post nhée :D).
Bắt đầu từ 2 năm mình học ở Huế nhé, 2 năm này mình được học tiếng Pháp và các môn đại cương từ giáo trình ở Pháp gửi qua. Thật sự thì 2 năm này mình học cực kì giỡn chơi, cứ nghĩ là qua Pháp rồi bắt đầu chưa muộn, cũng nghe là tụi Tây nó không giỏi toán như châu Á đâu rồi còn tự nhủ là đi du học thì ngoại ngữ sẽ tự động ổn thôi. Nhưng đời không như là mơ các bạn ạ, qua Pháp thì đã muộn lắm rồi, chương trình thì ngoài toán còn 1 tỉ môn khác cũng như ngoại ngữ thì chẳng ổn tí nào 🤦♂️
Năm 3 là năm đầu tiên mình học ở Pháp và thật sự mình đã sốc văn hóa. Các bạn tưởng tượng cảnh mình từ một đứa cực kì ít khi tâm sự và không bao giờ nhận sai đã nói với ba mẹ rằng chắc con chọn sai rồi. Lúc đó nếu bắt đầu lại từ đầu thì coi như mình mất 3 năm cũng như một khoản tiền lớn nên đành tự nhủ cố gắng rồi lên năm 4 sẽ đỡ hơn. Nhưng cơn mơ của mình vẫn chưa hết các bạn à, lúc đó mình mới thấm được câu cái gì cũng phải có quá trình. Cũng giống như các bạn xem phim Hàn á, có xem cả trăm bộ phim thì vẫn không thể nào nói tiếng Hàn được, phải có học tập từng bước một. Mình cũng vậy, hằng ngày ""xem"" các bạn Pháp nói tiếng Pháp và tiếng Pháp của mình vẫn mãi lẹt đẹt như thế. Lúc đó mình có nhận ra là mình thích học lập trình nhưng mà trường chỉ có mỗi một môn về cơ bản C/C++ vì ngành mình chọn là ""Quản lý hệ thống công nghiệp"" mà 🤦♂️ .......
Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi mình đi thực tập năm 4 cho một công ty startup ở Pháp. Thời gian đó thật sự khó khăn vì tiền lương của mình là 550e nhưng tiền nhà đã 200e, tiền ăn 200e nữa nên mình chỉ vừa đủ sống. Nhưng khoảng thời gian đó mình đã gặp được mentor cực kì tốt, anh ấy hướng dẫn mình bắt đầu lại với tiếng Pháp, lập trình và cả văn hóa của người Pháp nữa. Mình thật sự may mắn vì đã gặp được mentor như vậy, nếu không thì có lẽ đến bây giờ mình vẫn còn hoang mang rồi á =)) Lúc đó mình nhận ra là sự hoang mang đến từ việc thiếu hiểu biết. Mình chẳng tham khảo ai khi chọn ngành, cũng không tìm hiểu trước khi qua Pháp nên con đường nào đối với mình cũng như nhau, thành ra mình chả biết phải chọn con đường nào cả. Nên một lần nữa mình muốn nhắn với các bạn rằng đừng ngại hỏi han, tham khảo ý kiến mọi người nhe, một khi các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về các con đường cần chọn lựa, thì việc lựa chọn sẽ dễ dàng hơn nhiều đấy.
~
6 tháng từ ngày kết thúc việc học đại học
Gọi là kết thúc nhưng sự thật là mình vẫn chưa tốt nghiệp, và các bạn có biết lý do là gì không, là vì mình chưa có bằng tiếng pháp đó á 🤦♂️ Nghe nó buồn cười lắm nhỉ, học tiếng Pháp 2 năm ở Việt Nam, sang Pháp du học 3 năm nữa nhưng mình vẫn không đủ trình độ tiếng Pháp. Và cũng không chỉ riêng mình mà còn bạn bè mình, những người mình biết cũng đang đi du học...
và...
vẫn không đủ trình độ ngoại ngữ. Bị sự thật ấy vả vào mặt làm mình nhận ra rằng môi trường cũng không thể giúp được bạn nếu như bản thân không cố gắng. Cứ nghĩ đi du học sẽ khác nhưng mọi thứ đối với mình có lẽ vẫn như vậy mà thôi.
À lúc đó mình còn quyết định về Việt Nam nữa, mặc dù công ty mình thực tập năm 5 nhận mình làm tiếp chính thức nhưng mình đã từ chối. Quyết định về lúc đó thật sự khó khăn với mình vì mình vừa ra trường, chương trình đào tạo thì trái ngành, hầu hết kiến thức đều tự học nhưng sau một thời gian suy nghĩ thì mình vẫn quyết định về nước. Lý do lớn nhất mà mình muốn về Việt Nam chính là rào cản ngôn ngữ và văn hóa. Hầu như đến 90% ý kiến của những người mình tham khảo đều nghiêng về phía ở lại, chỉ có rất ít người ủng hộ việc về nước lúc đó của mình. Nhưng mình biết rằng việc ở lại lúc đó không giúp ích gì cho quá trình phát triển bản thân cả. Sau 2 kì thực tập năm 4 và năm 5 thì mình đã nói chuyện được với các mentor, đã làm được việc trong công ty nhưng chỉ dừng ở phía technical skills. Còn softskills, các network của mình có lẽ càng ngày càng tệ thêm nên vì thế mình đã chọn lựa trở về Việt Nam (tới tận lúc này mình mới biết cuộc sống không chỉ có mỗi làm việc á, chứ trước kia lúc mới sang Pháp mình không hề có ý định về đâu, chỉ nghĩ cứ làm thật tốt, có việc có lương là ok hết cả rồi ~ đúng là tấm chiếu mới mà 😢)
6 tháng đó mình mắc kẹt ở Pháp á (gọi là mắc kẹt vì lúc đó dịch, muốn về phải đăng kí với Đại Sứ Quán nhưng mình bị từ chối mấy lần lận =))) Thời gian mắc kẹt đó thật sự cực kì chán luôn á các bạn, sáng dậy mình check mail xem có tin nhắn của Đại Sứ Quán không, rồi ăn nằm ở nhà cả ngày tới tối check mail lần nữa rồi đi ngủ, cứ như vậy 6 tháng á. Đi làm không được vì dịch xin chả ai cho, ra đường thì phải viết giấy mang khẩu trang. Nói chung là cuộc sống của mình lúc đó chỉ tóm gọn trong 4 bức tường của phòng trọ. Hằng ngày nhìn bạn bè đi làm, tốt nghiệp còn mình cứ ở nhà không biết làm gì, cảm giác đó khó tả lắm. May mắn là lúc đó mình ở chung với một đứa em nên cuộc sống vẫn đỡ cô đơn hơn nhiều.
Thời kỳ đó thật sự đáng sợ nhưng đối với mình đó vẫn là một khoảng thời gian quý giá. Vì lúc đó mình cực kỳ rảnh nên đã đầu tư phát triển bản thân nhiều hơn. Mình ôn lại tiếng Pháp (và cũng đủ trình độ tốt nghiệp luôn đó các bạn \m/), học thêm về lập trình, nói chuyện nhiều hơn với người thân của mình (đặc biệt là ba mẹ, trước đó mình hiếm khi chủ động gọi về nhà lắm á). 6 tháng đấy làm mình quý trọng hơn các mối quan hệ xung quanh mình, biết trân trọng những thứ lâu nay mình may mắn có được mà không để ý đến.
~
2 tháng vừa qua
Rồi cũng đến ngày mà mình được Đại Sứ Quán chấp nhận cho về \m/ Lúc đó mình vui còn hơn trúng xổ số nữa =))) cảm giác sắp được về nhà lại mừng lắm á các bạn. Rồi thời gian 2 tuần ở khu cách ly cũng làm mình thay đổi nhiều lắm (nhưng mà bài review khu cách ly thì phải để dịp khác thôi, không thì không ai đọc bài của mình nữa mất =))) Mình chợt nhận ra là khi nào mình thật sự rảnh thì lúc đó bản thân mình thay đổi nhiều nhất, có lẽ vì rảnh quá nên bắt đầu để ý, suy nghĩ nhiều hơn, từ đó rút ra được nhiều thứ mà lâu nay vì ham chơi quá không có thấy 🤦♂️
Về Việt Nam ăn chơi Tết hết 1 tháng thì mình bắt đầu tìm việc và kết quả thật sự nằm ngoài sức mong đợi của mình: mình đã nộp cv gần 10 nơi, có 6 nơi hẹn phỏng vấn và cuối cùng là 5 công ty nhận mình vào làm. Hầu hết feedback của các anh chị phỏng vấn mình đều là technical còn yếu nhưng ngoại ngữ tốt, suy nghĩ chín chắn, có potential nên nhận vào làm (một đứa trẻ trâu như mình nghe feedback mà giật mình luôn :D) Nếu thật sự như vậy thì chính khoảng thời gian 6 tháng cô đơn ở Pháp kia đã giúp mình có được kết quả như ngày hôm nay đấy.
~
Đó là câu chuyện của mình từ một đứa lạc trôi chọn sai ngành tại Pháp giờ đã chuẩn bị đi làm ở Việt Nam. Chưa biết tương lai như thế nào nhưng hiện tại thì mình đã cảm thấy tự tin hơn vào quyết định của bản thân và bắt đầu tự lo cho cuộc sống của mình được rồi.
~
Dưới đây là những lời khuyên của mình dành cho bản thân mình :D Hi vọng các bạn sẽ rút ra được gì đó từ bài viết của mình nha, nếu có câu hỏi thì đừng ngại ngùng cmt ha 😋
1. Bắt đầu mọi thứ sớm nhất có thể.
2. Khoảng thời gian thực tập là để học, tiền lương chỉ nên nằm ở vị trí thứ 2, tuesday, thứ 4 gì đó nha.
3. Networking, softskill cũng quan trọng không khác gì hardskill cả.
4. Tham khảo, tìm hiểu kỹ về các con đường mình sẽ chọn - một khi các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về các con đường cần chọn lựa, thì việc lựa chọn sẽ dễ dàng hơn nhiều đấy (hay quá nên ghi lại =))))
5. Quyết định cuối cùng là ở bản thân mình. Đối với mình thì việc phát triển bản thân một cách toàn diện vẫn là ưu tiên số 1."
các trang blog hay 在 Lý Thành Cơ Facebook 的最佳解答
CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC ANNAPURNA BASE CAMP 4,130 MÉT Ở NEPAL
Lần đầu tiên Cơ đi trekking và cũng lần đầu đến Nepal – một đất nước Nam Á xinh đẹp với những ngọn núi cao ngút trời. Chính vì đi lần đầu tiên và lại trek rất cực nên công cuộc chuẩn bị của Cơ nhiều hơn những bạn đã có kinh nghiệm trek rồi, vì tâm lý Cơ sợ đủ thứ: sợ mệt, sợ lạnh, sợ say độ cao, v.v… Nếu bạn cũng đi Nepal trekking dãy Himalaya lần đầu như Cơ và chưa biết chuẩn bị gì, thì bài blog này dành cho bạn!
CHUẨN BỊ THỂ LỰC TRƯỚC CHUYẾN ĐI
Trước chuyến đi, nếu cơ thể bạn không phải thuộc dạng siêu khoẻ, siêu bền, tốt nhất hãy chuẩn bị thể lực trong 1 tháng. Cách chuẩn bị thể lực tương đối đơn giản.
- Chạy bền: cố gắng 1 tuần chạy 3 buổi, mỗi buổi chạy 5km, tuần thứ 2 tăng lên 7km/buổi, tuần thứ 3 thử tăng lên 10km/buổi. Như vậy bạn sẽ có thêm sức bền và cơ chân sẽ khoẻ hơn. Khi đi trek, cơ chân là thứ hoạt động nhiều nhất và dễ chấn thương nhất.
- Tập các bài tập đùi & mông: squat mỗi ngày 60 cái nhé, còn nhiều bài tập chuyên sâu hơn thì mình không có tập, thấy chạy bộ cũng đủ rồi đó.
- Tập yoga: môn này giúp bạn tập thở tốt, mình trước khi đi có tập yoga 9 tháng nên lúc trek thở đều và đỡ mệt hơn rất nhiều so với các bạn đi cùng.
- Tập leo cầu thang: mỗi ngày làm ở văn phòng lầu cao thì thử đi bộ từ lầu G lên trên xem, sẽ hiểu phần nào cảm giác lúc trek.
Cơ tin chắc chỉ cần 1 tháng tập luyện bạn sẽ đi trek thoải mái và không sợ việc mình chỉ là dân đi trek không chuyên hay mới đi trek lần đầu tiên trong đời như Cơ.
CHUẨN BỊ GÌ CHO CHỐNG SAY ĐỘ CAO?
Mình dành một mục riêng để nói về vấn đề này luôn, vì chuyện say độ cao khá là ghê. Khi lên trên độ cao 3,000m bạn sẽ có hiện tượng đau đầu, hoa mắt và có thể bị cả buồn nôn. Lúc lên Annapurna Base Camp mình thấy rất nhiều người ói luôn. Mình sẽ chỉ bạn 3 chiêu để chống say độ cao:
* Uống thuốc Acetazolamid: trước chuyến trek bạn uống vào ban đêm tầm 4-6 ngày. Đây là thuốc lợi tiểu, có phần nào giúp chống say độ cao. Khi uống vào bạn sẽ thấy tê tê cả người, nhưng uống 3 ngày là quen thôi. Sau khi lên hơn 3,000m thì dừng uống. Trước khi trek từ MBC đến ABC (đoạn này dễ say nhất) thì bạn có thể uống thêm 1 viên. Một vỉ này chỉ có 8,000/10 viên thôi.
* Panadol: trị triệu chứng đau đầu bằng panadol, nhưng nhớ uống sau khi ăn nhé.
* Đi thật chậm: lúc lên trên 3,000m thì bạn cũng gần tới Base Camp rồi, đừng có hấp tấp làm gì. Hãy đi chậm, nghỉ thường xuyên, thở đều, và nhớ là đừng cử động mạnh.
Mình chỉ làm 3 chiêu thức đó và cả nhóm mình không ai bị say cả và an toàn khi lên Base Camp.
CHUẨN BỊ GIẤY TỜ
Khi đi Nepal, thật sự bạn không cần quá nhiều giấy tờ đâu, nhưng có vài mục sau bạn phải lưu ý mang đầy đủ.
* Passport còn hạn tối thiểu 6 tháng và còn trống ít nhất 2 trang
* Hình thẻ 4×6: dùng để đăng ký permit đi trek và nhiều trường hợp khác nữa như làm giấy chứng nhận leo xong, cứ mang dư ra nhé. Mang tối thiểu 5 tấm.
* Bảo hiểm: vô cùng quan trọng vì đi chuyến này có thể xảy ra tai nạn bất kỳ lúc nào, mua bảo hiểm Liberty, Bảo Việt, AIG đều được nhé. Nhớ in ra khi đi trek.
* Tiền USD nộp phí visa: khi làm visa on arrival tại Kathmandu, thủ tục đơn giản lắm. Chỉ cần nhập thông tin cá nhân và thời gian muốn ở lại Nepal và tên khách sạn là xong. Nhưng nhớ mang theo tiền để đóng phí.
CHUẨN BỊ ĐỒ TREKKING
1/ Quần áo & balo
* Balo 40 đến 50 lít: túi này bạn dùng để chứa những đồ ít sử dụng trong cả ngày leo trèo như quần áo, dép, khăn tắm. Bạn chỉ cần gói gọn vào trong túi này để cho porter họ quẩy dùm bạn là được. Nếu kỹ tính, bạn có thể mua thêm túi bọc balo lại để chống nước, bụi bẩn. Mình đi tháng 11 là mùa khô thấy túi đó cũng không cần thiết lắm, còn mùa mưa thì cũng chẳng mấy ai đi trek cả nên bạn có thể không cần mua túi này. Lưu ý: nên gói đồ trong túi này dưới 15 kg thôi nhé, nhiều cung trek sẽ tính tiền bạn theo số kg họ xách đó. Cung Annapurna thì không bị. Bạn có thể mua balo ở Decathlon, Deuter, The North Face nha. Mình được tặng 1 cái Deuter 5 năm trước, lần này là lần thứ 2 xài tới, nhưng vẫn ngon lành.
* Balo 10 đến 20 lít: dùng để chứa tất cả đồ linh tinh bạn sẽ dùng trong lúc trek như chocolate, nước uống, kẹo ngậm, kem chống nắng, tai nghe, v.v… Bạn nhớ mua loại balo nào có ngăn ngoài đựng nước nhé, tốt hơn nữa là phần túi có nút bấm để tránh chai nước bị lọt mất. Mình mua balo nhỏ trong Decathlon khá ưng ý, giá tầm 600,000.
* Quần lót: dùng các loại polyester mau khô, hạn chế dùng quần cotton khá là lâu khô. Đem theo tầm 5 cái là được. Thú thật, nhiều khi Cơ ở dơ 1 cái mặc tới 2 ngày nhưng do trời lạnh nên chẳng bị mùi gì đâu hihi.
* Quần đi trek: mang theo 2 cái, nhưng theo mình thấy là toàn bộ chuyến trek mình chỉ dùng 1 cái thôi. Có dơ thì lấy nước chùi là ra ngay. Quần trek mình vô Decathlon mua tầm 600,000 xài ok và chống nước. Nên mua loại quần có thể tháo ống dưới ra để biến thành quần short luôn thì tuyệt vời nha. Tốt hơn nữa là loại quần vừa tháo ống được, vừa chỉnh độ rộng của hông thì càng tốt, sẽ mắc hơn chút đỉnh.
* Quần đùi: mang 1 cái đủ rồi, nhưng nếu quần đi trek tháo ống được thì khỏi mang luôn nha. Cái này để tối ở tea house mặc cho thoải mái thôi.
* Một bộ đồ bình thường: 1 quần jeans, 2-3 áo thun mang theo để khi về thành phố bạn có đồ để mặc.
* Áo trong mau khô: mình mang 2 cái, nhưng lúc đi khá hối hận vì đáng lẽ 3 cái thì tốt hơn. 2 cái mặc không đủ, dù có phơi thì ngày hôm sau vẫn bị mùi hôi. Áo này để mặc trong cùng nhé. Mình cũng mua ở Decathlon luôn.
* Áo len: mình đem 4 cái vì thích thay đổi màu sắc, áo này sẽ mặc ở giữa.
* Áo heattech: bạn trai mình dùng áo này thay cho áo len, mình nghe bảo thì ấm lắm. Nếu bạn muốn đi gọn nhẹ và không ngựa như mình thì mang áo heattech để thay cho áo len nha. Món này thì mua ở Uniqlo nhé.
* Áo phao lông vũ: chỉ cần mang 1 cái. Áo này để chống lạnh và là lớp ngoài cùng của bộ đồ. Khi trek cần cởi ra cởi vào trong 3 lớp để thoát nhiệt và giữ ấm. Cái này chỗ nào cũng có bán, bạn có thể mua ở Kathmandu cũng được, khá rẻ.
* Khăn bandana: khăn này là loại hình trụ có thể để quấn cổ, che mặt, che đầu được, khá tiện. Bạn có thể mua bên từ Việt Nam hoặc Kathmandu bán rất nhiều.
* Giày trek: rất quan trọng nha, chỉ cần 1 đôi, cần mua loại chống nước và có độ bám tốt. Mình mua 1 đôi của Decathlon tầm 1,500,000 VNĐ, xài ngon lành. Bạn nên mua cổ cao để bảo vệ tốt hơn.
* Sandal/dép lào: món này để tối bạn có đi vòng vòng trong tea house thì dùng, để thư giãn chân.
* Vớ chống ma sát: nghe hơi dư thừa nhưng đúng lắm, mỗi ngày bạn sẽ đi từ 15 – 20 km, rất dễ bị tổn thương chân do ma sát quá lớn. Ghé Decathlon mua 4 đôi về dùng. Lại tiết lộ bí mật nha, 8 ngày trek mình chỉ dùng có 2 đôi vì lạnh quá nó không có bốc mùi hihi.
* Nón len: chống lạnh cho đầu và lỗ tai, khá quan trọng. Nếu quên mang từ Việt Nam thì ghé Kathmandu và Pokhara mua.
* Mũ lưỡi trai/mũ vành: món này để chống nắng trực tiếp vào đầu và mặt, dùng vào buổi sáng. Bạn chọn mũ lưỡi trai hay mũ vành đều được, tuỳ sở thích thôi. Mình thấy lưỡi trai dòm sẽ ngầu hơn :))
* Găng tay: rất quan trọng nhé, đặc biệt khi lên cao sẽ cứng đờ đó nhé.
* Kính mát: nhớ mua loại chống tia UV vì lên trên cao thì tia UV càng mạnh không tốt cho mắt.
2/ Các đồ nhu yếu
* Bình nước 1,2 – 1,5 lít: mang theo để cứ đi là uống, và đổ đầy khi đến các tea house
* Đồ lọc nước: món này bạn mình mua mang theo, có thể lọc nước suối uống luôn, hoặc nhiều tea house nước có vị lạ mình cũng dùng để lọc, khá tiện.
* Bánh kẹo: đi trek sẽ rất mệt và dễ hạ đường huyết, bạn nên mang theo Kitkat, Mars, Snickers để bổ sung năng lượng, vài loại kẹo ngậm để cho vui miệng nữa.
* Cục sạc dự phòng: từ Chomrong là đã bắt đầu tính tiền sạc pin là 100 đồng Nepal cho 1 lần, càng lên cao càng mắc dần. Mình mang theo hẳn 2 cục để phòng hờ, tiết kiệm kha khá. Khi nào về Pokhara sẽ sạc lại sau.
* Bàn chải, kem đánh răng
* Kem chống nắng: tối thiểu 50SPF++ nha
* Kem dưỡng ẩm: rất rất cần, vì lên đó bạn sẽ khô và tróc da. Bạn mình đi cùng không skin care nên rốt cuộc bị. Mang cả 2 loại da mặt và cho tay nhé.
* Son dưỡng môi: bạn có thể mua loại đu đủ của Úc, xài khá tốt.
* Giấy vệ sinh cuộn: lên trên đó không có giấy đi vệ sinh đâu, nên mỗi người trong nhóm tự giác mang 1-2 cuộn trong balo nhỏ để luôn sẵn sàng nha.
* Trà gừng: cho dễ đi tiêu hoặc khi bị ăn đồ chướng
* Khăn tắm mau khô: loại này mình mua ở Decathlon, rất vi diệu, tắm xong phơi qua 1 đêm là khô.
* Dầu gội & xà bông cục
* Khăn giấy ướt: dùng để lau người khi ở trạm Deurali trở lên là bạn tuyệt đối không được tắm rồi, vì dễ bệnh lắm.
* Salonpas: mang cả loại kem và cả miếng dán, có món này mỗi đêm sẽ rất kỳ diệu cho ngày hôm sau bớt phần nào đau nhức để leo tiếp.
* Miếng dán nhiệt: bạn có thể ra Hachi Hachi mua, có bán rất tiện, nhưng theo mình thấy là dành cho bạn nào chịu lạnh kém thôi. Mình chỉ dùng 1 miếng vì lo xa, nhưng rốt cuộc bị nóng quá. Lưu ý, bạn không được dùng miếng dán nhiệt khi đi ngủ nhé, sẽ bị bỏng đó.
* Bột điện giải: pha vào nước để bù nước tốt hơn và không phải đi tiểu thường xuyên.
Lưu ý: nếu tự trek, bạn cần mang theo túi ngủ -20 đến -30 độ và gậy leo núi. Nhưng nếu đi land tour thì nhà tour họ sẽ chuẩn bị cho bạn.
3/ Checklist Các Loại Thuốc Bạn Cần Mang Theo
* Acetazolamide: như chia sẻ bên trên, bạn uống trước 4 – 6 ngày khi trek và uống trong lúc trek, đến khi lên độ cao hơn 3,000m thì dừng.
* Panadol: trị nhức đầu, cảm sốt
* Vitamin C: cho bạn khoẻ người hơn
* Berberin: cho mấy trường hợp Tào Tháo rượt
Nhiêu đây là mình thấy đủ cho chuyến đi rồi, không cần mang nhiều loại thuốc hơn đâu, trừ khi bạn bệnh đặc biệt nào đó.
Cảm ơn bạn đã chịu khó đọc bài viết siêu dài của mình, hy vọng các checklist này sẽ giúp bạn chuẩn bị cho chuyến đi trek Nepal sắp tới tốt đẹp.
các trang blog hay 在 LA's Little Castle Youtube 的精選貼文
Hello mọi người, LA đây - hôm nay là 1 video chạy theo xu hướng skincare hiện nay, chính là retinol ! Nhưng không phải đến từ các thương hiệu quen thuộc như Paula's Choice hay Obagi đâu, LA chọn 1 sản phẩm đến từ châu Á - THEFACESHOP - Dr. Belmeur Red Pro-Retinol. Chắc mọi người sẽ thắc mắc đúng không? Vì bản thân LA không dám đánh đổi làn da hiện tại để bắt đầu sử dụng Retinol ấy mà. Tình trạng thường gặp nhất khi mới sử dụng retinol đó chính là da sẽ nhạy cảm hơn, mỏng hơn, khô hơn, có người sẽ bong tróc da nữa, và còn nhiều tình huống khó khăn khác mà LA không muốn dính tới ? Và vì những biểu hiện da như vậy nên dù da có khoẻ đến đâu LA cũng muốn bắt đầu nhẹ nhàng tinh tế trước . Cho nên để hiểu rõ hơn thì mọi người xem hết video để biết được sự thay đổi của da LA nha ?
Link mua sản phẩm ở đây : https://bit.ly/3nqjgqA
Skincare Routine của LA :
Tối : Dầu tẩy trang - Sữa rửa mặt - toner làm dịu da (I'm From Mugwort essence) - THEFACESHOP RED PRO-RETINOL - Kem mắt Lancome - Kem dưỡng ẩm Estee Lauder.
Sáng : rửa mặt bằng sữa rửa mặt - toner Klairs - vitamin C - Kem chống nắng spf 30+ hoặc 50+ tuỳ ngày''.
⇢
⇢
⇢
Disclaimer : this video is sponsored by TheFaceShop VN - all experiences are mine !
❍ TOOLS
Turn on CC for English Subtitles
⇢ Camera : Panasonic G85
⇢ Edit : Final Cut Pro X
⇢ Music : Epicdemic Sound
My Castle’s Address:
► Business Contact: [email protected]
► https://www.facebook.com/laslittlecastle/
► Instagram: https://www.instagram.com/la.littlecastle
► Blog: https://pnlanh.wordpress.com/
---------------------
© Bản quyền thuộc về LA's Little Castle
© Copyright by LA's Little Castle ☞ Do not Reup