“TIMELESS” – GIÁ TRỊ BỀN VỮNG THEO THỜI GIAN.
Bạn có để ý – có những món đồ/sản phẩm thì trang lúc nào cũng hiện diện trong tủ đồ của tất cả mọi người. Không một thì hai – không hai thì ba – bạn sẽ “đụng hàng” với người khác bởi những món đồ đó - Không phải là người ta chung “ý tưởng” với bạn, cũng chẳng phải là ai sẽ bắt chước ai. Mà chỉ đơn giản, những sản phẩm đó – là những “Timeless item”. Những món đồ đi liền theo năm tháng, dù có trải qua bao mọi thăng trầm, chuyển biến, xu hướng của toàn cầu – thì tính ứng dụng của những timeless items vẫn được phát huy một cách khéo léo.
Đó là gì?
Đó là đôi giày Converse Chuck Taylor – là chiếc quần jeans Levis 502 – là chiếc denim jacket hay quần trouser ống suông bằng vải…
Timeless: đây là một cụm từ thể hiện nền tảng thời gian trong thời trang – đại diện cho các thiết kế iconic và phổ biến nhất trong lịch sử. Nhưng làm sao để trở thành 1 timeless item? Khi nói đến thời trang – bên cạnh những item mới ra, mang mác xu hướng và #mainstream, hay Gen Z thường yêu thích đặt cái tên thân thương là #Các sản phẩm trendy.
Nhưng đối với những người, trải qua khoảng những khoảng thời gian khác nhau của thời trang – đặc biệt là trong cái giai đoạn Trước – trong và sau khi “Streetwear đại náo thiên cung giới”. Chúng ta đã đọc – đã nhìn – đã xem và đã sở hữu bao nhiêu thứ gọi là “Xu hướng”, chạy theo nó – mua nó rồi lại trở về những thứ đơn giản nhất và mặc nhiều nhất chưa (Cảm giác này chắc nhiều bạn hiểu). Rồi chúng ta lại nhắc về những sản phẩm cổ điển/retro hay vintage, những thứ vượt thời gian (Timeless) và thiết yếu. Có nghĩa là đối với những người yêu thời trang hoặc đơn giản hơn là mục đích ăn mặc hàng ngày, luôn luôn xuất hiện những món đồ phải có trong tủ đồ của họ.
Bởi vì sao, khi “Kinh trải” những items mới mẻ kia – trải nghiệm được các xu hướng mới, tốt có xấu có, người ta lại trở về với sự “Đơn giản”- với “Ứng dụng” và “Thoải mái”. Điều này khá là bình thường, vì những “Timeless item” phù hợp với tất cả mọi người, một sự thoải mái trong thời trang – an toàn và tất nhiên vòng đời không quá khắc nghiệt như #Trendy items. Điều này đã được minh chứng trong mấy thế kỷ - bạn có thể không hợp thời – nhưng bạn không hề lỗi mốt. Có lẽ đây là 1 sự đầu tư tốt khi một món đồ bạn mua có thể sử dụng trong 1 thời gian dài. Điều này đã được minh chứng khi vào trong 02 năm gần đây, xu hướng retro/vintage trở lại cùng dịch bệnh diễn biến căng thẳng. Từ “Fast fashion” thì Gen Z hiện tại “Sống chậm” hơn, “Trải nghiệm” hơn trong ngành thời trang và có thể sẽ càng phát triển hơn trong tương lai. Có thể lấy số liệu thống kê của các trang báo thời trang hàng đầu khi những bản báo cáo về thị trường “Mua đi – bán lại đồ đã qua sử dụng” tăng đột biến và dự tính tới năm 2022 sẽ mang tới một nguồn thu khổng lồ.
Nói về tính ứng dụng của những món đồ
“Timeless”
Ví dụ như
Có 1 thời bạn bỏ 10 triệu để mua một đôi Adidas Yeezy hay 1 đôi Chunky kiểu Balenciage Triple S hoặc đôi giày quốc dân Fila Disruptors 2/MLB – bạn cảm thấy ngon, cảm thấy mình thật theo trend, theo xu hướng – nhưng tính ứng dụng khá thấp . Trong khi các đôi yeezy sẽ phù hợp với các kiểu mix n match urban streetwear hay sporty hoăc Triple S mang cho bạn cảm giác High-fashion. Và bạn sẽ chỉ dám đi đôi 10tr cho những lần đi chơi – hoặc đi ra ngoài đường chọ mục đích thể hiện bản thân. Nhưng với khoảng 3tr đổ lại, với 1 đôi Converse 1970s thì bạn làm cái gì cũng được – đi học – đi làm – đi chơi – đi phượt – đi blah blah. Đó chính là lí do tại sao Converse lại trở thành 1 trong những “Timeless item” – mình nghĩ chắc luôn luôn là như vậy khi mà Yeezy/ Triple S có thể bị lãng quên ở 1 thì nào đó (Thực ra thì đang xảy ra rồi) nhưng Converse thì không (hẳn Nike cũng nghĩ tới điều này khi mua nó, một nguồn doanh thu ổn định mà chẳng phải đầu tư quá nhiều vào việc nâng cấp và nghiên cứu).
Một minh chứng nữa rằng - ở thời kì Hypebeast + Sneakerhead tràn lan, những đôi giày chục triệu xổ ra trên Internet đánh thức tính consumerism điên đảo của Gen Z – thì hẳn rằng những bạn đó cũng sở hữu trong mình 1 đôi Converse. Đó là sức kinh khủng của “Timeless Item”. Nó “không thể bị chối từ” – và ngụp lặn 1 cách rất thần kì – đợi thời gian trở lại. Và quả nhiên 2018-2019 là 1 sự trở lại hoành tráng từ Converse với cú hit cực mạnh từ collab với Tyler, The Creator và J.W. Anderson, Feng Chen Wang, Ambush…
Vậy “Timeless” có mâu thuẫn với sự tư do của thời trang?
Đúng – khi nói về thời trang – chúng ta sẽ nhắc liền tới xu hướng, thay đổi, cập nhật thì các khái niệm “Vô thời gian” này nó lại chẳng quá bất hợp lí đi chứ. Nhưng thực tế đã chứng minh – cái “Timeless” này nó lại đứng vững trong ngành công nghiệp thời trang, làm thành 1 nền tảng và mục đích để cho các xu hướng bám vào và biến chuyển quanh nó. Vì mục đích cuối cùng, ai cũng muốn mình tạo ra 1 “Timeless Item” như Coco Chanel làm ra chiếc handbag iconic 2.55, Dior có saddle bag..
Và tất nhiên, “Timeless items” không chỉ đại diện cho giới thời trang, đó là tiếng nói của công chúng, của khách hàng, của những gì mà nền công nghiệp thời trang phục vụ và sống còn. Người ta có thể thích cái mới, điên đầu vì xu hướng – nhưng nền tảng căn bảncủa khách hàng trong những trường hợp đặc biệt, những “timeless items” (Như mình đã giải thích) vẫn thỏa mãn được các yếu tố khách hàng cần (Thời trang, Background History và Không bị lỗi mốt).
Fashion là 1 vòng tròn huyền diệu – sự trở lại của những Timeless Item trong những năm gần đây (Các bạn có thể theo dõi thông qua các hình ảnh outfit mà những người thích thời trang post lên social) đã thể hiện rằng điều đó lại càng đúng. Sự ứng dụng các đôi Converse 1970 cũng như các quần cạp yếm jeans, những chiếc leather belt + bag và phong trào Secondhand/Used item – đã thể hiện khả năng vượt thời gian tuyệt vời của “Timeless Item”.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
disruptors fila 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
30 TẾT – GỢI NHỚ NHỮNG ĐÔI GIÀY VÀ BẢN SẮC
\
Hành trình “Đến rồi đi” của những đôi giày hẳn không là một điều xa lạ với các bạn nữa. Đã bao lâu rồi, chúng ta không nhắc đến đôi giày bị ghét nhất trên Internet không chỉ Việt Nam mà còn thế giới – FILA DISRUPTORS. Và cũng không mới mẻ lắm – nhưng hiện tượng MLB chunky cũng đã không còn hot như xưa nữa, con sốt lại quay trở về với Air Jordan 1.
Xin nhắc lại – Air Jordan cũng chẳng phải là mới hot gần đây. Những người yêu Air Jordan mà chẳng phải là những bản 1s mà còn 3s, 4s, 6s, 7s, 12 vẫn luôn ở đây, vẫn luôn âm thầm yêu thương và duy trì niềm đam mê của họ trong những nhóm nhỏ. Cái tình yêu với Air Jordan hay với giày đã từ lâu rồi, từ cái thời mà sneakerhead mới nổi tại Việt Nam – những sự kiện Sneakerstep, Sneakerporn với những anh em diện Jordan với đa dạng kiểu dáng. Lại cũng phải nói khi mà Yeezy adidas by Kanye West lên thống lĩnh thị trường không lâu sau đó, người ta chê cười Air Jordan chỉ suốt ngày Retro mà không đổi mới, không sử dụng công nghệ mới. Nike vẫn đứng vững và những người yêu Jordan vẫn đứng vững – vì họ yêu không chỉ có đôi giày mà lịch sử đi kèm trong đó, thứ đặc sắc mà không phải một footwear brand nào cũng xây dựng tốt. Họ vẫn yêu và vẫn đi, bất chấp người đời nói chi – và giờ đây, họ lại lọt thỏm trong cơn bão “Air Jordan” hiện nay. Mình có hỏi rằng “Anh/em cảm thấy thế nào?” thì với một nụ cười lạc quan, người anh trả lời “Xu hướng mà anh. Em đã quen với điều đó rồi – nhưng cứ nghĩ tích cực rằng là sẽ có nhiều người mới biết hơn, và thế là tình yêu lại được san sẻ”.
Xu hướng – đi kèm với cả bản sắc và “Bong bóng phồng nổi”
Tất nhiên, khi mọi người đi theo xu hướng thì hẳn rồi. Không phải ai cũng biết về nó và không phải ai cũng có thể hoàn hảo với nó cả. Tiền họ mua thì họ quyết định và đầu tiên mình khá là tiêu cực về vấn đề này, nhưng nhận ra đó là trách nhiệm của những người đi trước – “Share the love, not war”. Fila Disruptors là 1 ví dụ điển hình. Fila Disruptors không sai, nhưng có lẽ cái sai ở cách người mặc chúng. Sẽ chẳng có gì nếu việc các bạn mặc bình thường nhưng câu chuyện không hề đơn giản như thế. Có nhiều người mang danh là “Fashionista” “Fashion Icon” đã cố gắng thần thánh hóa đôi giày này trước giới trẻ và khiến nhiều bạn ăn mặc vốn dĩ rất bình thường lại cũng cho cái title “Tao là fashion icon” “Thế này mới là thời thượng, là hợp trend, là thời trang tối thượng”. Kẻ tổn thương lại gây thương tổn cho người khác – và thế là đâm ra, đôi giày vô tình vô tội bị ghét. Ghét vì cái danh mà những người kia mang lên cho nó. Sự overrated này là con dao hai lưỡi và đôi giày bị làm meme rất nhiều ở mọi nơi – cả ở thế giới, có lẽ kẻ được lợi nhất, lại chính là Fila.
Thời 4.0, việc mua bán dựa trên những hình ảnh của các KOls/Influencer và Seeder trên các nền tảng IG, Facebook. Lượng người theo dõi bám sát theo thần tượng họ mặc gì và copy y chang tạo nên sự nhàm chán nhất định trong thời trang. Thứ mà mình luôn làm đó không phải là đưa 1 hình mẫu cho các bạn copy mà là đưa tinh thần cho các bạn tinh chỉnh. Và dĩ nhiên rồi, đã theo 1 người thì làm sao có được một nền tảng cố định. Và đây cũng là vấn đề của streetwear Việt Nam, phát triển cực nhanh nhưng nền thì không vững, hổng rất nhiều chỗ. Fila say sưa sử dụng các KOls và chiến lược marketing của họ để push -up sản phẩm best-seller nhưng họ quên xây dựng sự nền tảng này trong mắt người tiêu dùng ngay khi đôi giày được yêu thích bậc nhất.
Fila Disruptors không phải là 1 đôi giày mới, nó là 1 đôi giày có độ tuổi nhất định. Bản thân Disruptors đã được phát hành vào năm 1996 (Cách đây 25 năm), đứng trên các kệ hàng rất rất lâu rồi. Khi mà thập niên 90 trào lưu sportwear và athleisure aesthetic bùng nổ thì Fila đưa Disruptor ra như 1 đôi giày đánh mạnh vào đó.Fila rất nổi tiếng ở Việt Nam vào thời điểm Bigbang là đại diện thương hiệu của họ, nhưng tiêu biểu thì chưa.
Cho đến khi Balenciaga đang làm mưa làm gió tại nền công nghiệp thời trang với sự góp mặt của ông trùm nghỉ hưu Vetements Demna Gvasalia thì Fila mới bùng lên lại được nhờ hiện tượng “Ugly sneaker”
“Daddy shoes” từ phiên bản SSS/Triple S của Balenciaga. Dĩ nhiên với mức giá ~$1000 thì TripleS không phải là thứ tiếp cận dễ dàng thì Disruptors lại là 1 phương án hoàn hảo cho xu hướng này. Rẻ, ngon và ổn đã khiến Fila Disruptors trở thành hiện tượng trên IG/FB với các mid-tier influencer, giới trẻ đổ đi mua và cũng chẳng quan tâm rằng “Daddy shoes” “Ugly sneaker” là cái mẹ gì. Trong khi trước đó Nike hay Rafsimons dã thành công với các đôi giày kiểu như vậy.
MLB thì khỏi nói làm gì, vì so sánh với MLB original by US/ giải bóng chày chuyên nghiệp của Mỹ – MLB có 1 câu chuyện dài hơi với văn hóa bóng chày và những thứ người ta mặc lên đó. Nhưng MLB by Korea thì khác, mình cho rằng tuy có design giống nhưng tinh thần là hoàn toàn khác. MLB by Kor đánh vào những đồ mà kiểu Hàn Quốc style – dễ mặc dễ đi, nhưng văn hóa so với MLB by US thì là không. Do đó, việc ăn theo với MLB chunky cũng đi như 1 cơn gió, không đọng lại trong giới tiêu dùng là gì. Mình chắc chắn luôn 1 điều rằng, Air Jordan có thể xuống và lên – vì nó còn những người yêu nó và bản sắc. Còn MLB thì mình chỉ nghĩ rằng người ta mua vì giống 1 đôi giày nào đó và rẻ hơn mà thôi. Còn MLB chunky comeback ư – Không, và nó chỉ quay lại khi trào lưu nào đó xuất hiện lại mà thôi.
Cũng nói thêm về những đôi giày lướt qua cộng đồng chúng ta như Guidi, CCP – khi mà “Darkwear” là từ khóa hot tại thời trang Việt Nam. Nhà nhà đổ mua Guidi, CCP và các chị phối đồ như Fengfanx nhưng bản sắc không có nên cũng trôi đi tuột mất một cái. Có lẽ điều tương tự đang xảy ra với Tabi. Nhưng vẫn an tâm rằng, còn người yêu nó là nó còn mãi.
HÀI HƯỚC THAY
Những kẻ cho rằng đam mê, cho rằng mang lại xu hướng và gọi “Những người đi trước đang chỉ trích lối ăn mặc” là những kẻ “Thượng đẳng”. Ví dụ như là “Tôi đi Fila thì sao. Ông thượng đẳng à!”. Mà oái ăm, kẻ bỏ đi trước lại là những người mang danh “Đam mê” đó. Vì có lẽ, bản chất của họ là theo xu hướng – không có gì sai – nhưng như con zombies chạy theo người sống, chúng không có cảm xúc và tình yêu. Kẻ bỏ đi trước lại kêu người ở lại là “Thượng đẳng”. Song song, những kẻ “Thượng đẳng” lại lặng lẽ ở lại, góp nhặt đống tàn dư – lại yêu nó thầm lặng và tiếp tục truyền lửa về niềm đam mê đó. Họ không chạy theo xu hướng – cho đến khi đôi giày họ yêu lại hot trở lại, giới trẻ lại mang ầm ầm. Họ lại không vừa mắt – lại góp ý và mang danh “Thượng đẳng”. Thượng đẳng sao không biết – nhưng tình yêu của họ với thứ văn hóa, thời trang mà họ trung thành – Đó là 1 điều thượng thừa với mình.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
disruptors fila 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
E-BOY, E-GIRL và SOFT BOY (?!!!)
(Thú thật mình mới nghe khái niệm Soft boy, con trai mềm là cái gì thế nhỉ. Mình chỉ biết a D*ck gonna hard when see something soft thui)
Nào – Từ những Eboy, Egirl với những tiêu đề “ Con gái sẽ mê tít thò lò mũi xanh những chàng trai mặc kiểu này” thì nhìn qua, mình thấy những cậu chàng đang độ tuổi Trung học cơ sở hoặc Trung học Phổ Thông mặc những chiếc Tee trắng, đen xộc xệch, những chiếc quần skinny jeans hoặc polo kiểu cũ + quần tây và công thức sneaker sẽ là Vans, Converse hay Fila Disruptors.
Tất nhiên, việc các bạn í mặc chẳng có gì sai cả. Đẹp thì không – vì nó nhìn basic thì khen đẹp mình cũng không biết khen ở điểm nào. Khuôn mặt chăng? Khuôn mặt thì càng khó vì các bạn í toàn ảnhc ắt đầu hay chèn trái tim to đùng ở giữa mặt thì làm sao coi thần thái. Và thế là khái niệm lệch lạc về “E-Boy” “E-Girl” bắt đầu (Còn softboi thì mình chịu, chắc do mình là hardboi =)) ).
Nhìn vào những tấm hình như vậy thì chắc chắn sức ảnh hưởng này đến từ TikTok – platform video hùng mạnh nhất hiện nay. Mình đảm bảo những outfit trên đến từ những cậu chàng thanh niên tuổi tween hay teenager ở Mỹ, Châu Âu và đặc biệt là từ Trung Quốc cùng các clip vuốt tóc, ngầu ngầu cun cun mà nhân vật nữ lúc nào cũng đổ mê. Biểu sao mà các em trai thích thế.
Từ “E-Boy” và “E-Girl” xuất phát từ “Electronic Boy” và “Electronic Girl” nhằm nhấn mạnh về việc xuất hiện văn hóa này trên Internet. Trái với từ “Eboy” được sử dụng tràn lan hiện nay, “E-GirL” mới là kẻ bắt đầu cuộc xâm chiếm tâm trí giới trẻ. Lần đầu tiên được sử dụng vào năm 2000, Egirl lan tỏa trên một thể loại nổi tiếng khác mà chúng ta từng biết – đó là TUMBLR. “E-Girl” là cụm từ móc mỉa, đá xoáy của cộng đồng nhằm nói tới những cô gái làm tất cả mọi thứ (Sexy, khoe thân, blah bloh) để có được sự chú ý của cánh đàn ông đương đại (Tương tự như bây giờ nếu các bạn để ý). Tumblr là một nền tảng tự do và không quá khắt khe về mặt nội dung nên ở đây – Các E-girl tung hoành. Về Thời trang của các E-Girl thì nó đi ngược với các chuẩn mực chính thống của thời đại, đa dạng và lai giữa nhiều sub-culture/pop-culture khác nhau. Có Grunge, có punk/rock hay cả anime, goth, post-goth nữa – từ trang phục đến cách trang điểm, đó là cái cách mà các E-Girl thể hiện. Nếu các bạn còn nhớ tới nữ thần Avril Lavigne của mình thì một thời A.L đã được xem là “E-Girl đời đầu”.
Cuối năm 2010 – Các “E-Boy” bắt đầu tách ra khỏi cái bóng quá lớn của E-Girl nhưng chung quy đều xoay quanh concept “Nhưng thanh niên sành điệu, cá tính và thể hiện mình trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý của người khác”. Khái niệm “E-Boy” và “E-Girl” cũng hoàn toàn không khác nhau là mấy vì việc trở thành “E-Boy” cũng có thể là một người nữ. Các Eboy lấy cảm hứng và pha trộn từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau – có skateboarding , hiphop, anime, cosplay và BDSM/Goth – nơi các thanh niên thể hiện bản thân và tâm tư của mình mặc dù ngoài đời họ chẳng phải là như vậy.
Với trào lưu Hallyu thì sức ảnh hưởng của K-pop cũng tác động mạnh tới các Eboy thông qua nhạc và style – cho nên phong cách Eboy là một phong cách không định hình. Việc thể hiện con người chôn giấu trên mạng xã hội khiến các cậu chàng trên đó đa cảm – dễ bị tổn thương (E trong Emotion). Từ những cậu trai nhìn yếu đuối mà các cô gái dễ đồng cảm, dễ chấp nhận và thương yêu hơn – đánh dấu một mốc thay đổi gu đàn ông và sự hấp dẫn của nam giới từ mạnh mẽ truyền thống qua hơi hướng nội và đặc biệt là “UNISEX”. (Mình nghĩ đó là sự giải thích cho từ SOFT-BOY aethestic mà các bạn hay hỏi mình ấy).
(Nên nhớ giai đoạn 2018-2020, sự trầm cảm đã bị làm quá mức khi ai ai cũng trầm cảm, ai ai cũng có một niềm đau chôn dấu và sự thành công của Billie Eilish là 1 minh chứng cho việc này. Trầm cảm không phải là một bệnh dễ chữa trị mà nó là những gì mà chúng ta phải trải qua và cần thời gian hồi phục kiên trì, nhưng có một số người lợi dụng việc này để thể hiện một con người và kéo sự đồng cảm từ mạng xã hội).
Vì cảm xúc hơn nên màu thường thấy của các Eboy sẽ là màu đen, trắng – Tông màu chủ đạo và dễ thể hiện rằng mình là 1 con người đa cảm, đa sầu. Outfit thường đơn giản, 1 chiếc Tee in graphics sad quotes hoặc phán xét như People lying, People fake – I cant believe in human. Hay chiếc áo sơ mi chất liệu mềm, vạt ngắn vạt dài để tăng độ gợi cảm. Quần luôn luôn là quần đen và giày thì tùy vào concept. Mình thấy thời trang của Eboy là một bản hòa ca lofi , nghĩa là nó mang tính đen tối của punk/rock, của goth, của BDSM nhưng lại tươi sáng hơn nhờ các khuôn mặt non choẹt của những Eboy Egirl. Và nếu các bạn để ý thì nó mang âm hưởng đủ thể loại “Grunge” “ROCK/Punk” “Cyber” “BDSM” “Goth”. Nếu mà nói về Eboy thì có lẽ mình sẽ nhắc tới Lil Peep.
Nên chung quy, mình sẽ không gọi “Eboy” “Egirl” hay Softcmnboy là một phong cách thời trang mà nó giống như một e-lifestyle, một phong cách sống ảo trên mạng xã hội. Vì đơn giản nó chẳng có một kiểu cách nào đó rõ ràng về trang phục, về kiểu đồ mà tất cả là sự hòa trộn các đa văn hóa lại với nhau và ĐẶC BIỆT THEO XU HƯỚNG, KHÔNG ĐỊNH HÌNH RÕ RÀNG.
Các bạn mặc kiểu Eboy, Egirl cũng được nhưng nếu đã mặc một thời gian rồi thì hãy tìm hiểu thêm về những thứ văn hóa mà Electric Boy/Girl đã thu thập và mix chúng lên nhé. Chúng đa dạng và đặc sắc hơn nhiều sự trầm cảm giả dối.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
disruptors fila 在 13 Fila Disruptors ideas - Pinterest 的推薦與評價
Jun 9, 2018 - Explore Viktorija Simokaitė's board "Fila Disruptors " on Pinterest. See more ideas about fila outfit, fila disruptors, sneakers outfit. ... <看更多>
disruptors fila 在 【FILA 鋸齒鞋DISRUPTOR 2】粉膚色... - The One Shop 潮流 ... 的推薦與評價
... <看更多>