“ TA TRỞ VỀ OLD SCHOOL
TRỞ VỀ THẾ GIỚI CHỈ ĐEN VÀ TRẮNG, MẶC ĐỊNH 2 MÀU PHỦ
CÁI THỜI HIPHOP LẤM LEM MÀU NẮNG TRÊN NHỮNG QUẢ ĐẦU XÙ
THANH NIÊN RA ĐƯỜNG RĂNG LÓA SÁNG NHƯ CÓ MÀU NHŨ
BLING BLING ĐẦY ĐẦU TƯ
QUẦN EVISU, ÁO BABYMILO, TAY PHẢI BUỘC THÊM RAG”
(Rhymastic – Oldschool)
Khái niệm dân chơi thời trang bây giờ là gì nhỉ?
Xã hội văn minh hơn, tiệm cận nhiều nguồn văn hóa khác nhau trên thế giới nên nảy sinh ra đa dạng “khái niệm”. Những cụm từ, những xu hướng trong nghệ thuật – âm nhạc – tâm lý và “thời trang” cũng không phải ngoại lệ. Không phức tạp như bây giờ - ngày xưa dân chơi thời trang khá là đơn giản, chỉ cần sở hữu những sản phẩm sau đây thì auto là “Dân chơi thời trang”. (Theo cảm nhận của mình nhe). Cũng hay ho vì ai cũng thuộc lòng định lý “Thời trang là 1 vòng tròn” biết đâu một khoảng thời gian nào đó sau này, xu hướng này lại comeback và khiến chúng ta trở tay không kịp.
1. Quần Ống Loe. (Flare Jeans)
Xu hướng dân chơi này thường rất đơn giản và không quá nhiều cầu kì. Một chiếc sơ mi trắng - chơi bời thì con áo tee basic bên trong, ngoài cổ thêm sợi dây chuyền bạc là hết lấc. Quất quả kính đen Kim Biên hay Hồ Xuân Hương là “Dân chơi” thứ thiệt. Độ chơi của dân chơi này là ở chiếc quần ống loe, độ loe càng rộng, càng kéo đường lê thê thì càng ác. Chiếc quần này được các cô các dì khá thích vì phần trên khá bó, khéo léo khoe được vòng 3 (Vốn dĩ thời đó hở hang người ta gọi là mất nết, là hư hỏng chứ chưa thoáng như bây giờ. Các chú mà mặc quần ống loe là đám con nít auto hét ầm lên “Ôi, nghệ suỹ!”. Đấy - dân chơi là phải loe cho thiên hạ, cho các bạn thấy độ chịu chơi của mình.
20-30 năm sau, những chiếc quần ống loe lại xuất hiện nhiều ở giới trẻ hiện nay? Xu hướng ư? Sản phẩm mới ư? Không – thời trang chỉ thực hiện vòng lặp của nó.
2. Combo Quần thụng Ecko/Tribal/EVISU + Áo Tee Ecko oversize + Giày Ecko/Radii/DC..
THÔI, CÁI NÀY KHỎI PHẢI NÓI NHIỀU. +100 RESPECT. Ai mà bận full set này thì nghiễm nhiên là huyền thoại, là độ chơi 5 sao, là em yêu anh không cần biết ví anh bao nhiêu. Thời này làm mưa làm gió đến mức, chú tê giác tiêu biểu của ECKO nếu thời đại đó mà chạy truyền thông bảo vệ tê giác 1 sừng sẽ đỡ mất một khoản kha khá vì nó xuất hiện nhan nhản trên mọi nẻo đường, góc phố Hà Nội/ Hồ Chí Minh. Thời điểm đó nhiều bậc phụ huynh cho là luộm thuộm nhưng bây giờ mình lại thấy clean vcl, đẹp mà rất là Hiphop.
3. Nón kết trắng lưới đen.
Cái này thì mình không biết gọi sao nhưng ai qua tuổi đó đều biết là có cái thời mà Lớp học sĩ số 49 thì phải 50 đứa đi mua cái nón kết phần mút màu trắng còn lưới đen. Cảm hứng từ các anh thần tượng Kpop thời điểm đó, các chị em anh trai đổ xô đi mua cái mũ đó. Chưa hết, nghề của custom giày cũng manh nha từ đây khi cái phần mút trắng đó, để thêm phần cá tính còn được vẽ vời bằng bút bi, bút mực, bút màu cho thể hiện “Nó là của tao”. Dân chơi thời thượng thì sẽ nuôi tóc dài rồi lèn qua cái mũ - ĐỘ CHƠI GẤP BỘI.
Mình cũng đã có bài viết về “Trucker Hat” này rồi khi mà nó trở lại vào khoảng giữa năm 2020. Các bạn có thể kiếm lại
4. SNAPBACK NEW ERA:
“Đ*T CON MẸ, MÀY MÀ THÁO CÁI TEM. TAO XIÊN CHẾT MẸ MÀY” - đó là câu nói quen thuộc của các dân chơi Snapback giai đoạn 9x. Chiếc snapback với logo NY, hay LA luôn là 1 sự hồi tưởng không hề nhẹ đối với nhiều người. Du nhập vào Việt Nam khi trào lưu hiphop bùng nổ, dancer lúc đó luôn gắn liền với 1 chiếc snapback. Dân tình đồn thổi, thế là lên - + thêm con tem thể hiện giá trị nữa. Không biết ai dạy nhưng những ai bập bẹ chơi SNAPBACK ERA đều quý trọng con tem hơn cái mạng sống của mình. Tem thì tem vàng, tem trắng - tem lành mạnh chứ không như các em ngậm tem như bây giờ. Cũng nhiều câu chuyện hài hước khi về nhà, mẹ thấy ngứa mắt con tem lột ra không thương tiếc khiến dân chơi dỗi mẹ cả tuần. (=))) )
5. EVISU:
Các bạn hay gọi là “Quần cá chép” “Quần ông địa” đúng không nhể. Quần Jeans với logo cong cong chạy dài hai ống quần là biểu tượng của dân chơi những năm tháng hiphop Việt Nam! Hoàng kim. Hơi xí hổ tí nhưng thời đó tụi mình toàn chơi fake, hay sang mồm gọi là VNXK. Mindset auto giá trị >600k là auto authentic, legit dù sau này biết là fake hay QUảng Châu hết. Nhưng một điểm + lớn là thời đó rất là vui, anh em cũng không câu nệ gì. Nên ông giáo nào khoe mới được người nhà nước ngoài tặng cái quần EVISU ORIGIN giá nghe thoáng thoáng mấy trăm đô là thôi rồi - tên anh đó sẽ thành Chúa trời trong forum trong 1 thời gian dài và thiên hạ sẽ đồn thổi về 1 dân chơi không chơi ba cái đồ ở Việt Nam.
6. Tai nghe Beats:
Cái này hơi hiện đại rồi - nhưng Beats by DrDre là 1 biểu tượng của dân chơi cách đây khoảng 5 năm. Như các bạn bây giờ đeo AIRPOD thì thời đó chúng tôi có BEAT BY DR DRE - (Giờ cũng của Apple rồi). Mặc dù toàn đồ Tàu, kể cả có hàng auth thì chất âm cũng chấp nhận trung bình - nhưng vì độ chơi của nó và thời trang - nên các dân chơi không tiếc từ dăm ba triệu đến chục triệu để sắm 1 con Beast đeo lên cổ cả - nhiều khi không cần dây và không cần nghe nhưng vẫn đeo. Vì đơn giản - đó là sự THƯỢNG ĐẲNG.
7. Dép Đóc Tờ (Dr. Martens Sandal)
Không nói nhiều. Các bạn có thể so sánh cho sự phổ biển của dép Dr thời đó nhiều như bây giờ người ta đi Crocs vậy. Những đôi sandals/dép với phần đế cao su màu vàng dày cộm, những buckles phía trên xuất hiện ở mọi ngôi trường, mọi quán nét, mọi tiệm cà phê dành cho giới trẻ lúc đó. Những tiếng “Xoẹt xoẹt” lê thê bởi tiếng dép Dr thân thương đến lạ kì. Thời đó cũng có những đôi dép Fake Visvim nhưng có lẽ không nhiều bằng dép Dr. Cũng như Crocs vậy, hàng không chuẩn nhiều như Các nền tảng thương mại điện tử sales mỗi tháng vậy. Nhưng thời điểm đó đời sống chưa cao, chưa tiếp nhận nhiều luồng thông tin thì 1 đôi dép DR giá 200k-300k cũng được xem là hàng xịn rồi.
*HÌNH ẢNH CÓ THỂ LÀ HÀNG KO CHUẨN - NHƯNG VẬY NÓ MỚI SỐNG LẠI TUỔI THƠ =)))*
同時也有12部Youtube影片,追蹤數超過56萬的網紅Chris Lewis,也在其Youtube影片中提到,Nhạc: 1. Creepy Tricky by Redafs.com, Licensed under Creative Commons: By Attribution 3.0 License 2. Thinking Music by Kevin MacLeod Link: https://in...
du rag 在 Facebook 的最佳貼文
CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾM ĐOẠT VĂN HÓA (CULTURAL APPORIATION) VÀ VẤN ĐỀ TRONG THỜI TRANG.
Đầu tiên, mình xin phép viết với tâm thế là một thằng máu đỏ da vàng – một thằng người Á nhé. Mình đã có thời gian đi du học tại Úc, đã từng bị mấy anh da màu dọa đấm vào mặt ở bus stop vì trông giống Trung Quốc (Nguyên văn là Hey, Ch*ng Ch*ng!) – đã từng bị người da trắng racist vì lí do là sao không ở đất nước quê hương (là Việt Nam) mà lại mò tới đất nước của họ (Úc) để làm (Vì lúc đó mình vừa học vừa làm thêm – du học sinh nào chẳng vậy) khiến tụi nó mất việc (?) – “Tụi mày hãy cuốn gói khỏi đất nước của tụi tao đi!” (Nguyên văn là vậy). Cho nên sau bao nhiêu tổn thương ở đất khách quê người, mình không quan trọng là người da trắng hay người da màu, mình chỉ yêu và tôn thờ dòng máu của mình. Máu đỏ da vàng.
Rồi – quay lại câu chuyện nổi bật trong thời gian gần đây.Có một bạn tag mình vào vấn đề : “Đó là có hay không việc các rapper Việt Nam đang để dreadlocks là đang chiếm dụng văn hóa. Từ sự ảnh hưởng của các rappers đó mà rất nhiều người trẻ khác đang để dreadlocks với suy nghĩ là đẹp, là ngầu. Nhưng đấy là không tôn trọng người da màu vì mái tóc này liên hệ với văn hóa của họ cũng như những mặt tối về phân biệt chủng tộc mà họ chịu đựng – họ cố gắng blah bloh”..
Nào, hãy quay trở lại về nguồn gốc của Dreadlocks. Chắc có lẽ rất nhiều nguồn thông tin và thông qua cuộc tranh cãi, các bạn đã biết Dreadlocks lịch sử như thế nào. Từ này là một từ nối bao gồm Dread (Sợ hãi) và Locks (Khóa). Kiểu tóc này thực ra đã được sử dụng rất thông dụng trong văn hóa loài người và theo những nguồn thông tin khác, nó không chỉ đơn giản là từ Châu Phi. Điều đáng ngạc nhiên, thì kiểu tóc Dreadlocks thông qua các bức tượng cổ, những bước phù điêu được giới khảo cổ phát hiện thì hiện diện ở rất nhiều nơi. Đó là nền văn hóa của Hy Lạp Cổ, Ai Cập cổ đại (Những xác ướp được tìm thấy với những bộ tóc có lọn như dreadlocks) hay từ những văn minh sông Hằng (Ấn Độ), Tiểu Á.
Vậy chúng ta có quan điểm thứ nhất : Dreadlocks không phải nguồn gốc xuất xứ thuần nhất là từ người da màu.
Tại sao Dreadlocks lại gắn liền với người da màu thì có lẽ nó liên hệ với cái tên của nó. Dread có nghĩa là sợ hãi. Kiểu tóc này được truyền miệng theo thực dân Anh khi xâm chiếm những vùng đất của thổ dân Mau Mau có mang kiểu tóc này. Sau đó với một phong trào đậm chất tôn giáo đó là “Rastafari”. Dreadlocks là một biểu tượng tôn giáo đặc biệt và kết nối họ với thần Jah – thể hiện sự tôn trọng. Cùng với Reggae với biểu tượng Bob Marley cũng mái tóc Dreadlocks đặc trưng, thứ âm nhạc đến từ Jamaica bùng nổ ở những thập niên 70 – 80s và ảnh hưởng tới rất nhiều nơi trên thế giới. Từ đó, người ta bắt đầu cho rằng Dreadlocks là biểu tượng của người da màu. Thực ra thì do đặc điểm về chất tóc, về độ xoăn của người da màu kết hợp với các dòng chảy văn hóa – người da màu hay để Dreadlocks, giống như xài “Do-rag/Durag” mà các rappers Việt Nam hay sử dụng vậy cũng từ văn hóa hiphop Mỹ Phi mà ra. Nhưng nguồn gốc của Durag cũng phức tạp y chang Dreadlocks vậy.
NÀO – HÃY NÓI VỀ CHIẾM DỤNG VĂN HÓA
“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” – Lời của Bác Hồ trong Thư gửi các họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam, được đăng trên Báo Cứu Quốc số 1986 là một điều mình sẽ sử dụng để nói về việc “Chiếm dụng văn hóa”.
Để mình kể cho các bạn nghe một câu chuyện cũng liên quan đến mái tóc từ đất nước hàng xóm Trung Quốc. Đại Minh, triều đại cai trị Trung Quốc từ năm 1368 đến năm 1644 cho đến khi người Mãn Châu lãnh đạo Bát Kỳ tiêu diệt Lý Tự Thành, sáng lập ra triều đại Nhà Thanh – triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Các bạn biết là dân nhà Mình gọi người “Mãn Châu” (sau này là người nhà Thanh) là gì không? Là tụi “Man di” với “Mái tóc đặc trưng của Nam” là cạo trọc phía trước, phía sau để dài và tết lại. Nếu bạn nào có xem những phim của vua Khang Hy hay vua Càn Long là biết được mái tóc này (Hoàn Châu Cách Cách ấy). Sau khi chiếm được Đại Minh, Nhà Thanh thực hiện việc “Đồng hóa dân chúng” bằng cách ép buộc toàn bộ những người nam phải để tóc đó, không là bị phạt hoặc nặng nhất là ép vào tội “Phản loạn” rồi tử hình. Lúc đầu cũng có rất nhiều phản kháng nhưng sau này – như mọi người đều biết, đó là ai cũng để mái tóc đó và trải qua bao nhiêu năm tháng đồng hành cũng nhà Đại Thanh, mái tóc từ của 1 bộ tộc “Man di” thành 1 nét “văn hóa” của Trung Hoa và được lưu truyền tới tận bây giờ.
Mình cho đó là 1 hình thức “Cultural Appropriation” bị ép buộc. Việc “Chiếm dụng văn hóa” này chắc chắn không một người Đại Minh nào lại tìm hiểu rõ về nền văn hóa Mãn Châu trước đó. Mà họ vẫn để tóc đó.
Nhắc tới ngày nay, mọi thứ đều tự do và chẳng ai có thể ép buộc bạn phải để một kiểu tóc như thế nào cả. Cũng như mặc cái quần, mặc cái áo. Mọi thứ đều dễ dàng truyền bá thông qua các social Platform mạng xã hội – đẹp là người ta làm, theo xu hướng là người ta theo. Đó là một bước chuyển biến văn minh của nhân loại, bỏ qua những nét đen tối của lịch sử mà tiếp bước về phía trước. Đa văn hóa, đa sắc tộc.
Và Việt Nam cũng không phải là một điều ngoại lệ. Vốn dĩ toàn bộ các văn hóa đang thịnh hành ở thời điểm hiện tại đó là văn hóa du nhập. Thời trang đường phố, rap, hiphop, breakdance, skateboarding, punk/rock etc… tất cả đều từ nước ngoài vào Việt Nam. Nên việc “Cultural Appropriation” này là 1 điều tất yếu dễ dàng suy đoán được khi mọi thứ quá nhanh và không có nền tảng. Mà cái thời nay thì ai quan tâm mấy cái văn hóa xưa, giờ người ta quan tâm tới lượt likes, tới drama, tới hóng biến thì những mặt tối của ngày xưa. Các bạn nghĩ là nó có đủ độ hấp dẫn với giới trẻ hay không? Xin thưa là không tại thời điểm hiện tại nhưng sẽ là điểm “sáng” trong tương lai.
TAKE IT EASY
Cụm từ “Chiếm dụng văn hóa” này sử dụng hiện tại hơi nặng nề. Theo mình, nó giống như vừa là 1 “Thách thức” vừa là 1 “Cơ hội” vậy. Và chẳng ai trong chúng ta có quyền cấm đoán hay áp đặt người này phải “Không được mặc đồ này” “Không được để kiểu tóc này” vì các bạn ấy không hiểu về văn hóa, nguồn gốc lịch sử của nó cả. Mình cũng đã từng tiêu cực như vậy nhưng nó chỉ giảm bớt “Tình yêu văn hóa” “Tình yêu thời trang” “Tình yêu thẩm mỹ” giữa những con người với nhau và tăng thái độ “Thù địch dân tộc” lên mà thôi.
Câu chuyện Dreadlocks sẽ tương tự với việc mà các bạn không nghe nhạc Rock, không biết về văn hóa Punk/Post Punk mà hay mặc áo in graphics của Iron Maden, Nirvana.. vậy. Đó là một dạng “Chiếm dụng văn hóa” đó, người ta sử dụng sản phẩm mà không hề biết các nhóm nhạc rock lẫy lừng đó như thế nào – thâm chí còn chưa nghe một bài. Thế nên mới nảy ra cái hình ảnh buồn cười là 1 cậu nhóc mặc áo Tee “Nirvana” và nghe Rap của Lil Pump. Có nên gay gắt không? Gay gắt thì cũng chỉ nhận được câu trả lời là “ Tôi thích thì tôi mặc?” và bạn mất đi cơ hội quảng bá văn hóa punk/rock cho một người vừa mặc sản phẩm đó.
“Mở lòng” “Rộng lượng” và “Chia Sẻ” – Đó là những gì mình nghĩ để giải quyết vấn đề về “Cultural Appropriation” này. Người biết thì chia sẻ cho người không biết, người thích thì làm cho người không thích trở nên thú vị, tìm tòi. Thế thì chúng ta lại có thêm những người hiểu sâu về văn hóa mà họ đang mặc, đang làm trên người. Thế thì “Cultural Appropriation” mới bớt đi mà không bị quá Toxic.Văn hóa từ đó mới được truyền đi xa, đi sâu hơn. Mà đó là điều mà bất kì một người yêu văn hóa hay làm văn hóa đang hướng tới. Chứ không phải là “Cấm đoán” “Bắt ép” người khác từ bỏ đi được.
Nên nhớ - thời đại này tự do và chúng ta phải “Thích nghi” với chúng.
Bạn nghĩ sao về việc
Lil Pump cũng để Dreadlocks hát tưng bừng bài Gucci gang xong các anh rappers da màu, những người da màu cũng chill theo mà đâu nói gì về vấn đề tóc tai. Trong khi Lilpump cũng là 1 khứa người Mĩ gốc Colombia và lối sống của khứa cũng bệnh hoạn, không tạo được sự tích cực cho giới trẻ lắm. Drug, alcohol, meaningless lyrics? Nói cho mình nghe thử?
Các bạn hẳn còn nhớ vụ án gây shock nước Mĩ của Trayvon Martin ở Sanford chứ. Một thanh niên 17 tuổi da màu mặc áo hoodie bị bắn chết bởi gã hàng xóm Geogre Zimmerman. Sau đó, những cuộc biểu tình và những chiếc áo Hoodie “Công lý cho Trayvon” cũng được mặc bởi cả người da màu, người da trắng yêu sự hòa bình. Mà trước đó – hoodie là chiếc áo mang “sự đen tối” và dính liền với người da màu- cho giai cấp bình dân, cho sự phạm tội – cho sự bí ẩn. Rồi nó cũng được toàn thế giới mặc đó thôi?
Quan trọng là “Yếu tố con người”. Chiếm dụng văn hóa trở nên xấu hay tốt đó là do yếu tố con người và mục đích của họ.
Để lấy ví dụ như là Gucci – từng bị dính vào một case tiêu biểu về “Chiếm dụng văn hóa” khi vào năm 2019, Gucci từng ra một chiếc áo turtle neck màu đen (Áo cổ lọ) với một viền môi màu đỏ xung quanh miệng ở mùa Thu/Đông 2018. Chiếc áo được bán với giá $890, và hẳn ai nhìn vào cũng biết đó là một dạng “Chiếm dụng văn hóa” khi nó gây liên tưởng trực tiếp tới #Blackface, tới những gì mà người da màu phải làm trong thời kì chiếm hữu nô lệ trước đó. Gucci rõ ràng đang trục lợi trên việc sử dụng văn hóa của người da màu mà chưa tìm hiểu kĩ về nó hoặc vô tình chạm tới. Gucci đã phải xin lỗi.
Hay H&M với “Coolest Monkey in The Jungle” với hình ảnh một cậu bé da màu mặc hoodie in hình đó vậy. Yếu tố văn hóa là một thứ luôn ảnh hưởng sâu nặng tới thời trang và nếu không tìm hiểu về nó thì dễ dàng phạm vào “Cultural Appropriation”.
Mình nói tới các vấn đề trên để liệt kê ra là “Các thương hiệu thời trang đang chiếm dụng văn hóa và TRỤC LỢI CHO THƯƠNG HIỆU CỦA HỌ thông qua doanh thu bán được”. Đó là 1 dạng Chiếm dụng xấu vì nó không mang lợi ích gì cho cộng đồng.
Các rappers Việt Nam thì sử dụng Dreadlocks như 1 dạng họ thấy đẹp, họ bị ảnh hưởng bởi các rappers nước ngoài (Đa phần là da màu) nhưng theo mình nhớ các rappers không phải là người đầu tiên mang Dreadlocks về Việt Nam. Mình thấy từ những năm 2007 rồi, có chăng bây giờ là do họ quá nổi nên chịu sóng lớn thôi. Mục đích của họ là vẻ đẹp cho cá nhân nên cũng không có sử dụng Dreadlocks cho mục đích thương mại gì xấu xa cả.
Chỉ cần các rappers hay những người nào có ảnh hưởng chia sẻ về thứ họ đang mặc, văn hóa - ảnh hưởng ra sao là từ “Vô cực” thành “Tích cực” ngay. Fans của họ, những người theo dõi biết thêm về văn hóa của thứ tóc đó, chả thế lại có lợi cho Dreadlocks được tiếp diễn hay sao?
Còn việc phân biệt chủng tộc nó chẳng phụ thuộc vào cái việc bạn đang mặc gì, đang cầm gì, đang ăn gì vì Có bao nhiêu kẻ ngoài kia, ăn mặc vest sáng sủa, đeo đồng hồ mắc tiền, đi siêu xe, tóc tai mượt loáng vẫn phân biệt chủng tộc đó hay sao? Họ có “Chiếm dụng văn hóa” không – Không. Nhưng họ vẫn phân biệt chủng tộc – vẫn coi những người da màu, da vàng là hạ đẳng đó thôi. Đó là Con người, con người quyết định mọi thứ nhé.
VÀ ĐÂY LÀ TÂM TƯ CỦA MỘT THẰNG MÁU ĐỎ DA VÀNG NHÉ, THAY VÌ LO VỀ “CHIẾM DỤNG VĂN HÓA” CỦA BỌN NƯỚC NGOÀI THÌ CHÚNG TA NÊN LO VỀ “CHẢY MÁU VĂN HÓA” CỦA VIỆT NAM ĐI.
QUAN HỌ BẮC NINH, CA TRÙ, XẨM, ÁO TỨ THÂN, NÓN LÁ.. CÁC LÀNG NGHỀ ĐANG MAI MỘT KÌA. HÒA NHẬP CHỨ ĐỪNG HÒA TAN CÁC BẠN ƠIIIII
ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
du rag 在 MANIAC Facebook 的精選貼文
韓吉老師街頭穿搭《15週年紀念衣》
率性棉褲+個性 Du-Rag 頭巾
低調又吸睛 辣妹型男都好搭
趕快搶購《門票&紀念衣》優惠套組
🔹門票+衣服套組:剩10組
🔹2件套組:剩10組
🔹4件套組:剩5組
⚠️高中生以下優惠票NT$750
**請於備註留校名與姓名,領票需核對學生證!
⚠️注意事項⚠️
1. 請”匯款後”再填寫表單
2. 門票 & 紀念衣領取時間:
12/4(五) 7pm-10pm
12/5(六) 4pm-7pm
12/6(日) 4pm-7pm
請務必於時間內至 @lumidanceschool 領取
🔺訂票網站:https://party-activity.herokuapp.com/
🔺活動資訊:
•2020/12/12 (六) 16:30~20:00
• Westar (台北市漢中街116號8樓)
🔺臉書搜尋「MANIAC十五週年」活動頁
#MANIAC #十五週年
#MANIAC十五週年派對
#MtotheWorldEnd #dance
#dancer #party #showcase
#Taiwan #MANIACFamily
du rag 在 Chris Lewis Youtube 的精選貼文
Nhạc:
1. Creepy Tricky by Redafs.com, Licensed under Creative Commons: By Attribution 3.0 License
2. Thinking Music by Kevin MacLeod
Link: https://incompetech.filmmusic.io/song/4522-thinking-music
License: http://creativecommons.org/licenses/by/4.0/
3. Hyperfun by Kevin MacLeod
Link: https://incompetech.filmmusic.io/song/3891-hyperfun
License: http://creativecommons.org/licenses/by/4.0/
4. Night In Venice by Kevin MacLeod
Link: https://incompetech.filmmusic.io/song/5763-night-in-venice
License: http://creativecommons.org/licenses/by/4.0/
5. Doh De Oh by Kevin MacLeod
Link: https://incompetech.filmmusic.io/song/3666-doh-de-oh
License: http://creativecommons.org/licenses/by/4.0/
6. Frogs Legs Rag by Kevin MacLeod
Link: https://incompetech.filmmusic.io/song/5761-frogs-legs-rag
License: http://creativecommons.org/licenses/by/4.0/
7. Plucky Daisy by Kevin MacLeod
Link: https://incompetech.filmmusic.io/song/4226-plucky-daisy
License: http://creativecommons.org/licenses/by/4.0/
8. Spy Glass Kevin MacLeod (incompetech.com)
Licensed under Creative Commons: By Attribution 3.0 License
http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/
9. The Builder by Kevin MacLeod
Link: https://incompetech.filmmusic.io/song/4484-the-builder
License: http://creativecommons.org/licenses/by/4.0/
du rag 在 Lee D Youtube 的最讚貼文
Facebook page: https://www.facebook.com/leedmaggot/
Background music: Command Q - Razor Leaf
Other musics: Tôi yêu Việt Nam - V-music
Yêu thích street style, đặc biệt là punk style của Nhật Bản, từ hồi cấp 2, tớ đã có mong muốn được đến đất nước mặt trời mọc để shopping và trải nghiệm . 10 năm sau, dream comes true. Hơn cả 1 chuyến du lịch, đây là 1 chuyến đi để lại cho tớ nhiều kỷ niệm. Lần đi Nhật vừa rồi, tớ đến với mục đích chủ yếu là tham gia World Cosplay Summit 2016. Tớ đã làm quen được với rất nhiều bạn bè quốc tế. Có 1 chuyện tớ không kể trong video vì thời lượng quá dài rồi, đấy là buổi đi onsen (suối nước nóng). Đó là hồ tắm công cộng, đám con gái tắm chung, chém gió với nhau và sờ ti nhau =)) kể ra thì nghe hơi tởm nhưng vui lắm. Trước đấy tớ uống hơi say, đã thế còn có hành vi phá game buổi tiệc bằng việc hát "More than words" để thể hiện tình cảm với các bạn, rồi xúc động quá, bèn khóc nức nở, sắp chia tay các bạn thấy buồn mà ;_; Các bạn thấy thế liền ra ôm ấp an ủi, mấy ông con trai Malay, Hàn, Đài Loan ra bảo "Don't cry, we'll make you happy". Lát sau các bố trẻ diễn Gangnam style tập thể làm mình nín cười không được =)) Lúc đó high nên có nhu cầu uống thêm, bạn nam người Brazil còn kiếm bia cho mình uống. Hậu quả đương nhiên là quá chén, các bạn nữ dìu mình về phòng, thế mà lúc sau vẫn lết đi onsen được, chứng tỏ mình còn uống được nữa, hihi.
Kết thúc chuyến ở Nagoya, tớ đến Osaka với mục đích cao cả là mua được quần áo của Sex Pot Revenge - 1 hãng thời trang punk nổi tiếng ở bên Nhật. Rốt cục tớ cũng chỉ mua được 1 cái áo dài như cái váy của Sex Pot, nhưng bù lại tớ mua được thêm mấy món khác của hãng khác (ACDC Rag, Deorart) rẻ hơn và cũng rất đẹp. Đã vậy còn là tiêu bằng tiền của bản thân tích cóp bao lâu nay nên cái sự shopping này nó sảng khoái lắm, mãn nguyện tột cùng.
du rag 在 elsewhite Youtube 的最佳解答
06 DU-RAG | 20150523 第八屆紅十字致靚盃創意舞蹈大賽
du rag 在 Team SKIP - 饒舌MTV 必備Du Rag ,筆記ing ~~~~~ 嘻哈仔須知 的推薦與評價
Du -rag對年輕的嘻哈仔來說,或許不是一個重要的服裝配件(甚至很多人不知道)但Du-rag卻在黑人或是嘻哈的服裝歷史中,扮演著重要的角色! ... <看更多>