AI LÀ COUPLE MẶC ĐẸP NHẤT – THỜI TRANG NHẤT TRONG MẮT CÁC BẠN
(Tính tại thời điểm hiện tại và các celebs đại chúng, nhiều người biết).
Là:
Vợ chồng son Justin Bieber – Hailey Baldwin theo kiểu chị thì sang mà anh thì lúc bần lúc xịn lúc tỏa nắng lúc thì hơi khê khê.
Fashion Killa~ A$AP Rocky – Rihanna. Cặp này thì căng đét rồi. Nàng giờ là doanh nghiệp triệu đô, chàng là người đàn ông đẹp nhất thế giới còn sống (Theo tạp chí GQ)
Hay là Rap Devil Machine Gun Kelly (MGK) và quả bomb sếch một thời Megan Fox nhỉ. Dạo này cặp này cũng được báo chí truyền thông ca ngợi về độ thời trang giữa hai người lắm
Hay ông trùm thế giới số, thiên tài tạo tin đồn, chuyên gia đảo giá, chúa tể Dogecoin, gã điên Elon Musk và cô nàng Grimes (Tên thật là Claire Elise Boucher).
Grimes thì nổi bật bởi phong cách pha trộn của mình.
Cơ mà Zayn Malik và Gigi Hadid trông cũng đẹp đôi hỉ..nhẹ nhàng tình cảm.
Cũng tương tự như vậy, mối tình đã được 2 năm giữa Anwar Hadid và Dua Lipa (khoảng tháng 6 vừa qua) cũng chứng kiến một cặp đôi ăn mặc cá tính trong giới celebs.
Việt Nam có ai nhỉ..?
Trước thì có đó, giờ quanh đi quẩn lại ổn nhất chắc vẫn là Naomi và Wean, tiềm năng thì có MCK và Tlinh.. (Đó là trong giới trẻ và tân thời trang nhé)
Còn ai nữa, các bạn kể tên bổ sung cho mình nhé.
elon musk son 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
[Review DoSeen] – NGÀY CÀNG CỨNG HƠN, CHẤT LƯỢNG HƠN và CÂU CHUYỆN THỜI TRANG CHỈ LÀ GIẢI TRÍ – KHÔNG PHẢI LÀ NGHỆ THUẬT.
Tính tại thời điểm này, đã có hơn 35 bài viết tham dự cuộc thi “Doseen: Write Your Own Voice”. Chất lượng các bài viết phía sau càng ngày được nâng cao (Luôn luôn là như vậy) vì thông qua các bài viết trước, mọi người đã nắm được cấu trúc thường thấy của những người tham dự cuộc thi và biết tạo ra điểm khác biệt của mình đối với những người khác. Bên cạnh đó, các bạn cũng biết khai thác những điểm mà chưa ai nói một cách khách quan và đỡ phiến diện hơn. Điểm cộng rất lớn (Kể cả mình cũng rất kém) đó là việc các bạn dẫn chứng facts, những thống kê, những evidences/ bằng chứng cụ thể để kiểm chứng, dẫn dắt người đọc. Từ đó các giải pháp cũng rõ ràng và cụ thể hơn.
1000 chữ, lúc đầu mình đưa ra thể lệ cuộc thi và các yêu cầu cho bài viết đã nghĩ tới việc số lượng từ trên là không bao giờ đủ cho một chủ đề luôn luôn nóng hổi – luôn được tranh cãi “Ăn cắp – đạo nhái”. Mình nghĩ trong thời đại này người ta lười viết và cũng lười đọc nên mình nghĩ con số 1000 đã là một “Thử thách” lớn với các bạn. Trải qua giai đoạn đầu của Doseen – mình thấy các bài viết lúc đầu giống như một lời bộc bạch đầy “bức xúc” từ người viết hơn nhưng sau này các bài viết càng “cụ thể” hơn và dĩ nhiên ĐÒI HỎI NGƯỜI ĐỌC ĐỌC KĨ HƠN, CÓ CÁI ĐẦU HƠN VÀ TẦM NHÌN XA HƠN.
[Và đó cũng là chiến lược và kì vọng của mình]
Trong tầm ½ giai đoạn đầu của cuộc thi, mọi người xoay quanh chủ đề đang hot trong thời gian gần đây đó là việc sử dụng monogram giống DIOR cũng như các ví dụ về Supreme, Drew và Gucci. Dĩ nhiên đây là chuyện bình thường vì đó là hiện tượng gần đây đang xảy ra, đang nhiều người nói và chắc chắn sẽ “thu hút” nhiều người xem. Nhưng trong ½ giai đoạn sau, mọi thứ trở nên rộng hơn rất nhiều và dĩ nhiên câu chuyện “Logo – Monogram” đã trở nên quá đại trà và không phải là miếng thơm để xây dựng câu chuyện về hành vi ăn cắp – đạo nhái của các bạn nữa.
Tiêu biểu là bài viết: “SAO CHÉP CÓ XẤU KHÔNG KHI SỰ THẬT RẰNG: KHÔNG CÓ SẢN PHẨM NÀO THỰC SỰ LÀ MỚI TRONG THỜI TRANG?” Của tác giả Nami đánh vào một ngách rất riêng trong thế giới thời trang hiện nay. Đó là các bạn có bao giờ nghĩ rằng “Thời trang là một vòng lặp, những thứ mà chúng ta đang mặc – đang được thiết kế lại liệu có là những thứ thực sự mới mẻ hay đã có một nguyên tác nào trong quá khứ?” – Có bao giờ các bạn tự đặt câu hỏi thế hay không.
Vì nó sẽ liên quan mật thiết đến vấn đề “Copy – Đạo nhái hay Lấy cảm hứng thời trang”. Bài viết này dài tới tận 4000 chữ - vâng, mình không nói đùa đâu. 4000 chữ để tác giả có thể đào sâu được cốt lõi của vấn đề cũng như là một thử thách với người đọc nếu muốn hiểu rõ hơn. Còn nếu các bạn chỉ muốn xem hình và với những thumbnails bắt mắt thì mình không cần bàn gì thêm. Đừng nói rằng cuộc thi này phiến diện mà hãy hỏi là các bạn có đọc và hiểu rõ từng ý của tác giả không nhé. Mình sẵn sàng bảo vệ người tham gia cuộc thi này với bất kì giá nào.
Trong bài viết đó cũng đề cập dù chưa quá nhiều nhưng cũng một số điểm và quyền sở hữu trí tuệ trong thời trang – đó là bàn tay thép của pháp luật trong việc bảo vệ các thương hiệu. Và những bất cập xung quanh và các kẽ hở để những kẻ “ăn cắp” lách luật . Điều kiện để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, thiết kế phải được xem là “Mới và khác biệt”. Tuy nhiên tuỳ theo từng nước sở tại với các thể chế pháp luật khác nhau mà sự “bảo vệ” này cũng rất “Oái ăm”. Đó là lí do vì sao mà Supreme Italy lại thắng kiện trong vụ kiện với Supreme USA mà lại còn mở một flagship store to đùng tại Trung Quốc, đất nước của những nguồn hàng Replica nguyên chất.
“Hành vi đạo nhái đang đại náo!” – một bài viết của tác giả Duy Dang có phân tích rõ ràng về việc “Thế nào là góc nhìn của người tiêu dùng và của người sản xuất” – Chỉ cần thay đổi 1 tí đã cho ra một thành quả khác hoàn toàn. Việc lấy “Cảm hứng”” cũng chỉ là một giải pháp tốt trong thời buổi mọi thứ đều nhanh và quá trình sản xuất đòi hỏi những ý tưởng trong một thời gian ngắn. Nó sẽ quyết định việc thương hiệu đứng ở vị trí nào trong nhận thức của những người có chuyên môn, những người có những gu thời trang khác biệt và một thị trường đại chúng. Bạn là kẻ dẫn đầu, kẻ theo sau hay là kẻ bắt chước? Phụ thuộc vào khả năng tưởng tượng và năng lực của các bạn.
CHO ĐẾN CÂU CHUYỆN THỜI TRANG HIỆN TẠI KHÔNG PHẢI LÀ NGHỆ THUẬT MÀ NÓ LÀ GIẢI TRÍ
Đây là một tiêu đề của tác giả Eugene Rabkin trên tạp chí Style Zetgeist và mình cảm thấy nó rất hay. Nhiều người cho rằng Thời trang là nghệ thuật, là biểu trưng của những thứ liên quan đến art/visual/abstract nhưng liệu chăng điều này có đúng?
Nghệ thuật – hãy nói đến những thứ mà chúng ta liên tưởng tới đầu tiên. Đó là những bức tranh có giá trị chiêm ngưỡng, những tượng thạch cao được làm theo những tỉ lệ vàng hay bất đối xứng. Art, nó mang trong mình một góc nhìn và thể hiện được cả một thứ văn hóa bí ẩn bên trong đó để có được sự chú ý của con người. Và lẽ dĩ nhiên, thông qua nghệ thuật – con người có thể học hỏi thêm và những khả năng tiềm ẩn, những điều chưa được sáng tỏ và mốc son văn hóa trong lịch sử của con người.
Thời trang – là một thứ phản ánh văn hóa và những gì con người mặc trong từng giai đoạn khác nhau. Thời trong thời gian và trang trong trang phục. Nhưng nếu các bạn nhận ra rằng, mục đích của chúng vẫn là nhằm phục vụ cho viêc “Giải trí thỏa mãn” nhu cầu của con người. Điều này càng ngày càng hiện rõ trong thế kỉ 21 này khi mọi thứ đều trở nên nhanh chóng và vắt kiệt sự “sáng tạo” của con người. Sự sản sinh ra khái niệm “Fast fashion/ Thời trang nhanh” với những thương hiệu không cần nói ai cũng biết tên đã đẩy nhu cầu về thời trang của con người lên mức vượt quá nhu cầu. Người ta mua những sản phẩm thời trang không quan tâm nhiều về “Thiết kế” về “Câu chuyện” hay những giá trị “văn hóa” nếu mà các collections đề cập tới. Mọi thứ đều trở nên vội vã hơn, dồn dập hơn và “Ăn xổi ở thì” hơn.
Thời trang bây giờ là một công cụ để giải trí cho các bạn. Có phải là như vậy không? Chúng ta xem tiktok, xem Youtube các chủ đề content về Fashion hay các runway giờ đây cũng đang theo kiểu “Fashion film”. Không còn tính exclusive như ngày xưa, khách hàng không còn mức độ “Thẩm thấu nghệ thuật” cao cấp như xưa, mọi thứ giờ đây với thời trang. Đều quyết định bằng tiền, và tiền là 1 dạng quyết định cho các hình thức giải trí. Âm nhạc, phim ảnh và thời trang.
Với mức độ “đào thải và đổi mới” nhanh như vậy, việc suy nghĩ một concept mới trong một thời gian ngắn là hoàn toàn khó và không phải 1 designer dù tài năng đến mấy cũng có thể present một thứ pure-new trong short-term. Đó cũng không phải là một hình thức kinh doanh hợp lí vì rủi ro cao, không khai thác hết được tiềm lực và “lãng phí” chi phí marketing 4.0 khi khách hàng đã quen mắt với một kiểu thiết kế nhờ các chiến dịch. Cho nên – fashion hiện tại đang theo một cách thức vô cùng nhanh và gọn, công nghiệp như nền giải trí vậy.
Mình xin nhắc lại là chủ tịch của LVMH là Bernard Arnaut mới được Forbes thông báo rằng là người giàu nhất hành tinh, vượt qua những cái tên như Jeff Bezos và gã đàn ông tai tiếng Elon Musk với tổng tài sản dự tính rơi vào con số 186.3 tỷ Dollar Mĩ.
Nghệ thuật có thể kiếm nhiều tiền và cho những con số ấn tượng qua các phiên đấu giá, nhưng để cho các gã cá mập điều hành thời trang khối tài sản khủng khiếp kia - Thời trang là một công cụ hiệu quả và hợp thời với thời đại hiện nay.
Các bài viết sau này – đòi hỏi các bạn phải đọc rất nhiều và kĩ để hiểu thông điệp của người viết, cho nên mình xin các bạn hãy dành thời gian rảnh trong mùa dịch này để tìm kiếm được một góc nhìn nào mới lạ trong thế giới thời trang nhé.
elon musk son 在 Elon Musk & Grimes' Son Sits On Dad's Lap & Says Hi In ... 的推薦與評價
... <看更多>