[RESEARCH SERIES] CẤU TRÚC VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO (References)
Việc trình bày phần Tài liệu tham khảo đầy đủ và đúng định dạng là yêu cầu bắt buộc mà các tác giả phải nắm vững. Tiếp nối series này, chị xin phép tiếp tục chia sẻ bài viết kinh nghiệm của TS Nguyễn Hữu Cương về "Cấu trúc và một số lưu ý khi viết phần Tài liệu tham khảo (References)". Tùy từng tạp chí khoa học khác nhau sẽ có các yêu cầu khác nhau cho phần tài liệu tham khảo này.
FYI thêm với mọi người hiện tại EndNote, Mendely và Zotero là 03 phần mềm được sử dụng rộng rãi nhất, (trong đó Mendeley và Zotero cho phép người dùng đăng ký và sử dụng miễn phí). Schofan muốn đọc chi tiết hơn về 03 phần mềm nay hay review, hướng dẫn sử dụng, cài đặt phần mềm này thì comment bên dưới cho chị biết với nhé. (Có thể bài viết tiếp theo trong series này sẽ là 03 phần mềm này đó.
-------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo (References) là thành tố quan trọng của một bài báo khoa học. Đây là phần bắt buộc và nằm ở vị trí cuối cùng của bài báo (trừ trường hợp một số bài có thêm phần Phụ lục). Một nguyên tắc bất di bất dịch là bất cứ tài liệu nào được trích dẫn trong nội dung bài báo (từ phần Đặt vấn đề đến phần Kết luận) thì đều phải đưa vào Tài liệu tham khảo. Nói cách khác, bất kỳ tài liệu nào xuất hiện trong Tài liệu tham khảo thì phải được sử dụng trong bài viết (Gastel & Day, 2016).
Như vậy, Tài liệu tham khảo cung cấp thông tin cho độc giả những nguồn tài liệu mà tác giả đã trích dẫn trong bài viết. Phần Tài liệu tham khảo còn giúp bạn tránh được việc đạo văn. Một vấn đề thuộc phạm trù đạo đức nghiên cứu mà tất cả các tác giả cần nắm vững là luôn phải trích dẫn các nguồn tài liệu bạn sử dụng trong bài viết của mình, kể cả các bài viết của bạn đã từng công bố trước đây. Việc trích dẫn và đưa vào phần Tài liệu tham khảo là một sự ghi nhận tài sản trí tuệ của người khác (Medina, 2017). Ngoài ra, việc trình bày phần Tài liệu tham khảo đầy đủ và đúng định dạng cũng giúp cho bài báo của bạn có được thiện cảm ban đầu từ tổng biên tập và người bình duyệt.
Mỗi loại tài liệu khác nhau có những yêu cầu về cách thức trình bày trong Tài liệu tham khảo khác nhau, như bài báo khoa học (academic paper), bài báo đại chúng (newspaper article), sách, chương sách, báo cáo, luận án, luận văn… . Tuy nhiên, điểm chung nhất là những tài liệu tham khảo này phải thể hiện được: tác giả/các tác giả, tiêu đề của tài liệu, nguồn của tài liệu, năm xuất bản, đường dẫn (URL đối với những tài liệu xuất bản online), mã định danh tài liệu số DOI (nếu có) (Bouchrika, 2021).
Hiện tại có nhiều cách trích dẫn và trình bày Tài liệu tham khảo khác nhau. Phổ biến nhất là APA 7th - American Psychology Association (https://apastyle.apa.org/) cho lĩnh vực giáo dục, tâm lý học và khoa học xã hội, IEEE (https://ieeeauthorcenter.ieee.org/) cho lĩnh vực kỹ thuật, khoa học máy tính và công nghệ thông tin, MLA 8th - Modern Language Association (https://www.mla.org/) cho lĩnh vực ngôn ngữ học và nhân văn, và Chicago 17th/Turabian 9th (https://www.chicagomanualofstyle.org/home.html) cho lĩnh vực kinh doanh, lịch sử và nghệ thuật (University of Pittsburgh, n.d.). Để chắc chắn tạp chí bạn dự định gửi bài sử dụng cách trích dẫn nào, bạn cần đọc kỹ phần Hướng dẫn dành cho tác giả (Guide/Instructions for Authors) của tạp chí đó.
Có một số phần mềm hỗ trợ cho việc quản lý tài liệu, trích dẫn và trình bày Tài liệu tham khảo. Hiện tại EndNote (https://endnote.com/), Mendely (https://www.mendeley.com/) và Zotero (https://www.zotero.org/) là ba phần mềm được sử dụng rộng rãi nhất, trong đó Mendeley và Zotero cho phép người dùng đăng ký và sử dụng miễn phí. Nếu bạn đang thực hiện trích dẫn và trình bày Tài liệu tham khảo một cách thủ công thì tôi khuyên bạn nên thử một trong các phần mềm trên.
Trích dẫn tài liệu và hoàn thành phần Tài liệu tham khảo là một phần bắt buộc trong quá trình hoàn thiện bản thảo bài báo khoa học. Bạn có thể thấy trong bài viết này tôi dùng cách trích dẫn và trình bày Tài liệu tham khảo theo APA 7th.
Tài liệu tham khảo
- Bouchrika, I. (2021, May 1). How to cite a research paper: Citation styles guide. Guide2Research. https://www.guide2research.com/research/how-to-cite-a-research-paper
- Gastel, B., & Day, R. A. (2016). How to write and publish a scientifc paper (8th ed.). Greenwood.
- Medina, L. (2017, June 13). How to do a reference page for a research paper. Pen & the Pad. https://penandthepad.com/reference-research-paper-2701.html
- University of Pittsburgh. (n.d.). Citation styles: APA, MLA, Chicago, Turabian, IEEE. https://pitt.libguides.com/citationhelp
❤️Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé ❤️
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
endnote online 在 加護病房查房日誌 Facebook 的最佳解答
加護病房查房日誌20200417
大家知道Endnote嗎?如果有在寫論文或是paper的同學或同仁,應該就不陌生,他是文獻管理軟體,可以幫助我們整理文獻,分門別類,進行文獻編註,格式修改等,當我們穿插一個新的文獻的時候,會自動幫我們把所有的文獻都進行順序的排列。當你有很多文獻的時候,你就會知道這個軟體的好處了。
今天有個試用活動,不過主要還是針對衛生福利部部立醫院的朋友,若您有需要,或是有興趣了解,都可以報名試用活動。
申請的連結: https://reurl.cc/ara7YY
5/10日前申請適用,完整填答及留下您的聯絡資料,將會提供30天免費EndNote試用。
那如果你想要線上了解,也有一些課程,是用遠端教學的,畢竟現在疫情……
EndNote online課程時間(課程即將開始,遠端教學名額有限):
● 109年4月21日(星期二)12:10~13:10
● 109年5月18日(星期一)12:10~13:10
● 109年6月23日 (星期三)12:10~13:10 >>>我們也有Mac唷!
報名網址: https://www.sris.com.tw/Events/OTC/index.html
Ps: 我猜一定有同學會問老師,如果我不是部立醫院的同仁可以嗎?老師了解大家好學的心,特別向它們要求,如果不是部立醫院的同仁也可以喔!!!大家就填問卷吧。
老師應該還算會用EndNote,所以就不跟各位同學搶試用或是上課的名額了。
我OK,你先試!!!!!
底下也歡迎各位同學分享自己寫論文或是使用EndNote的經驗喔。
endnote online 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG NĂNG ĐỘNG VÀ “NĂNG SUẤT” HƠN?
1. Demediatization - sử dụng công nghệ, Internet thông minh và có kiểm soát
🔖 Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng mạng xã hội, smart phone và các thiết bị công nghệ có kết nối Internet liên tục trong ngày dẫn tới khả năng tập trung của con người kém đi rất nhiều và năng suất làm việc, học tập giảm tới mức “rất tệ”.
🔖 Nhiều người còn có xu hướng sử dụng, điện thoại hoặc Facebook chẳng hạn, một cách hoàn toàn không kiểm soát (kiểu như cứ mấy phút lại đụng điện thoại hay Facebook chẳng hiểu vì sao) - việc này làm bạn không tập trung được khi học hay làm việc, mất rất nhiều thời gian, thậm chí làm bạn trì trệ kém năng động hoặc tệ hơn là rối loạn cảm xúc. Chưa kể tới việc, dành thời gian quá nhiều "online" làm bạn gần như không còn chút thời gian nào để nghỉ ngơi, thư giãn thực sự, cũng như không còn nhiều thời gian để giao tiếp, kết nối, và sống một cuộc sống "thực" hơn, vui vẻ và ý nghĩa hơn.
🔖 Cá nhân mình, một ngày trung bình không dùng Facebook quá 5 phút (chỉ vào khi cần đăng bài), và không dùng điện thoại quá 15 phút. Mình thấy cuộc sống hiệu quả và có nhiều thời gian cho việc học, làm việc, và cho gia đình.
🔖 Lời khuyên của mình là: Hãy bắt đầu sử dụng các thiết bị công nghệ, smart phone, mạng xã hội một cách có ý thức hơn, đừng mất nhiều thời gian cho nó. Công nghệ sinh ra để phục vụ con người, không phải để chi phối con người, vì thế đừng để nó ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của bạn. Một vài việc bạn có thể làm, chẳng hạn:
• Chỉ sử dụng smart phone vào những giờ nhất định (những khoảng thời gian ngắn) khi bạn đang không học hay làm việc (trừ khi có việc cần để điện thoại liên lạc hoặc phải nghe điện thoại vì công việc). Nếu cần, bạn dùng luôn một cái “dumb” phone như Nokia 1100 cũng được.
• Chỉ sử dụng Facebook, Instagram vào những giờ nhất định. Cái gì không quan trọng thì không cần post (đỡ mất thời gian ngồi đếm likes với trả lời comments). Nên dùng Messenger để liên lạc, nhưng chỉ dùng vào những lúc nhất định.
🔖 Nếu ban đầu thấy khó kiểm soát hành vi, bạn có thể dùng app như Moment để hỗ trợ (xem lượt bạn pickup điện thoại và thời gian sử dụng trong ngày)
• Dùng laptop/computer để làm việc hoặc học thì không cài Facebook trên đó, tránh việc đang tập trung làm lại vào Facebook.
• Mỗi tuần hãy dành ra ít nhất 1 ngày để digital detox/fasting (không sử dụng thiết bị gì trong cả ngày), đi gặp bạn bè trò chuyện hoặc đi một nơi nào đó gần gũi với thiên nhiên. Trong ngày đó hoàn toàn không email, không tin nhắn, không mạng xã hội, không màn hình máy tính.
• Tắt tất cả các chế độ notifications của mạng xã hội trên điện thoại để tránh bị phân tán.
2. Đi ngủ sớm – thức dậy sớm
🔖 Việc này đặc biệt khó nếu bạn không phải là người “10 giờ tối đã đi ngủ!”. Nhưng nếu bạn thực sự muốn làm nhiều việc hơn và năng suất hơn trong ngày, cách tốt nhất có lẽ là thức dậy sớm và làm nhiều thứ ngay từ buổi sáng; mà để dậy sớm được, chỉ có thể là bạn nên đi ngủ sớm (chứ không phải là ngủ ít đi – Bạn cần phải ngủ đủ để năng suất hơn trong ngày!)
🔖 Đặc biệt đối với những bạn đi làm 8 tiếng trong ngày và muốn học thêm cái gì đó một cách tử tế (tiếng Anh chẳng hạn): Cách tốt nhất là ngủ sớm và dậy thật sớm để học.
*Để có thể ngủ sớm, bạn nên ăn đủ no (không quá no), không làm việc hay dùng điện thoại 1-2 tiếng trước khi đi ngủ, không mang điện thoại vào phòng ngủ, và thư giãn hoàn toàn trước khi đi ngủ (với vài động tác kéo giãn cơ, massage, nếu có thể thì ngồi thiền).
3. Khi thức dậy việc đầu tiên làm là viết, không phải đọc tin tức hay lướt mạng xã hội
🔖Khi mới thức dậy, cơ thể và não bộ đã được “làm mới” sau 7-8 tiếng, đây là lúc ý bạn có nhiều ý tưởng mới nhất, và suy nghĩ được nhiều điều hay ho nhất, vì vậy, tốt nhất bạn nên dành vài phút buổi sáng để viết, thay vì với lấy cái điện thoại và đọc tin tức hay xem mạng xã hội. Bạn nên viết về bất cứ thứ gì, miễn là viết. Việc bạn đọc tin tức và xem mạng xã hội khả năng cao sẽ làm bạn mất đi năng lượng tích cực để làm nhiều việc tiếp theo trong ngày. Nhiều người hỏi vì sao mình bận mà vẫn viết nhiều như vậy (viết sách, viết post chia sẻ, viết bài học, viết video script, vv), bởi vì mình viết rất tập trung vào buổi sáng sớm! (thực sự mình không mất nhiều thời gian khi viết vào sáng sớm, vì mình thấy tràn trề năng lượng – ý tưởng, và cứ thế viết một mạch).
🔖 Nếu bạn không phải kiểu thích viết lách, hoặc không thể viết được gì, thì đọc là cách thay thế (đương nhiên, không phải đọc các mẩu tin tức kiểu phù phiếm). Đọc vào buổi sáng giúp bạn tập trung và "hấp thu" được nhiều điều hay. Đọc buổi sáng cũng giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, vì bạn sẽ đọc nhanh và hiệu quả hơn.
4. Việc gì cần làm (mà không mất nhiều thời gian) thì làm ngay, và làm cho xong.
🔖 Ví dụ 1 (nếu bạn đang đi làm): email (cần trả lời) - trả lời ngay. Thay vì ngồi prioritize (ưu tiên) xem cái nào trả lời trước, cái nào trả lời sau - Thì cách năng suất tiết kiệm thời gian nhất có lẽ là để notification (thông báo), hễ có email thì trả lời luôn (trừ các email không giải quyết được ngay)
🔖 Ví dụ 2 (nếu bạn đang đi học): take note và tự ôn tập ngay sau mỗi bài giảng, hoặc sau mỗi tài liệu đọc, học được. Nếu không ôn tập và xem lại ngay, gần như bạn sẽ rơi rớt hầu hết kiến thức học được sau một vài ngày. Cá nhân mình, ngay sau mỗi khi tới lớp, mình đều ghi chép lại và ôn tập luôn khi về nhà. Với tài liệu vừa đọc được, mình take note, tự viết summary (tổng hợp ý), lưu lại tài liệu đã đọc và highlight vào App onenote, và đọc lướt lại tài liệu vài lần. Với cách này, mình tiết kiệm được nhiều thời gian, vì mình đã ghi nhớ nội dung học vào não bộ, và biết chỗ cần tìm lại tài liệu một cách nhanh chóng, cũng như không phải mất thời gian nhiều cho việc đọc lại tài liệu.
5. Chia nhỏ các khoảng thời gian để làm các việc khác nhau – và chỉ làm việc đó vào đúng khoảng thời gian đó
Cách thực hiện sẽ là:
🔖 Chia nhỏ các việc chính cần làm trong tuần: lưu trên calendar trên điện thoại/máy tính hoặc lịch để bàn
• Viết ra vài việc chính cần làm trong ngày (to-do list)
=> 2 bước trên nên làm cả 2, hoặc có thể chỉ làm một trong hai.
• Mỗi khi bắt tay vào làm việc nào đó vào khoảng thời gian nào đó: tắt notification từ điện thoại, để chế độ silent, cất điện thoại ra một chỗ khác/hoặc vẫn sử dụng điện thoại và để chế độ bấm giờ (Ví dụ: bạn cần tập trung học trong 2 tiếng: bấm hẹn giờ 2 tiếng và tập trung học, không sử dụng điện thoại hay bất cứ thứ phân tán gì khác)
• Khi làm xong việc chính cần làm trong ngày, bạn gạch khỏi to-do list
🔖 Trong quá trình tập trung học/làm việc, nếu có ý tưởng nảy ra trong đầu, để không bị việc nọ sang việc kia: bạn ghi nhanh ý tưởng ra một cuốn sổ note các ý tưởng
🔖 Khi làm xong các việc chính cần làm trong ngày, bạn gạch việc đó khỏi calendar
6. Sử dụng công nghệ để hỗ trợ
🔖 Như mình đã nói, công nghệ sinh ra để phục vụ con người, vì vậy bạn hãy tận dụng nó một cách thông minh để làm việc và học tập hiệu quả hơn.
🔖 Bạn có thể sử dụng các app như Onenote (để lưu tất cả mọi thứ ở một nơi), One Day (nhật ký điện tử) Endnote (để làm references, đặc biệt cho các bạn phải viết nhiều và lưu nhiều references), Gantt Chart (để track tiến độ project).
7. Dù bận mấy cũng nên dành ra ít nhất 30 phút một ngày để vận động. Nó sẽ giúp bạn thư giãn, nhiều năng lượng, suy nghĩ tích cực hơn, và chắc chắn là làm việc, học tập năng suất hơn.
8. Cuối cùng, ngủ đủ giấc, ngủ sâu (quality sleep)
Chỉ có như vậy bạn mới có thể thức dậy mỗi ngày cảm thấy có năng lượng tích cực để làm những gì mình muốn. Làm bất cứ điều gì có thể, để có được quality sleep đó vào ban đêm (thiền, yoga, đọc sách, vv – anything that works for you!)
Source: Hoàng Ngọc Quỳnh
<3 Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
endnote online 在 Working with Word and Endnote Online - YouTube 的推薦與評價
... <看更多>