Thời trang Việt lép vế trước đại gia ngoại - Đúng nhưng không đúng
Dựa trên bài viết cùng tiêu đề ở mục "Kinh doanh" trên kênh báo chính thống VNexpress.net (Nên các bạn không thể nào cho rằng là báo lá cải đưa thông tin không đầy đủ nhé). Bài viết được soạn và viết bởi tác giả "Anh Minh". Trong bài viết nêu lên rõ bật một quan điểm là "Thời trang Việt đang thua kém những thương hiệu quốc tế" (Như tiêu đề) được dựa trên báo cáo vừa được công bố bởi 1 VIRAC (Vietnam Industry Research and Cosultancy - Công ty nghiên cứu thị trường và nghiên cứu ngành tại Việt Nam). Tất nhiên là với uy tín của kênh báo và công ty trên, mức độ tin tưởng là khá cao nhưng đối với mình - một thằng ngụp lặn trong thế giới streetwear đủ để hiểu thị trường hiện tại. Có nhiều điểm mình thấy "Đúng nhưng không đúng" ở thị trường hiện tại.
Link bài viết : https://vnexpress.net/thoi-trang-viet-lep-ve-truoc-dai-gia-ngoai-4275612.html
Mới vào đầu bài, tác giả đã khẳng định một điều là : "Sự đổ bộ của nhiều thương hiệu nước ngoài đã đẩy ngành thời trang nội vốn chỉ có thị phần nhỏ giờ càng thu hẹp hơn".
Sau đó, tác giả đưa ra dẫn chứng là báo cáo của Virac đánh giá là thời trang Việt vẫn còn xa lạ với bản đồ thế giới hoặc trong khu vực dù Việt Nam nằm trong top đầu xuất khẩu hàng dệt may. Chúng ta nghiêng về gia công, xuất khẩu dưới tên các thương hiệu nước ngoài.
(Các bạn xem thêm phần đầu)
Mình không đồng tình điểm này. Thời trang Việt không hề xa lạ với bản đồ thế giới - ít nhất là với cộng đồng trẻ, lực lượng nòng cốt của thị trường tiêu dùng thời trang trong 5 đến 10 năm nữa. Nguyễn Công Trí được xướng danh rất nhiều với các bản thiết kế mang âm hưởng Việt Nam tới các celebs/người nổi tiếng hạng A+ toàn cầu như Rihanna, Beyonce và mới gần đây là nhóm nhạc nữ quyền lực bậc nhất thế giới Black Pink. Sự xuất hiện của Rosé trong chiếc đầm của NTK Công Trí đã được lên các trang báo thời trang hàng đầu thế giới (Và trước đó nữa) nên không ít thì nhiều, người ta cũng biết về 1 chữ Việt Nam thời trang.
Bên cạnh đó, rappers/artist nổi tiếng thế giới như Migos, Lil Nas X cũng từng xuất hiện với sản phẩm của Vaegabond - 1 thương hiệu thời trang đến từ Việt Nam. Hình ảnh Việt Nam cũng xuất hiện trên các brands nổi tiếng hiện tại của Nhật Bản như Wacko Maria Việt Nam Jacket hay mới đây thôi - Kapital tung ra bộ lookbook được chụp tại Việt Nam với những hình ảnh gần gũi với từng con người máu đỏ da vàng. Nên mình cho rằng, đó không phải là "quá xa lạ" như bài viết đề cập.
Còn ở quy mô khu vực thì ngành khác mình không biết nhưng về mảng thời trang và đặc biệt là thời trang đường phố - mình vỗ ngực tự hào về Việt Nam top 1 rank SEA. Vì đã từng đi các nước như Thái Lan, Singapore hay Malaysia - mình thấy streetwear ở đó rất đơn giản và hầu hết người mặc là mặc theo các brandname nổi tiếng chứ không có 1 thị trường local fashion phong phú như ở Việt Nam. Xa lạ có thể ở đây là do khác biệt về văn hóa, về phong thái ăn mặc nên rõ ràng chẳng việc gì thương hiệu Việt chấp nhận "rủi ro" sang thị trường khu vực đầu tư cả. (Mô hình PESTLE đúng không nhỉ?)
Có "Lép vế trên sân nhà" là chỉ những thương hiệu có tên tuổi, có chỗ đứng nhưng xin phép các cô, các chú, các bác đầu ngành. Cháu xin được chỉ trích "Một trong những lí do lép vế trên sân nhà là do các bác quá bảo thủ trong việc thiết. Lạc hậu, không hợp thời". Những thương hiệu Việt mà bài viết nêu tên như Việt Tiến, May 10, Biti's... làm sao có thể cạnh tranh nổi với các thương hiệu nước ngoài luôn cập nhật xu hướng và phục vụ đối tượng chi tiền nhiều nhất cho thời trang là "Giới trẻ". Những "Việt Tiến", "May 10" hào hùng năm nào nhưng đó chỉ là quá khứ khi mà giới công sở ngày nay ăn mặc khác, thiết kế khác, hiện đại hơn và nhu cầu cũng khác xưa nữa. Ngày xưa, một bộ vest/suit có thể mặc cả năm trời nên người ta có thể bỏ 1 số tiền lớn để đầu tư. Bây giờ, đâu thể đóng nguyên năm với 1 màu mà cần đa dạng nên đó là lí do vì sao những thương hiệu thời trang văn phòng nam sau này như Owen lại phát triển mạnh mẽ lên và vượt mặt những ông trùm được. Điểm mạnh của các bác là có quy mô sản xuất nền nếp, có khả năng tài chính cao nên những thương hiệu lớn lại "yên bề gia thất" với việc gia công cho các thương hiệu nước ngoài mà bỏ quên việc "Tái định hình thương hiệu".
Đơn cử như là Biti's, trước khi có sự đổi mới vào năm 2017 thì Biti's có lẽ sẽ đi vào lối mòn của những thương hiệu kể trên. Nhưng cú bứt phá mang tên Biti's Hunter đã đảo ngược dòng thành công khi thay đổi thiết kế, tiếp cận giới trẻ và giờ đây tại thị trường Việt Nam - Biti's không hề ngán bất kỳ những tay chơi nước ngoài nào và tham vọng của hãng giày là ra tầm quốc tế. Vậy "Lép vế so với thương hiệu ngoại" là do các bác không chịu thay đổi chứ chúng cháu tân tiến mà chẳng thua kém gì bọn nước ngoài đâu các bác ạ.
MỘT ĐIỂM ĐÚNG TRONG BÀI LÀ:
Xu hướng kinh doanh tự phát - ý ở đây là các local brands nhỏ lẻ và trẻ tại Việt Nam đi kèm với sự thiếu chuyên nghiệp của nhiều startup thời trang Việt.
Nhưng lại không đúng về việc khoét sâu vào khoảng cách giữa các nhà mốt và người tiêu dùng. Sự khoảng cách này theo quan điểm của mình là do "Chuyển giao thế hệ" và "Chuyển giao nền kinh tế" khi mà thị trường Việt Nam mở cửa mạnh mẽ sau những năm 1986 nằm trong chính sách "ĐỔI MỚI" được đại biểu Quốc hội thông qua và thực hiện. Những văn hóa và xu hướng mới theo đó mà du nhập vào thị trường Việt cùng lúc sự chuyển giao của những người thuộc thế hệ Y (Gen Y) sang dần Gen Z. Cùng lúc đó, do mở cửa nên kinh tế Việt Nam phát triển hơn, thu nhập đầu người khá hơn đồng nghĩa với nhận thức về cái đẹp - về thời trang khác hơn. Do đó, các thương hiệu xưa kia không thay đổi sẽ không thể nào cạnh tranh được với sự đổi mới từ người dùng để tạo nên "Khoảng cách" mà tự đó tạo ra "Sự lép vế" với các thương hiệu ngoại.
Đúng - nhiều thương hiệu trẻ thậm chí còn sao chép mẫu mã từ các thương hiệu quốc tế và bán giá rẻ hơn nhằm thu lợi mà không hướng tới phát triển bền vững. Theo VIRAC, việc thiếu một ngành công nghiệp thời trang bài bản - có hệ thống đã dẫn tới thực trạng này.
Mình HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý ở điểm này nhưng nói đi cũng phải nói lại. Sự kết nối giữa thế hệ thương hiệu trước và thế hệ mới là hoàn toàn không có, sự truyền bá kinh nghiệm và di sản kèm theo các vấn đề về sản xuất, xưởng và sự chia sẻ về nguồn nguyên liệu, tài sản vốn có giữa những người đi trước và các local brands là không có. Thương hiệu "Già" thì bảo thủ, yên tâm an tọa và không thèm chơi với mấy đứa "Nhóc ranh" còn thương hiệu "Trẻ" thì có một ý chí sáng tạo cao và "cái tôi tuổi trẻ" nên không thèm ngồi chung bàn với "Mấy ông già chỉ thích chỉ đạo mà không chịu sửa đổi" gì cả. Thương hiệu Việt nhiều nhưng không giúp đỡ nhau, không đoàn kết - không liên minh cho nên bị các global brands "nuốt chửng" là đúng.
VỀ PHẦN THỜI TRANG ĐƯỜNG PHỐ
Bài viết không hề đề cập về việc so sánh chung giữa Hai sản phẩm đồng giá giữa thương hiệu nước ngoài và thương hiệu Việt Nam. Ví dụ một cái áo 600.000 đ của H&M hay Uniqlo so sánh với một cái áo 600.000 đ của 1 local brand uy tín và được tin dùng (Không tính mấy ông fast fashion nhe) thì mình đảm bảo là nhiều khi global brand chỉ đơn giản là basic tee, hình in đơn giản còn thương hiệu Việt để chiều lòng khách hàng là phải in graphic phức tạp, xử lí kĩ thuật. Vậy đâu phải là lép vế, mà là do thị hiếu của người tiêu dùng thời trang.
Cái này mình cũng đã nhắc một lần trong những bài viết gần đây.
VÀ QUAN TRỌNG NHẤT, LÀ YẾU TỐ CON NGƯỜI
Sự "Lép vế" đối với các thương hiệu ngoại mà bài viết trên Vnexpress không đề cập tới nhiều nhất đó là do tâm lý "Sính ngoại" và không sẵn sàng trả tiền "cao" cho thương hiệu Việt. Không chỉ thời trang mà bất kỳ ngành nghề nào cũng gặp phải sự so sánh này : "Tại sao tao phải bỏ xxxxxxxx tiền để mua local brands trong khi số tiền đó có thể mua được đồ ngoại". Hài hước thay khi một ông bỏ 400.000 đ mà yêu cầu chất lượng của một dây chuyền sản xuất có thể bán ra sản phẩm 1.200.000 đ (kèm brand value).
Khách hàng thông minh, khách hàng so sánh và chọn phương án tốt nhất với lựa chọn của họ. Đúng! Nhưng không phải hiện tại khi mà quyết định mua hàng bây giờ là dựa trên hình ảnh thần tượng, hình ảnh Influencers chứ không phải là trải nghiệm thực tế của giới trẻ. Và điều này thì - rõ ràng thương hiệu Việt không thể nào cạnh tranh được với các global brands, các MNCs tiềm lực tài chính cực mạnh được. Khách hàng trẻ thì bị tác động bởi văn hóa du nhập nên việc "sao chép mẫu mã" dễ dàng bán được đồ và thu lại doanh thu. Yếu tố bền vững không có.
Thương hiệu trẻ thì không tiếp cận được thị trường lớn do thiếu kinh phí. Thương hiệu có chỗ đứng thì dậm chân tại chỗ hoặc có đổi thì không chịu nhiều các phương án thay đổi lớn nhiều rủi ro nhưng đầy tiềm năng. Lại còn có trường hợp phải gồng mình chạy theo giống thương hiệu nước ngoài A, thương hiệu nước ngoài B nhưng quên mất cốt lõi và xương sống của "Thời trang" là "Sản Phẩm" - là sự "Trải nghiệm" của khách hàng. Khách hàng thì mông lung, sính ngoại đã tạo nên sự "Lép vế' với bọn MNCs.
(Nhưng nói đi cũng phải nói lại là các thương hiệu nước ngoài gia công tại Việt Nam đang tạo ra công việc cho một số lượng lớn người lao động và góp phần giúp chúng ta hít bụi mịn nhiều hơn).
VIRAC và Vnexpress đưa ra quan điểm về sự "Lép Vế" và một số thay đổi để các thương hiệu Việt cải thiện nhưng quên nhắc về yếu tố khách hàng và sự đoàn kết của một nhóm thương hiệu Việt để tạo nên liên minh nội địa. Mà điều này thì "Cực kì khó"
Đó là quan điểm của mình, còn bạn thì sao?
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過3萬的網紅The Thirsty Sisters,也在其Youtube影片中提到,The Thirsty Sisters are back! What have they been up to the past three months? Has dating life been exciting, or dangerously wholesome? With Phase 2 (...
「gen z influencers singapore」的推薦目錄:
- 關於gen z influencers singapore 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
- 關於gen z influencers singapore 在 The Thirsty Sisters Youtube 的精選貼文
- 關於gen z influencers singapore 在 Singapore Facebook Trend Report 2022 - Affable.ai 的評價
- 關於gen z influencers singapore 在 This Singapore-based British YouTuber Has Got It All Right ... 的評價
gen z influencers singapore 在 The Thirsty Sisters Youtube 的精選貼文
The Thirsty Sisters are back! What have they been up to the past three months? Has dating life been exciting, or dangerously wholesome? With Phase 2 (Heightened Regulations) implemented in Singapore—how have they been coping—emotionally and romantically? Tune in to hear all about it!
Timestamps
00:00 Introduction
01:15 Topic of the day
02:13 Is CB 2.0 a friendship test?
03:29 Exciting vaccination plans
06:27 How CB 2.0 has affected us emotionally
08:10 Has our optimism for Covid getting better faded?
10:06 Nina's dating life updates
12:30 Nina needs help to find a boyfriend?
14:25 Sylvia's dating life updates
16:56 Dramatic vs Wholesome relationships
21:30 Gen Z date ideas for the pandemic
26:22 Our own date ideas
27:37 Conclusion
Sylvia and Nina are not your typical influencers; they give it to you raw and real! Join them as they quench their never-ending thirst for wisdom, trends, success and men.
They explore hot and pressing issues you never thought you needed to know in this extremely in-depth podcast. Sisters, brothers and everyone in between or beyond; jump in and be thirsty!
*Disclaimers*
The legal age for sex in Singapore is 18. While being comfortable with your bodies is a must, please protect yourselves by using protection ?
https://singaporelegaladvice.com/law-articles/legal-age-for-sex-in-singapore/
Our views in this podcast include only our own experiences as heterosexual women in Singapore, we respect everyone’s views regardless of genders, gender identities and sexual orientations.
Follow The Thirsty Sisters on Apple Podcasts, Spotify and Instagram!
https://podcasts.apple.com/sg/podcast/the-thirsty-sisters/id1509379792
https://www.instagram.com/thethirstysisterstts
https://open.spotify.com/show/5yx8txjfb7dMkosumEv6lQ?si=5Ew1dv6wRlCayZ0TQfo-Ug
Featuring:
Sylvia - https://www.instagram.com/sylsylnoc
Nina - https://www.instagram.com/ninatsf
Brand collaborations/features:
thirstysisters@noc.com.sg
The Thirsty Sisters TEAM
Co-Founders: Sylvia Chan | Nina Tan
Executive Producer: Sylvia Chan
Crew/Editors: Jade Liew | Winston Tay
Motion Graphics Designers: Bryan Seah | Kher Chyn
Sound Engineers: Nah Yu En | Mabel Leong
Digital Strategist: Winston Tay
gen z influencers singapore 在 This Singapore-based British YouTuber Has Got It All Right ... 的推薦與評價
Influencer Diaries. Georgia has a massive fan following with more than 66, 000 subscribers on YouTube. Right now, there are around 190 videos on ... ... <看更多>
gen z influencers singapore 在 Singapore Facebook Trend Report 2022 - Affable.ai 的推薦與評價
Millennials (26-39) are the most active user base, winning over 48.02% of space; the platform can be ideal for brands whose target audiences are ... ... <看更多>