ĐẠO DIỄN FIGHT CLUB, GONE GIRL: IPHONE LÀ THỨ KHÓ CHỊU NHẤT TRÊN TRƯỜNG QUAY
Năm 2019, nhân dịp 30 năm thành lập, tờ Empire đã phỏng vấn một số nhà làm phim nổi tiếng, dựa trên loạt câu hỏi của chính người hâm mộ. Trong bài đăng này, Phê Phim trích lại một phần của bài phỏng vấn với đạo diễn David Fincher, người đứng sau những tác phẩm nổi tiếng như Fight Club, Seven, Gone Girl, hay mới đây nhất là show truyền hình Mindhunter.
Người hâm mộ: Điều gì làm ông thấy khó chịu nhất trên trường quay?
David Fincher: Tôi nghĩ đó là việc người ta không hiểu được những cuộc trò chuyện vặt vãnh, tình cờ sẽ làm mất tập trung đến thế nào. Khi ấy, người ta sẽ đi vào trạng thái “tạm dừng” hết, thay vì hoạt động. Với cả, khi có nhiều đúp quay, công việc lặp đi lặp lại, nên ở phía xa, bạn sẽ thấy nhiều người động vào Iphone của họ. Thế nên, thứ làm tôi khó chịu nhất - là Iphone trên trường quay.
Người hâm mộ: Nếu ông có thể làm lại bất cứ phim nào trong lịch sử, đó sẽ là gì?
David Fincher: Tôi chưa bao giờ nghĩ về chuyện đó cả. Ý là, có những phim khiến tôi cảm thấy kiểu: “Đó đã là ⅔ vĩ đại của một ý tưởng rồi, thế mà vẫn chưa thành công.” Phim của tôi không phải ngoại lệ.
Người hâm mộ: Đạo diễn nào đã truyền cảm hứng cho ông?
David Fincher: Nhiều lắm. Tiêu biểu là George Roy Hill, Alfred Hitchcock, Roman Polanski, Steven Spielberg, Alan Pakula và Bob Fosse. Tất cả những người vĩ đại. À, cả Hal Ashby nữa. Nói chung là mọi cái tên mà các bạn có thể đoán ra.
Người hâm mộ: Ông từng giao vai cho những gương mặt không nổi tiếng lắm, như Kristen Stewart, Jonathan Groff, hay Rooney Mara, để rồi sự nghiệp của họ lên như diều gặp gió. Ông tìm kiếm điều gì ở những diễn viên vậy?
David Fincher: Tôi tìm kiếm những người sẵn sàng làm việc. Tôi hứng thú với những người tò mò và ham thích thử thách. Cả 3 người anh vừa nói đều thể hiện như vậy đấy. Với Kristen Stewart, Panic Room mới là phim thứ 2 của cô ấy. Rooney thì tôi đã hợp tác trong 2 phim rồi (trong Social Network và The Girl With The Dragon Tattoo). Còn Jonathan, tôi từng vuột mất anh ấy (Vai Sean Parker trong The Social Network), nên tôi nghĩ: “Phải giữ anh ta cho kỳ được.”
Cơ mà, trong hầu hết trường hợp, tôi đều tìm những người thực sự muốn là một phần của đội ngũ, thực sự muốn làm cho ra trò. Ý tôi là, chắc chắn sẽ có những người được tuyển vì bạn biết là có thể nhận lại điều gì từ họ. Như này nhé: Tôi tuyển người này, vì anh ta có tố chất, khán giả cũng biết họ kỳ vọng những gì từ khả năng của anh ta. Dựa vào đó, tôi có thể đáp ứng nhu cầu của người xem, mà cũng có thể lật ngược sự mong chờ đó. Nhưng mà, tuyển những diễn viên trẻ cũng hay lắm đấy. Như trong Social Network, chúng tôi không chịu áp lực phải mời gọi dàn cast kiểu Ocean’s Eleven hay gì cả. Chúng tôi cứ thả phanh chiêu mộ những người thực sự muốn tham gia - họ là những gương mặt nhiệt huyết, non trẻ và bá đạo. Càng ở lâu trong nghề, tôi lại càng muốn được hợp tác với những người mà mình ủng hộ - những người mà tôi thật lòng muốn họ tiến xa. Với 3 cái tên kể trên, tôi đều có suy nghĩ như vậy cả.
Người hâm mộ: Sau khi thực hiện một số dự án truyền hình như House of Cards hay Mindhunter, ông nghĩ phim điện ảnh nào của mình phù hợp để đưa lên màn ảnh nhỏ và vì sao?
David Fincher: ôi cho rằng Mindhunter là một phiên bản mở rộng về xung đột, cảnh quay mà tôi từng nghĩ đến với Zodiac. Khi cố gắng rút gọn những ý tưởng có thể phát triển thành một phim dài 5 tiếng nhưng vẫn hay, xuống còn có 2 tiếng 45 phút, chúng tôi không thể tránh khỏi việc đào quá sâu vào khía cạnh này, và quá nông ở khía cạnh kia.
Tiêu chuẩn của tôi là, nếu có thứ gì đó nặng tính kể chuyện, đó sẽ là mảnh đất màu mỡ để phát triển phim điện ảnh. Còn nếu có thứ gì đó thiên về việc thấu hiểu con người, đào sâu vào những điểm mạnh yếu, hay tất cả hỉ nộ ái ố của họ, thì nó thuộc về truyền hình. Để xem nào… Chắc là Fight Club đấy. Tôi thấy nhân vật của Chuck Palahniuk rất giàu chiều sâu và đáng để khai thác. 80% của anh ấy đã đủ để làm một mini-series chất lượng rồi.
Người hâm mộ: Phong cách của ông mà làm phim James Bond thì hợp phải biết. Ông đã cân nhắc đến chuyện này chưa?
David Fincher: Có rồi chứ. Tôi có thảo luận xung quanh dự án Golden Eye. Nhưng câu trả lời là không, tôi không nghĩ mình sẽ phát triển ở môi trường ấy đâu.
Người hâm mộ: Từ khi ông mới làm phim, người ta đã nghĩ ra khái niệm “Fincher-esque”. Điều này có bó buộc ông không, khi phải đáp ứng kỳ vọng của giới phê bình và người hâm mộ?
David Fincher: Cái gọi là “Fincher-esque” làm tôi hơi khó chịu thật. Tuy vậy, cũng thật tốt khi có gì đó khiến người ta phải chờ đợi, vì mình hoàn toàn có thể phá vỡ nó. Đối với những người đã xem Seven, Gone Girl có thể là thứ gì đó khá lạ lẫm, nhưng chẳng sao cả. Thực ra, cái viễn cảnh ấy lại tích cực ấy chứ. Phải mạnh dạn chơi đùa với kỳ vọng thôi. Trách nhiệm của bạn là nhận ra điều đó, và biến nó thành lợi thế của mình, thay vì để nó ngáng đường câu chuyện cần được truyền tải.
Người hâm mộ: Vì phim nào của ông cũng có chất hài hước đen tối, nên ông đã cân nhắc làm phim thuần gây cười bao giờ chưa?
David Fincher: Không, không, không có thuần hài hước gì cả nhé. Tôi nghĩ thế này: Khi đã làm phim lồng ghép rất nhiều… tính suy đồi, và đánh thẳng vào những vấn đề nổi cộm, thì bạn phải biết cách cân đối. Fight Club là một phim châm biếm, Gone Girl cũng vậy, nên chất hài hước của chúng không nhất thiết phải kiểu: “Hà ha há.” Cần gì phải nặn ra trò để cười đâu. Mà nếu đấy là ý của anh về phim hài đơn thuần, thì câu trả lời của tôi là không nhé. Ý tôi là, tôi rất muốn được đọc kịch bản của Being There, và làm những phim kiểu đó. Chắc Being There cũng thuộc dòng châm biếm. Nói thật, tôi thấy nhiều phim hài với những câu thoại sáo rỗng, chúng cứ thảo mai thế nào ấy.
Người hâm mộ: Đặc vụ Holden Ford, nhân vật của Jonathan Groff trong Mindhunter - có hơi hơi đểu. Làm show xoay quanh một nhân vật rắc rối có phải thách thức với ông không?
David Fincher: Anh ta có đểu không nhỉ? Thi thoảng cũng có một chút đấy, nhưng tôi hoàn toàn hiểu được điều đó, khi anh ta muốn tự vệ, hay khi anh ta tỏ ra ngạo mạn. Chúng tôi quen với điều đó rồi. Nhưng tôi vẫn không nghĩ anh ta là một gã đểu, Holden non nớt thì đúng hơn. Bản chất của anh ta không phải rắc rối, chỉ là do hoàn cảnh thôi. Nhưng cũng có lúc anh ta ăn nói mạch lạc, dứt khoát và truyền lửa để người khác thay đổi đấy chứ. Thế nên, tôi nghĩ tuy anh ta không phải một mẫu anh hùng, nhưng là một nhân vật cuốn hút và thú vị để theo dõi.
Người hâm mộ: Chúng tôi có thể được xem phim MCU hay Star Wars gắn mác David Fincher không??
David Fincher: Ừ nhỉ. Có được không ta?
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過87萬的網紅Scoop Viewfinder,也在其Youtube影片中提到,ติวเข้ม 'สาวรอยสักมังกร' จากไตรภาค Millennium Series [ MovieWarmingUp : The Girl in the Spider Web พยัคฆ์สาวล่ารหัสใยมรณะ ] ติดตามความเคลื่อนไหวของ...
girl with dragon tattoo series 在 Moviematic 電影對白圖 Facebook 的最佳解答
🌟明星專題-Daniel Craig 丹尼爾·基克 🌟
Daniel Craig 2001年接拍第一部電影《Lightning: Fire from the Sky》
截至現時一共接拍了38套電影
.
mm精選了數套覺得Daniel Craig深刻印象的角色與電影 🎥
1. 《盜墓者羅拉 Lara Croft: Tomb Raider》- Alex West (2001)
2. 《末路驕陽 Road to Perdition》- Connor Rooney (2002)
3. 《新鐵金剛系列 007 Series》- James Bond (2006-2017)
4. 《天煞西部反撃戰 Cowboys & Aliens》- Jake Lonergan (2011)
5. 《龍紋身的女孩 The Girl with the Dragon Tattoo》- Mikael Blomkvist (2011)
6. 《神探白朗:福比利大宅謀殺案 Knives Out》- Det. Benoit Blanc (2019)
.
你們最喜愛Daniel Craig哪套電影呢?🙋
#丹尼爾基克 #丹尼爾克雷格 # DanielCraig #電影對白圖 #moviematic #電影台詞 #電影對白 #對白 #明星專題 #mm DanielCraig
girl with dragon tattoo series 在 Moviematic 電影對白圖 Facebook 的最佳解答
🎥Moviematic送電影小說🎥
我們現時看的電影,尢其是歐美電影
近乎有6成都是由小說改編而拍成電影的
雖然小說上的細節不能盡錄於電影中
但卻把小說的重要情節活現在觀眾面前
mm精選了幾套由小說改編成的電影例子🙋
🎥
精選小說改編電影:
1. 《遇見你之前 Me Before You》(2016) - 改編自Jojo Moyes的同名小說
.
2. 《格雷的五十道色戒系列 Fifty Shades of Grey Series》(2015-2018) - 改編自Erika Leonard的同名小說
.
3. 《別相信任何人 Before I Go to Sleep》(2014) - 改編自S. J. Watson的同名小說
.
4. 《丹麥女孩 The Danish Girl》(2016) - 改編自David Ebershoff的同名小說
.
5. 《吸血新世紀系列 Twilight Series》(2008-2012) - 改編自Stephenie Meyer的同名小說
.
6. 《親愛的,原來是你 Love, Rosie》(2014) - 改編自Cecelia Ahern的"Where Rainbows End"
.
7. 《哈利波特系列 Harry Potter Series》(2001-2011) - 改編自J. K. Rowling的同名小說
.
8. 《生命中的美好缺憾 The Fault in Our Stars》(2014) - 改編自John Green的同名小說
.
9. 《霍金:愛的方程式 The Theory of Everything》(2014) - 改編自Jane Wilde Hawking的"Travelling to Infinity: My Life with Stephen"
.
10. 《忘了、忘不了 The Notebook》(2004) - 改編自Nicholas Sparks的同名小說
.
11. 《龍紋身的女孩系列 The Girl with the Dragon Tattoo Series》(2009-2011) - 改編自Stieg Larsson的"Men Who Hate Women"
.
12. 《移動迷宮系列 The Maze Runner Series》(2014-2018) - 改編自James Smith Dashner的同名小說
.
13. 《作死不離3兄弟 3 Idiots》(2011) - 改編自Chetan Bhagat的"Five Point Someone"
.
14. 《抖室 Room》(2016) - 改編自Emma Donoghue的同名小說
.
15. 《分手的情書 Dear John》(2016) - 改編自Nicholas Sparks的同名小說
.
16. 《飢餓遊戲系列 The Hunger Games Series》(2012-2015) - 改編自Suzanne Collins的同名小說
.
17. 《卡露的情人 Carol》(2016) - 改編自Patricia Highsmith的"The Price of Sal"
.
18. 《失蹤罪 Gone Girl》(2014) - 改編自Gillian Flynn的同名小說
#movie #film #電影對白圖 #moviematic #語錄#文字 #電影 #電影台詞 #電影對白 #對白
girl with dragon tattoo series 在 Scoop Viewfinder Youtube 的最讚貼文
ติวเข้ม 'สาวรอยสักมังกร' จากไตรภาค Millennium Series
[ MovieWarmingUp : The Girl in the Spider Web พยัคฆ์สาวล่ารหัสใยมรณะ ]
ติดตามความเคลื่อนไหวของรายการ
https://www.facebook.com/viewfinderfanpage
#Viewfinder #TheGirlintheSpiderWeb #พยัคฆ์สาวล่ารหัสใยมรณะ