❌ ĐI LÀM HỌC IELTS, CÂN ĐỐI THỜI GIAN RẤT QUAN TRỌNG ❌
👉 Cmt #SĐT để nhận tư vấn lộ trình đặc biệt từ IELTS Fighter nhé :D
- Hi các bạn, mình là Bình Nguyên, hiện đang làm việc tại Viện sức khỏe và an toàn Lao động quốc gia Việt Nam. Mình thi IELTS vì muốn cải thiện điểm số, phục vụ cho sự nghiệp sau này. Mình xin phép chia sẻ một số kinh nghiệm học trong thời gian qua.
🎯 VỀ LISTENING
Mình chia sẻ một số kinh nghiệm luyện nghe tiếng Anh IELTS như dưới đây, hy vọng sẽ giúp các bạn học tập hiệu quả hơn.
Listening để luyện trước hết mình nghĩ điều quan trọng là phải nghe nhiều. Nghe không chỉ là luyện các đề IELTS mà mình thấy mình thấm nhuần được kỹ năng này vì mình nghe đa dạng, quen với nhịp điệu họ nói.
Mình nghe từ video game, nhạc, clip, phim etc.. để làm quen với âm giọng của người nước ngoài. Khi đi thi, bạn sẽ được nghe nhiều accent khác nhau do đó hãy nghe nhiều giọng sẽ giúp bạn linh hoạt hơn khi làm bài.
Trong quá trình thi, do các bạn chỉ có 1 lần nghe duy nhất, nên các bạn cần hết sức tập trung vào mục hiện tại, không nghĩ tới các phần sau hoặc phần trước của bài test. Bạn sẽ có một khoảng thời gian nghỉ khi check lại đáp án và bắt đầu bài nghe tiếp theo nên đừng lo lắng các phần sau. Phần thời gian nghỉ này thì bạn dùng để đọc câu hỏi tiếp theo. Còn 10 phút cuối cùng thì check đáp án tổng thể.
Hiện tại theo mình biết thi IELTS trên máy tính thì thời gian giới hạn hơn nhưng mình nghĩ nếu chọn hình thức này thì các bạn cũng đừng quá lo lắng mà cố gắng để xong phần nào ra phần đó, tránh bị phân tâm.
Thời gian trước, mình đã học tiếng Anh nhiều năm. Kể cả khi đi làm. Mới đây, mình theo học tại IELTS Fighter 4 tháng và vừa thi IELTS trong lần vừa rồi, đạt được 7.5 IELTS trong đó 9.0 Listening.
Có 3 điều mà mình đã áp dụng khi luyện nghe như sau:
1. Mỗi ngày chia thời gian rõ ràng
Khi ôn thi, mình không nghe nhiều mà chia thời gian rõ ràng. Nguyên tắc là nghe tối đa 2 test/ngày và không nghe liền tù tì. Vì khi nghe nhiều, mình cảm thấy khá rối vì mình phải giải quyết quá nhiều nên tốc độ nghe chậm và không hiệu quả.
Sau khi nghe, mình kiểm tra đối chiếu đáp án rồi nghe lại lần 2. Từ những câu bị sai, mình khoanh vùng lại để xác định mình mắc lỗi gì mà tránh lần nghe sau. Có thể đôi lúc là mình ghi đáp án số ít trong khi đáp án cuối cùng là số nhiều. Điều này rất dễ mất điểm và mình phải cố nghe và chú ý kỹ mới cải thiện được.
2. Tập trung nghe
Khi luyện nghe, mình chuẩn bị khá là kỹ để tránh những việc liên quan không ảnh hướng đến tốc độ nghe. Nghe là phải tập trung, nếu bị xao nhãng, chúng ta sẽ bị lỡ ngay thông tin. Luôn nghĩ trong đầu, tập trung, tập trung, tập trung …
Thời gian đầu mình mới luyện nghe, mình cũng bị phân tâm vì việc khác, đôi khi chỉ là khát nước thôi )) Nên đáp án sau khi check thì thấy không đúng, nghe lại thì mình phát hiện các câu không hề khó nhưng chỉ vì phân tâm mà mình không trả lời đúng được.
3. Take note
Ghi lại từ mới, những lỗi mà mình mắc phải là điều quan trọng khi làm bài. Có nhiều lỗi sai rất phổ biến liên quan đến speeling hay số ít số nhiều như mình nói ở trên đều sẽ khiến bạn mất điểm nếu không chú ý kỹ. Bên cạnh đó, các từ mới xuất hiện mà bạn không biết cũng dẫn đến đáp án sai.
Nên, mình luôn ghi lại những từ mới và cải thiện lỗi sai hàng ngày. Mình thấy, câu hỏi thường hay có từ mới ở section 4. Đặc biệt là các bạn cũng cần chú ý đến từng dạng bài. Mình thấy dạng bài của Litsening khó nhất là Miltiple Choice. Với dạng này, các bạn nên tập cách ghi nhanh chữ cái và chữ số, và tập take note thật nhiều không chỉ từ mới mà còn là thông tin trong bài nếu các bạn không nghe kịp.
Một số nguồn luyện nghe tiếng Anh IELTS online hay mà mình hay học, chia sẻ thêm cho các bạn:
Ted
Hẳn bạn khi học IELTS sẽ không lạ gì với kênh này. Với các bài học đa dạng, luyện nghe có Tapescript, rất hay để học.
Spotlight
Bài nghe tại trang này đa dạng theo chủ đề, tốc độ nói khá chậm, rõ lời nên bạn có thể áp dụng nghe và ghi chép lại.
IELTS online Test
Trang luyện test hay này các bạn có thể áp dụng để nghe trực tiếp và luyện đề. Mỗi ngày nghe và luyện 1 test đều rất hay.
Bên cạnh kênh website, thì các bạn có thể luyện nghe với Youtube The IELTS Listening Test, IELTS Fighter nữa nhé.
👉 Sách thì mình chủ yếu luyện đề nên học sách Cam 6-11 và Practice Plus. Đề thi lần này, mình thấy nhỉnh hơn Cam nhưng không bằng Test Plus. Điểm Cam ở nhà của mình dao động từ 37-39.
À mình có tham khảo cuốn 15 days for IELTS Listening – có trọn bộ 4 cuốn tham khảo luôn. Cuốn IELTS Simulation test cũng khá được các bạn ạ. Ngoài ra thì tài liệu, giáo trình mà mình học ở trung tâm chính là nguồn đắc lực giúp mình mở rộng kiến thức, luyện đề hiệu quả hơn vì có những hướng dẫn rất chi tiết.
Mình thì mua sách cứng để luyện đề nhưng nếu các bạn không có điều kiện thì tải theo link IELTS Fighter đã chia sẻ đây nhé:
👉 Trọn bộ Cambridge 1-14 + giải chi tiết: http://bit.ly/31ngvuP
👉 IELTS Practice Plus trọn bộ 1-3: http://bit.ly/2I4uEWb
👉 15 days Practice for IELTS 4 kỹ năng: http://bit.ly/2UwgLah
👉 IELTS Simulation test pdf + audio: http://bit.ly/2HJj1VA
🎯 HỌC CÁC KỸ NĂNG KHÁC
Ngoài Listening mình tự tin nhất thì với các kỹ năng khác, mình cũng rèn luyện nhiều mới được như hôm nay. Trong quá trình học tại IELTS Fighter, mình được cô giáo hướng dẫn và chia sẻ thêm nhiều kiến thức mới, chữa bài để tìm lỗi sai nên cũng tăng tiến được nhiều điểm hơn.
👉 1.Với Reading
Mình chỉ có một ý này muốn chia sẻ, đó là các hint và dẫn chứng của bài không nằm theo thứ tự câu hỏi, dẫn chứng của câu thứ 40 có thể nằm ở câu đầu đoạn thứ nhất, nên cần đọc thật kỹ. Mình mất điểm vì lý do này khi ôn tập khá nhiều, nên mình nhớ rất dai ;)).
Mình học được mẹo này ở một cuốn sách (mình không nhớ tên) nhưng họ nói đại khái là clue của câu hỏi ứng với thứ tự của câu, tức là câu hỏi số 38 39 thì clue của nó dễ nằm ở đoạn cuối bài đọc và ngược lại. Nhưng với một số bài trong các quyển Cam từ 10 trở đi, và trong Test Plus, thì không có dễ ăn thế :)) phần lớn clue nó hay nằm ở những chỗ khó ngờ đến, phải lục lại và hiểu cả bài mới ra được. Nên nếu muốn aim điểm cao thì nên hiểu được phần lớn bài đọc là tốt nhất.
👉 2. Về Writing
Mình vẫn còn khá kém writing, nên không dám cầm đèn chạy trước ô-tô. Có điều IELTS FIGHTER luôn chia sẻ khá nhiều tài liệu tốt về writing, các bạn nên tìm đọc để tham khảo.
-> Link trọn bộ tài liệu IELTS Writing hay bạn tải theo link: http://bit.ly/2Zut06r
👉 3. Về Speaking
Mình rút ra kinh nghiệm là nên cố gắng nói vào trọng tâm, không nên nói dài để tránh lan man và khó tìm từ. Các bạn có thể tìm hiểu các prediction ở mỗi kỳ để làm quen dần với dạng đề và các đề tài hay được hỏi.
👉 Bên cạnh đó, một số điều các bạn có thể cần chú ý vào ngày thi:
- Nếu có thể, trước khi thi không nên ôn tập hoặc xem bài nhiều quá, có thể gây căng thẳng
- Nên đến sớm trước giờ thi 30 phút hoặc hơn để tìm đường, gửi xe, tránh thiếu thời gian dẫn đến rắc rối.
- Tuân theo các chỉ thị từ giám thị coi thi.
👉 Mình cũng chia sẻ thêm về điều mình quyết định học ở IELTS Fighter.
Khi xác định thi IELTS, mình tìm hiểu học IELTS ở đâu Hà Nội thì search ra IELTS Fighter. Mình tìm hiểu về trung tâm qua các kênh fanpage, group cho đến website, youtube luôn. Thấy các thầy cô chia sẻ rất nhiệt tình, mình còn tải mấy tài liệu trên trang của trung tâm nữa. Đặc biệt học phí rất hợp lý với lịch học tối phù hợp với mình.
Sau đó mình đăng ký tư vấn và đến thi thử để xếp lớp. Như mình đã kể, mình có đầu vào khá tốt nên học luôn lớp B. Mình thấy mọi thứ ở IELTS fighter đều tốt. Từ thầy cô, tư vấn đến bạn cùng lớp mình rất hài lòng.
Mình rất cảm ơn IELTS Fighter đã tạo nên môi trường học tập tốt như vậy.
Để cân bằng việc học và công việc của mình cũng khá khó bởi công việc của mình lịch trình khá là phức tạp. Nhưng khi xác định đi học thì mình cố gắng hoàn thành công việc sớm để đi học. Việc làm bài tập, luyện đề cũng khá là “vất” với mình vì đi làm rồi, có nhiều cái dealine lắm. Nhưng mình luôn lên kế hoạch làm bài vào thời gian rảnh. Nói chung, là nhân viên toàn thời gian, mình phải đẩy thêm thời gian để học. Không còn giải trí gì luôn )). Việc cân bằng thời gian rất quan trọng giúp các bạn vừa làm vừa học hiệu quả hơn.
Hôm trước, mình có đọc được bài 5 lợi thế của người đi làm khi có IELTS trên ielts-fighter.com. Mình thấy rất đúng. Nên mình muốn gửi lời đến các bạn đang đi làm là dù cho công việc bận rộn, mình nghĩ cũng nên dành thời gian để học IELTS, sẽ có ích rất nhiều. Mình cũng sẽ cố gắng để tăng band điểm hơn thời gian tới để bắt lấy nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt và thi tốt.
--------
Cảm ơn Bình Nguyên với những chia sẻ hữu ích về quá trình học tập của bản thân. Chúc mừng bạn với thành tích đạt được trong lần này. Cảm ơn bạn đã lựa chọn IELTS Fighter để cùng đồng hành trên chặng đường chinh phục IELTS! Chúc bạn nhiều sức khỏe và ngày càng thành công trong sự nghiệp!
Qủa đúng như chia sẻ của bạn Bình Nguyên, việc có chứng chỉ IELTS giúp người đi làm có thêm nhiều lợi thế trong công việc.
Vì thế, nếu các bạn cần tư vấn để tăng band điểm nhanh, học tập hiệu quả thì hãy cmt/inbox, cô tư vấn cho nhé!
--------------------------
IELTS Fighter - Trung Tâm Luyện Thi IELTS SỐ 1 Việt Nam
✦ Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0963 891 756
✦ Instagram: instagram.com/ieltsfighter
✦ Group: facebook.com/groups/ieltsfighter.support
✦ Youtube: youtube.com/ieltsfighter
--------------------------
HỆ THỐNG 13 CƠ SỞ IELTS FIGHTER
► HÀ NỘI:
- Cơ sở 1: 254 Hoàng Văn Thái - Thanh Xuân
- Cơ sở 2: 44 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy
- Cơ sở 3: 410 Xã Đàn - Đống Đa
- Cơ sở 9: 376 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên
- Cơ sở 10: 18 LK6C Nguyễn Văn Lộc, Hà Đông
- Cơ sở 13: 22 Nguyễn Hoàng - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm
► HỒ CHÍ MINH:
- Cơ sở 4: 350 đường 3/2 - Quận 10
- Cơ sở 5: 94 Cộng Hoà - Quận Tân Bình
- Cơ sở 7: 85 Điện Biên Phủ - Quận Bình Thạnh
- Cơ sở 8: L39.6 khu dân cư Cityland, Phan Văn Trị, Gò Vấp
- Cơ sở 11: A11 - Bà Hom. P13 - Quận 6
► ĐÀ NẴNG:
- Cơ sở 6: 233 Nguyễn Văn Linh - Thanh Khê
- Cơ sở 12: 254 Tôn Đức Thắng - Liên Chiểu
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過29萬的網紅IELTS Fighter,也在其Youtube影片中提到,IELTS SPEAKING FULL TEST SAMPLE - IELTS SPEAKING PART 1 - 2 - 3 SAMPLE 2020 ? Xem full từ vựng và bài mẫu 15 topics mới nhất: http://bit.ly/2m0RPbn -...
「ielts speaking simulation」的推薦目錄:
- 關於ielts speaking simulation 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook 的最佳解答
- 關於ielts speaking simulation 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook 的精選貼文
- 關於ielts speaking simulation 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於ielts speaking simulation 在 IELTS Fighter Youtube 的最讚貼文
- 關於ielts speaking simulation 在 IELTS Preparation - Speaking Practice simulation - Facebook 的評價
- 關於ielts speaking simulation 在 Free Online Course: IELTS Speaking from YouTube - Class ... 的評價
ielts speaking simulation 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook 的精選貼文
🌺 TRỘM VÍA! 9.0 LISTENING 🌺
- Tớ là Phương Thảo, đã đi thi IELTS lần đầu tiên trong đời vào năm ngoái và trộm vía đã đạt được 7.5 overall, 9.0 Listening sau 2 tháng ôn luyện, cả tại trung tâm và tự ôn. Kết quả không phải quá cao nhưng cũng đủ để giúp mình tiếp tục những kế hoạch du học đã định hướng trong tương lai. Là kỳ thi đầu tiên nên không tránh khỏi những căng thẳng nhưng động lực điểm cao đã giúp mình vượt qua những chán nản và mệt mỏi đó.
Đây là kì thi đầu tiên nên thực sự mình rất lo lắng, hôm trước đó mình đi ngủ sớm để giữ sức khỏe và có năng lượng tốt nhất. Có lẽ lo nên mình dậy sớm và đến địa điểm thi sớm khoảng 1 tiếng rưỡi. Nhưng thực sự các bạn đi thi nên đến sớm ít nhất 30 phút để check-in gửi đồ, làm thủ tục và cũng coi như chuẩn bị tinh thần. Một điều nữa làm mình nhớ chắc là hôm ý vừa mưa vừa rét nên đi lại khá khổ.
Về phương pháp học thì như mình đã nói IELTS là một thứ mới mẻ với mình nên chủ yếu là mình follow những phương pháp mình được dạy ở trung tâm IELTS Fighter. Thường thì giáo viên sẽ chia sẻ một vài phương pháp học với từng kĩ năng cụ thể, sau đó mình có về và áp dụng để tìm thấy phương pháp phù hợp nhất với bản thân, Vì mỗi người sẽ hiểu và nhớ lâu hơn bằng cách riêng của mình.
Đối với mình thì mình chọn phương pháp, nghe nhìn xem nói vì hình ảnh âm thanh là những thứ giúp mình nhớ rất lâu. Sau giờ học tại trung tâm thì mình có xem các chương trình thực tế mình yêu thích trên tivi hoặc nghe các bài hát US-UK để luyện kĩ năng nghe - nói.
Đây là kinh nghiệm mình đúc kết ra sau kì thi đầu tiên đầy sự mới mẻ và vấp ngã đó 😂
🔥 Listening: Xuất phát điểm mình rất ghét tiếng Anh, là cái gì cứ xì xì xồ xồ không hiểu gì hết. Nhưng rồi Disney Channel đã khai sáng cho mình :))) Mình bắt đầu xem nhiều các phim bằng tiếng anh và thích tiếng Anh từ đó.
Với kĩ năng này thì mình không có bí quyết gì cả, chỉ nghe nhạc và xem phim nhiều thôi. Lời khuyên mình dành cho các bạn chắc là nếu luyện nghe hàng ngày thì hãy nghe những gì các bạn THÍCH vì chỉ khi đó mọi người mới thực sự hứng thú và chú tâm đến những gì mình nghe. Hãy note lại những từ mình thấy hay hoặc không hiểu để tự tra lại sau, đó cũng là một sự bổ sung tốt cho vốn từ vựng của mình. Plus, các bạn cũng tập luôn được accent của mình khi bắt chước các nhân vật mình nghe đó 😉
🔥 Reading: với kĩ năng này thì có 3 điều mình muốn lưu ý với mọi người
- Thứ nhất, THỜI GIAN. Hãy tập căn thời gian để các bạn hoàn thành phần thi đọc trong giới hạn cho phép. Chỉ có 60 phút nên hãy phân chia ưu tiên cho từng đoạn. 10-12’ cho đoạn 1, 15-18’ cho đoạn 2, 25’ cho đoạn 3, độ khó sẽ tăng dần theo thứ tự đoạn nên hãy sắp xếp thời gian hợp lý nhé. Bài nào khó quá thì các bạn nên bỏ qua, đừng qua mất thời gian cho nó mà k kịp làm nhg câu sau.
- Thứ hai, ĐỌC KỸ. Hãy bình tĩnh và đọc kỹ đề bài nêu ra vd như viết TRUE/FALSE hay YES/NO; một bài nhiều đáp án hay chỉ một đáp án. Không nên để mất điểm oan vì mình đọc sót hay sai đề nhé các bạn. Cùng lắm là cho họ 1-2 câu thôi 💃🏻💃🏻
- Thứ ba, KHÔNG SUY NGHĨ PHỨC TẠP: Điều này mình chắc ai cũng gặp phải khi làm là nhỡ nó lừa mình chỗ này, lừa mình chỗ kia thì sao. Nhưng KHÔNG!!! Đề ra rất rõ ràng và cụ thể, nếu có thì là có, không có thì là not given và sai thì là sai, nếu bắt đầu nghĩ phức tạp lên mng rất dễ mất điểm. Mình cũng đã gặp trường hợp lừa nhưng đó thường là về thời thì trong câu hỏi hoặc con số hay muốn phủ định/khẳng định nên hãy ĐỌC KĨ ĐỀ nhé mọi người!!!
🔥 Speaking: như mọi người đều biết là đề Nói rất vô vàn bạt ngàn để khiến thí sinh chúng ta choáng ngợp 😂 nên mình được bạn truyền cho chút bí kíp là hãy cbi trước về 3 chủ đề mà mình thích nhất rồi hãy xoay các chủ đề khác theo những gì mình đã chuẩn bị.
Tuy nhiên cũng có những đề rất đặc thù yêu cầu mình phải có bài riêng như về luật, lịch sử thì chắc chắn không thể chém gió được rồi. Ngoài ra, hãy dựa vào chính trải nghiệm của mình để trả lời câu hỏi của giám khảo nhé mng, chắc chắn các bạn sẽ nói tự tin hơn và chân thành hơn đó.
🔥 Writing: đây thực sự không phải là thế mạnh của mình và mình hiểu điều đó. Tuy nhiên kì thi vừa rồi mình lại chưa khắc phục được. Vấn đề của mình là TIME MANAGEMENT 🕐 Hãy sắp xếp ưu tiên viết bài của các bạn nếu không viết nhanh hay dồi dào ý như mình. Dành 40’ đầu cho Task 2 và 20’ cho Task 1. Và bằng mọi cách hãy hoàn thành Task 2 nhé vì nó quyết định 2/3 điểm Viết của chúng ta đó 😉
🔥 Một số lưu ý nhỏ trong ngày thi:
- Trong thời gian ôn thi hãy giữ tâm thế thoải mái cho bản thân, bồi bổ sức khoẻ, luyện tập cho mình thời gian dậy sớm để có thể tỉnh táo bước vào ngày thi.
- Hãy đến sớm hơn giờ thi ít nhất 30 phút để làm các thủ tục check-in gửi đồ
- Trong phòng thi thì hãy thật bình tĩnh và thoải mái làm bài các bạn nha
TÀI LIỆU HỌC TẬP
Mình học tại trung tâm ngay từ đầu khi xác định cần thi IELTS nên nguồn tài liệu được cung cấp đầy đủ. Giáo trình trung tâm thiết kế phù hợp theo trình độ của mình, đủ sách và bài tập theo từng kỹ năng. Những tài liệu, sách của IF đã giúp mình làm quen và ôn thi IELTS đúng hướng hơn.
Bên cạnh tài liệu trung tâm cung cấp, mình có một người bạn vừa đi thi về cũng recommened một số sách hay. Cô giáo của mình còn giới thiệu thêm nhiều sách phù hợp với hướng dẫn học rõ ràng nữa. Nhờ thế mà mình ôn luyện dễ dàng hơn.
Đó là các sách:
Sách học như bộ Intensive IELTS đủ 4 quyển, mình học nhiều nhất là quyển Listening, sách cung cấp nguồn kiến thức và tips rất hay để các bạn luyện.
Sách luyện đề như bộ Cambridge Practice IELTS, Actual IELTS test, IELTS Simulation Test, IELTS Practice Test Plus: Bộ bốn sách này đều có nhiều quyển, chia thành nhiều đề rất hay và sát thi thật, đặc biệt bộ Cam là huyền thoại như mọi người vẫn nói.
Sách viết, đặc biệt từ thầy Simon cũng là nguồn luyện hay, mình thích phong cách viết của thầy nên thường xuyên vào trang website ielt-simon và học các tài liệu thầy chia sẻ bao gồm IELTS Writing Task 1 +2.
Để tải sách, các bạn có thể tham khảo và download theo link:
Intensive IELTS 4 quyển: bit.ly/2HhrXS0
Cambridge Practice IELTS: bit.ly/2EY4r8T
Actual IELTS test: bit.ly/2TXjpqh
IELTS Simulation Test: bit.ly/2HJj1VA
IELTS Practic Plus 1-3: bit.ly/2CfwyA1
Nguồn bài mẫu IELTS Simon: bit.ly/2FybXrt
Ngoài trang website ielts-simon thì các bạn có thể tham khảo làm thêm các bài học hay ở trang ieltsadvantage.com nhé. Trang này khá hay đó!
Chia sẻ thêm về thời gian ôn tập thì mình vừa phải đi làm và đi học nên quỹ thời gian cũng khá hạn hẹp, bên cạnh đi học 3 buổi/tuần thì các ngày còn lại mình chỉ có 2-3 tiếng vào buổi tối để tự ôn. Còn cuối tuần thì sẽ nhiều hơn một chút.
Thực ra có 2 khó khăn lớn nhất mình gặp phải trong thời gian ôn thi IELTS. Thứ nhất, mình đã ra trường và đang đi làm toàn thời gian, nên thời gian mà mình có thể dành để ôn thi chỉ có sau 5h30 chiều đến trước khi đi ngủ. Mình đã phải cố gắng cân bằng để vừa đi làm và vừa đi học ôn thi và vừa dành thời gian cho những hoạt động khác mà mình tham gia.
Thứ hai, trước khi bắt đầu ôn luyện IELTS, mình không biết nó là cái gì, tức là mình đã nghe đến rất nhiều nhưng cấu trúc đề thi, cách học và thi các kĩ năng là những điều vô cùng xa lạ. Cho nên ban đầu mình đã phải làm quen với format, thời gian làm bài hạn hẹp.
Mình nghe nói đến IELTS Fighter cũng khá lâu rồi, nhưng hồi đó chưa có ý định du học nên mình chỉ để đó thôi. Sau khi quyết định chọn trung tâm để ôn luyện thì mình có cân nhắc vài trung tâm nữa ngoài IELTS Fighter. Lúc đó mình tìm hiểu tất cả khóa học, chi phí và địa điểm để so sánh và lựa chọn.
Với mình thì IELTS Fighter đã đáp ứng được những tiêu chí sau của mình:
- Có lớp học tối giờ giấc linh hoạt vì mình đi làm
- Chi phí hợp lý theo từng khóa để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của cá nhân mình
- Điều quan trọng nữa là địa điểm trung tâm gần nhà mình. Các bạn có thể nghĩ là buồn cười khi điều này lại quan trọng đến thế, nhưng ở vị trí một người đi làm 8 tiếng đã khá mệt thì nếu phải đi một đoạn đường xa nữa để học thì nói thật mình rất lười.
Cảm ơn cô Mai, tập thể lớp A245B và IELTS Fighter đã tạo điều kiện và giúp mình học tập trong khoảng thời gian gấp rút như thế!
-------------
Trích từ học viên Phạm Thị Phương Thảo - lớp A245B.
Chúc mừng Phương Thảo với điểm số ấn tượng. Chúc bạn nhiều thành công trong tương lai!
Còn các bạn, ai cần tư vấn học IELTS để mở rộng sự nghiệp như Thảo, hãy cmt hoặc inbox cho cô ngay nhé!
ielts speaking simulation 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
[HANNAHED ENGLISH CLUB] IELTS 8.0 VÀ MỘT GIẤC MƠ THÀNH SỰ THẬT
Chủ đề chinh phục AI-EO quả thật là vô cùng nóng hổi và chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt các em nhỉ 🔥🔥🔥. Vậy thì hôm nay cũng cùng chị tham khảo "bí quyết" tự ôn luyện IELTS của bạn Tiểu Dương và quá trình bạn ấy đạt điểm 8.0 overall nhé. Bài dài nhưng bổ ích lắm cả nhà nhé 😃.
----
Dear các bạn,
Hôm nay mình mới đi nhận bảng điểm bên BC Hà Nội, mình thi ngày 27/10, điểm số overall của mình là 8.0 (L & R: 9.0, W: 6.5, S: 7.0). Đây là lần thứ 2 đi thi của mình, lần 1 là vào cuối năm 2014, mình được overall 7.5 (L: 7.5, R: 8.5, W: 6.5, S: 7.0), 4 năm sau đó không có nhiều cơ hội tiếp xúc thường xuyên với tiếng anh học thuật, và chỉ có 2 tháng rưỡi ôn full-time, đây thực sự là một giấc mơ mình chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Mình viết bài này muốn chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đang trong quá trình chinh chiến với IELTS.
Mình sẽ viết thật chi tiết trải nghiệm của mình từ lúc bắt đầu tìm hiểu IELTS. Trước hết mình xin giới thiệu qua về background của mình: mình là dân ngoại ngữ, nhưng là dân tiếng Trung. Trong suốt thời gian đi học đại học thì mình học chuyên ngành này và gần như không học gì tiếng Anh cả. Mình học tiếng Trung nhiều và bị ngấm đến nỗi mà mỗi lần mình xác định quay lại học tiếng Anh và ôn thi IELTS, hễ nói câu gì là mình sẽ dịch sang tiếng Trung ngay, 1 là vì mình bị quen, 2 là vì mình không có đủ từ vựng và ngữ pháp để dịch sang tiếng Anh. Đây là một trở ngại, nhưng có một điều không thể phủ nhận, đấy là việc đã học chuyên sâu một ngoại ngữ khiến mình có một cái nhìn bao quát hơn về việc học ngoại ngữ, mà lợi ích cụ thể của nó chính là khiến mình nhận ra giá trị của những chia sẻ của anh Bách ngay lần đầu mình đọc được trang của anh ấy, rằng đấy là cách học hiệu quả và phù hợp với mình mà mình nên theo, giữa một rừng rất rất rất nhiều lời khuyên và tài liệu chia sẻ khác nhau trên mạng.
Sau lần đầu thi IELTS, mình có một quãng thời gian ôn GMAT 7 tháng, ôn GMAT cho mình cơ hội ôn lại tiếng Anh nhưng chỉ có hai kỹ năng là Đọc và Viết thôi. Mà Viết của GMAT các bạn cũng biết là nó khá đơn giản về từ vựng và ngữ pháp, chứ không phức tạp như IELTS. Rồi mình có một quãng thời gian gần một năm làm việc biên dịch tài liệu phần mềm cho bên FPT, từ tiếng Anh sang tiếng Trung. Vì dịch như vậy nên những từ mình tích lũy được chủ yếu là về công nghệ thông tin, còn viết lách thì cũng không viết lách hay cũng không nghe nói gì cả. Thời gian từ sau ý đền lúc ôn lại lần 2, mình làm cho một công ty kiểm toán nhưng hầu như chỉ dùng tiếng Việt và Trung do mình làm cho mảng khách hàng Trung Quốc.
GIAI ĐOẠN I: ÔN LẠI TỪ ĐẦU:
Năm ý mình bỏ ra hơn 2 tháng để ôn lại cơ bản, mình ôn đầy đủ 4 phần này:
- Phát âm: mình học theo cuốn English pronunciation in use - Elementary (Jonathan Marks), vừa học mình vừa luyện tập bằng cách tra cách phát âm của các từ trong từ điển bỏ túi Anh-Anh của Oxford. Học cuốn này sẽ hơi nản vì nó đi vào giải thích chi tiết từng âm tiết một, nhưng sẽ đặc biệt hữu ích trong việc giúp phân biệt cách phát âm của một số âm tiết tương tự nhau. Các bạn chú ý cách họ ghi ký âm quốc tế cho một chữ nhé, đây là cách để phân biệt các âm tương đồng. Đây là cuốn sách phát âm, nhưng đồng thời là sách nghe cơ bản đầu tiên cho người học từ đầu tiếng anh.
- Sau đó mình chuyển sang luyện Nghe: mình dùng 2 cuốn là 1, Listen carefully (Jack C Richards), sau đó chuyển sang 2, Vocabulary for ielts (Pauline Cullen). Cuốn Vocabulary for IELTS tuy tên gọi là Từ vựng cho Ielts, nhưng mình chỉ dùng cuốn này cho việc luyện nghe thôi, tức là chỉ chọn bật các bài nghe của nó chứ không làm bài tập khác. Cuốn này đối với mình không có ích lắm về từ vựng vì bài tập về từ vựng của nó khá khó, nhưng phần nghe thực sự rất thú vị, sau khi học xong các bài nghe của cuốn này, mình chuyển sang nghe VOA tốc độ chậm -> BBC Learning English.
- Ngữ pháp: mình dùng cuốn English Grammar In Use (Raymond Murphy) – cuốn này trình độ Intermediate nên khá hợp với mình, về sau thì mình có tìm đọc thêm cuốn Advanced Grammar In Use (Martin Hewings), mình chủ yếu đọc cuốn này để tìm hiểu thêm một số nội dung mình muốn biết mà cuốn Intermediate ko đề cập tới thôi. Các bạn có thể chọn học cả 2 hoặc 1 trong 2, lý do là vì cuốn Advanced kia là nâng cao nên sẽ có nhiều nội dung ngữ pháp không thực sự cần thiết.
- Cuối cùng là Từ vựng: Sau khi học các kỹ năng này xong thì mình cũng có 1 lượng từ vựng kha khá, mình mới đi mua 2 quyển English Vocabulary in Use (1 cuốn Upper-Intermediate, với 1 cuốn Advanced vì nghĩ có khi sau này trình độ siêu lên rùi thì mình học đc :vvv) của Michael McCarthy và Felicity O’Dell. Chả hiểu sao hồi đấy mình ăn chơi thế, mua 2 cuốn ý đều là sách gốc, xong mang về làm được mấy bài cuốn Intermediate thì mình mới thấy Ôi sao nó vừa khó mà nó vừa chẳng hợp với cách học của mình, thế là nghĩ đến quyển này còn học chẳng xong, nên mình bỏ xó nốt quyển Advanced :vvv. Mình nhận ra là kể cả lúc mình học tiếng Trung, mình không có thói quen học từ vựng mà thông qua một cuốn sách chuyên cho từ vựng như thế, mình thích học một cách tự nhiên, kiểu đọc qua news hay qua các mẩu chuyện chẳng hạn. Thế là mình chuyển sang mày mò đọc trang BBC, luyện cho mình thói quen mỗi ngày đọc 1 bài ngắn ngắn dễ dễ thôi. Có từ nào mới lại tra. Cứ kiên trì như thế cho đến khi chuyển sang ôn thi IELTS lần 1.
Thời gian này mình vẫn đang đi làm ở Samsung Bắc Ninh, một ngày đi đi về về cũng mất nhiều thời gian nên mình cũng chỉ cố đc mỗi ngày học 1-2 tiếng, cuối tuần lại học bù. Sau khoảng 2 tháng rưỡi như thế thì mình xác định chuyển sang ôn luyện IELTS. Mình đăng ký học ở một trung tâm tiếng anh và cũng xin nghỉ hẳn làm để tập trung ôn trong 3 tháng thôi. Hôm ý đi thi đầu vào của trung tâm ý, buồn cười lắm, mình không nhớ được kết quả cụ thể của mình như thế nào, nhưng hôm ý mình cứ đòi bằng được là cho mình học luôn lớp Intensive – lớp dành cho người ở trình độ Advanced rồi, chứ mình không có đủ thời gian (và cũng không có đủ tiền) để mà học từ Introduction for IELTS xong lên Pre IELTS rồi mới đến Intensive của bên ấy. Chị nhân viên ở đấy hôm ý cứ một mực thuyết phục mình là “Em ơi, điểm em thấp quá, chị cho em vào học thì cô giáo cũng sẽ hỏi, rồi đầu ra không đảm bảo thì cũng ảnh hưởng uy tín của trung tâm”. Thế là mình cứ ỉ ôi, hết bảo em nghỉ ở nhà chỉ đi học thôi chị ạ, e không học vội vàng đâu, rồi lại bảo dù gì e cũng là dân Ngoại ngữ ý chị. Mãi rồi chị ý cũng thương tình nhận mình vào học, nghĩ mà mình cứ thấy áy náy, rồi cũng lấy đấy làm động lực học cho đàng hoàng, không phụ lòng tin của người khác :3
GIAI ĐOẠN II: ÔN VÀ THI IELTS:
Học ở trung tâm tất cả mất khoảng 2 tháng, và sau đấy mình cũng ngộ ra tại sao ngày ý chị nhân viên khuyên mình đừng cố :)))) Đi học mà mình cứ nơm nớp sợ cô giáo gọi trả lời câu hỏi, 1 là mình hiếm khi nghe hiểu cả ý cô nói, 2 là kỹ năng Speaking của mình cũng kém nốt, nghĩ ra ý để trả lời thì bù lại không biết diễn đạt thế nào theo tiếng Anh. Rồi các bài tập thực hành trên lớp với về nhà làm có 1 phần lấy từ sách Cam, mà với cái trình độ mình lúc ý thì... Mình bị bế tắc ngay cả với Nghe với Đọc. Không phải vì trung tâm không chất lượng, thật ra lứa học cùng lớp mình ra rồi đi thi cũng có các bạn được điểm rất cao, có cả 8.5 nữa, nên cũng chỉ là do mình thôi. Kiểu học toán học cơ bản còn chưa vững đã đòi ngồi học Toán cao cấp của Đại học ý :vvv
Thế là vừa học mình vừa mày mò, tìm cách để cải thiện từng kỹ năng, và may mắn search được một số bài, mà đặc biệt là bài của anh Bách, ngay khi đọc mình cảm thấy nó như cứu tinh của mình vì anh ấy cũng có nột xuất phát điểm rất thấp, cũng đi học trung tâm mà không được điểm cao. Thế là mình down hết mọi thứ anh ấy recommend cho cả 4 kỹ năng, và đây là lúc điểm của mình lên nhanh nhất, và lên khá ổn định trong gần 2 tháng trước ngày thi thật.
Mình sẽ viết lại từng kỹ năng và sách mình dùng ở đây, mình sẽ gộp chung kinh nghiệm của cả 2 lần thi nhé, những kinh nghiệm xương máu nhất mình sẽ nói riêng:
A. READING:
Mình tìm đọc và được biết một cuốn là IELTS Reading Test (Mc Carter & Ash - NXB Nhân Trí Việt). Cuốn này đơn giản hơn Cam, và nó cho mình nhận ra cách tiếp cận hợp lý đối với một bài Reading là như thế nào. Lúc ban đầu làm cuốn này mình không giới hạn thời gian đâu, mình làm cẩn thận và cố gắng hết sức có thể. Thời gian đầu mình cứ từ nào mới lại tra, thế là cả một bài đọc bao nhiêu là note, bộ nhớ cũng không ghi nhận được hết từng ý đâu, rồi cũng chẳng vận dụng được tips nào trên lớp cô giảng, vì thực ra mình nghe cô giảng chữ được chữ mất ý. Thế là mình cứ hoảng loạn với Reading. Về sau này mình tìm hiểu nhiều hơn và hình thành 1 phương pháp đọc phù hợp cho bản thân, cứ vận dụng dần và thấy điểm số lên hẳn.
Phương pháp này cụ thể là: khi bắt tay vào một bài, mình sẽ đọc qua một lượt câu hỏi và đáp án trước, gạch chân ý chính của câu hỏi và đáp án, sau đấy mình mới chuyển sang đọc bài khóa. Đọc bài khóa thì đọc đến hết một khổ mình lại giở phần câu hỏi xem có thể trả lời những câu hỏi nào tương ứng với khổ ý. Mình không có thói quen đọc lướt xong tìm chỗ nào có thông tin thì trả lời đâu, mà mình sẽ cố đọc cẩn thận để hiểu đoạn ý nó nói cái gì. Ngoài ra mình cũng ghi vắn tắt ý chính của một khổ sang bên cạnh, để sau này có câu nào khó quá chưa trả lời được, lúc sau quay lại mình sẽ biết nó ở khổ nào để tìm.
Mình cũng thay đổi cả cách đọc hiểu bài khóa nữa: trong lúc đọc thì mình cũng không đọc theo kiểu từ nào cũng phải tra để biết nữa, mà mình học cách đoán. Trừ khi từ nào mình cảm thấy không hiểu nó thì mình hoàn toàn không hiểu được ý cả đoạn, hoặc từ nào mình thấy xuất hiện khá nhiều mà mình vẫn không nắm được nghĩa của nó thì mình mới tra, và sau đấy học thuộc. Từ khi đó mình áp dụng cách đọc này cho việc đọc BBC hàng ngày của mình luôn, và giữ liên tục cho đến khi mình đi thi.
Sau khi làm hết các đề trong cuốn IELTS Reading Test kia thì mình chuyển sang làm cuốn IELTS Reading Actual Tests 2007 – 2011 (cuốn này của NXB Nhân trí Việt, hồi thi lần 1 mình cũng chưa biết đến mấy cuốn Actual mà chia theo vol của các bạn Trung Quốc), và bộ Cam từ 5 – 9. Lúc này mình luyện timing như khi đi thi thật, làm xong một bài là review cẩn thận, xem câu nào sai để rút kinh nghiệm.
Các bạn cũng chú ý học từ mới thông qua việc làm test luôn nhé. Khi làm test thì mình cũng áp dụng như khi mình đọc news vậy: với từ nào thuộc dạng cần tra (cần tra là thế nào thì mình đã nói ở trên nhé) mình sẽ tick một cái cạnh nó (cho nhanh để ko ảnh hưởng tới thời gian làm test), với các đoạn đọc mình thấy hơi mơ hồ thì mình sẽ đánh một cái gạch dọc ngắn ngắn đầu đoạn ý, để sau đấy khi làm test và check đáp án xong, việc đầu tiên mình làm là tra từ điển các từ này và đọc lại các đoạn này, đảm bảo là mình đã hiểu rồi thì mình mới tiến hành ngồi nghiên cứu phân tích các câu sai.
Từ đây mình xây dựng một quy trình chuẩn của mình lúc học và cả lúc đi thi là: Trước khi bắt tay vào làm mình sẽ viết một dãy số nhỏ nhỏ để theo dõi timing. Cụ thể là: vì thời gian cho cả test là 60’, mình sẽ tính trung bình mỗi bài là làm trong 20’ (mình biết nhiều bạn sẽ tính số lẻ như là 16 – 17’ cho 1 passage, vì còn thời gian transfer cũng phải mất tầm 4 - 5’, nhưng tính thế này mình khó theo dõi nên mình sẽ tính tròn 20’ và đảm bảo mình luôn kết thúc trước tầm 4 - 5’ cho mỗi passage), nếu mình bắt đầu làm test từ 12h10’, mình sẽ ghi 1 dãy số là 30 – 50 – 10 để theo dõi thời gian mình làm cho passage. Mình làm theo thứ tự passage 1-2-3 vì như vậy sẽ không mất thời gian chọn. Gặp passage dễ hiểu thì không sao, còn với passage khó, mình sẽ cố gắng đọc và hiểu được tối đa, trả lời được tối đa trong lần đầu đọc và next ngay sang 2 passage còn lại, mục tiêu là tăng tốc độ của 2 cái passage còn lại này để đảm bảo còn nhiều thời gian quay lại nghiên cứu cho cái passage khó kia. Mình không dành quá nhiều thời gian đi trả lời 1 câu hỏi vì mình thấy nếu nó thực sự khó như vậy thì tốt nhất là để nó ở lại, có một cái hiểu chung chung về nó là được rồi, nên next ngay sang những phần khác có thể trả lời được để đảm bảo là mình ghi được điểm đã. Ngay sau đó, mình sẽ transfer đáp án và check lại việc transfer này trước khi quay lại xử lý những câu chưa trả lời được/ chưa chắc chắn, để đảm bảo là mình ăn điểm những câu mình chắc chắn đã. Mình chọn đáp áp trên tờ đề cho cả test, và cuối cùng mới transfer chứ mình không có thói quen làm đến đâu transfer đến đấy. Chú ý là trong lúc transfer các bạn phải nhìn rất cẩn thận, vì có lúc tự làm test ở nhà, mình đã chọn A và transfer thành B. Ngoài ra sau khi transfer xong các bạn cần đọc qua lại các ý mình đã chọn, đọc thật nhanh các câu hỏi và các đáp án đã chọn để đảm bảo mình tick đúng trên tờ đề. Hôm đi thi thật khi mình check lại mình có phát hiện 1 câu Reading về T, F, NG mà câu statement của người ta là “Anh A đánh giá cao sự đóng góp của cái B”, nhưng lúc làm bài mình đã đọc vội và đọc thành Anh A ko đánh giá cao sự đóng góp của cái B, rất may mình đã phát hiện ra vào phút cuối và sửa lại. Sau khi xong cái bước này, mình sẽ quay lại chiến mấy câu chưa trả lời được/chưa chắc chắn kia, lúc này tâm lý thoải mái hơn hẳn lúc đầu, vì mình đã có chắc chắn một số điểm nhất định cho những phần mình đã làm, nên đầu óc cảm thấy cũng rõ ràng hơn ý.
Đi thi lần 1 thì Reading mình được 8.5. Thời gian 1 tháng trước khi thi lần 1 thì ngày nào mình cũng làm một đề Cam, hôm nào không làm được thì mình lại in news ở BBC ra đọc bù. Hôm nào làm Cam thì thôi, mình không in thêm news nữa, để cho đầu óc nghỉ ngơi. Khoảng 10 ngày trước khi đi thi thật thì test Cam của mình phong độ rất ổn định: cứ 8.0 – 8.5, ko có 7.5 và cũng không bao giờ lên được 9.0 :3
Đi thi lần 2 thì mình luyện hàng ngày cũng như thế, nhưng thay vì đọc BBC, mình chuyển sang đọc Scientific American (SA), mình biết đến trang này từ lúc mình ôn GMAT. Một bài họ viết thường khá dài nhưng đọc những chủ đề như môi trường hay giáo dục… thì cũng không quá khó đâu. Một ngày mình đọc trung bình độ hai bài thôi, vì như vậy cũng đủ dài 3 – 4 trang Word rồi. Thời gian đầu thì cũng tầm 3 ngày làm một đề Reading thôi, sau đấy còn một tháng thì mình làm hàng ngày luôn, và cũng dừng đọc SA từ lúc đấy. Thi lần 2 thì mình có thêm quyển 10 – 13 của Cam để làm nữa, cộng thêm 2 quyển Cam 2 với Cam 4 (vì chỉ làm Cam 10 đến 13 thì mình không đủ đề Cam để làm liên tục đến ngày thi, nên mình lấy 2 cuốn này ra làm nữa, dù nó cũng khá cũ rồi), ngoài ra mình có làm thêm 10 đề trong sách Simulation Test và một bộ 9 đề của Hội Đồng Anh. Cái bộ này hình như ngày xưa lúc đăng ký thi lần 1 ở BC mình có được tặng rùi mà mình ko nhớ hay sao ấy, lần rùi thi là mình đi xin lại. Simulation thì đỡ, chứ test của Hội đồng Anh thì đề nào cũng khó cả, các bạn làm thì cứ xác định điểm down 1.0 hay thậm chí với đề khó là 1.5 là rất bình thường, ko phải hoang mang nhé. 10 ngày cuối điểm làm test của mình cũng khá ổn định, mình có 5 bài được 9.0, còn lại là 8.0 với 8.5, có 1 bài down thẳng xuống 7.5 là 1 test trong Cam 12.
Nói thật là lần thi 1 ra khỏi phòng thi mình tự tin lắm, kiểu mình ko nghĩ mình được 8.5 đâu, nhưng cảm giác chung trong suốt 60’ làm bài là mình không gặp bài đọc hay câu hỏi nào để mình cảm giác hoang mang không hiểu cả. Đến thi lần 2, bài đọc đầu tiên mình bị shock vì nó nhiều thông tin quá, xong mình cũng tự trấn an bản thân và cố gắng thực hiện như quy trình mình vẫn làm ở nhà. Khi ra khỏi phòng thi mình chỉ còn bị ám ảnh bởi một câu mà mình không chắc mình làm đúng không. Nhưng rất may là lần này thậm chí điểm còn cao hơn lần trước, nên mình mong các bạn cũng hãy thật bình tĩnh và lạc quan khi đi thi, đừng tự đánh giá performance của mình vội vàng mà lại lo lắng nhé.
Đối với Reading mình có 1 số chú ý thế này:
1. Các bạn chú ý đọc kỹ đề bài câu hỏi là T, F, NG hay N, Y, NG nhé, họ yêu cầu là True thì nhớ là đừng nhầm sang đánh là Yes, kiểu như vậy.
2. Khi nhận được câu hỏi về điền từ, thì gạch chân ngay, và ghi luôn bằng số to đùng bên cạnh số lượng từ tối đa họ cho phép ghi vào, đừng để cái lỗi như họ cho ghi tối đa một chữ, mình ghi hai chữ mà bị trừ điểm đáng tiếc nhé.
3. Về khó khăn khi luyện dạng T, F, NG hay N, Y, NG. Cái này thì chỉ có một cách là các bạn luyện Cam thật nhiều và nghiên cứu thật kỹ hướng lựa chọn của Cam. Hồi thi lần 1 thì mình ko gặp nhiều khó khăn lắm với dạng này vì suy nghĩ của mình lúc ý cũng đơn giản, nhưng lần này mình thi lại là sau khi mình ôn GMAT. Suy luận của GMAT rất đa dạng, và đối với GMAT thì có rất nhiều nguyên nhân có thể xảy ra cho cùng một kết quả.. chẳng hạn, nên cái đợt vừa rồi lúc mới ôn lại Reading, mình thực sự cũng đã bị ảnh hưởng bởi cách suy luận của GMAT 1 thời gian, mình suy nghĩ sâu xa cho một cái statement của họ ý, đâm ra thấy nhiều cái nên để là NG chứ không thể là T hay F tuyệt đối được. Nhưng thật ra IELTS ko đánh đố kiểu như vậy. Chủ yếu là họ sẽ không suy diễn xa xôi so với những thông tin được cung cấp trong bài.
4. Câu hỏi về Heading matching: cái bài tập này cũng phải luyện từ việc làm Cam nhiều và để ý cách chọn của Cam. Ví dụ như với 1 khổ, bạn thấy có đến 2 cái heading đều phù hợp cho cái nội dung của khổ ý, thì Cam sẽ có xu hướng là chọn cái heading mà nó bao quát hơn.
5. Trong quá trình làm, đối với bài có matching tên người/ thời gian, mình sẽ dùng bút chì khoanh tròn tên người/thời gian cần tìm ấy khi mình đọc bài khóa. Cái này tiện một chỗ là mình dễ check lại những câu hỏi ấy khi mình đã transfer xong ý. Vì các bạn cũng biết là trong một passage thì có rất rất nhiều những thông tin riêng thế này, để miss mất xong đi tìm lại rất mệt.
6. Đối với bài yêu cầu điền từ, mình sẽ dùng bút chì khoanh vuông từ cần điền, ghi nhỏ số thứ tự câu hỏi bên cạnh cái chữ được khoanh vuông ý để sau này transfer câu trả lời cho dễ.
B. LISTENING:
Listening thì mình rút ra ,một bài học kinh nghiệm xương máu từ hồi mình thi lần 1. Cũng như Reading, hồi mới bắt tay làm Cam mình nghe Listening ù ù cạc cạc. Mình chỉ làm cùng lắm được mấy câu Section 1 là hết vị, vì mình có nghe được gì nữa đâu. Đến khi mình đọc được bài anh Bách chia sẻ về việc chép chính tả, lúc ý mình cứ nghĩ sao lại có cái cách học vất vả thế, mà giờ thì mình thi đến nơi rồi, đổi lại phương pháp rồi chẳng may không thay đổi được gì thì lại cũng mất công. Mà mấy năm mình học tiếng Trung, vì mình học kiểu mưa dầm thấm lâu nên mình không học nghe kiểu ý bao giờ. Thế là dù biết phương pháp ý từ trước khi thi thật gần 2 tháng, mình cũng cứ theo cách học của mình, cứ nghe full test nhưng điểm chẳng thấy lên gì. Đến lúc còn cách ngày thi thật một tháng thôi, mình thực sự tuyệt vọng vì mình nghĩ mình sẽ đi thi và nhận 1 con 3.0 hay 4.0 nào đấy cho kỹ năng này.
Lúc ý mình quay sang áp dụng cách học của anh Bách vì nghĩ mình không còn gì để mất. Mấy ngày đầu học bằng cách nghe CNN Student News và chép theo, nói thật mình nản kinh khủng, một câu ngắn mình tua đi tua lại ko biết bao nhiêu lần. Nhưng rồi mình cứ theo, đến khi tròn một tuần mình quay lại làm Cam và mình thấy tai mình nghe rõ hơn hẳn. Thế là mình tìm hiểu thêm và thấy ngoài chép CNN, mình có thể chép từ chính Cam. Mình chọn Cam 5 – 9 để luyện đề vì thấy mọi người chia sẻ 5 cuốn này là sát nhất thi thật lúc ý, nên mình dùng Cam 1 – 4 để nghe chép chính tả. Ngày nào cũng nghe chép như thế, ít cũng 1 -2 section, không thì cũng chép full test, thế là tròn 3 tuần từ ngày mình áp dụng, điểm của mình lên RẤT NHANH và RẤT ỔN ĐỊNH. Một tuần còn lại trước khi thi thật, điểm của mình cứ đều đều là 7.0 – 7.5.
Vì vậy mình đặc biệt khuyến khích các bạn nếu các bạn đã có một lượng từ vựng kha khá rồi, mà nghe vẫn bị kẹt lại ở một band tương đối thấp thì các bạn hãy áp dụng phương pháp này NGAY. Nó luyện cho tai mình tập trung khi nghe cũng như luyện cho tay mình quen với việc take note bất kỳ thông tin gì tai mình nghe được. Các bạn hãy theo đuổi liên tục trong 1 tuần – 10 ngày và chứng kiến sự khác biệt (nghe cứ như quảng cáo kêu gọi dùng thử dầu gội đầu ý nhỉ :)))).
Lúc chép để cho nhanh thì các bạn ko cần vở sạch chữ đẹp đâu, lúc take note trong quá trình làm test thì mới cần viết rõ ràng để quay lại có thể đọc được. Ngoài ra mình cũng hay viết tắt cho nhanh, làm test lúc take note mình cũng viết tắt một số từ hay dùng, ví dụ "The number of people who..." thì mình sẽ chép/ take note là "No of pp" kiểu vậy. Khi bắt tay vào chép thì mình sẽ thường nghe hết cả câu/ít nhất trọn vẹn 1 ý của câu nếu câu ý dài để hiểu rõ ý của câu ý đã, sau đấy mình sẽ tua lại lần nữa để đảm bảo mình nghe đc từng chữ trong câu và lúc này thì mình sẽ chép.
Cứ hết một section là mình xem transcript luôn, check ngay những chỗ mình chưa nghe rõ, kết hợp bật lại chỗ ý luôn nếu cần, đánh dấu từ mới, cách diễn đạt lạ. Sau khi hết bốn cái section như thế thì mình tra các từ mình đã đánh dấu kia và bật lại full test vừa nghe vừa xem transcript.
Từ đây mình xây dựng 1 quy trình chuẩn của mình lúc học và cả lúc đi thi là: Khi băng đang ở đoạn giới thiệu section 1 (bao gồm cả ví dụ), mình sẽ đọc section ấy thật nhanh, gạch chân hết những từ cần chú ý, sau đó lướt ngay qua xem section 4 nó là cái gì, mình chỉ xem thôi chứ mình không kịp gạch chân cho section 4 đâu. Rồi phải quay lại ngay section 1 để xem lại nãy mình gạch chân được những gì rồi và bắt đầu nghe. Ở đoạn nghỉ mà băng nói để đến check lại đáp án, mình sẽ đọc ngay section sau và gạch chân luôn chứ không check lại đáp án (Vì mình còn 10 phút cuối để kiểm tra và transfer), và nếu kịp lại xem tiếp section sau nữa. Cứ tương tự như thế. Cái này mình nghĩ là mỗi người áp dụng linh hoạt thôi, có người thì sẽ xem section 1 và section 4 trước hết, có người thì sẽ xem section 1 với section 2 hoặc section 1 với section 3.
Nhưng dù làm thế nào, mình cũng sẽ số gắng đảm bảo là khi băng chuẩn bị phát đến section mình cần điền, thì mình đã ở trạng thái ko chỉ là đã đọc qua lần 1 và đã gạch chân, mà còn đọc qua lại được lần 2 để bản thân trong tư thế sẵn sàng cho chính section đấy.
Đối với Listening mình có 1 số chú ý thế này:
1. Với dạng multiple choices, dạng match với một cái bảng (ví dụ trong bảng là May, May not, Will not, còn ở dưới là cho danh sách các hoạt động mà người A sẽ trả lời là có tham gia hay không ấy), các bạn hãy cố gắng NOTE TẤT CẢ thông tin nghe được, vì đề thường đánh lừa, dạng cho ý A, B sau đấy lại nói C mới là nguyên nhân chính. Cái này rất quan trọng vì khi đi thi gặp các dạng này, mình không chỉ cần xác định được cái mình chọn là đúng, mà mình còn cần phải đảm bảo được những cái mình đã loại là đáp án sai. Vì nhiều khi các bạn nghe thoáng qua được một đáp án nào đó và các bạn chọn luôn, sau đó bỏ qua không take note gì thêm nữa, thì các bạn sẽ bị miss cái phần hội thoại đề cập đến tại sao các đáp án còn lại lại sai, dẫn đến lúc transfer lại, dưới áp lực của phòng thi, các bạn có thể sẽ hoang mang lo lắng, ko biết có phải cái phần mình nghe đc đấy là mình nghe đúng hay mình bị lừa lúc nào mà ko biết.
2. Khi làm bài hội thoại 2 người, việc đầu tiên là các bạn nhớ xác định tên của 2 người nói nhé, người nữ tên gì, người nam tên gì, kiểu như vậy. Mình nhớ có một lần làm test thử, mình quen kiểu đọc tên là đoán được nam hay nữ rồi ý, nên lần ý mình cũng chẳng để ý lúc họ gọi nhau thì người nào tên gì, đến lúc làm mấy câu mà hỏi cụ thể người A nghĩ thế nào, người B cảm nhận ra sao thì mình bị loạn vì lần ý tên 2 người ý mình ko đoán được ai là nam ai là nữ, mà xong đáp án thì sẽ thường ghi đủ suy nghĩ của cả 2 người ấy.
3. Với bài điền từ, các bạn cũng chú ý như với bài đọc, đầu tiên là gạch chân sau đó có thể ghi số to đùng số lượng từ giới hạn họ cho điền nhé.
4. Điều thứ hai là, khi điền danh từ, nếu kịp thời gian thì với những chỗ các bạn biết là sẽ điền danh từ thì các bạn đánh một dấu tick chẳng hạn, để khi bài gần nói đến đấy, thì mình có một cái dấu để nhắc mình nghe chú ý nó là số ít hay nhiều để điền nhé.
Lần 1 mình thi thì ra khỏi phòng thi mình thấy cũng ổn. Vì mình học theo phương pháp của anh Bách cũng muộn nên được 7.5 với mình là quá tốt rồi. Mình cũng không kỳ vọng gì hơn. Lần ý mình dùng chỉ có một cuốn IELTS Listening Actual Tests 2008 – 2013 với Cam 5 – 9 thôi.
Đến lần thứ 2 thì mình rút ra kinh nghiệm là Listening là cái hoàn toàn có thể tăng điểm được hơn nữa, thế là mình quyết tâm học nghiêm chỉnh hơn cho kỹ năng này. Bắt đầu từ cuối tháng 4, tức là khoảng 4 tháng trước khi mình nghỉ làm để ôn full-time, mình tranh thủ thời gian rảnh để nghe khi có thể. Mấy ngày đầu mới quay lại nghe thế này mình nghe thử Cam cũng ù ù cạc cạc chứ không nghe được ngay đâu. Thế là mình cứ bật CNN Student News lên nghe với chép coi như làm quen lại đã. Công việc của mình đi công tác thường xuyên và cũng khá bận nên ko luyện được nhiều. Gần 4 tháng như thế mà mình chỉ nghe được độ 30 ngày, rất là rải rác, có đợt đi công tác kéo dài 3 tuần liên tục thì mình không nghe được lúc nào. Ngày nào nghe được thì sẽ nghe và chép cho 1 - 2 bài CNN. Sau thời gian này thì mình nghỉ hẳn chỗ làm cũ và cũng dừng nghe CNN luôn, mình quay sang tập trung làm đề và cũng chép. Lần này mình dùng các sách (mình sắp xếp theo thứ tự thời gian mình dùng nhé):
- Bộ 9 đề BC
- Simulation Test
- Plus 1, 2, 3
- IELTS Practice Tests – Peter May
- IELTS Trainer
- Cam 10 – 13
Trong hai tháng rưỡi ôn thi lại lần 2, mình làm đều đặn cứ 4-5 ngày liên tục mỗi ngày mình đều nghe 1 đề, nghe xong thì lại chép. Sau đấy cách ra 1 ngày cho tai được nghỉ ngơi. Mình nghe chép chăm chỉ đến hết bộ 9 đề BC thôi. Các đề về sau mình vẫn nghe lại full nhưng mình chép kiểu take note thay vì chép full vì chép full từng câu cũng mất rất nhiều thời gian ấy. Trong quá trình luyện thì mình không chỉnh tốc độ như các bạn khác đâu, vì bản thân mình thấy tốc độ của các đề này đều khá nhanh rồi, chỉ có vài bài Cam là hơi chậm một tí thôi.
Hôm ý đi thi lần 2 thì mình chỉ ấn tượng sâu sắc một điều, là tai nghe rõ mồn một ấy :vvv Lần thi đầu mình thi lâu rồi nên ko còn nhớ những chi tiết ý nữa. Nhưng thực sự là âm thanh tốt lắm, nghe còn rõ hơn ở nhà mình bật Cam nghe, dù các bạn cũng thấy âm thanh của Cam (dù là bộ down chứ ko phải mua đĩa) cũng đã khá rõ. Vì nghe rõ nên mình không gặp vấn đề trong việc bắt các đuôi số nhiều. Tốc độ thì cũng hơi nhanh, nhưng cũng chỉ bằng một số bài nhanh trong mấy quyển Cam là cùng. Chưa thấm vào đâu so với mấy đề cuối của bộ BC đâu, bắn nhanh như cái máy =))))
Đấy là tất cả những gì mình dùng khi mình ôn Listening. Mình không có đủ thời gian nên cũng ko nghe bất kỳ kênh tiếng anh nào khác. Không film ảnh, không ca nhạc, cũng không nghe bất kỳ cái gì khác bằng tiếng Anh. Mỗi ngày một đề, nghe và chép rồi lại nghe lại từ đầu với lại tra từ, với mình cũng hết gần 4 tiếng rồi, nên thời gian còn lại mình phải phân bổ cho các kỹ năng khác. Nên nếu các bạn cũng sát ngày thi rồi, thì các bạn cứ stick vào các đề thôi cũng ko sao cả.
C. SPEAKING:
Speaking thì mình hầu hết là luyện một mình. Hồi thi lần 1 thì anh Bách chưa xuất bản bộ sách Nói, nên mình dùng theo các đầu sách anh ấy recommend, ngoài ra mình có ra hiệu sách và tìm đọc thấy một cuốn hay hay phù hợp với trình độ nên mình mua thêm. Cụ thể là:
- Cho từ vựng và chủ đề có thể gặp của Part 2: IELTS Speaking (Mat Clark).
- Cho cấu trúc trả lời và Grammar: 31 High-scoring Formulas.
- Cho ý tưởng để trả lời: Intensive IELTS Speaking (IELTS Resarch Institue-NXB Nhân Trí Việt).
Mình tập trung chủ yếu là Part 2 thôi. Part 1 thường hỏi đơn giản, còn Part 3 thì cũng na ná với câu hỏi của Writing. Part 1 với Part 3 mình đọc hết trong sách Intensive IELTS Speaking, học mấy từ vựng hay hay ở trong đó, cộng thêm ghi nhớ các ý tưởng cho những câu hỏi khó. Đối với Part 2 thì mình làm 4 việc:
1. Chọn các chủ đề dựa trên danh sách liệt kê trong sách của Mat. Part 2 trong sách Mat thì chia ra độ 7-8 chủ đề gì đấy, mỗi chủ đề lại có độ chục đề, thì mình sẽ nhóm các đề mình thấy giông giống nhau lại làm
1. Khi các bạn đọc cuốn này, tác giả cũng sẽ đưa ra những gợi ý cụ thể và bổ ích cho từng đề. Kiểu như đề này thì nên nói về cái gì cho dễ nói, ...
2. Dựa trên danh sách các đề này mình đi sẽ xây dựng 1 bài nói cho nó. Xây dựng 1 bài nói thì bao gồm:
a. Ý tưởng: cái này dựa trên hướng dẫn của Mat, hoặc như bản thân mình thì mình sẽ lấy từ chính trải nghiệm của bản thân, miễn là đảm bảo nó hợp lý chứ không khó quá, ngoài ra thì các bạn có thể lấy trong sách Intensive ở trên, hoặc cuối cùng, nếu vẫn không tìm được ý tưởng, thì google thôi, xem cái nào gần gũi với bản thân mình thì dùng.
b. Từ vựng: Từ vựng thì mình dùng một ít theo sách của Mat. Ngoài ra trong sách này có nhiều idiom, nhưng bản thân mình thì không thể học nổi theo idiom nên mình bỏ qua, chỉ lấy những từ đơn giản dễ học thôi, với dùng các từ mình học được trong quá trình ôn luyện 3 kỹ năng còn lại, đặc biệt là Writing ấy.
c. Ngữ pháp: Các bạn tìm đọc cuốn 31 High-scoring để có 1 cái nhìn khái quát về cách ăn điểm ngữ pháp cho 1 bài nói. Cách họ lồng ghép rất tự nhiên, chứ không phải gượng ép đâu. Các bạn đọc vài bài của sách sẽ thấy ý tưởng của nó khá là thống nhất và dễ hiểu.
Ví dụ: Giới thiệu về một địa điểm thì đầu tiên nên nói tôi đến đó lần đầu khi nào -> quá khứ đơn. Tính đến giờ tôi đến đó bao nhiêu lần -> hiện tại hoàn thành, Sau này tôi có định quay lại đó không -> dùng “If”... kiểu như vậy. Hồi ý mình luyện một vài lần theo họ và áp dụng chung cách phát triển này cho tất cả các bài nói của mình luôn.
3. Sau khi xây dựng xong 1 bài nói theo cách này thì mình chuyển sang tự nói lại tất cả các đề. Đầu tiên mình tự nói 1-2 lần mà không giới hạn thời gian cho nhớ đã, sau đó mình bấm giờ cho từng đề. Bấm đủ 2 phút hoặc cùng lắm 2 phút 10 giây thôi, bài nào nói ngắn quá thì bổ sung thêm nội dung, dài quá thì mình lựa lại các ý. Ban đầu thì mình cũng record để xem mình nói nhanh hay chậm, với vấp váp thế nào, nhưng về sau không còn thời gian nữa, mình xác định là mình chỉ bấm giờ thôi, còn trong lúc nói mình sẽ cố gắng ý thức tốc độ của mình, có chỗ nào vấp váp không nhớ được hay dùng sai từ/ ý thì mình pause cái timer lại, sửa xong thì mình cho nó chạy tiếp.
4. Cuối cùng là việc tìm người luyện cùng. Mình tham gia club này, lên bờ Hồ săn Tây này :vvv… tìm đủ mọi cách để tìm người nước ngoài luyện phản xạ cùng với mình.
Hồi mình thi lần 1 thì trước thi ba tuần mình có lên bờ Hồ thật, mình lượn cả một ngày trên ý mà không tìm được ai, hầu hết họ sang là để du lịch nên không nhận luyện cùng mình được. Thế là mình từ bỏ, mình xác định ôn một mình, thế nhưng may mắn là một tuần sau đấy lúc mình lang thang trong sân trường đại học Ngoại ngữ của mình thì gặp hai bạn Pháp và mình chủ động lại gần đề xuất luôn, thì có 1 bạn rất nhiệt tình giúp đỡ. Vậy là trong hai tuần còn lại này, tối nào mình cũng hẹn bạn ý ở khoa Pháp luyện với mình 1-2 tiếng thôi. Luyện thì chủ yếu là mình nhờ bạn ý review nội dung Part 2 cho 1 số đề mình còn không tự tin, với nhờ bạn ý mock test 2-3 bài cho mình. Bạn ý tiếng anh không được như người bản xứ nhưng vẫn khá là dễ nghe, và quan trọng là có người để mình luyện phản xạ ấy. Nói chung có bạn ấy thì thi lần đầu cũng tự tin hơn.
Thi lần 1 thì giám khảo của mình cũng khá dễ chịu, lúc vào phòng thi bác ấy hỏi thăm mình 1 lúc, bảo mày có lo lắng không, trước mày học gì thế bla bla. Nhưng đến khi bước vào tính giờ thì ôi thôi, bác ý đẩy tốc độ kinh khủng. Mình ở nhà luyện với bạn kia có lúc mình còn ậm ậm ừ ừ suy nghĩ, nhưng khi đi thi thật, tốc độ bác ý đọc một câu hỏi rất nhanh, khiến mình bị cuốn theo, bác ý không ngắt lời nhưng mình cứ nói dứt là bác ấy bắn câu sau ngay, chứ không có thời gian để mình ậm ừ nữa. Ra khỏi phòng thi mà mình bất ngờ, không nghĩ là khi bị đẩy vào hoàn cảnh ý thì phản xạ của mình có thể nhanh được như vậy. Nên các bạn nếu đã luyện cẩn thận thì cứ yên tâm là dưới áp lực của kỳ thi và giám khảo, các bạn hoàn toàn có thể làm tốt hơn bình thường.
Lần thi thứ 2 thì mình cũng áp dụng như lần 1. Nhưng lần 2 mình có tham gia group và do đó đọc được nhiều đề các bạn report. Đọc xong mình cũng hơi hoang mang vì lần 1 đi thi đề mình chuẩn bị nó khá là basic ấy, không có mấy đề kiểu một loại túi hay 1 diễn viên hài gì gì đó đâu. Thế là mình dùng thêm cuốn của anh Bách nữa thôi, để cập nhập đề thi và học thêm từ, với lại mình tham khảo bộ dự đoán đề cho đợt mình thi nữa. Mình cố gắng giảm tải cho bản thân tối đa bằng cách đề nào link được với nhau là mình dùng chung luôn, không chuẩn bị quá nhiều dễ bị loạn. Ví dụ như đề về một chương trình TV, một vấn đề môi trường với một trang web bạn hay lên thì mình chuẩn bị chung một đề luôn, không tách ra làm ba đề riêng. Vì các bạn cũng biết luyện đề theo Mat đã là 1 số đề rất lớn, lại cộng thêm đề trong sách anh Bách với đề của bộ dự đoán nữa.
Lần thi này mình không tìm được bạn để luyện cùng nữa. Mình có tham gia 1 club nhưng không tìm được người phù hợp về thời gian ôn luyện nên mình quyết định tự ôn nốt. Part 1 với 3 vẫn chỉ học lại trong sách Intensive, Part 2 tự bấm giờ cho tất cả các đề, sau đó sát thi mình làm duy nhất 1 cái mock test thôi.
Thi lần 2 thì giám khảo của mình không thăm hỏi như giám khảo lần 1, vào cái quất luôn nên mình cũng hơi choáng, thi xong cũng không tươi cười động viên gì. Bù lại thì bác ấy không đẩy tốc độ kinh khủng như bác lần 1. Lúc về cứ lo lo, nghĩ là bác giám khảo không niềm nở lắm, mình thì cố gắng lắm rồi nhưng đề lần 2 này không thú vị như lần 1, nên không có nhiều từ specific word để dùng lắm. Nhưng rất may mắn là điểm số vẫn duy trì được như vậy. Nên mình rút kinh nghiệm là thái độ của các bác đối với mình không nói lên điều gì đâu, quan trọng là mình cứ tự tin thể hiện những cái mình có thôi.
Đối với Speaking mình có 1 số chú ý thế này:
1. Kỹ năng này thì cần nhất là tự nhiên, các bạn nên luyện tập trước vài lần để tập phản xạ khi nghe câu hỏi, suy nghĩ thật nhanh, trong trường hợp chưa nghĩ ra thì cũng nên nói "Let me see,..." để câu giờ :D
2. Chú ý dùng specific word nhé, và tránh lặp từ, các bạn cố gắng chuẩn bị nhiều ý tưởng để trả lời, như vậy cũng sẽ dùng được nhiều ngữ pháp hơn.
3. Part 2 thì nói những gì mình thích, thuộc về trải nghiệm của mình, sẽ dễ nhớ hơn. Chỉ nên tham khảo ý tưởng trong sách hoặc trên mạng khi các bạn không có ý tưởng gì với chủ đề đó hoặc các bạn thấy ý tưởng của mình không triển khai được thôi (nó khó quá, không có nhiều nội dung để support ...). Trong trường hợp các bạn lấy ý tưởng của người khác thì cũng nên chọn những cái gần gũi với chính các bạn.
4. Cuối cùng là trong quá trình các bạn học kỹ năng khác, các bạn nên chú ý rèn phát âm song song. Thật ra mình luyện nói rất ít, như các bạn cũng thấy. Nhưng bù lại mỗi khi học nghe/ viết/ đọc mà có từ nào hay hay hoặc học rồi mà mình không chắc cách phát âm là mình sẽ tra ngay. Dù luyện ít nhưng mình luôn cố gắng đảm bảo là những từ có thể nói được thì mình sẽ không phát âm sai hoặc không dùng sai.
D. WRITING:
Kỹ năng này mình cũng tự cày nốt, không đi học thêm và cũng không có ai để sửa bài cả. Writing thì mình xác định ngay từ đầu là chỉ có cách đi học bài mẫu và gom góp lại để sử dụng, chứ mình không tự viết được vì mình không có đủ lượng từ vựng cho kỹ năng này.
Lần đầu mình thi thì anh Bách chưa ra bộ sách Viết, nên mình dùng trong các tài liệu này thôi, cũng là của anh Bách giới thiệu cả:
Cho Task 1:
- Academic Writing Practice For IELTS (Sam Mc Carter)
- Tổng hợp Task 1-Simon.
Cho Task 2:
- High-scoring IELTS Writing
- Tổng hợp Task 2-Simon (lúc này mới có 20 bài)
- A Solution To Score 8.0
- IELTS–WriteRight
Task 1 thì không quá khó, với task này mình có 1 quyển sổ chuyên để ghi chép các cách diễn đạt khác nhau cho cùng 1 ý. Ví dụ tăng/ giảm/ ko thay đổi/ trái ngược ,... Ngoài ra mình có thêm phần ghi chép cách diễn đạt đặc trưng cho mỗi loại hình task 1. Ví dụ: cho pie chart thì có “make up the bulk of”… Các cách diễn đạt này thì mình nhặt trong sách của Sam và trong quá trình làm bài của Simon.
Với Task 2 thì mình có 1 quyển vở chia ra làm chục cái chủ đề, như Culture/ Work ,..., mỗi cái chủ đề này mình để dành cho nó độ 20 trang. Sau đó:
1. Mình đọc tất cả các bài viết trên các sách trên, nắm được đại ý sau đó đánh dấu những specific words hoặc cách diễn đạt nào thú vị của nó, tick lại các từ đồng nghĩa, và cuối cũng là đánh dấu những ví dụ mình thấy hay và dễ áp dụng.
2. Trong quyển vở của mình, mình chép lại từng bài theo thứ tự: chép đề, sau đó đến đại ý, sau đó là Specific words, diễn đạt, từ đồng nghĩa và cuối cùng là ví dụ liên quan.
Việc đọc từng bài và chép cũng mất nhiều thời gian nhưng bù lại khiến mình ghi nhớ được nhiều hơn và bổ sung cho vốn từ/ hiểu biết của mình. Sau này khi ôn tập, mình sẽ mở lại quyển vở để ôn trước, ôn thật kỹ trong đó thì mình mới mở sách ra đọc lại từ đầu những bài khó cho nhớ.
Khi học thì bên cạnh việc học từ và ý, mình cũng chú trọng cách tác giả phát triển một ý. Ví dụ: Một khổ thân của tác giả nếu có 5 câu thì câu 1 là câu chủ đề, câu 2 có thể sẽ là giải thích làm rõ hơn cái chủ đề ý. Câu 3 đưa ra nếu ko theo cái ý đấy thì có cái hậu quả là gì. Câu 4 là ví dụ support. Câu 5 là khẳng định lại lần nữa. Kiểu như vậy.
Ngoài ra mình cũng chú ý cách triển khai đối với các dạng đề khác nhau, để có một cái khung chung cho mình. Để khi vào phòng thi, khi đọc được một dạng đề thì mình sẽ nắm được nên phát triển thành mấy ý và câu mở câu kết nên viết thế nào cho dạng đó.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi cho giai đoạn này thì mình còn độ 10 ngày trước thi, mỗi ngày mình tập viết full 1 test (bao gồm cả 2 task) để tính giờ. Sau đó tự đọc lại, phân tích xem có thể viết hay hơn không, bên cạnh việc tự chữa mình cũng tìm đọc các bài mẫu liên quan để xem có thể làm nó tốt hơn không. À trong lúc luyện timing như thế thì mình có in cái mẫu giấy thi viết của IELTS ra, để đếm số chữ một dòng và từ đó ước chừng số lượng dòng mà mình cần viết cho mỗi task.
Từ đây mình xây dựng 1 quy trình chuẩn của mình lúc học và cả lúc đi thi là:
- Khoảng 20' cho Task 1, Khoảng 40' cho Task 2, thời gian còn lại để review.
- Nhận được đề thì xem qua Task 2 trước, lúc làm Task 1 có ý gì cho Task 2 thì nháp ra.
- 5'/20' Chuẩn bị cho Task 1, 10'/40' chuẩn bị cho Task 2 (chuẩn bị thì gồm ý tưởng cho Mở bài và Kết bài, Liệt kê ý cho Thân bài, cố gắng liệt kê cụ thể một tí để đến lúc viết cứ thể triển khai thôi, Specific Word và Grammar).
Sau này khi thi lần 2 thì mình có thêm cuốn Viết của anh Bách, thêm 30 bài mới trên trang Simon nữa, thế là mình chép thêm từ 2 nguồn này. Lần này thì mình vẫn ôn lại các tài liệu như lần 1, nhưng bỏ qua A Solution to score 8.0 vì mình thấy nhiều từ trong ý không thông dụng với mình lắm. Với cũng vì mình đã có thêm khá nhiều bài từ anh Bách và bác Simon rồi.
Đối với Writing mình có một số kinh nghiệm xương máu thế này:
- Hãy nghiên cứu THẬT KỸ đề trước khi bắt tay vào viết dàn ý, đặc biệt là task 2. Các bạn nên khoanh tròn hay gạch chân từ quan trọng trong đề để đảm bảo các bạn luôn stick vào nó chứ không bị nhầm. Lập dàn ý xong các bạn cũng nên nhìn lại đề 1 lần nữa xem cái dàn ý của mình phù hợp với đề chưa.
Lần thi 1 mình đã viết sai đề task 2, năm ý câu hỏi về việc sống trong chung cư với ở nhà riêng, thì mình đã đọc vội vàng thành xây dựng chung cư hay xây nhà riêng, nên mình viết toàn về chính sách. Nên các bạn cố gắng đừng để bị sai đáng tiếc như mình. Đến lần 2 thì mình rút kinh nghiệm cao độ, nhưng khổ nỗi là mình đọc rất kỹ đề Task 2, nhưng bù lại mình lại hiểu sai đề Task 1 =))) Nói chung là rất có duyên với kỹ năng này.
- Thời gian cho Writing là rất ngắn, nên các bạn nên luyện nhiều ở nhà để quản lý thời gian.
- Mở bài với Kết bài thì cứ chép theo mẫu trong sách thôi cho save time, các bạn học thuộc mấy cái Mở và Kết cho từng dạng rồi paraphrase là được rồi, vì phần Thân bài mới là quan trọng nhất.
______
KẾT
Trên đây là tất cả kinh nghiệm học 4 kỹ năng của mình. Thay lời kết, mình có 1 vài điều muốn nhắn nhủ đến các bạn: Các bạn hoàn toàn có thể tự ôn được, chỉ cần các bạn kiên trì và có thời gian để theo đuổi việc học này liên tục.
* Về thời gian, có 1 số bạn inbox hỏi nên mình chia sẻ luôn trên này nhé:
+ Lần 1 mình học full-time trong 3 tháng 10 ngày, nhưng một tháng đầu mình học được rất ít khi theo trung tâm như mình đã chia sẻ, thời lượng học mỗi ngày thời điểm ý của mình chắc chỉ được 5h/ ngày. Sau đấy trong 2 tháng còn lại mình tăng tốc, mình ôn trung bình được 8 tiếng tháng đầu, 10 - 11 tiếng trong tháng còn lại.
+ Lần 2 thì mình học full-time trong 2 tháng rưỡi, nhưng mình không học được thời gian dài đến 10 tiếng như lần 1 nữa, mỗi ngày mình học trung bình được 7 - 8 tiếng thôi.
Cụ thể phân bổ thời gian thế nào cũng khó nói vì có ngày mình không học Viết, chỉ học Nói, có ngày thì ngược lại. Nhưng Listening là cái mà ngày nào mình cũng học độ 4 tiếng, Reading thì ngày mình không làm một đề thì mình sẽ đọc độ 2-3 news, còn lại thời gian mình chia cho 2 kỹ năng kia. Đến trước khi thi độ hơn 2 tuần một tí là mình đã đọc và nghiên cứu ghi chép xong hết tất cả các tài liệu.
* Về tài liệu bổ trợ: trong quá trình tự học này mình có mấy "người bạn thân", mình được hỗ trợ bởi các bạn ý khá nhiều:
+ Từ điển Laban Dict: mình tải từ chợ ứng dụng và có thể dùng offline. Tra cứu rất ok, có Anh-Việt, Viêt-Anh, và Anh-Anh. Giải thích khá cụ thể, có ví dụ đi kèm, cũng có phiên âm và tích hợp đọc cách phát âm cho mình nữa.
+ Website google.co.uk: check các cách diễn dạt mà mình chưa chắc chắn, bằng cách type/ copy cái ý mình muốn diễn đạt lên đấy để tìm xem người bản xứ họ có dùng như vậy không.
+ Website Cambridge Dictionary: cái này có thể thay thế cho việc tra từ điển bỏ túi Anh-Anh của mình, cung cấp nhiều từ và nhiều kết hợp từ liên quan.
+ Website WordReference: nơi các bạn có thể post các câu hỏi liên quan đến ngoại ngữ để được người bản xứ trả lời. Diễn đàn hoạt động khá sôi nổi, thường các bài post lên đều sẽ được rep nhanh chóng ^^
- Thời gian cuối trước khi đi thi (độ tầm 2-3 tuần) hãy chú ý giữ đầu óc mình thật thoải mái. Không nhồi nhét bản thân trong giai đoạn này. Những cái có thể nhồi được thì đã học từ trước đó rồi nên thời gian này chủ yếu ôn lại, rèn luyện kỹ năng làm bài thôi, xem có điểm nào mình còn yếu thì đào sâu vào nó. Như đợt vừa rồi ôn, lúc còn tầm 2 tuần thì mình cũng mệt rồi, thế là thay vì ngày nào cũng nghe full 1 test Listening vừa đau đầu vừa căng thẳng mình chuyển sang ôn lẻ. Ví dụ: Hai ngày đầu thì tìm hết các bài có map để nghe, ba ngày sau thì lục lại section 2 với 3 của các cuốn Cam cũ ra nghe, một ngày sau thì chỉ nghe những cái phát âm tên người, số điện thoại này, … nói chung là chiến những cái mình còn yếu thôi.
- Chú ý giữ gìn sức khỏe để đi đường dài. Đặc biệt là mấy ngày cuối thì không có thức đêm hôm làm gì cả, vì đi thi thật ngồi đến mấy tiếng đồng hồ suy nghĩ đã mệt, tâm lý thi lại sẽ càng khiến mình mệt nên rất cần sức khỏe để chiến. Vào phòng thi không quen nhiệt độ (hôm ý đối với mình là điều hòa hơi lạnh) lại ốm ốm xỉu xỉu ra là mệt lắm. Hôm vừa rồi đi thi mình ngồi dãy cuối nên mình được chứng kiến cảnh một chị sắp đến giờ thi mà không ngồi dậy được vì mệt quá, nằm dài ở mấy cái ghế xếp cho giám thị trông thi ngồi ấy. Rồi lúc đi ra khỏi phòng thi hôm ý, mình vào buồng vệ sinh thì 1 bạn chạy vào trong ý nôn một mạch.
- Cuối cùng là việc giữ tâm lý thoải mái. Học hành đàng hoàng hết sức rồi, mọi chuyện còn lại muốn đến đâu thì đến. Tiền thì không lấy lại được rồi, việc thi vẫn phải thi, chúng ta là lợn chết không sợ nước sôi, trước sau gì cũng chết, sao không chết trong thanh thản mà lại đi chết trong lo lắng thấp thỏm, đúng không?
Chúc các bạn ôn thi hiệu quả, đi thi tự tin và đạt được những mục tiêu của mình.
Fightingggg!
----
Nguồn: Tiểu Dương
P/S: Bạn nào muốn nhận được tài liệu mà bạn Tiểu Dương đã đề cập đến thì hãy làm các bước sau nha:
1. Like và share bài post này tới bạn bè của em.
2. Tham gia ngay vào group https://www.facebook.com/groups/HannahEdEnglishClubHEC/ để có thể học hỏi những kinh nghiệm thi, đề thi mới nhất về IELTS, TOEFL, v,v.
3. Comment địa chỉ email của các em ở dưới phần comment để chị có thể gửi email đến nha.
Email các em sẽ nhận được trong tầm hai ba ngày nữa nhé. Chúc các em học tốt và đạt được số điểm lí tưởng 😉💪
❤️ Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé ❤️
#HannahEdEnglishClub #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
#IELTS #kinhnghiemIELTS
ielts speaking simulation 在 IELTS Fighter Youtube 的最讚貼文
IELTS SPEAKING FULL TEST SAMPLE - IELTS SPEAKING PART 1 - 2 - 3 SAMPLE 2020
? Xem full từ vựng và bài mẫu 15 topics mới nhất: http://bit.ly/2m0RPbn
- Cùng tìm hiểu bài thi IELTS Speaking Full Test sẽ trải qua những bước như thế nào nhé! Mỗi part 1 - 2 - 3, giám khảo sẽ hỏi bạn những gì? Câu trả lời có trong video này!
Các câu hỏi có trong video:
1. IELTS SPEAKING PART 1:
TOPIC JOB:
- What is you job?
- Why did you choose that job?
- Do you enjoy our job?
- Do you get on well with your colleagues?
- What was your first day at work like?
- Would you change your job in the future?
TOPIC FASHION
- Now, let’s talk about fashion. Do you care about fashion?
- What kinds of clothes do you usually wear?
- Where do you usually buy your clothes?
- Have you ever bought clothes online?
- What is your favorite item of clothing?
- Do people from your country think fashion is important?
TOPIC: FOOD
- Let’s talk about food? What’s your favorite food?
- Are there any food you dislike?
- What are some traditional food in your country?
- Do you have a healthy diet?
2. IELTS SPEAKING TEST PART 2
- Describe a good law in your country
You should say:
What is the law
How you came to know about this law
Whom does it affect
Why is it good
3. IELTS SPEAKING TEST PART 3
- We’ve been talking about a good law in your country and I’d like to discuss with you in one or two more general questions related to this.
Do people in your country follow rules strictly?
- What can be done to motivate people so that they abide by the rules and law?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Subscribe IELTS Fighter nhận thông báo video mới nhất để không bỏ lỡ các video bài học thú vị, ngay tại link này nhé:
https://www.youtube.com/IELTSFighter
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tham khảo thêm video hay khác:
? IELTS Speaking band 8 Sample | Full 15 topics 2019: http://bit.ly/2xjGW6Y
? IELTS Speaking Part 1 questions and tips: http://bit.ly/2ZeHCH6
? IELTS Speaking Part 2 Sample - Muốn điểm cao phải làm sao: http://bit.ly/33scG8N
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo dõi lộ trình học tập vô cùng đầy đủ để các bạn có thể học IELTS Online tại IELTS Fighter qua các bài viết sau:
? Lộ trình tự học 0 lên 5.0: http://bit.ly/2kJtIxy
? Lộ trình từ học 5.0 lên 6.5: http://bit.ly/2lVWV8H
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Xem thêm các khóa học theo lộ trình tại đây nhé:
? KHÓA HỌC IELTS MỤC TIÊU 5.0-5.5: http://bit.ly/2LSuWm6
? KHÓA HỌC BỨT PHÁ MỤC TIÊU 6.0-6.5: http://bit.ly/2YwRxuG
? KHÓA HỌC TRỌN GÓI 7.0 IELTS CAM KẾT ĐẦU RA: http://bit.ly/331M26x
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
IELTS Fighter - The leading IELTS Training Center in Vietnam
Branch 1: 254 Hoang Van Thai, Thanh Xuan, HN; Tel: 0462 956 422
Branch 2: 44 Tran Quoc Hoan, Cau Giay, HN; Tel: 0466 862 804
Branch 3: 410 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội; Tel: 0466 868 815
Branch 4: 350, 3/2 Street, 10 District, HCM; Tel: 0866 57 57 29
Branch 5: 94 Cộng Hòa, Tân Bình, HCM; Tel: 02866538585
Branch 6: 85 Điện Biên Phủ, Bình Thạnh, HCM; Tel: 028 6660 4006
Branch 7: 233 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng; Tel: 0236 357 2009
Branch 8: L39.6 khu dân cư Cityland - Phan Văn Trị - Q.Gò Vấp - TPHCM. SĐT: 028 22295577
Branch 9: 376 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội. SĐT: 02466619628
Branch 10: 18 LK6C Nguyễn Văn Lộc - Hà Đông - Hà Nội. SĐT 02466619625
Branch 11: A11 Bà Hom, Phường 13, Quận 6, HCM. SĐT: 028 2244 2323
Branch 12: 254 Tôn Đức Thắng, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng. SĐT: 0236 629 57 57
Branch 13: 44 Nguyễn Hoàng, (gần bx Mỹ Đình), HN. SĐT 02466593161
Cơ sở 14: 66B Hoàng Diệu 2 Thủ Đức. SĐT: 02822 423 344
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
?Website: http://ielts-fighter.com/
?Fanpage:https://www.facebook.com/ielts.fighter
?Group:https://www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/
?Hotline: 0963 891 756
#ielts_speaking_full_test #ielts_speaking_test_sample #IELTSFIGHTER
ielts speaking simulation 在 Free Online Course: IELTS Speaking from YouTube - Class ... 的推薦與評價
You will learn questions and topics, vocabulary, word stress, full test simulation, pronunciations for Indian and Arabic speakers and much more! ... <看更多>
ielts speaking simulation 在 IELTS Preparation - Speaking Practice simulation - Facebook 的推薦與評價
Speaking Practice simulation: There are variation of the words and types of sentences which are not really difficult. We just need to practice more. ... <看更多>