TỪ ĐÔI GIÀY GUCCI BASKETBALL “LIMITED” – CÁC HIGH FASHION BRANDS ĐANG CƯỜNG ĐIỆU VÀ LỢI DỤNG VĂN HÓA NHƯ THẾ NÀO?
Có một bạn hỏi mình rằng “Xu hướng của sneaker năm nay ra sao?”. Thì hiện tại với thị trường hiện tại, tất cả mọi thứ đều mang màu “Sống với hiện tại – Làm tốt những gì đã có”. Từ khoảng năm 2019 – 2020, với sự bùng phát của dịch bệnh cũng như “Lối sống yêu bản thân hơn, quan tâm bản thân hơn” từ những người trẻ thì dựa vào khả năng của thị trường cũng như các runway collection cùng thời điểm đó, thì suy đoán sẽ là sự trở lại của những dòng sneaker runner, các dòng nghiêng về performance song hành cùng xu hướng Outdoor (Trekking, Climb – Đi bộ leo núi) và sự soái ngôi của các dòng boots với việc Gen Z sẽ ưa chuộng sử dụng boots nhiều hơn là Sneaker. Nhưng có lẽ mình chỉ đúng về phần boots ( 1 dạng những đôi giày mà ai yêu thích cũng phải có trong tủ đồ) còn các đôi giày mới – những kiểu dáng mới thì không được ưa chuộng nhiều cho lắm. Một phần vì diễn biến dịch căng thẳng nên các hoạt động ngoài trời cũng bị giảm sút đi nhiều ( Do cách li xã hội), một phần vì những thiết kế đó quá mới nên cách tiếp cận cũng hoàn toàn khác. Những đôi giày mặc dù rất bùng nổ trên mạng xã hội như Nike ZoomX VaporFly Next% 2, Nike Go FlyEase.. cũng chưa có thể tạo đè lại vị thế của những cái tên đã vốn dĩ thống lĩnh thị trường trong hàng thập kỉ như Airforce 1, Stansmith, Superstars, Dunk SB cùng sự trở lại mạnh mẽ của các dòng Retro của New Balance… 2021 – tiếp tục là một năm “Bình ổn” “Chung chung” về xu hướng giày.
Và nó một phần cũng có tác động từ các thương hiệu Thời Trang Cao cấp.
Để lấy ví dụ cụ thể nhé, người đàn ông đến từ Gucci House – Alessandro Michele, mới ra một đôi giày Basketball ( Basketball Sneaker). Với đầy sự tôn trọng tới Alessandro Michele, nhưng cá nhân mình vẫn không thể nào chấp nhận cái sự “Cường điệu” và “Lợi dụng văn hóa” này của Gucci nói riêng và các thương hiệu thời trang cao cấp cả.
Gucci Basket được miêu tả là một phiên bản đầy màu sắc, với các phối màu hợp tình hợp cảnh với cái sự “Hoa lá cành” thường thấy của Gucci Alessandro Michele. Đôi này này chỉ được phân phối riêng cho thị trường Bắc Mĩ với 5 phối màu khác nhau. Làm việc cùng Dominic “The Shoe Surgeon” Ciambrone , một trong những người đang lead team The Shoe Surgeon chuyên về bespoke và handmade/custome footwear tại Los Angeles thì đôi giày sử dụng các chất liệu cao cấp, những loại vải dệt giả da tên là Demetra thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, lợi nhuận của việc bán đôi giày này sẽ được đưa tới trường Oakland School of the Arts. Và đôi giày được bán với giá $950.
$950 cho một đôi giày mang tên là giày Basket? Overprice – too much Overprice. Dẫu rằng có cái giá thành đó do giá trị thương hiệu Gucci, chất liệu Sustainable/thân thiện với môi trường và mục đích cho cộng đồng kèm theo là Limited – được làm thủ công thì nó vẫn chỉ là “Con Cờ” – là “Công cụ Thương hiệu”, “Công cụ lợi nhuận” cho các nhãn hàng cao cấp. Một số tiền gần $1000 cho một đôi giày lai căng giữa Air Jordan, adidas Classic basketball Shoes, 1 chút Supra Hightop, 1 chút “gì đó”.. nữa thì thấy Gucci chỉ đơn giản là “Làm giá” thị trường. Một sự “Chiếm đoạt/Lợi dụng” văn hóa sneaker truyền thống để làm những đôi giày “Cao cấp” gắn mác “Limited” để thu hút Gen Z mà thôi. Có lẽ hơi vô duyên khi mà tung 1 đôi giày “Same Same but No Different” từ nhãn hàng cao cấp thì Gucci đã nhồi nhét thêm các yếu tố như chất liệu cao cấp, vì cộng đồng. Đây là 1 điểm mà mình luôn nói “Sustainable là 1 công cụ marketing và kinh doanh” của thời trang.
Đây không phải là lần đầu tiên, các thương hiệu thời trang cao cấp “Cóp nhặt” các mẫu giày kinh điển và làm giày của riêng họ với mức giá cao gấp x2, x3 lần. Vetements, Offwhite, Balenciaga, Saint Laurent Paris… đều từng làm việc đó với các mẫu Stan Smith, Air Jordan, Converse.. Mặc dù không vi phạm về tác chế vì một số điều chỉnh nhất định – Nhưng hẳn ai nhìn vào cũng biết là đôi – giày – đấy – là – của -ai?. Đánh trúng tâm lý “Gần gũi văn hóa Sneaker” và lợi dụng tâm lý “Hypebeast, Luxury” thịnh hành của Gen Z thì các highendfashion bỏ túi 1 đống tiền từ việc lấy giá trị của Sneaker Culture.
Theo kinh nghiệm của bản thân, mình từng kinh và đi rất nhiều đôi giày từ các hãng thời trang cao cấp (Sneaker nhé, không phải Boots) và một điều mình chắc chắn rằng – không có đôi giày nào có thể mang được sự êm ái cho các bạn như các sneaker đến từ các footwear brands chính thống cả. Êm nhất với mình chắc chỉ có Balenciaga Speed Runner, còn nào những Triple S, Gucci Flame (Và kể cả Tabi Maison Margiela Sneaker nữa) blah bloh.. khá là cứng chân. Đáng với đồng tiền không? Cái này tùy cảm nhận của mỗi người vì chúng ta mua là do thương hiệu, là do tính thời trang độc quyền nhưng đáng với cái chân của chúng ta không. Thì mình đảm bảo là không . Điều này rõ ràng vì các thương hiệu thời trang chỉ mạnh về sản xuất những thứ liên quan đến thời trang hoặc có thế mạnh về 1 dòng boots nhất đinh, còn sneaker thì công nghệ của Nike, adidas, Puma hoàn toàn vượt trội và performance của các dòng giày đó đã được chứng minh theo thời gian.
Khi mà cơn bão Thời trang đường phố thổi bùng vào năm giai đoạn 16- đầu 2019 thì sneaker trở thành một phần tất yếu của thời trang và các nhãn hàng cao cấp đã thấy khoảng trống trong việc hoàn thành 1 look/ 1 set trang phục “hoàn hảo” từ A đến Z của mình. Nó cũng giúp họ kiếm thêm 1 đống tiền trong việc thuyết phục dễ dàng đối tượng khách hàng tiêu dùng trung thành và tiềm năng bằng việc “Ton-sur-ton” Brand. Nhưng cũng từ đó, sự nhập nhằng và “Lạm phát giá trị thật” của đôi giày được đẩy lên cao hơn bao giờ hết – có thể nói hơi tiêu cực một tí là Các Hãng thời trang cao cấp đang bóp nghẹt nền văn hóa sát mặt đất – Sneaker Culture.
Rõ ràng – các highend fashion luôn giỏi trong việc tạo xu hướng, tạo trend và khiến cả thế giới thời trang xoay quanh trục chính là mình. Điểu đó đồng nghĩa là các đôi giày của họ làm ra – như mình đã đề cập trước – vốn được tạo ra bởi “Cảm hứng” từ những mẫu giày nổi tiếng và timeless, cũng được “Thị trường hóa” dùm. Thời đại này Gen Z chạy theo xu hướng, chạy theo brandname nên chỉ có mua – mua và mua, điều này khiến văn hóa, những background story của những OG sneaker bị lu mờ theo mà “Xoắn” theo mainstream của các highend fashion. Một dạng “Chiếm dụng văn hóa” thực thụ.
Do họ là hãng thời trang cao cấp nên giá trị của sneaker mà họ sản xuất chắc chắn là phải cao. Cao hơn rất nhiều so với 1 đôi giày thông thường – nhưng giống như Bất động sản vậy – nó tạo ra “Bong Bóng Ảo” trong giá trị sneaker và khiến cho những đôi giày được yêu thích bây giờ một trong những tiêu chuẩn “Được yêu thích” là “Giá trị trên thị trường phải cao, phải flex”. Đó là hệ quả.
Các footwear brands cũng nhận thấy được điều này nhưng họ không thể nào chạy theo phần Fashionable quá mà quên đi mất cái giá trị cốt lõi của 1 đôi giày – Hiệu Năng/ Performance. Để cân bằng điều này thì họ sẽ phải làm 1 điều mà chúng ta luôn thấy trong thị trường ngày nay. Đó là “Collaboration” – “Collaboration” và “Collaboration”.
Dĩ nhiên, các hãng Nike/adidas/Puma cũng chẳng phải là kẻ tay mơ gì. Họ hoạch sẵn một chiến lược cân bằng giữa hai mảng thị trường Mass/Niche của mình. Bằng việc collab với các ngôi sao tên tuổi, những người đang tác động tới Gen Z thì các thương hiệu giày bang thẳng vào mặt thị trường bằng các mẫu giày họ đã làm tốt trước đó, đã có chỗ đứng trước đó. Và số tiền thu lại là khổng lồ.
Nike x Travis Scott, Nike x G-Dragon, adidas x Kanye etc…
Các footwear brand cũng góp phần tăng “Lạm phát” cho đúng xu thế với việc nhảy vào sân chơi của giới Thời trang Cao cấp bằng việc chính “Crossover” – collab chéo với các thương hiệu nổi tiếng như Nike x Dior, adidas x Prada, nike x Offwhite, Bape x adidas vv. Để tạo hiệu quả đám đông và muốn chính tay mình hoàn thiện “hệ sinh thái” của HighFashion.
TUY NHIÊN, để chạm tới mass market/số đông thị trường thì các nhãn hàng giày không thể nào đưa ra 1 mẫu quá mới, quá khó khăn để thiết kế hoặc quá lạ so với thị trường cho nên họ chỉ cung cấp những mẫu giày an toàn, những mẫu giày dễ mang. Và thế là tạo thành 1 vòng khép kín khi những đôi giày “Cũ” luôn được retro, reinnovate và rebuild liên tục. Có mặt tốt nhưng cũng có mặt hại, đó là sự “Bội thực về Thiết kế Ăn Liền” nhưng “Thiếu đói về sự sáng tạo”
Và một mặt – kén chọn hơn, ít được nhiều người quan tâm hơn. Đó là được thiết kế bởi các fashion designer nổi tiếng. Dựa trên các bản mẫu nguyên gốc của những đôi giày vốn dĩ trôi vào dĩ vãng hoặc không quá nhiều người trẻ biết, Nike – adidas (mà thông thườn là Nike) hợp tác với các đầu ngành, những cái tên đình đám trong thời trang và có chất riêng của họ như Chitose Abe (Sacai – Nike Waffle) hay Matthew William (Alyx - Givenchy) và Yoon (Ambush), Jun Takashi (Undercover) để ra những kiểu giày thời trang hơn, mang tính đột phá hơn. Bên cạnh đó, chiêu bài đưa các thiết kế mới của hãng giày được “Tinh chỉnh và Thời trang hóa” bởi các Fashion Designer từ các HighFashion Brand cũng là 1 cách để khiến các footwear brands “nhập cuộc” ngang hàng với sân chơi. Và cá nhân mình thì thấy việc này còn đáng chấp nhận và ổn áp hơn là mấy ông thương hiệu thời trang cao cấp cứ làm ra mấy đôi sneaker nửa nạc nửa mỡ bán giá cao vút trên trời.
Và đó là – bạn có thể thấy, xu hướng của năm nay cũng khá nhập nhằng. Có chăng là việc những mẫu giày timeless, mẫu giày nổi tiếng vẫn chiếm thế vượt trội hơn mà thôi. Như Virgil Abloh vừa công bố 50 mẫu dunk chỉ khác màu và dây buộc thôi í =)).
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
同時也有3部Youtube影片,追蹤數超過3萬的網紅Amy エイミー,也在其Youtube影片中提到,リクエストを多くいただいてたので、プロに聞いてみました! 【使用したツール(Amazon.co.jpアソシエイトリンクを使用しています)】 ▶︎シュークリーム(黒) https://amzn.to/3bSEk22 ▶︎シュークリーム(無色透明・ニュートラル) https://amzn.to/2J...
「maison margiela shoe」的推薦目錄:
- 關於maison margiela shoe 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於maison margiela shoe 在 Ming's Facebook 的最佳解答
- 關於maison margiela shoe 在 Daoonclouds Facebook 的最讚貼文
- 關於maison margiela shoe 在 Amy エイミー Youtube 的最佳解答
- 關於maison margiela shoe 在 Hak Me Youtube 的最讚貼文
- 關於maison margiela shoe 在 Hak Me Youtube 的精選貼文
- 關於maison margiela shoe 在 史上最難穿的鞋??開箱Maison Margiela tabi toe - YouTube 的評價
- 關於maison margiela shoe 在 Onefifteen 初衣食午- 『 Maison Margiela Tabi Shoes期間 ... 的評價
maison margiela shoe 在 Ming's Facebook 的最佳解答
|NEWS|時尚界瞬息萬變,上星期 KENZO 向創始人 KENZO TAKADA 及已故日本設計師 KANSAI YAMAMOTO 的致敬系列被暫緩;BALENCIAGA 宣布以電子遊戲為媒界發表最新系列,除了以上的消息之外,你還有什麼錯過了呢?
內文:https://bit.ly/2L0DwjF
#MINGS #MINGSHK #MARGIELA #LGBTQ #MARINESERRE #LV
相關文章:
➜最新的 PEGGY SHOE!韓國DJ PEGGY GOU 帶動 LOUIS VUITTON MONOGRAM鞋款熱潮 https://bit.ly/36u3og3
➜MAISON MARGIELA 推出全新 IPHONE CASE 以品牌簡約標籤為設計元素 https://bit.ly/2JFg9LC
_________________________________
FOLLOW US NOW
➜ WEBSITE www.mings.hk
➜ INSTAGRAM www.instagram.com/mings.hk
➜ YOUTUBE www.youtube.com/mpwmings
maison margiela shoe 在 Daoonclouds Facebook 的最讚貼文
NGHỆ THUẬT VÀ THỜI TRANG – MỘT THẾ KỈ VỚI NHIỀU DUYÊN NỢ
“Nghệ thuật, thời trang, âm nhạc – những thứ đó kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Người ta chia sẻ, vay mượn và ảnh hưởng qua lại. Tôi không cho rằng thời trang có thể tồn tại mà thiếu vắng bóng dáng của nghệ thuật và ngược lại. Chúng cần nhau.” – Gucci Ghost / Trouble Andrew, Nghệ sĩ đường phố, “The Unpopular-pop-artist”.
“Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một người nghệ sĩ sáng tạo ra nó.” – Pierre Bergé, Đồng sáng lập thương hiệu Saint Laurent.
“Cả hai thứ (nghệ thuật và thời trang) đều là những loại hình có khả năng biểu đạt sự phức tạp của văn hoá hiện đại và chia sẻ gốc rễ của nó. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này trong các triển lãm thời trang và nghệ thuật – những triển lãm mà giờ đây được tổ chức và trình bày dựa trên cùng tiêu chí về thẩm mỹ và chất lượng – với những bộ trang phục được chọn lựa như thể chúng chính là những tác phẩm nghệ thuật, còn nghệ thuật được chọn lựa và trưng bày với tất cả sự hào nhoáng vốn thuộc về thế giới thời trang.” – Giorgio Armani.
Hãy thử đặt một câu hỏi. “Cái gì nâng tầm một thương hiệu thời trang lên vị trí cao nhất?”
Thiết kế? Chất liệu? Kỹ thuật? Sự tỉ mỉ của những nghệ nhân thủ công? Những show diễn đình đám? Những chiến dịch quảng bá rầm rộ?
Không, dường như là chưa đủ.
Tôi từng đọc được một bài phân tích mà tác giả của nó đã đưa ra yếu tố cuối cùng làm tôi thoả mãn: “Một thương hiệu được đưa lên tầm cao nhất khi nó gắn liền với nghệ thuật.”
Chúng ta đang chứng kiến một kỷ nguyên rực rỡ của ngành thời trang, khi mà những màn collaboration đẳng cấp giữa các nhà mốt với giới nghệ sĩ đã giúp thế giới phù phiếm này chính thức sánh bước cùng nghệ thuật - một địa hạt vốn được coi là cái nôi của những tư tưởng lớn. Sức ảnh hưởng của các trường phái như Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism), Chủ nghĩa Ấn tượng (Impressionism), Chủ nghĩa Siêu thực (Surrealism), Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism), Chủ nghĩa Lập thể (Cubism), Nghệ thuật Quang học – thị giác (Opt Art), Nghệ thuật Đại chúng (Pop Art) lên thời trang thể hiện rõ qua các thiết kế, trong concept của các show catwalk, các campaign quảng cáo hay triển lãm thời trang danh tiếng. Và rồi, những cụm hashtag như #artmeetsfashion, #wewearculture, #wearableart lần lượt ra đời. “Wearable art” – những “tác phẩm có thể mặc lên người” - hẳn là định nghĩa xa xỉ nhất mà người ta có thể nghĩ ra cho áo quần.
Trong khuôn khổ có hạn, bài viết này sẽ không đi vào việc phân tích mổ xẻ chiến lược của các nhà marketing thời trang lão luyện, cũng sẽ không tổng kết cho bạn xem mỗi thương vụ hợp tác giữa các nhà thiết kế với các nghệ sĩ mang lại doanh thu gấp bao nhiêu lần so với những bộ sưu tập thông thường. Tôi cũng không cố gắng phân tích quá nhiều về những sự kết hợp đó, bởi điều quan trọng nhất là cảm nhận của chính bạn khi nhìn thấy một “tác phẩm có thể mặc lên người”. Tôi sẽ chỉ đơn giản đóng vai một chứng nhân lịch sử, chiếu cho bạn xem một cuộn phim flash back lại những cột mốc rực rỡ nhất, và cùng nhìn nhận thành quả chung của hai lĩnh vực, với một con mắt ít nhiều mang theo rung cảm và lãng mạn.
Những dấu son huyền thoại
Mặc dù chỉ được nhắc đến nhiều vào khoảng một thập kỉ trở lại đây, nhưng “mối tình” giữa nghệ thuật và thời trang đã được nhen nhóm và nuôi dưỡng từ lâu. Trải qua lịch sử gần một trăm năm kể từ những “phi vụ” hợp tác sớm nhất của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ,
một sợi dây liên kết bền chặt đã dần được hình thành. Kết quả tất yếu là, lằn ranh giữa hai thế giới dần bị xoá nhoà, và những cuộc cách mạng của các thủ lĩnh sáng tạo được thúc đẩy mạnh mẽ.
Vào những năm 1920, người ta nhìn thấy huyền thoại của làng thời trang Coco Chanel ngồi cùng một trong những danh hoạ vĩ đại nhất lịch sử - Pablo Picasso, trên hàng ghế rehearsal của đoàn ballet trứ danh Ballet Russes. Khi đó Coco phụ trách phục trang và Picasso phụ trách thiết kế mỹ thuật cho sân khấu. Đó được cho là một trong những cột mốc đầu tiên đánh dấu sự kết hợp giữa thời trang và nghệ thuật, giữa một nhà thiết kế phục trang với một hoạ sĩ và một nhà biên đạo.
Năm 1937-1938, Elsa Schiaparelli và Salvador Dalí cùng nhau tạo ra chiếc váy Lobster Dress, chiếc mũ Shoe Hat và sau đó là chiếc váy Tears Dress. (Nếu bạn chưa biết, thì nhà thiết kế người Ý Elsa Schiaparelli là một nhân vật nổi bật của làng thời trang trong suốt khoảng thời gian giữa hai cuộc Thế Chiến, và là đối thủ nặng ký của Coco Chanel). Tính khí có đôi chút lập dị của Elsa có một sự đồng điệu hoàn hảo với hoạ sĩ thiên tài của trường phái siêu thực Dalí. Kết quả của cuộc gặp gỡ giữa hai tư tưởng lớn đó, là chiếc váy lụa trắng được thế kế bởi Elsa có hình một con tôm hùm khổng lồ - hình ảnh gợi nhớ về một bức vẽ ra đời năm 1934 được đặt tên “New York Dream – Man Finds Lobster in Place of Phone” của danh hoạ. Cùng với đó, chiếc mũ được thiết kế dưới hình dáng một chiếc hài cao gót (được đội bởi chính vợ của Dalí), cũng là một tác phẩm mang dấu ấn của trường phái siêu thực xuất hiện trong bộ sưu tập Thu Đông 1937-1938 của Schiaparelli.
Cũng trong thập kỷ đó, nhà thiết kế Lola Prusac của nhà mốt Hermès đã sản xuất ra một dòng túi xách với những mảng ô vuông màu đỏ, vàng và xanh dương, được lấy cảm hứng từ những tác phẩm nổi tiếng sử dụng background trắng, hệ thống các đường thẳng ngang dọc màu đen và các ô màu với ba màu sắc cơ bản là đỏ, vàng, xanh dương của Piet Mondrian – cha đẻ của nghệ thuật Tân tạo hình (Neoplasticism).
Gần 30 năm sau, dấu ấn của Piet Mondrian một lần nữa khắc sâu hơn vào thế giới thời trang, mặc dù ông đã qua đời từ năm 1944. Năm 1965, huyền thoại thiết kế người Pháp Yves Saint Laurent cho ra mắt một bộ sưu tập bao gồm sáu chiếc váy A-line mà chỉ cần liếc qua thôi là người ta có thể nhận ra chúng được lấy cảm hứng từ Mondrian. Fall Mondrian Collection 1965 – đó mãi là một trong những thành công lớn nhất của Saint Laurent. Saint Laurent cũng được coi là một nhà thiết kế thường xuyên tìm đến nguồn cảm hứng từ nghệ thuật trong suốt sự nghiệp của mình (một thành công khác của ông là bộ sưu tập Haute Couture 1980 được lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nghệ sĩ người Pháp Henri Matisse).
Bên cạnh Dalí và Piet Mondrian, có một hoạ sĩ người Mỹ không xa lạ gì với những người dõi theo “mối tình” giữa thời trang và nghệ thuật, đó là Andy Warhol. Warhol, cái tên đình đám của trào lưu Pop Art, dường như là một nghệ sĩ có duyên nợ với thế giới phù hoa của các nhà thiết kế. Ông là người từng vẽ bức chân dung Yves Saint Laurent thời trẻ rất nổi tiếng, cũng là người mang lại cảm hứng và thành công cho bộ sưu tập Pop art của Versace năm 1991. Những trang phục có in chân dung của Marilyn Monroe và James Dean được vẽ bởi Warhol đã gây tiếng vang lớn và trở thành một trong những bộ sưu tập đáng nhớ nhất trong lịch sử của nhà Versace.
Tuy nhiên, những người khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà thiết kế thời trang không chỉ có các hoạ sĩ. Kiến trúc và điêu khắc cũng là hai lĩnh vực đã được chứng minh là có những ảnh hưởng quan trọng lên ngành công nghiệp hào nhoáng này. “Thời trang chính là kiến trúc. Đó là vấn đề của tỷ lệ.” ( - Coco Chanel). Và một trong số những bộ sưu tập trứ danh được lấy cảm hứng từ nghệ thuật kiến trúc chính là runway show năm 1966 của nhà mốt Paco Rabanne mang tên “Unwearable Dresses in Contemporary Materials - Những chiếc váy không thể mặc lên người bằng chất liệu đương đại”. Những chiếc váy của Paco được làm từ các mảnh kim loại, plastic và cao su, bằng một kỹ thuật dựng form điêu luyện nhằm đưa mọi thứ vào một khung tỷ lệ chuẩn xác, mặc cho những loại chất liệu này không hề dễ bị thuần phục.
Thời trang avant-garde cũng không trượt khỏi “tình yêu định mệnh” này. Chỉ có điều, những kẻ đi tiên phong trong nghệ thuật avant-garde sẽ tìm đến nhau, thay vì những tên tuổi kinh điển kia. Như Alexander McQueen và Bjork (một ca sĩ, nhà sáng tác, nhà sản xuất âm nhạc và DJ người Iceland), như John Galiano (giám đốc sáng tạo của Maison Margiela) tìm đến Benjamin Shine, như Rei Kawakubo (nhà thiết kế, người sáng lập thương hiệu Comme des Garcons) tìm đến nhiếp ảnh gia Cindy Sherman hay biên đạo kiêm nghệ sĩ múa người Mỹ Merce Cunningham.
(Xin phép nói thêm một chút về màn kết hợp xứng đáng được gọi là huyền thoại của Rei và Merce Cunningham, một dự án mang tên “Scenario” vào năm 1997. Merce đã mời Rei thiết kế trang phục, chỉ đạo mỹ thuật sân khấu và ánh sáng cho tác phẩm của ông. Ban đầu Rei từ chối, nhưng sau đó bà đã đổi ý trong quá trình tạo ra bộ sưu tập Xuân Hè 1997 “khét tiếng” mang tên “Body meets Dress, Dress meets Body”, hay còn được nhớ đến với một cái tên khác là “Lumps and Bumps” (Những cục u bướu). Rei bảo rằng, “Thời trang quá nhàm chán, và tôi thấy bực bội vì điều đó. Tôi muốn làm một cái gì đó thực sự mạnh mẽ. Và đó là một phản ứng.” Rei và Merce có cùng chung triết lý sáng tạo, bao gồm việc kéo những khuôn thước nghệ thuật khác biệt lại gần nhau, phá bỏ những ranh giới và thách thức những chuẩn mực về thẩm mỹ. Điều đó đã khiến họ sát cánh với nhau để tạo ra một sự kết hợp lừng lẫy, một minh chứng cho việc “collaboration” không phải lúc nào cũng là một từ bắt tai mà dân làm marketing trong ngành thời trang thích sử dụng như một chiêu trò thương mại.)
Hai tâm hồn đồng điệu
Công chúng hẳn đã quá mệt mỏi với những tranh cãi xung quanh việc “Thời trang có phải là một ngành nghệ thuật?”.
Alice Rawsthorn – một nhà phê bình thiết kế uy tín, cưụ giám đốc Design Museum, đồng thời là thành viên Hội đồng Thiết kế Anh quốc - trong một bài phỏng vấn đã thừa nhận rằng, thời trang rất giỏi trong việc giúp hoàn thiện một chức năng truyền thống của nghệ thuật: phản ánh những sự dịch chuyển của văn hoá đương đại, nhưng chỉ có thể ở một mức độ nhất định. Bà cũng chỉ ra rằng xuất phát điểm của thời trang là phục vụ mục đích ứng dụng, trong khi nghệ thuật thì không như vậy. Nghệ thuật không bị giới hạn bởi bất cứ thứ gì, còn thời trang lại bị ràng buộc bởi nhu cầu của một ngành công nghiệp có tốc độ chóng mặt. Nghệ thuật thường diễn đạt một tư tưởng, trong khi thời trang thường bị coi là một thứ phù phiếm.
Thế nhưng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu một nhà thiết kế thoát khỏi những ràng buộc đó trong quá trình tạo ra sản phẩm của mình?
Hãy để Giorgio Armani trả lời câu hỏi ấy: “Nó (thời trang) chính là một phương thức biểu đạt đầy tính nghệ thuật khi nó được nâng cấp và vượt lên trên việc đáp ứng nhu cầu ăn mặc.”
Dù thế nào thì cũng chẳng ai phủ nhận được sự tương đồng trong quá trình lao động sáng tạo của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ. Cũng như Alice dù không công nhận thời trang là một ngành nghệ thuật nhưng cũng không phủ nhận việc nó vẫn mang một số thuộc tính của nghệ thuật, và khi thời trang đạt đến hình thái xuất sắc nhất thì các thiết kế ấy hiển nhiên là những đối tượng hoàn toàn xứng đáng được trưng bày trong bảo tàng. Mà bảo tàng, chính là thánh địa của các tác phẩm nghệ thuật.
Bởi vậy, chuyện tranh cãi này, trên quan điểm của những người như tôi, quả thực là không cần thiết. Hay nói theo cách của Pierre Bergé, “Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một nghệ sĩ sáng tạo ra nó”. Phải, như cái cách mà Cristóbal Balenciaga đã “định hình” thời trang và trở thành người mà Dior gọi là “Bậc thầy của tất cả chúng ta” (The Master of us all). Như cái cách mà huyền thoại người Tây Ban Nha này đã tạo ra những phom dáng gây shock đẹp như một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc vào những năm 1950 – thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của ông.
Quay trở lại với Rei Kawakubo, cái tên không cần phải bàn về tầm ảnh hưởng, và bộ sưu tập “Body meets Dress, Dress meets Body” 1997. Tôi muốn nhắc bạn nhớ rằng yếu tố cốt lõi của bộ sự tập này nằm ở một ý tưởng mà tôi cho là (xin thứ lỗi nếu quá lời) thiên tài: Quần áo có thể là cơ thể, và cơ thể cũng có thể là quần áo (hay nói cách khác: quần áo có thể “mặc” chúng ta, thay vì chúng ta mặc quần áo). Và thế là, Rei bắt đầu thiết kế những “cơ thể” với hình dáng méo mó và những “cục bướu” lớn ở trước ngực, sau lưng, phần hông và phần “đuôi”. Đây là những gì bà chia sẻ: “Tôi không mong đợi rằng đây sẽ là những trang phục dễ ứng dụng để có thể mặc hàng ngày. Nhưng các thiết kế của Comme des Garcons sẽ luôn là những gì mới lạ và truyền cảm hứng với thế giới. Tôi nghĩ việc diễn dịch các suy nghĩ thành hành động quan trọng hơn việc lo lắng xem thiết kế của mình cuối cùng có được mặc hay không.”
Bingo! Câu hỏi phía trên đã được trả lời một lần nữa, và quan điểm của Giorgio Armani cũng trở nên sáng tỏ hơn nhờ vào minh chứng này.
Suy cho cùng, thời trang hay nghệ thuật, đều tôn sùng những giá trị về thẩm mỹ, về cái đẹp, về khả năng chạm đến cảm xúc hay tư tưởng (mặc dù “cái đẹp” trong khái niệm của mỹ thuật ngày nay cũng chỉ còn là một khái niệm tương đối). Các nhà thiết kế hay các nghệ sĩ thì cũng đều có chung niềm đam mê với các hình khối, màu sắc, đều trăn trở với những sự kiện xã hội, lịch sử, văn hoá. Sự đồng điệu đó cho phép thời trang sử dụng nghệ thuật như một hình mẫu trực quan cho những diễn dịch đương đại của mình. Nói một cách dễ hiểu hơn, thời trang vay mượn cảm hứng, triết lý, tư tưởng, thủ pháp của nghệ thuật. Thời trang vay mượn luôn cả địa vị của nghệ thuật trong văn hoá nhân loại để nuôi dưỡng “kinh đô văn hoá” của chính nó và những thứ mà nó tạo ra, thông qua việc mời các nghệ sĩ tham gia vào quá trình sáng tạo của nó. Kết quả là, họ tạo ra các tác phẩm chung, họ nâng thời trang lên một đẳng cấp mới, họ đưa các nghệ sĩ đến gần công chúng hơn – và, cuối cùng, họ tạo ra lợi nhuận cho cả hai.
Một tình yêu vĩnh cửu?
Cho đến giờ phút này, mối liên hệ giữa thời trang và nghệ thuật đã trở nên quá khăng khít. Một dấu hiệu điển hình chính là việc sàn diễn Thu Đông 2016 đã gợi nhớ mọi thứ về những tượng đài của các ngành nghệ thuật, từ các tác phẩm theo trường phái siêu thực của Savador Dalí, cho tới các tác phẩm điêu khắc khổng lồ theo trường phái tối giản của Richard Serra hay các tác phẩm theo trường phái Pop Art đầy sinh động và màu sắc của Andy Warhol.
Thời trang và nghệ thuật có một khả năng hợp nhất và hoà quyện tuyệt vời. Trên thực tế, đó là hình thức kết hợp mang lại thành công vang dội đến mức, trong vòng hơn một thập kỉ trở lại đây những thủ lĩnh của hai địa hạt này không ngừng tìm đến nhau, ồ ạt đến nỗi có thể bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp nếu như tôi kiên nhẫn liệt kê hết những cái tên nghệ sĩ được xếp cạnh tên của các hãng thời trang danh tiếng hàng đầu thế giới. Bởi vậy, có lẽ tôi chỉ nên mời bạn thử lướt qua bảng danh sách các nghệ sĩ hợp tác với Louis Vuitton trong vòng một thập kỉ: Takashi Murakami (2007), Richard Prince (2008), Yayoi Kusama (2012), Jake & Dinos Chapman (2013), Daniel Buren (2013), Jeff Koons (2017).
Điều tôi muốn nói ở đây là: Nếu một thứ tồn tại qua thử thách một trăm năm, nó không thể là một trào lưu nhất thời. Nghệ thuật và thời trang – đó chắc chắn không phải một mối tình chớp nhoáng.
Về cơ bản, thời trang sẽ luôn hoà quyện với nghệ thuật theo năm hình thức:
(1) Nghệ sĩ trở thành nhà thiết kế thời trang (fashion designer, not custome designer);
(2) Nhà thiết kế thuê các nghệ sĩ tạo ra các chi tiết trang trí cho trang phục của mình (ví dụ điển hình là chiếc áo khoác trắng có đính bức chân dung làm bằng vải tulle của Maison Margiela trong bộ sưu tập Haute Couture Xuân Hè 2017, được thiết kế bởi John Galliano và tác phẩm gắn trên áo được thực hiện bởi Benjamin Shine);
(3) Thời trang áp dụng một phong cách đương đại nào đó vào việc vẽ ra một motif trang trí lên trang phục (ví dụ như bộ sưu tập Thu Đông 1966 của Saint Laurent với cảm hứng từ Pop Art);
(4) Màn trình diễn một bộ sưu tập trở thành một hoạt cảnh mang tính lịch sử nghệ thuật (art-historical tableaux vivant, ví dụ như show catwalk của Vivienne Westwood năm 1994, “trích dẫn” các tác phẩm của Franz Xaver Winterhalter và các nghệ sĩ khác dưới thời Đế quốc thứ hai – tức vương triều Bonaparte được cai trị bởi Napoléon III);
(5) Phương thức diễn đạt của thời trang trên các tạp chí hoặc các phương tiện quảng bá truyền thông khác đặt các thiết kế vào một môi trường nghệ thuật (ví dụ như một fashion film dài 1 phút 44 giây của Gentle Monster được thực hiện bởi Erik Madigan Heck, với diễn xuất của Tilda Swinton và được lấy cảm hứng từ bộ phim kinh điển “The Seventh Seal” của một trong những đạo diễn vĩ đại nhất thế kỷ 20 Ingmar Bergman).
Ngày nay, thời trang đã tiến những bước đầu tiên vào các bảo tàng nghệ thuật. Ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ này, thậm chí còn xây dựng nên những bảo tàng thời trang riêng (Christian Dior, Gucci, Balenciaga… đều có các bảo tàng của riêng mình), và trở thành nhà đầu tư cho các dự án nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật đương đại. Một lần nữa thời trang lại đến gần hơn với “người tình trăm năm” của mình thông qua những campaign quảng cáo được đầu tư mạnh mẽ về yếu tố nghệ thuật (Gucci là một điển hình), các concept store được xây dựng như những gallery thu nhỏ, và các sự kiện triển lãm thời trang.
Trong bối cảnh mà nghệ thuật đương đại đang phát triển rực rỡ, phá vỡ các quy chuẩn truyền thống và thách thức nghệ thuật hàn lâm, thì tương lai cho mối tình giữa nghệ thuật và thời trang sẽ còn rộng mở, những sự kết hợp sẽ còn nở rộ hơn nữa. Sau tất cả, tôi tin rằng những người đi tiên phong trong việc gìn giữ ngọn lửa sáng tạo của cả hai sẽ biến mối tình này trở thành một tình yêu vĩnh cửu.
(Người viết có tham khảo thông tin từ một số bài báo và tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, trong đó có theguardian.com và encyclopedia.com)
P.S:
Đây là bài viết mình thực hiện cho chuyên mục Fashion Discovery trên J.O.Y số thứ 2. Mình để nguyên layout cho dễ đọc nhưng vẫn để full bài viết phía dưới caption (bài khá dài, chứa rất nhiều thông tin và ngốn khá nhiều thời gian của mình cho công đoạn nghiên cứu cũng như lựa chọn hướng tiếp cận, cấu trúc bài viết và chắt lọc thông tin, sự kiện).
Mọi người có thể tìm mua J.O.Y Issue 2 tại các hiệu sách lớn trên toàn quốc, phố sách Đinh Lễ - Nguyễn Xí (HN) hoặc đặt mua online trên các kênh phân phối như Tiki, Shopee, Fahasa. Cảm giác cầm một ấn phẩm trên tay để đọc nhâm nhi thích lắm <3.
Đây có thể là một bài không dễ đọc nhưng với những người đam mê tìm hiểu thì mình hy vọng có thể chia sẻ được nhiều dữ liệu hay ho với các bạn. Cheers <3)
**Nội dung này được tạo ra bởi Daoonclouds theo order của J.O.Y Magazine-Book Issue 2 và đã được mua bản quyền bởi thương hiệu Bloombooks. Việc đăng lại trên page Daoonclouds đã được xin phép. Bất kì bên thứ ba nào có thể chia sẻ post nhưng không có quyền copy để đăng lại nội dung này.
maison margiela shoe 在 Amy エイミー Youtube 的最佳解答
リクエストを多くいただいてたので、プロに聞いてみました!
【使用したツール(Amazon.co.jpアソシエイトリンクを使用しています)】
▶︎シュークリーム(黒)
https://amzn.to/3bSEk22
▶︎シュークリーム(無色透明・ニュートラル)
https://amzn.to/2JBoCMK
▶︎デリケートクリーム
https://amzn.to/39HIubQ
▶︎ステインリムーバー
https://amzn.to/3aHwyrS
▶︎乾燥剤
https://amzn.to/2JG5Rbe
※ブラシは不明でした。
▶︎チャンネル登録はこちら!SUBSCRIBE HERE!
http://www.youtube.com/channel/UCEva6aQhCY1-lEjlzB59RYQ?sub_confirmation=1
▶︎My Lifestyle Channel
【ライフスタイル・無印チャンネル】
https://www.youtube.com/channel/UCb_sptgjsM9RyPPEqqOTdbw
▶︎Instagram
https://www.instagram.com/amy.gram____/
▶︎Twitter
https://twitter.com/amy_tweet__
▶︎スタイルヒント
@amy.fuku
------------------------------------------------------------------------------
【使用機材】
〈SONY α7Ⅲ(カメラ本体)〉
https://amzn.to/34cW3Rw
〈レンズ(TAMRON 28-75mm F2.8 Di Ⅲ RXD(Model:A036)〉
https://amzn.to/3h6Y1q8
〈マイク(アフレコ用/オーディオテクニカ AT2020USB+)〉
https://amzn.to/2Q4eBLf
〈カメラ外付けマイク(RODE video micro)〉
https://amzn.to/2Q0G1BK
※上記製品リンクURLはAmazon.co.jpアソシエイトのリンクを使用しています。
【Amazonリンクの掲載について】
Amazon.co.jpアソシエイト、Amazon.co.jpを宣伝しリンクすることによってサイトが紹介料を獲得できる手段を提供することを目的に設定されたアフィリエイトプログラムである、Amazonアソシエイト・プログラムの参加者です。
------------------------------------------------------------------------------
maison margiela shoe 在 Hak Me Youtube 的最讚貼文
#farfetchunboxing #敗家 #購物
Information:
Farfetch Top Sale Link: https://rsnap.it/d-TDDHAs
Extra 20% off sale items
Code: JAN20
Valid Until: 29 February 2020 2am (Hong Kong Time)
T&Cs: Sale items only. Unlimited use per customer. Brand restrictions apply. Minimum order value threshold applies (HKD 1,100 / CNY 1,000 / USD 150 / EUR 150).
Products Featured:
What I Got:-
⭐️ Versace Jeans Couture Sneakers https://rsnap.it/d-TDDHAt
⭐️ Converse Low Top Trainers https://rsnap.it/d-TDDHAu
⭐️ Phillipe Model Sneakers https://rsnap.it/d-TDDHAv
⭐️ Adidas Track Jacket https://rsnap.it/d-TDDHAw
⭐️ Marc Jacobs Tote https://rsnap.it/d-TDDHAx
Other Picks:-
⭐️ Marc Jacobs Shopper Tote https://rsnap.it/d-TDDHAy
⭐️ Marc Jacobs Tote https://rsnap.it/d-TDDHAz
⭐️ Karl Lagerfeld Tote https://rsnap.it/d-TDDHAA
⭐️ Tod’s Tote https://rsnap.it/d-TDDHAB
⭐️ Proenza Schouler Mini Crossbody Bag https://rsnap.it/d-TDDHAC
⭐️ Proenza Schouler PS1 Tiny https://rsnap.it/d-TDDHAD
⭐️ Marc Jacobs Softshot 21 Bag https://rsnap.it/d-TDDHAE
⭐️ Marc Jacobs Jelly Glitter Snapshot Bag https://rsnap.it/d-TDDHAF
⭐️ Off White Backpack https://rsnap.it/d-TDDHAG
⭐️ Moschino Backpack https://rsnap.it/d-TDDHAH
⭐️ Tory Burch Flats https://rsnap.it/d-TDDHAJ
⭐️ Salvatore Ferragamo Mules https://rsnap.it/d-TDDHAK
⭐️ By Far Ankle Boots https://rsnap.it/d-TDDHAL
⭐️ Tory Burch Wallet https://rsnap.it/d-TDDHAM
⭐️Brand Restrictions⭐️
Acne Studios, Amiri, Bottega Veneta, Brunello Cucinelli, Brunello Cucinelli Kids, Burberry, Burberry Kids, Chanel Pre-Owned, Christian Dior Pre-Owned, Christian Dior x Susan Caplan, Fendi, Fendi Eyewear, Fendi Kids, Hermes Pre-Owned, Louis Vuitton Pre-Owned, Maison Margiela, MM6 Maison Margiela, Miu Miu, Oscar de La Renta, Prada, Red Valentino, Stella McCartney, Stella McCartney Kids, Valentino, Saint Laurent, Balenciaga, Balenciaga Kids, Thom Browne, DOLCE & GABBANA, SS20 & CONTINUITY, MONCLER, Moncler C, MONCLER EYEWEAR, MONCLER GAMME BLEU, MONCLER GAMME ROUGE, MONCLER GRENOBLE, MONCLER KIDS, MONCLER SACAI, MONCLER X AMI, MONCLER X ERDEM, MONCLER X GREG LAUREN, Moncler X Off-White, MONCLER X ROLLING STONES, MONCLER Y, Red Valentino
Follow Me:-
? My Instagram: @iamhakme
? My Facebook: www.facebook.com/hakmebeauty
? Blog: www.hakmebeauty.com
? Weibo: https://www.weibo.com/iamhakme
? 小紅書: http://bit.ly/2W2LcSx
? Shop My Looks: https://goxi.ps/iamhakme
Follow Hakme Beauty:-
?黑咪店地址: https://www.hakmebeauty.com/store-locations/
?黑咪店路線圖: http://bit.ly/2W3pUZr
?黑咪店Online: https://shop.hakmebeauty.com
?黑咪店Instagram: @hakmebeauty
?黑咪店Facebook Page: https://www.facebook.com/hakmebeautyltd/
*************************************************************
Disclaimer: This video is created and edited by me. All the content are my own thoughts. As always, all opinions are based on my experience and honesty. Products are either purchased by me or for those which are sent by PR are marked with an “*”. For any collaboration with brands which involves monetary payment, “Ad” will be in the video so that you are aware of the collaboration. Some of the links used above might be affiliate links and please be aware that I will earn a % of commission if you decide to buy through the affiliate links.
maison margiela shoe 在 Hak Me Youtube 的精選貼文
#farfetchunboxing #敗家 #購物 #GoldenGoose
Information:
Discount: Extra 30% off sale items
Code: FX30
End date: 2019/9/8
Restricted brands: Acne Studios, Balenciaga, Balenciaga Kids, Bottega Veneta, Brunello Cucinelli, Burberry, Burberry Kids, Fendi, Fendi Eyewear, Fendi Kids, Maison Margiela, Mm6 Maison Margiela, Red Valentino, Saint Laurent, Valentino, Vintage, High-end jewelry and watches.
Products Featured:
?Sale Item
? Incentive! Cashmere Drop Shoulder Jumper
Link: https://rsnap.it/2yd9q
? Alberta Ferretti Je T’aime Sweater
Link: https://rsnap.it/2yd9r
? Bella Freud Listen Up Jumper
Link: https://rsnap.it/2yd9s
? Vika Gazkinskaya Neon Detail Crochet Knit Jumper
Link: https://rsnap.it/2yd9t
? Saint Laurent Knitted Jumper
Link: https://rsnap.it/2yd9u
? New Season
⭐️ *Golden Goose Superstar Leopard-star Sneakers
Link: https://rsnap.it/2yd9f
⭐️ Golden Goose Snake-Effect Superstar Sneakers
Link: https://rsnap.it/2yd9g
⭐️ Golden Goose Hi-top Distressed Sneakers
Link: https://rsnap.it/2yd9y
? Golden Goose Sneaker Page for Women
Link: https://rsnap.it/2yd9k
⭐️ Isabel Marant Etoile Logo Print Hoodie
Link: https://rsnap.it/2yd9n
⭐️ Bottega Veneta Nappa Dream 75mm Pumps
Link: https://rsnap.it/2yd9o
⭐️ Tibi Colour-Block Detachable Trench Coat
Link: https://rsnap.it/2yd9p
? Shop My Look: https://goxi.ps/iamhakme
Follow Me:-
? My Instagram: @iamhakme
? My Facebook: www.facebook.com/hakmebeauty
? Blog: www.hakmebeauty.com
? Weibo: https://www.weibo.com/iamhakme
? 小紅書: http://bit.ly/2W2LcSx
Follow Hakme Beauty:-
?黑咪店地址: https://www.hakmebeauty.com/store-locations/
?黑咪店路線圖: http://bit.ly/2W3pUZr
?黑咪店Online: https://shop.hakmebeauty.com
?黑咪店Instagram: @hakmebeauty
?黑咪店Facebook Page: https://www.facebook.com/hakmebeautyltd/
*************************************************************
Disclaimer: This video is created and edited by me. All the content are my own thoughts. As always, all opinions are based on my experience and honesty. Products are either purchased by me or for those which are sent by PR are marked with an “*”. For any collaboration with brands which involves monetary payment, “Ad” will be in the video so that you are aware of the collaboration. Some of the links used above might be affiliate links and please be aware that I will earn a % of commission if you decide to buy through the affiliate links.
maison margiela shoe 在 Onefifteen 初衣食午- 『 Maison Margiela Tabi Shoes期間 ... 的推薦與評價
Maison Margiela Tabi Shoes期間限定快閃陳列@ onefifteen 』 #MaisonMargiela #TabiShoes #期間限定快閃陳列#onefifteen115 #初衣食午2020秋冬新品上市onefifteen初 ... ... <看更多>
maison margiela shoe 在 史上最難穿的鞋??開箱Maison Margiela tabi toe - YouTube 的推薦與評價
Real TABI shoes by MAISON MARGIELA | Legit check, unboxing & fit ... Margiela分享】 | Shoes Collection|德训鞋|Replica Sneaker |Tabi. ... <看更多>
相關內容