[English Club HEC] LÀM CHỦ KĨ NĂNG LISTENING - TỪ 0 - 9.0
Tác giả: Vi Đức Giang
Join English Club HEC để đọc thêm kinh nghiệm hữu ích như thế này nha ;)
Mình sẽ chia sẻ cụ thể hành trình từ 0 đến 9.0 IELTS listening của mình, cả lúc bắt đầu học và lúc ôn thi IELTS nhé.
Kĩ năng listening và reading là 2 kĩ năng mọi người có thể hoàn toàn tự học, và thực sự là nên tự học chứ chả có thầy cô nào hay ai đó giúp mình khá lên nhanh 2 kĩ năng này trong thời gian ngắn. Mặc dù mình cũng sẽ học được các “tips” để đi thi đạt điểm cao hơn, tuy nhiên muốn điểm cao thì 2 kĩ năng này thì mọi người vẫn phải học thật chất và kiên trì thôi 😊
Nhắc lại background của mình 5 năm trước (năm thứ 2 đại học Y) là "con số 0 gần tròn trĩnh” và với kỹ năng nghe thì là “tròn trĩnh thật sự”, đơn giản tại vì trước đó khi còn là học sinh thì mình chả nghe tí gì Tiếng anh cả 😊, trên lớp thì có học mỗi ngữ pháp và từ vựng và học trước thì quên sau, điểm trung bình Tiếng anh thì gần đội sổ ^^. Mình quen nhiều bạn và cũng biết nhiều người, họ cũng đạt 9.0 listening và cảm giác họ giật con điểm đó đơn giản lắm, hỏi ra thì mới biết là họ nghe Tiếng anh từ bé, học trong môi trường Tiếng anh… đa số là có tiếp xúc với môi trường Tiếng anh trên dưới 10 năm. Vậy con số 5 năm của mình, thoạt nhìn tưởng dài nhưng cũng không dài lắm nhỉ 😊. Cho nên các bạn có khởi đầu muộn như mình, (lên đại học hoặc đã đi làm) và cũng không may mắn ở trong môi trường Tiếng anh, thì cũng đừng nản nhé.
Bài viết khá là dài, gồm 2 phần, cho người mới bắt đầu và cho người ôn luyện IELTS nên bạn nào đã có nền nghe tốt rồi có thể lướt xuống dưới nhé. Mình học cũng kinh qua rất nhiều nguồn rồi nhưng đúc rút lại share cho các bạn những nguồn phù hợp nhất thôi để mọi người dễ học, dễ theo và tránh bị loạn.
1/ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU:
Mình học EFFORTLESS ENGLISH của AJ Hoge và Xem series EXTRA (30 tập). Mình cá với các bạn rằng nếu bạn nào không bắt đầu từ đầu như mình thì khéo không biết 2 thứ này đâu.
Với EFFORTLESS ENGLISH:
Với bộ Effortless English thì free miễn phí trên mạng rất nhiều, bạn có thể down trực tiếp tại đây. Bộ đó có 5 phần tất cả, tuy nhiên theo kinh nghiệm thực tế của mình thì mình thì học bộ Original English (level 1,2,3) và Flow English thôi, các bộ còn lại khá khó cho người mới bắt đầu.
https://sachhoc.com/effortless-english-full-ebook-6-dvd-download
VỀ PHƯƠNG PHÁP: trên Internet có rất nhiều thông tin về cách học cho bộ này. Tuy nhiên với kinh nghiệm bản thân thì mình học như sau:
Một lesson (Ví dụ A kiss) trong bộ Original English (level 1,2,3) sẽ có các phần:
- A Text Article (file PDF): Đọc bài text, không cần phải nghiên cứu. Đừng cố gắng nhớ nó, chỉ đọc một vài lần mỗi ngày và xem lại từ mới. Dùng từ điển tra những từ khó.
- Audio Article (MP3): Chỉ nghe và thư giãn, nghe 1 vài lần mỗi ngày cho đến khi hiểu 100% ngay lập tức và tự động.
- Vocabulary Lesson (file MP3): Chỉ nghe, đừng cố gắng nhớ từ.
- Mini-Story (file MP3): Đây là phần quan trọng nhất. Lần thứ nhất chỉ nghe. Sau đó nghe và ngừng sau mỗi câu hỏi. Trả lời các câu hỏi thật lớn bằng tiếng Anh, sau đó nghe lại. Đừng lo lắng nếu bạn không hiểu gì. Đừng lo lắng về các lỗi.
- Point Of View Mini-Stories
+ Commentaries: Thường mình sẽ bỏ qua phần này. Bạn nào có thời gian thì nghe cũng được ^^
LƯU Ý:
+ Trong lúc nghe Audio và Mini-Story, các bạn hãy cố gắng NHẠI LẠI chính xác (cả về âm, stress lẫn ngữ điệu) của người nói. Đây chính là một trong những cách luyện SHADOWING mình đã áp dụng để luyện phát âm và kĩ năng speaking. Nếu có cơ hội, mình sẽ chia sẻ kỹ hơn.
+ Bộ flow English chỉ có 3 phần: Text, Audio Article và Mini-story, vẫn học giống như ở trên
+ Với những bạn bận rộn như mình, không nhất thiết các bạn phải dành 30 phút – 1 tiếng để tập trung nghe mà hoàn toàn có thể NGHE THỤ ĐỘNG (tức là mình sẽ kết hợp bật Audio luyện nghe
+ SHADOWING trong lúc làm việc khác, ví dụ nấu cơm rửa bát giặt quần áo, đi bộ, đi vệ sinh… 😊, đó chính là cách mà mình làm hàng ngày, và hiện tại vẫn làm – tại nó đã trở thành thói quen.
Mình thích một thứ ở bộ EFFORTLESS là giọng đọc của ông AJ, người sáng lập ra phương pháp học này. Giọng đọc chuẩn Mỹ, rất rõ ràng, đầy năng lượng, và ổng giải thích cũng rất dễ hiểu, dễ nghe (đặc biệt là phần Mini -story, mình cá là các bạn nghe hiểu gần hết).
Với SERIES EXTRA:
Luyện nghe không mãi cũng chán, mình nghĩ xem ít phim sẽ có tính giải trí hơn nên ban đầu mình trọn bộ EXTRA. Series xoay quanh cuộc sống của Nick, Bridget, Hector và Annie. Hector là một người có vốn tiếng Anh rất “khiêm tốn” và khi chuyển từ Agentina đến Anh quốc sống, anh phải tìm những người bạn bản xứ thực thụ để cải thiện khả năng ngoại ngữ của mình.
Chính vì vậy, 3 người bạn cậu ta phải rất vất vả để dạy Hector học tiếng Anh. Ngôn ngữ phim đơn giản, các nhân vật nói khá chậm và nhiều tình huống giao tiếp đơn giản được biên soạn kỹ càng nên rất thích hợp với những người mới bắt đầu học.
Lúc sau khi bắt đầu học Tiếng Pháp thì mình phát hiện ra EXTRA còn có các phiên bản Tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha… với nội dung y hệt cho các bạn bắt đầu học cơ 😊 Thế mới hay chứ 😊
VỀ PHƯƠNG PHÁP: mình bắt đầu xem bằng song ngữ Anh Việt trước, lúc mới đầu nghe Tiếng anh không hiểu gì. Sau khi mình đã hiểu nội dung và đã quen mặt chữ, mình mới chọn xem phụ đề Tiếng anh, từ nào không biết mình dùng từ điển tra, và sau đó tắt hoặc che phụ đề xem nghe hiểu được bao nhiêu. Lúc ban đầu một tập thì mình xem đâu đó khoảng 5-6 lần 😊, sau đó đến những tập gần cuối thì chỉ cần xem 2-3 lần thôi là nghe được rồi.
Cả phụ đề Anh – Việt
https://www.youtube.com/watch?v=Yft-iOeeMMA&list=PLznElfIwNS2rvadiqdhMmvoiKhFC4MFKB&ab_channel=KhoaHoNgoc
Phụ đề Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=k89GF-i_Eyg&list=PLdYSWqTrWP2jyqWIdjsATbrb11uN_BMrF&ab_channel=ChristopherBritt
App Podcasts:
Ngoài ra mọi người có thể down app LearnEnglish Podcasts về nhé. Mình thấy nguồn này khó hơn một chút tuy nhiên người mới bắt đầu vẫn có thể nghe hiểu được, và rất thích hợp cho việc nghe thụ động.
Giờ là đến phần mình muốn share nhất: XEM PHIM HỌC TIẾNG ANH:
Mình là FAN CUỒNG của các series Truyền hình Mỹ. Series đầu tiên mình xem là “Friends”, và nói thật là mình xem đi xem lại không chán😊, có những episode mình xem đến 7-8 lần. Sau đó mình xem “How I met your mother” và hiện tại đang xem là “The big bang theory”. Mặc dù 9.0 listening nhưng xem vẫn phải tra từ điển xem nhân vật Sheldon nói gì ( tại toàn dùng từ formal độc lạ 😉, kiểu have sex mà bố toàn nói have coitus, cười i*** =))
Mình thấy series truyền hình Mỹ phản ánh khá chân thực đời sống và văn hóa người Mỹ, tình bạn và tình yêu của họ rất phóng khoáng và thoải mái, cởi mở. Các bạn mà có open mindset (như mình ^^) thì sẽ dễ đón nhận hơn và xem thấy hay hơn.
Một điều mình phục ở các series mình xem là các nhân vật diễn quá đỉnh, diễn mà như không diễn (do mình xem phỏng vấn các nhân vật ở ngoài đời thì chả khác quái gì lúc họ diễn cả), đúng là đỉnh cao điện ảnh. Thảo nào mỗi series vài trăm tập mà xem không bị chán. Mình xem và hiểu được các tình huống gây cười của họ thì thấy quá tinh tế, mặc dù xem lại vài lần vẫn thấy buồn cười =))) Sau khi cuồng phim Mỹ thì mình thấy hài Việt như hâm ấy, chắc gu mình thay đổi ^^.
Lúc bắt đầu xem (sau khi đã cày xong Extra) thì mình đúng là choáng toàn tập, họ nói cực nhanh, và mình chả hiểu họ cười gì, vô duyên vãi 😊 Thế nên mình lại áp dụng phương pháp khi xem Extra, kiên trì với từng Episode một. Mình nhớ những tập đầu có khi phải xem đi xem lại gần 5-6 lần mới hiểu được 50-60%, mà còn phải vừa xem vừa đọc sub Eng, chứ không tự nghe không sub được. Cũng nhiều lần mình nản chứ, định bỏ, và có lần bỏ thật (vì áp lực bài vở và ôn thi) mà không hiểu sao sau đó lại tiếp tục. Đúng là nếu không có những phút ban đầu như vậy thì không có mình ngày hôm nay 😊.
Trang web mình hay xem, phim có cả phụ đề Anh- Việt luôn và kho phim rất phong phú, hoạt hình, bom tấn có hết:
https://phimlearning.com/tvshows/friends/sf_1668
Xem trên máy tính thì mọi người cần tải extension Ejoy về, còn trên điện thoại thì có phần mềm Ejoy, khá tiện.
Hiện tại thì mình luyện nghe hàng ngày bằng cách enjoy là chủ yếu thôi, cày phim “The big bang theory” và có theo dõi một số show trên youtube:
+ Về đồ ăn: The best ever food review show ( Kênh review ẩm thực khá nổi tiếng và đặc biệt đa số là toàn món Việt),
+ Về công nghệ ( bản thân mình cực thích công nghệ smartphone): Mrwhosetheboss, Marques Brownlee, Unbox Therapy...
+ Về giải thích những hiện tượng và giả tưởng: Riddle, What if…
+ Những bài học về cuộc sống: Ted talk & The school of life..
+ Các kênh có yếu tố Việt Nam mình rất thích: The IELTS Face-off và Talk Vietnam.
Còn một số nữa nhưng liệt kê thì nhiều quá nên mình chỉ kể vậy thôi. Khi trình nghe mọi người khá rồi thì mọi người hoàn toàn có thể tự chọn lĩnh vực mình yêu thích xong xem và luyện nghe thì sẽ không bao giờ chán 😊.
Cứ kiên trì, dành thời gian một chút là có thành quả nhé. Mình tin là với những bạn bắt đầu, kiên trì luyện nghe, sau 2- 3 tháng là thấy sự khác biệt rõ rệt rồi ^^
2/ HÀNH TRÌNH LUYỆN IELTS 😊
Mình biết đến IELTS lần đầu thì là khoảng gần 3 năm trước, và lúc ban đầu thì thử làm đề listening test 1 Cam 7 được 4.5 (nghe 2 lần) và 5.0 reading (làm trong 3 tiếng !!!), lý do thì có thể là do mình chưa quen format, nhưng mình nghĩ chính là do kỹ năng nghe, đọc mình chưa tốt). Sau đó thì mình cứ luyện đề, kết hợp với việc xem phim và xem youtube thư giãn thôi, rồi cũng dần dần thấy tiến bộ, lên 5-6 rồi cao nhất là 7 thôi (30-31 câu). Sau vài tháng thì mình phải gác lại IELTS (khoảng 1 năm) để tập trung ôn tập tốt nghiệp cho năm cuối cấp.
Sau đó ra trường vài tháng (khoảng tháng 10/ 2019) thì mình mới bắt đầu lại với IELTS thì test thử tụt xuống còn khoảng tầm 6.5 =(((. Mình học IELTS trong lúc đi làm full-time nên thời gian không có nhiều, chỉ tranh thủ được buổi tối và cuối tuần thôi. Mình thì cũng chỉ làm đề và review lại, đặc biệt chú ý đến lỗi sai và cố gắng lần sau không tái phạm :(( ( cố gắng thôi chứ không tránh được). Mình thấy nhiều bạn (và cả bản thân mình đã từng) chăm làm đề lắm nhưng không tiến bộ, hỏi ra thì các bạn chỉ làm đề check đáp án xong để đó, cũng không có luyện nghe từ nhiều nguồn khác. Thế nên mình nghĩ cứ dậm chân tại chỗ là cũng dễ hiểu (bản thân mình có đợt cứ dậm chân tại chỗ ở mức 7.0 listening: 30-32 câu mãi không bứt lên được).
Thế nên kinh nghiệm mình rút ra: Mỗi đề mình làm hãy dành thời gian review nó thật kĩ, nghe lại transcripts xem có từ nào mới không, phân tích tại sao lại sai và phải thật hiểu( đặc biệt các câu multiple choice), cần thiết thì nghe đi nghe lại và đọc transcript và chú ý bắt đúng keys từ file nghe để suy ra đáp án. Đề thi IELTS khá lắt léo và lừa lọc nhiều nên mình thấy phải nghe thật kĩ và thật hiểu mới làm được, và luyện đề một cách thông minh thì mình sẽ thấy sự tiến bộ.
Lần đầu trong năm 2020 mình thi Listening được 7.5 và lần sau được 9.0 thì mình phát hiện điều khác biệt chính là ở những câu Multiple choice đó. Hôm 9.0 thì mình nghe được hết (cả đáp án đúng và đáp án lừa) nên khá chắc chắn về đáp án mình chọn (cơ mà cũng k nghĩ được 9.0 😉, tại đề ở nhà mình làm trước lúc thi toàn tầm 35-36 câu thôi). Sau đó mình phát hiện ra, SỰ TẬP TRUNG cũng chính là một yếu tố quyết định. Ở nhà mình làm hay bị mất tập trung và buồn ngủ, cơ mà hôm đi thi thì tỉnh như sáo do trước hôm đó ngủ đủ =)). Các bạn trước hôm thi nhớ ngủ đủ nha (như mình là ngủ 7 tiếng).
Một điều tối quan trọng của listening nữa là kĩ năng ĐỌC HIỂU. Mình phải luyện đọc thật nhanh trong lúc chờ file nghe bật lên để nắm được KEY WORDS và SỰ KHÁC NHAU giữa các đáp án. Với Format mới của listening thì mình thấy thời gian chờ cho mình đọc ít đi một chút nên kĩ năng Đọc hiểu này các bạn càng phải làm tốt hơn cả. Mình thấy nên TUYỆT ĐỐI TRÁNH đọc đáp án khi file nghe bắt đầu chạy, lúc đó cần tập trung cao độ vào file nghe và lướt qua các đáp án rồi chọn. Nhiều bạn (cả mình đã từng), lúc file nghe chạy rồi vẫn chăm chăm đọc và kết quả là miss liên tọi từ câu này qua câu khác 😉).
Bản thân mình luyện tập phân bổ thời gian đọc câu hỏi như sau, cả lúc luyện đề và đi thi: Lúc chờ vào băng part 1 thì cố gắng đọc hết câu hỏi part 1 + đoạn đầu part 2. Khi xong part 1 chuẩn bị đến part 2 thì phải đọc sang mấy câu part 3 rồi. Còn hết part 2 thì mình dành cả time đọc part 3, đọc đi đọc lại, càng nhiều lần càng tốt. Hết part 3 mình mới đọc sang part 4 ( nếu bạn nào đọc nhanh có thể đọc vài câu part 4 đầu trước). Mình thấy với format cũ thì chỉ cần trong lúc hết part 2 chờ part 3 là mình đã đọc được gần hết part 4 rồi ☹. Cơ mà may hôm đó thi vẫn ổn ^^
Nguồn luyện đề của mình chính là từ bộ đề Cambridge huyền thoại, 2 lần mình thi thì thấy độ khó tương đương, đặc biệt là Cam 15. Ngoài ra mình còn làm đề Actual test trên https://ieltsonlinetests.com/, để luyện format thi trên máy, cơ mà mình thấy thi thật chả giống mấy. Bạn nào thi máy thì làm đề giấy xong gần đến ngày thi thì lên web của IDP có format cho mình test thử làm quen chút là ổn. Một số nguồn test khác mình thấy cũng tốt đó là : Official Cambridge Guide, Ielts test trainer, Ielts test plus… Mình thì không có nhiều thời gian nên làm mỗi vài test trong test plus và Cambridge Guide thôi ^^.Mình thấy điều quan trọng là: Chất lượng hơn số lượng, ít nhưng chất =)))
Có nên luyện theo phương pháp chép chính tả?
Bản thân mình không luyện nghe theo cách này, tại vì mình thấy khá tẻ nhạt. Với mình, kĩ năng nghe là để enjoy hơn là buộc bản thân mình vào khuôn khổ. Mình có thử chép chính tả và thấy khá mất thời gian và rất dễ nản, thế nên mình bỏ luôn. Mình chưa kiểm chứng và không chắc chép chính tả sẽ khiến cho mọi người tiến bộ nhanh kỹ năng nghe, nên có lẽ tùy người sẽ có những quan điểm khác nhau. Mình thấy có vẻ chép chính tả khiến mọi người học từ vựng nhanh hơn, tuy vậy để học nghe hiểu bắt nội dung thì mình thấy không hiệu quả lắm.
Có nên take notes?
Mình cũng không take note trong lúc thi ( tại mình thi máy tính) và cũng chả gạch keywords vào câu hỏi luôn, thay vào đó, mình tập trung cho việc đọc hiểu, nắm bắt điểm chính của câu hỏi và nghe hiểu.
Đó là quá trình học từ 0- 9.0 listening của mình. Đọc được đến đây là các bạn khá kiên trì rồi đó ^^. Mặc dù khá là dài nhưng đó là quá trình 5 năm cũng như là đó là chia sẻ đầy tâm huyết của mình. Mong là các bạn có thể tìm được cho mình một thứ gì có giá trị trong bài post này và Tiếng anh của các bạn sẽ ngày một khá lên.
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有26部Youtube影片,追蹤數超過4,050的網紅Allen Low,也在其Youtube影片中提到,相关链接请点这里:https://mixsharing.com/free-download-mp3-flac-hd/ ✅Telegram→https://t.me/allenlowdotcom/ ✅Facebook→https://www.facebook.com/allenlowdotcom/ ...
「mp3 download app」的推薦目錄:
- 關於mp3 download app 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於mp3 download app 在 Thư Lê Elite Guy Facebook 的精選貼文
- 關於mp3 download app 在 Thư Lê Elite Guy Facebook 的最佳解答
- 關於mp3 download app 在 Allen Low Youtube 的最讚貼文
- 關於mp3 download app 在 iMoD Official Youtube 的最讚貼文
- 關於mp3 download app 在 Yolanda媽媽世界 Youtube 的最佳解答
- 關於mp3 download app 在 VidMate 一款可下載YouTube 影片與MP3 音樂、FB 等上百個網站 ... 的評價
- 關於mp3 download app 在 YouTube MP3 Downloader App for Android 的評價
- 關於mp3 download app 在 8 Mp3 download app ideas - Pinterest 的評價
- 關於mp3 download app 在 Free YouTube to MP3 Converter | 4K Download 的評價
- 關於mp3 download app 在 【2021 YouTube轉MP3/MP4】15種推薦下載方法大評比 - 熊阿貝 的評價
- 關於mp3 download app 在 【2021 最新】 8 個YouTube 下載免費MP3 音樂方法 - TuneFab 的評價
- 關於mp3 download app 在 iPhone下載YouTube影片和MP3音樂捷徑腳本(2021進化版) 的評價
- 關於mp3 download app 在 Free YouTube Downloader for Android & MP3 Converter 的評價
- 關於mp3 download app 在 iPhone 一鍵下載Youtube MP3 音樂到手機!2招免安裝APP 的評價
- 關於mp3 download app 在 AllToMP3 - Download YouTube in MP3 with tags, cover and ... 的評價
- 關於mp3 download app 在 免安裝!20秒學會下載YouTube影片與MP3音樂只要呼叫Siri ... 的評價
- 關於mp3 download app 在 YouTube to MP3 Converter Online: How to Download Music ... 的評價
- 關於mp3 download app 在 YouTube Downloader für Android: Mit APKs kostenlos Musik ... 的評價
- 關於mp3 download app 在 教你用iOS 捷徑「下載YouTube 影片/ MP3音樂」(iOS14/iOS15 ... 的評價
- 關於mp3 download app 在 Free YouTube to MP3 Converter - DVDVideoSoft.com 的評價
- 關於mp3 download app 在 YT1s 免費線上Youtube 下載器,輕鬆儲存MP4、MP3 手機與 ... 的評價
- 關於mp3 download app 在 iPhone 一鍵下載Youtube 影片還可以轉成MP3 - 捷徑腳本 的評價
- 關於mp3 download app 在 How to download YT MP3 songs on your Android - Pure Tuber 的評價
- 關於mp3 download app 在 【MP3下載】Youtube 轉mp3、mp4 音樂轉存工具《2021更新》 的評價
- 關於mp3 download app 在 How to Download Music from Youtube to Android | Ubergizmo 的評價
- 關於mp3 download app 在 YouTube to MP3 converter: Download MP3 from ... - 91Mobiles 的評價
- 關於mp3 download app 在 AllToMP3/alltomp3-app: Download and Convert ... - GitHub 的評價
- 關於mp3 download app 在 How to Download Music from YouTube to iPad [in MP3 Format] 的評價
mp3 download app 在 Thư Lê Elite Guy Facebook 的精選貼文
DANH SÁCH TỔNG HỢP CÁC PHẦN MỀM THAY THẾ HỮU ÍCH VÀ MIỄN PHÍ
CHỈNH SỬA ẢNH
1. Canva (https://www.canva.com/) – Có nhiều mẫu infographic, poster, ảnh cho mảng xã hội miễn phí. Về cơ bản các dịch vụ cung cấp là miễn phí, và có thời hạn dùng thử 30 ngày. Dạng ứng dụng web nên có thể sử dụng trên tất cả thiết bị.
2. Gimp (https://www.gimp.org/) – Ông trùm to nhất của các phần mềm thay thế photoshop miễn phí. Rất khuyến khích bạn nên dùng. Có thể dùng trên mọi nền tảng (Windows, Mac, Linux).
3. ImageBatch (http://www.imagebatch.org/) – Một phần mềm tuyệt vời cho phép bạn chỉnh sửa ảnh một cách nhanh chóng và thuận tiện. Chèn watermark, xoay hình, cắt ghép chỉ trong một nốt nhạc. (Hệ điều hành Windows).
4. ImageOptim (https://imageoptim.com/mac) – Nén tệp hình ảnh của bạn và giải phóng siêu dữ liệu (metadata), khiến chúng tải nhanh hơn và chỉnh sửa dễ hơn.
5. InkScape (https://inkscape.org/en/)– Một phần mềm miễn phí thay thế cho Adobe Illustrator với khả năng cung cấp đồ họa vector chuyên nghiệp. (Windows, Mac, Linux).
6. Pixlr (https://pixlr.com/web) – Phiên bản online nhẹ nhàng của Photoshop (Web).
7. Photoscape (http://www.photoscape.org/ps/main/index.php) – Một phần mềm chỉnh sửa ảnh dễ sử dụng thay thế cho Photoshop (Windows).
8. Riot (http://luci.criosweb.ro/riot/download/) – Công cụ nén hình ảnh hàng loạt cho những người cần làm việc với nhiều hình ảnh cùng một lúc. (Windows / Gimp Plugin).
9. Seashore (http://seashore.sourceforge.net/The_Seashore_Pro…/About.html) – Trình chỉnh sửa hình ảnh nguồn mở tương tự như Gimp (Mac).
NHIẾP ẢNH
1. FastStone (http://www.faststone.org/FSViewerDetail.htm) – Trình chỉnh sửa, đăng tải và chuyển đổi hình ảnh (Windows).
2. FSpot (http://f-spot.org/) – Một hệ thống quản lý ảnh có đầy đủ tính năng (Linux).
3. IrfanView (http://www.irfanview.com/) – Trình xem và chỉnh sửa hình ảnh, có thể xử lý ảnh hàng loạt. Ưu điểm là khá nhẹ, không tốn dữ liệu (Windows).
4. Polarr – Ứng dụng trên web thay thế cho Adobe Lightroom. (App).
5. Shotwell (https://wiki.gnome.org/Apps/Shotwell) – Một hệ thống quản lý hình ảnh hữu ích cho Gnome 3. (Linux).
CHỈNH SỬA VÀ PHÁT VIDEO
1. Avidemux (http://fixounet.free.fr/avidemux/) – Trình chỉnh sửa video miễn phí và đơn giản cho các nhu cầu cơ bản. (Windows, Mac, Linux).
2. Blender (https://www.blender.org/features/) – Một trình chỉnh sửa video và tạo hoạt họa miễn phí tuyệt vời. (Windows, Mac, Linux).
3. Freemake Video Converter (http://www.freemake.com/free_video_converter/) – Một phần mềm chuyển đổi video cực kỳ hữu dụng với rất nhiều cài đặt trước (preset). (Windows).
4. Handbrake (https://handbrake.fr/downloads.php) – Bộ chuyển mã video nguồn mở, một sự thay thế tuyệt vời cho Adobe Media Encoder. (Windows, Mac, Linux).
5. Lightworks (https://www.lwks.com/) – Một hệ thống trọn gói tuyệt vời. Phần mềm cơ bản là miễn phí và nó cung cấp một bộ chỉnh sửa video cực kỳ đa dụng và tiện lợi. Phần mềm này được sử dụng cho một số bộ phim như Sói Già Phố Wall và Chuyện Tào Lao (Pulp Fiction). (Windows, Mac, Linux).
6. Miro (http://www.getmiro.com/) – Trình phát video nguồn mở. (Windows, Mac, Linux).
7. Miro Video Converter (http://www.mirovideoconverter.com/) – Một công cụ chuyển đổi video miễn phí (Windows, Mac, Linux).
8. Openshot Video (http://www.openshotvideo.com/) – Một phần mềm miễn phí thú vị thay thế cho Final Cut Pro và Premiere Pro cho người dùng Linux. (Linux).
9. VLC (http://www.videolan.org/vlc/index.html) – Phát được mọi thể loại định dạng video dù có đuôi khó chịu đến đâu. Rất khuyến khích sử dụng. (Windows, Mac, Linux).
VFX (KỸ XẢO)
Hitfilm Express (https://hitfilm.com/express) – Không chỉ là một trình chỉnh sửa video tuyệt vời, bạn còn được khuyến mãi thêm hàng loạt các hiệu ứng miễn phí. Một phần mềm nhẹ thay thế hoàn hảo cho Adobe After Effects. (Windows, Mac).
DVD / ĐỌC VÀ GHI BLU-RAY
1. Dvd Styler (https://www.dvdstyler.org/en/) – Tạo, thiết kế và ghi đĩa DVD của riêng bạn. (Windows, Mac, Linux).
2. Ashampoo Burning Studio (https://www.ashampoo.com/…/burning-soft…/burning-studio-free) – Phần mềm ghi DVD miễn phí có hỗ trợ blu-ray (Windows).
3. Anyburn (http://www.anyburn.com/) – Ghi đĩa DVD, CD và Blu-Ray miễn phí (Windows).
4. Burn (http://burn-osx.sourceforge.net/Pages/English/home.html) – Bộ công cụ ghi đĩa DVD cho Mac. (Mac).
PHẦN MỀM VĂN PHÒNG
1. Atom (https://atom.io/) – Một trình soạn thảo văn bản hữu ích, hoàn toàn có thể tùy chỉnh. (Windows, Mac, Linux).
2. Foxit PDF Reader (https://www.foxitsoftware.com/products/pdf-reader/) – Với phần mềm này bạn không còn phải phụ thuộc vào Adobe nặng nề cho nhu cầu sử dụng PDF nữa. (Windows, Linux).
3. Google Docs (https://www.google.com/docs/about/) – Ứng dụng trên web cho Microsoft Office mà bạn có thể đồng bộ hóa trên tất cả các thiết bị của mình. (Web).
4. Libre Office (https://www.libreoffice.org/download/libreoffice-fresh/) – Một phần mềm miễn phí hoàn toàn thay thế cho Microsoft Office. (Windows, Mac, Linux).
5. Sublime Text (http://www.sublimetext.com/3) – Trình soạn thảo văn bản tuyệt vời , đúng như cái tên của nó. (Windows, Mac, Linux).
6. WPS Office Free (https://www.wps.com/office-free) – Lại là một giải pháp khác cho những người không muốn chi một khoản tiền lớn cho Microsoft Office.. (Windows).
PHẦN MỀM GIÚP TĂNG HIỆU SUẤT LÀM VIỆC VÀ GHI CHÚ
1. EverNote (https://evernote.com/) – Phần mềm ghi chú vô cùng phổ biến và hữu dụng cho mọi công việc.
2. Lastpass (https://www.lastpass.com/) – Trình quản lý mật khẩu và điền biểu mẫu tự động.
3. OneNote (https://www.onenote.com/) – Một ứng dụng ghi chú từ Microsoft. Có thể đồng bộ trên tất cả các thiết bị của bạn.
4. Pocket (https://getpocket.com/)– Lưu các bài viết, tài liệu, ghi chú, vv để xem sau.
5. Trello (https://trello.com/) – Quản lý dự án dễ dàng.
6. Wunderlist (https://www.wunderlist.com/) – Theo dõi và quản lý hoạt động hàng ngày của bạn. (All Devices).
TIỆN ÍCH
1. 7Zip (http://www.7-zip.org/) – Một phần mềm miễn phí hay để giải nén tất cả các file và hơn thế nữa. (Windows).
2. App Cleaner (http://freemacsoft.net/appcleaner/) – Một chương trình rất nhẹ có thể xóa ứng dụng dành cho Mac. (Mac).
3. Calibre (https://calibre-ebook.com/) – Một hệ thống quản lý ebook. Nhập, chỉnh sửa và chuyển đổi ebook của bạn. (Windows, Mac, Linux).
4. Autoruns (https://technet.microsoft.com/e…/sysinternals/bb963902.aspx…) – Ngăn chặn các chương trình không mong muốn làm chậm thời gian khởi động của bạn. (Windows).
5. CCleaner (http://www.piriform.com/CCLEANER)– Quản lý các ứng dụng và dọn dẹp máy tính của bạn. (Windows, Mac, Android).
6. DropBox (https://www.dropbox.com/?landing=cntl) – Giữ và đồng bộ hóa tất cả tài liệu của bạn, v.v (Tất cả thiết bị).
7. FileZilla (https://filezilla-project.org/) – Một giải pháp FTP hoàn toàn miễn phí. (Windows, Mac, Linux).
8. Flux (https://justgetflux.com/) – Tự động làm mờ màn hình của bạn theo độ sáng thực tế bên ngoài, giúp bạn khỏi mỏi mắt. (Windows, Mac, Linux).
9. Malware-Bytes (https://www.malwarebytes.com/) – Một công cụ loại bỏ phần mềm độc hại miễn phí. (Windows).
10. MP3 Tag (http://www.mp3tag.de/en/) – Quản lý tất cả tệp nhạc của bạn. Có thể đổi tên, chỉnh sửa, cắt đoạn hàng loạt. (Windows, Mac).
11. Recuva (https://www.piriform.com/recuva) – Cần lấy lại một tập tin đã bị xóa? Đây là thứ bạn cần! (Windows).
12. SD Formatter (https://www.sdcard.org/downloads/formatter_4/) – Chủ yếu để định dạng thẻ SD nhưng cũng có thể được sử dụng trên thẻ nhớ USB. Có thể đặt lại kích thước tệp và sắp xếp bảng tập tin. (Windows, Mac)
13. Spybot (https://www.safer-networking.org/) – dọn sạch phần mềm độc hại khỏi hệ thống của bạn. (Windows).
14. Thunderbird (https://www.mozilla.org/en-GB/thunderbird/) – Một ứng dụng email tuyệt vời hoạt động trơn tru với bất kỳ địa chỉ email nào. Cũng bao gồm lịch và ghi chú, đặt cuộc hẹn, vv. (Windows, Mac, Linux).
15. UnArchiver (http://wakaba.c3.cx/s/apps/unarchiver.html) – Công cụ nén cho hệ điều hành Mac. (Mac).
PHẦN MỀM HỆ THỐNG
1. Display Driver Uninstaller (http://www.guru3d.com/…/display-driver-uninstaller-download…) – Dùng công cụ này nếu bạn gặp vấn đề về đồ họa hoặc cần thay đổi card đồ họa. Loại bỏ tất cả các trình điều khiển cũ để bạn có thể bắt đầu chương trình từ đầu. Windows).
2. Macrium Reflect (https://www.macrium.com/reflectfree) – Sao chép ổ đĩa và cung cấp giải pháp hình ảnh. Cần nâng cấp lên SSD? Chỉ cần sao chép nó, không cần phải cài đặt lại hệ thống (Windows).
3. Ninite (https://ninite.com/) – Website này cho phép bạn cài đặt hàng loạt chương trình cùng một lúc. Nó thậm chí sẽ loại bỏ các phần mềm kèm theo khó chịu thường thấy trong các gói phần mềm tải về. Rất hữu ích và tiết kiệm thời gian khi bạn cần cài đặt hoặc cập nhập nhiều chương trình cùng một lúc.
4. Unchecky (https://unchecky.com/) – Khuyến khích nên cài đặt. Về cơ bản, nó chặn những chương trình bạn cài đặt không cho hiển thị phần mềm vô ích kèm theo. Ví dụ Adobe luôn tự động đưa vào những phần mềm chống virus vừa nặng vừa dở khi bạn cài đặt, nếu quên nhấn từ chối thì bạn sẽ phải rất mất công mới loại bỏ nó được.
5. Recuva (https://www.piriform.com/recuva) – Lỡ tay xoá một tệp tin quan trọng? Dùng phần mềm này để lấy lại nó trước khi tệp tin đó biến mất mãi mãi. (Windows).
6. Windows 10 Wizard (http://www.digitalcare.org/products/win10-wizard/) – Windows 10 đi kèm với vô số cài đặt mà bạn có thể không muốn, từ quảng cáo đến định vị địa điểm. Phần mềm này cho phép bạn định cấu hình cài đặt của bạn theo cách bạn muốn. (Windows).
7. Windows Portable Repair Toolbox (https://windows-repair-toolbox.com/) – Phần mềm này có hầu như mọi thứ bạn cần để khắc phục sự cố hệ thống. Nó cung cấp nhiều phần mềm tiện ích miễn phí đến mức bạn có dùng cũng không hết. Ngoài ra, bạn có thể cài đặt và gỡ cài đặt mỗi lần sử dụng một ứng dụng nên nó chiếm rất ít tài nguyên hệ thống (Windows).
PHẦN MỀM GHI LẠI MÀN HÌNH
1. Bandicam (https://www.bandicam.com/downloads/) – Một giải pháp tiện lợi và đơn giản, nhưng phiên bản miễn phí thì có giới hạn và có watermark trên video của bạn. (Windows).
2. Open Broadcast Studio (https://obsproject.com/) – Rất khuyến khích nên dùng. Có thể làm được mọi thứ bạn muốn và nhiều hơn thế nữa. Không có watermark, có thể phát trực tuyến (stream) và vô số dịch vụ khác. (Windows, Mac, Linux).
3. Simple Screen Recorder (http://www.maartenbaert.be/simplescreenrecorder/) – Đơn giản, dễ sử dụng (Linux).
PHẦN MỀM ĐIỀU KHUYỂN MÀN HÌNH TỪ XA
1. Chrome Remote Desktop – Một giải pháp điều khiển màn hình từ xa miễn phí từ Google. (Windows, Android).
2. Anydesk – Một giải pháp điều khiển màn hình từ xa thú vị khác. (Windows, Mac, Linux, Android, iOS).
3. Splashtop – Miễn phí cho sử dụng cá nhân. (Windows, Mac, Linux, Android, iOS).
QUẢN LÝ EMAILS
1. eM Client (http://www.emclient.com/) – Hoàn toàn miễn phí cho sử dụng cá nhân. Bao gồm lịch, danh sách nhiệm vụ, danh bạ, và tính năng trò chuyện. (Windows).
2. Opera Email Client (http://www.opera.com/computer/mail) – Một lựa chọn tuyệt vời khác cho những ai cần một giải pháp quản lý email tốt hơn. (Windows, Mac, Linux).
QUẢN LÝ VÀ LÊN LỊCH CHO SOCIAL MEDIA
1. Circular (http://circular.io/) – Phiên bản nguồn mở cho Buffer của Twitter, hoàn toàn miễn phí (Web).
2. Hootsuite (https://hootsuite.com/dashboard) – Trình quản lý phương tiện truyền thông xã hội tuyệt vời cho phép bạn kết nối hai tài khoản trong phiên bản miễn phí và lên lịch bao nhiêu bài đăng tùy thích. Cũng bao gồm một lịch trình tự động để bạn có thể tuỳ đặt số lượng lớn bài đăng và nhanh chóng lên lịch cho chúng chỉ trong vài phút. (Web).
3. Publer (https://superpubler.com/login) – Cho phép bạn lên lịch tối đa 10 bài đăng và quản lý 5 tài khoản truyền thông xã hội trên phiên bản miễn phí. (Web App).
4. Social Oomph (https://www.socialoomph.com/) – Lên lịch tweet miễn phí. (Web App).
5. Social Pilot (https://socialpilot.co/plans/) – Phiên bản miễn phí có giới hạn nhưng cho phép bạn kết nối 3 tài khoản và chia sẻ 10 bài đăng mỗi ngày (Web).
6. Tweetdeck (https://tweetdeck.twitter.com/) – Trình quản lý quen thuộc cho Twitter. Tuyệt vời để chạy nhiều tài khoản, tuy nhiên việc lên lịch hơi mất thời gian một chút. (Web).
Hy vọng danh sách này sẽ tăng hiệu suất làm việc của bạn!
#ThuLeEliteGuy #PhanMemTienIch
mp3 download app 在 Thư Lê Elite Guy Facebook 的最佳解答
DANH SÁCH TỔNG HỢP CÁC PHẦN MỀM THAY THẾ HỮU ÍCH VÀ MIỄN PHÍ
CHỈNH SỬA ẢNH
1. Canva (https://www.canva.com/) – Có nhiều mẫu infographic, poster, ảnh cho mảng xã hội miễn phí. Về cơ bản các dịch vụ cung cấp là miễn phí, và có thời hạn dùng thử 30 ngày. Dạng ứng dụng web nên có thể sử dụng trên tất cả thiết bị.
2. Gimp (https://www.gimp.org/) – Ông trùm to nhất của các phần mềm thay thế photoshop miễn phí. Rất khuyến khích bạn nên dùng. Có thể dùng trên mọi nền tảng (Windows, Mac, Linux).
3. ImageBatch (http://www.imagebatch.org/) – Một phần mềm tuyệt vời cho phép bạn chỉnh sửa ảnh một cách nhanh chóng và thuận tiện. Chèn watermark, xoay hình, cắt ghép chỉ trong một nốt nhạc. (Hệ điều hành Windows).
4. ImageOptim (https://imageoptim.com/mac) – Nén tệp hình ảnh của bạn và giải phóng siêu dữ liệu (metadata), khiến chúng tải nhanh hơn và chỉnh sửa dễ hơn.
5. InkScape (https://inkscape.org/en/)– Một phần mềm miễn phí thay thế cho Adobe Illustrator với khả năng cung cấp đồ họa vector chuyên nghiệp. (Windows, Mac, Linux).
6. Pixlr (https://pixlr.com/web) – Phiên bản online nhẹ nhàng của Photoshop (Web).
7. Photoscape (http://www.photoscape.org/ps/main/index.php) – Một phần mềm chỉnh sửa ảnh dễ sử dụng thay thế cho Photoshop (Windows).
8. Riot (http://luci.criosweb.ro/riot/download/) – Công cụ nén hình ảnh hàng loạt cho những người cần làm việc với nhiều hình ảnh cùng một lúc. (Windows / Gimp Plugin).
9. Seashore (http://seashore.sourceforge.net/The_Seashore_Pro…/About.html) – Trình chỉnh sửa hình ảnh nguồn mở tương tự như Gimp (Mac).
NHIẾP ẢNH
1. FastStone (http://www.faststone.org/FSViewerDetail.htm) – Trình chỉnh sửa, đăng tải và chuyển đổi hình ảnh (Windows).
2. FSpot (http://f-spot.org/) – Một hệ thống quản lý ảnh có đầy đủ tính năng (Linux).
3. IrfanView (http://www.irfanview.com/) – Trình xem và chỉnh sửa hình ảnh, có thể xử lý ảnh hàng loạt. Ưu điểm là khá nhẹ, không tốn dữ liệu (Windows).
4. Polarr – Ứng dụng trên web thay thế cho Adobe Lightroom. (App).
5. Shotwell (https://wiki.gnome.org/Apps/Shotwell) – Một hệ thống quản lý hình ảnh hữu ích cho Gnome 3. (Linux).
CHỈNH SỬA VÀ PHÁT VIDEO
1. Avidemux (http://fixounet.free.fr/avidemux/) – Trình chỉnh sửa video miễn phí và đơn giản cho các nhu cầu cơ bản. (Windows, Mac, Linux).
2. Blender (https://www.blender.org/features/) – Một trình chỉnh sửa video và tạo hoạt họa miễn phí tuyệt vời. (Windows, Mac, Linux).
3. Freemake Video Converter (http://www.freemake.com/free_video_converter/) – Một phần mềm chuyển đổi video cực kỳ hữu dụng với rất nhiều cài đặt trước (preset). (Windows).
4. Handbrake (https://handbrake.fr/downloads.php) – Bộ chuyển mã video nguồn mở, một sự thay thế tuyệt vời cho Adobe Media Encoder. (Windows, Mac, Linux).
5. Lightworks (https://www.lwks.com/) – Một hệ thống trọn gói tuyệt vời. Phần mềm cơ bản là miễn phí và nó cung cấp một bộ chỉnh sửa video cực kỳ đa dụng và tiện lợi. Phần mềm này được sử dụng cho một số bộ phim như Sói Già Phố Wall và Chuyện Tào Lao (Pulp Fiction). (Windows, Mac, Linux).
6. Miro (http://www.getmiro.com/) – Trình phát video nguồn mở. (Windows, Mac, Linux).
7. Miro Video Converter (http://www.mirovideoconverter.com/) – Một công cụ chuyển đổi video miễn phí (Windows, Mac, Linux).
8. Openshot Video (http://www.openshotvideo.com/) – Một phần mềm miễn phí thú vị thay thế cho Final Cut Pro và Premiere Pro cho người dùng Linux. (Linux).
9. VLC (http://www.videolan.org/vlc/index.html) – Phát được mọi thể loại định dạng video dù có đuôi khó chịu đến đâu. Rất khuyến khích sử dụng. (Windows, Mac, Linux).
VFX (KỸ XẢO)
Hitfilm Express (https://hitfilm.com/express) – Không chỉ là một trình chỉnh sửa video tuyệt vời, bạn còn được khuyến mãi thêm hàng loạt các hiệu ứng miễn phí. Một phần mềm nhẹ thay thế hoàn hảo cho Adobe After Effects. (Windows, Mac).
DVD / ĐỌC VÀ GHI BLU-RAY
1. Dvd Styler (https://www.dvdstyler.org/en/) – Tạo, thiết kế và ghi đĩa DVD của riêng bạn. (Windows, Mac, Linux).
2. Ashampoo Burning Studio (https://www.ashampoo.com/…/burning-soft…/burning-studio-free) – Phần mềm ghi DVD miễn phí có hỗ trợ blu-ray (Windows).
3. Anyburn (http://www.anyburn.com/) – Ghi đĩa DVD, CD và Blu-Ray miễn phí (Windows).
4. Burn (http://burn-osx.sourceforge.net/Pages/English/home.html) – Bộ công cụ ghi đĩa DVD cho Mac. (Mac).
PHẦN MỀM VĂN PHÒNG
1. Atom (https://atom.io/) – Một trình soạn thảo văn bản hữu ích, hoàn toàn có thể tùy chỉnh. (Windows, Mac, Linux).
2. Foxit PDF Reader (https://www.foxitsoftware.com/products/pdf-reader/) – Với phần mềm này bạn không còn phải phụ thuộc vào Adobe nặng nề cho nhu cầu sử dụng PDF nữa. (Windows, Linux).
3. Google Docs (https://www.google.com/docs/about/) – Ứng dụng trên web cho Microsoft Office mà bạn có thể đồng bộ hóa trên tất cả các thiết bị của mình. (Web).
4. Libre Office (https://www.libreoffice.org/download/libreoffice-fresh/) – Một phần mềm miễn phí hoàn toàn thay thế cho Microsoft Office. (Windows, Mac, Linux).
5. Sublime Text (http://www.sublimetext.com/3) – Trình soạn thảo văn bản tuyệt vời , đúng như cái tên của nó. (Windows, Mac, Linux).
6. WPS Office Free (https://www.wps.com/office-free) – Lại là một giải pháp khác cho những người không muốn chi một khoản tiền lớn cho Microsoft Office.. (Windows).
PHẦN MỀM GIÚP TĂNG HIỆU SUẤT LÀM VIỆC VÀ GHI CHÚ
1. EverNote (https://evernote.com/) – Phần mềm ghi chú vô cùng phổ biến và hữu dụng cho mọi công việc.
2. Lastpass (https://www.lastpass.com/) – Trình quản lý mật khẩu và điền biểu mẫu tự động.
3. OneNote (https://www.onenote.com/) – Một ứng dụng ghi chú từ Microsoft. Có thể đồng bộ trên tất cả các thiết bị của bạn.
4. Pocket (https://getpocket.com/)– Lưu các bài viết, tài liệu, ghi chú, vv để xem sau.
5. Trello (https://trello.com/) – Quản lý dự án dễ dàng.
6. Wunderlist (https://www.wunderlist.com/) – Theo dõi và quản lý hoạt động hàng ngày của bạn. (All Devices).
TIỆN ÍCH
1. 7Zip (http://www.7-zip.org/) – Một phần mềm miễn phí hay để giải nén tất cả các file và hơn thế nữa. (Windows).
2. App Cleaner (http://freemacsoft.net/appcleaner/) – Một chương trình rất nhẹ có thể xóa ứng dụng dành cho Mac. (Mac).
3. Calibre (https://calibre-ebook.com/) – Một hệ thống quản lý ebook. Nhập, chỉnh sửa và chuyển đổi ebook của bạn. (Windows, Mac, Linux).
4. Autoruns (https://technet.microsoft.com/e…/sysinternals/bb963902.aspx…) – Ngăn chặn các chương trình không mong muốn làm chậm thời gian khởi động của bạn. (Windows).
5. CCleaner (http://www.piriform.com/CCLEANER)– Quản lý các ứng dụng và dọn dẹp máy tính của bạn. (Windows, Mac, Android).
6. DropBox (https://www.dropbox.com/?landing=cntl) – Giữ và đồng bộ hóa tất cả tài liệu của bạn, v.v (Tất cả thiết bị).
7. FileZilla (https://filezilla-project.org/) – Một giải pháp FTP hoàn toàn miễn phí. (Windows, Mac, Linux).
8. Flux (https://justgetflux.com/) – Tự động làm mờ màn hình của bạn theo độ sáng thực tế bên ngoài, giúp bạn khỏi mỏi mắt. (Windows, Mac, Linux).
9. Malware-Bytes (https://www.malwarebytes.com/) – Một công cụ loại bỏ phần mềm độc hại miễn phí. (Windows).
10. MP3 Tag (http://www.mp3tag.de/en/) – Quản lý tất cả tệp nhạc của bạn. Có thể đổi tên, chỉnh sửa, cắt đoạn hàng loạt. (Windows, Mac).
11. Recuva (https://www.piriform.com/recuva) – Cần lấy lại một tập tin đã bị xóa? Đây là thứ bạn cần! (Windows).
12. SD Formatter (https://www.sdcard.org/downloads/formatter_4/) – Chủ yếu để định dạng thẻ SD nhưng cũng có thể được sử dụng trên thẻ nhớ USB. Có thể đặt lại kích thước tệp và sắp xếp bảng tập tin. (Windows, Mac)
13. Spybot (https://www.safer-networking.org/) – dọn sạch phần mềm độc hại khỏi hệ thống của bạn. (Windows).
14. Thunderbird (https://www.mozilla.org/en-GB/thunderbird/) – Một ứng dụng email tuyệt vời hoạt động trơn tru với bất kỳ địa chỉ email nào. Cũng bao gồm lịch và ghi chú, đặt cuộc hẹn, vv. (Windows, Mac, Linux).
15. UnArchiver (http://wakaba.c3.cx/s/apps/unarchiver.html) – Công cụ nén cho hệ điều hành Mac. (Mac).
PHẦN MỀM HỆ THỐNG
1. Display Driver Uninstaller (http://www.guru3d.com/…/display-driver-uninstaller-download…) – Dùng công cụ này nếu bạn gặp vấn đề về đồ họa hoặc cần thay đổi card đồ họa. Loại bỏ tất cả các trình điều khiển cũ để bạn có thể bắt đầu chương trình từ đầu. Windows).
2. Macrium Reflect (https://www.macrium.com/reflectfree) – Sao chép ổ đĩa và cung cấp giải pháp hình ảnh. Cần nâng cấp lên SSD? Chỉ cần sao chép nó, không cần phải cài đặt lại hệ thống (Windows).
3. Ninite (https://ninite.com/) – Website này cho phép bạn cài đặt hàng loạt chương trình cùng một lúc. Nó thậm chí sẽ loại bỏ các phần mềm kèm theo khó chịu thường thấy trong các gói phần mềm tải về. Rất hữu ích và tiết kiệm thời gian khi bạn cần cài đặt hoặc cập nhập nhiều chương trình cùng một lúc.
4. Unchecky (https://unchecky.com/) – Khuyến khích nên cài đặt. Về cơ bản, nó chặn những chương trình bạn cài đặt không cho hiển thị phần mềm vô ích kèm theo. Ví dụ Adobe luôn tự động đưa vào những phần mềm chống virus vừa nặng vừa dở khi bạn cài đặt, nếu quên nhấn từ chối thì bạn sẽ phải rất mất công mới loại bỏ nó được.
5. Recuva (https://www.piriform.com/recuva) – Lỡ tay xoá một tệp tin quan trọng? Dùng phần mềm này để lấy lại nó trước khi tệp tin đó biến mất mãi mãi. (Windows).
6. Windows 10 Wizard (http://www.digitalcare.org/products/win10-wizard/) – Windows 10 đi kèm với vô số cài đặt mà bạn có thể không muốn, từ quảng cáo đến định vị địa điểm. Phần mềm này cho phép bạn định cấu hình cài đặt của bạn theo cách bạn muốn. (Windows).
7. Windows Portable Repair Toolbox (https://windows-repair-toolbox.com/) – Phần mềm này có hầu như mọi thứ bạn cần để khắc phục sự cố hệ thống. Nó cung cấp nhiều phần mềm tiện ích miễn phí đến mức bạn có dùng cũng không hết. Ngoài ra, bạn có thể cài đặt và gỡ cài đặt mỗi lần sử dụng một ứng dụng nên nó chiếm rất ít tài nguyên hệ thống (Windows).
PHẦN MỀM GHI LẠI MÀN HÌNH
1. Bandicam (https://www.bandicam.com/downloads/) – Một giải pháp tiện lợi và đơn giản, nhưng phiên bản miễn phí thì có giới hạn và có watermark trên video của bạn. (Windows).
2. Open Broadcast Studio (https://obsproject.com/) – Rất khuyến khích nên dùng. Có thể làm được mọi thứ bạn muốn và nhiều hơn thế nữa. Không có watermark, có thể phát trực tuyến (stream) và vô số dịch vụ khác. (Windows, Mac, Linux).
3. Simple Screen Recorder (http://www.maartenbaert.be/simplescreenrecorder/) – Đơn giản, dễ sử dụng (Linux).
PHẦN MỀM ĐIỀU KHUYỂN MÀN HÌNH TỪ XA
1. Chrome Remote Desktop – Một giải pháp điều khiển màn hình từ xa miễn phí từ Google. (Windows, Android).
2. Anydesk – Một giải pháp điều khiển màn hình từ xa thú vị khác. (Windows, Mac, Linux, Android, iOS).
3. Splashtop – Miễn phí cho sử dụng cá nhân. (Windows, Mac, Linux, Android, iOS).
QUẢN LÝ EMAILS
1. eM Client (http://www.emclient.com/) – Hoàn toàn miễn phí cho sử dụng cá nhân. Bao gồm lịch, danh sách nhiệm vụ, danh bạ, và tính năng trò chuyện. (Windows).
2. Opera Email Client (http://www.opera.com/computer/mail) – Một lựa chọn tuyệt vời khác cho những ai cần một giải pháp quản lý email tốt hơn. (Windows, Mac, Linux).
QUẢN LÝ VÀ LÊN LỊCH CHO SOCIAL MEDIA
1. Circular (http://circular.io/) – Phiên bản nguồn mở cho Buffer của Twitter, hoàn toàn miễn phí (Web).
2. Hootsuite (https://hootsuite.com/dashboard) – Trình quản lý phương tiện truyền thông xã hội tuyệt vời cho phép bạn kết nối hai tài khoản trong phiên bản miễn phí và lên lịch bao nhiêu bài đăng tùy thích. Cũng bao gồm một lịch trình tự động để bạn có thể tuỳ đặt số lượng lớn bài đăng và nhanh chóng lên lịch cho chúng chỉ trong vài phút. (Web).
3. Publer (https://superpubler.com/login) – Cho phép bạn lên lịch tối đa 10 bài đăng và quản lý 5 tài khoản truyền thông xã hội trên phiên bản miễn phí. (Web App).
4. Social Oomph (https://www.socialoomph.com/) – Lên lịch tweet miễn phí. (Web App).
5. Social Pilot (https://socialpilot.co/plans/) – Phiên bản miễn phí có giới hạn nhưng cho phép bạn kết nối 3 tài khoản và chia sẻ 10 bài đăng mỗi ngày (Web).
6. Tweetdeck (https://tweetdeck.twitter.com/) – Trình quản lý quen thuộc cho Twitter. Tuyệt vời để chạy nhiều tài khoản, tuy nhiên việc lên lịch hơi mất thời gian một chút. (Web).
Hy vọng danh sách này sẽ tăng hiệu suất làm việc của bạn!
#ThuLeEliteGuy #PhanMemTienIch
mp3 download app 在 Allen Low Youtube 的最讚貼文
相关链接请点这里:https://mixsharing.com/free-download-mp3-flac-hd/
✅Telegram→https://t.me/allenlowdotcom/
✅Facebook→https://www.facebook.com/allenlowdotcom/
✅Instagram→https://www.instagram.com/allenlowdotcom/
mp3 download app 在 iMoD Official Youtube 的最讚貼文
รีวิว 1More ComfoBuds หูฟังไร้สาย True Wireless ดีไซน์สวยงาม ขนาดเล็กสวมใส่สบายเป็นหูฟังแบบกึ่ง In-Ear ทำให้ลดเสียงรบกวนได้ เสียงดี ไมค์คุยชัด เชื่อมต่อง่าย แถมช่วงนี้ ❤️ ราคาพิเศษเพียง 1,499 บาทเท่านั้น
?? จุดเด่นของ 1More ComfoBuds
- มีไดร์เวอร์ไดนามิกขนาด 13.4 มม. ให้เสียงคมชัด เสียงเบสกระชับ
- ใช้เทคโนโลยีด้านเสียง AAC HD Audio (ให้คุณภาพเสียงที่ดีกว่า MP3)
- เชื่อมต่อด้วย Bluetooth 5.0 ที่เร็วและมีความเสถียร
- มาพร้อมไมโครโฟน แบบ Dual ที่มีเทคโนโลยีตัดเสียงรบกวน ENC มาให้ 4 ตัว
- มี Smart Playback ตัวหูฟังทั้งสองข้างมีเซ็นเซอร์อัจฉริยะ เพลงจะหยุดชั่วคราวโดยอัตโนมัติเมื่อถอดหูฟังออก และจะเล่นโดยอัตโนมัติเมื่อเราใส่หูฟังกลับเข้าไป
- มี Instant Pairing เพียงแค่เปิดเคสขึ้นมาก็เชื่อมต่อกับมือถือของเราได้ทันที
- ตัวหูฟังมีลักษณะแบบ Semi In-Ear ที่มีน้ำหนักเบา สวมใส่สบาย มีน้ำหนักอยู่ที่ข้างละ 3.8 กรัมเท่านั้น
- กันน้ำกันเหงื่อระดับ IPX5
- เล่นเพลงได้ 4 ชั่วโมง หากใช้ร่วมกับเคสชาร์จสามารถใช้งานต่อได้ยาวนานถึง 18 ชั่วโมงต่อการชาร์จไฟเต็ม 1 ครั้ง
- ตัวเคสพร้อมหูฟังมีน้ำหนักรวม 36.5 กรัม มีน้ำหนักเบากว่า AirPods รุ่นที่ 2 รุ่นเคสชาร์จ ( 48 กรัม )
- ที่ตัวเคสยังมีไฟ LED บอกสถานะแบตเตอรี่ ถ้าเป็นสีแดงแปลว่าแบตเตอรี่ต่ำ ถ้าเป็นสีเขียวแปลว่ามีแบตเตอรี่เต็ม
- เคสของหูฟังมีความจุแบตเตอรี่อยู่ที่ 410 mAh โดยใช้เวลาชาร์จไฟประมาณ 1 ชั่วโมง 20 นาที พอร์ตสำหรับการชาร์จไฟเข้าจะเป็นพอร์ต USB-C
- นอกจากนี้เรายังสามารถใช้งานร่วมกับแอปพลิชัน 1More โดยในแอปจะบอกเปอร์เซ็นต์แบตเตอเตอรี่ของหูฟังแต่ละข้าง สามารถเข้าไปเปิด-ปิด Smart Playback ได้ สามารถปรับแต่งตั้งค่าการแตะสัมผัสได้ภายในแอป แล้วก็จะมีส่วนของการอัปเดตเฟิร์มแวร์ด้วย สามารถเข้าไปดาวน์โหลดแอปได้ที่ App Store ได้เลย
- (Optional) หูฟังตัวนี้ได้รับการปรับจูนเสียงโดย Sound Engineer ที่ชนะรางวัล Grammy Award ด้านเสียงถึง 4 ปีซ้อน เพราะฉะนั้นเราจะได้ยินเสียงตรงกับเสียงที่ศิลปินเค้าอยากให้เราได้ยินจริง ๆ
? อุปกรณ์ในกล่อง
- หูฟัง 1MORE Comfobuds
- สาย USB สำหรับชาร์จไฟที่เป็นแบบ USB-A to USB-C
- คู่มือ ไม่มีภาษาไทย มีแต่ภาษาอังกฤษที่อ่านแล้วเข้าใจง่าย
- ใบรับประกันที่เป็นแบบให้เราสแกน QR Code
- สติกเกอร์ 1 More รูปน้องหมี
? การเชื่อมต่อ
- การเชื่อมต่อครั้งแรกง่ายมาก เพียงเปิดเคสขึ้นมาก็จะพบกับหูฟังที่ชื่อ 1MORE ComfoBuds แล้วเลือกเชื่อมต่อได้เลย
- ในการเชื่อมต่อครั้งถัดไปแค่เราเปิดเคสขึ้นมา หูฟังก็จะเชื่อมต่ออุปกรณ์ที่เราเคยเชื่อมต่อโดยอัตโนมัติ
การควบคุมและการใช้งาน
การควบคุมจะมีการ แตะ 2 ครั้งและ 3 ครั้ง
เริ่มต้นทางโรงงานเค้าจะตั้งค่ามาให้ดังนี้ค่ะ
- แตะ 2 ครั้งที่หูฟังข้างไหนก็ได้ เพื่อเล่นเพลงหรือหยุดเพลง / การรับสายก็ใช้วิธีการแตะ 2 ครั้งเหมือนกัน
- แตะ 3 ครั้งที่หูฟังข้างไหนก็ได้ เพื่อเรียกผู้ช่วยส่วนตัวอย่าง Siri
โดยเราสามารถเข้าไปตั้งค่าการควบคุมหูฟังเพื่อใช้งานฟังก์ชันอื่น ๆ ได้ที่แอป 1 More
ข้อดี
- เรื่องของเสียง ลดเสียงรบกวนได้
- เชื่อมต่อง่าย เปิดเคสออกมาก็พร้อมใช้งานทันที
- ตรวจจับการสวมใส่ หยุดเล่นเมื่อถอดหูฟังและเริ่มเล่นใหม่เมื่อสวมใส่อีกครั้ง
- ทนน้ำ IPX5
- ขนาดเล็กพกพาง่าย
? ราคาและการจัดจำหน่าย
1MORE Comfobuds มีให้เลือก 2 สี คือสีดำ ( Galaxy Back) และสีขาว (Pearl White)
ราคาปกติ 2,194 บาท ❤️ ราคาพิเศษเพียง 1,499 บาท
ซื้อได้ที่
? Lazada http://bit.ly/1MoreComfoBudsLZD
? JD Central http://bit.ly/1MoreComfoBudsJD
ⓕ Facebook 1MORE https://www.facebook.com/1MORE-Thailand-100158918825668
⬇️ ดาวน์โหลดแอป 1More Music
iOS - https://apps.apple.com/app/1more-music/id1395885965
Android - https://play.google.com/store/apps/details?id=com.onemore.life
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Track: CØDE - We're Invincible (feat. Joseph Feinstein) [NCS Release]
Music provided by NoCopyrightSounds.
Watch: https://youtu.be/Ajbnyaq91ao
Free Download / Stream: http://ncs.io/CallMeAgainYO
#1More #หูฟังไร้สาย1More #1MoreComfoBuds
mp3 download app 在 Yolanda媽媽世界 Youtube 的最佳解答
4moms mamaRoo4 電動嬰兒搖椅Unboxing?
Cool Mesh透氣物料令BB瞓得舒服涼爽,仲好容易拆出嚟放入去洗衣機洗!玩具球有兩面。一面係黑白色,一面係彩色。仲有鏡面、鈴搖聲、沙紙聲嚟吸引BB注意。搖椅有五種唔同嘅搖動模式,五個速度,四個內置聲音,仲可以connect你mp3嚟播音樂俾BB聽?座椅可以調教傾斜弧度,BB坐起或者瞓低都得!Download咗個4moms app之後用藍芽功能就可以用手機控制啦!搖椅可以剩重25磅嘅BB,或直至BB可以自己坐起。BB識得坐起之後怕佢會危險。
JOIN ME & SUBSCRIBE: https://www.youtube.com/user/chiuyolanda
FOLLOW US! :)
Yolanda’s Instagram: https://www.instagram.com/yoli.moli
Yolanda's Facebook Page: https://www.facebook.com/ycmkd
Micky’s Instagram: https://www.instagram.com/midoublex
Meyo and Kylan’s Instagram: https://www.instagram.com/meyo.kylan.daxon
Business Enquiries: chiuyolanda@gmail.com
mp3 download app 在 YouTube MP3 Downloader App for Android 的推薦與評價
How to download YouTube video in MP3 format? · Look up the URL of the YouTube video and playlist you want to download. Copy and paste it on the box above. ... <看更多>
mp3 download app 在 8 Mp3 download app ideas - Pinterest 的推薦與評價
Nov 10, 2019 - Explore Safder Abbas's board "Mp3 download app" on Pinterest. See more ideas about mp3 download app, video downloader app, digital overload. ... <看更多>
mp3 download app 在 VidMate 一款可下載YouTube 影片與MP3 音樂、FB 等上百個網站 ... 的推薦與評價
VidMate 這款App 因為可以下載YouTube 與音樂,因此並沒有在Google Play 上架(Google 不會讓它通過),需自行安裝APK 檔。 這裡也提醒一下,因為是手動 ... ... <看更多>