VIRGIL ABLOH – LOUIS VUITTON
GÃ DJ VÀ QUÁN BAR HẠNG SANG.
Dành cho những người trầm trồ, xuýt xao vì Louis Vuitton mùa Xuân/Hạ 2021 với những gì Virgil Abloh làm – tất nhiên ai cũng biết vụ mà Walter Van Beirendonck một cách trực tiếp sờ gáy Virgil và LV khi mà có những idea/items gần như là “ăn cắp”. Tất nhiên với một trụ trong AntwerpSix thì hẳn những người yêu thời trang và trong cuộc chiến “Anti Fashion Thief”/ “Ăn cắp thời trang” sẽ trở nên gay gắt, nhưng đây không phải là lần đầu những cuộc tranh cãi mà Virgil Abloh vướng phải. Rất, rất, rất nhiều scandal, call-out có liên quan đến founder của Off-white, menswear designer steal idea của những designer, artist khác. Lạ có, người quen có và cả những người làm việc có. Điều này có ảnh hưởng tới Louis Vuitton không? Và tại sao mình lại đặt tiêu đề “Gã DJ và quán Bar hạng sang”?
Từ Virgil Alboh
Về cá nhân quan của mình, đã qua một thời mình thích Off-white rất lâu rồi và không “mặn nồng” mấy với Virgil Abloh. Virgil Abloh, như nhiều bạn đều biết, không xuất thân từ ngành công nghiệp thời trang. Ngành mà Virgil học là interior design (Thiết kế nội thất) chứ không phải là fashion design – trước khi được Kanye West mang về làm creative team, khởi nguồn là Pyrex – sau này là Off-white và trở thành artistic director người da màu đầu tiên được chạm chân với LV. Một sự phát triển vượt bậc. Vậy công việc thiết kế nội thất này là gì? Có sự sáng tạo nhưng theo cảm nhận của mình, nội thất là xếp mọi thứ trong căn nhà một cách clean/gọn gàng, sạch sẽ nhất. Điều này thực sự rất ảnh hưởng tới con đường của Off-white và phong cách của Virgil Abloh, thiết kế nội thất có thể lấy material/nguyên liệu (Có thể là ý tưởng của người khác) đắp vào trong một căn nhà, một building nào đấy. Chà – bạn ra vấn đề rồi đúng không.
Hãy nhớ thêm là Virgil cũng là 1 Dj, Disc Jockey thì các bạn sẽ nghĩ đầu tiên là gì? Là mix/re-mix các bản mixtapes, đoạn nhạc lại với nhau để tạo ra một bản nhạc mới và phục vụ cho một đám đông. Dj có thể add-in những note/những melody sáng tạo của mình trong đó để thu hút người nghe, nhưng bản chất – cũng mix khá nhiều. Đúng vậy, Dj Virgil Abloh cũng ứng dụng nguyên tắc này trong thời trang của mình bằng cách “steal” những chi tiết nhỏ, những design, những thiết kế có sẵn và biến đổi vào collection của mình. Tất nhiên, đối với những người đã sáng tạo ra điều đó, chẳng ai mà vui cả khi chất xám, đứa con của mình lại xuất hiện trên quần áo không phải do mình làm, được bán giá cao hơn nhiều, được gắn mác bởi Virgil Abloh, Louis Vuitton hay Off-white. Từ Beirendonck, tới bộ “The Ten” được lấy từ một nhân viên cũ Nike, từ Ryder Ripps (Từ hồi sát cánh với Abloh từ 2013 với Been Trill và mới gần đây là concept art cho Pop Smoke).
Virgil cũng chia sẻ về nguyên tắc “3 phần trăm” của mình. Nguyên lí của 3% là Virgil sẽ lấy những bản gốc, remix nó và thay đổi trên 3%, tạo ra những thiết kế mới dựa trên nguyên bản gốc. Trong 1 thread với The New Yorker, Dj Virgil Abloh nói rằng – gã biến hóa dựa trên ready-to-wear clothing, giống như Duchamp hay Dapper Dan.
Đến Louis Vuitton
Gã nhà giàu từ LVMH có lợi được gì từ câu chuyện “Có trong mình 1 fashion designer da màu đầu tiên” mang đầy tính nhân văn, đầy sự phản phân biệt chủng tộc với 1 tòa nhà toàn những gã da trắng trịch thượng. Những kẻ đứng sau LV, thể hiện rõ sự thèm khát và đầy tham vọng. Nên nhớ trước khi Virgil vào bây giờ, chúng ta nhớ tới Louis Vuitton như thế nào? Một thương hiệu với những chiếc túi, chiếc ví in đầy logo monogram LV “Già cỗi”, chỉ những ông bà già già mới xài. Năm 2016-2017, làn sóng streetwear bùng nổ và tất nhiên cái sự “Già cỗi” của LV thua thiệt hơn rất nhiều với nào Gucci, Balenciaga. Nổi tiếng về phụ kiện nhưng về clothing, đồ mặc thì sao. Chắc chẳng ai cũng đánh giá cao về Louis Vuitton thời điểm đó. Cái Louis Vuitton cần? Là 1 người có thể tạo hype, khiến người ta luôn nhắc về nó, là 1 kẻ được mệnh danh là “Trend-setter”, là 1 kẻ có thể điều khiển được – không cần kì vọng về cái tôi thiết kế, cũng chẳng cần là cây cổ thụ của làng thời trang. Vì LV hiểu, họ không thể nào phát triển một cách cầu kì và phức tạp như CDG, Yohji Yamamoto.. Nếu mời những người kia, LV sẽ tiếp tục đi vào lối mòn “Già cỗi” mình đã chạm vào. Virgil Abloh là 1 lựa chọn đầy tính toán và hợp lí, đối với người khác sẽ là khó hiểu – nhưng cái đầu sạn đầy chất thương mại và kiếm tiền của LVMH, giải thích rõ ràng về tầm nhìn đó. Đặc biệt sau collaboration thế kỉ Louis Vuitton và Supreme, niềm tin này càng được củng cố.
Và thế là quán bar hạng sang Louis Vuitton và gã DJ Virgil Abloh được hình thành.
Một ván cờ lật ngửa nữa khi LV quyết tâm rũ bỏ hình tượng sang trọng già cỗi của mình để nhảy sang những thứ mới mẻ, hợp thời hơn vì họ biết rằng. Tầm 5-10 năm nữa, lượng khách chủ lực của LV sẽ không phải là những ông, bà già ở Châu Âu mà là Gen Z, những người trẻ và đến từ Á Đông. Vậy điều này cũng giải thích vì sao LV cho phép Virgil Abloh mang hình tượng hoạt họa vào trong Spring/Summer 2021. Đối với những người thuần quý tộc, sang trọng – đây có thể là sự nhố nhăng, không cần thiết vì người giàu họ thích sự đơn giản, sang. Điều này đã là quá khứ khi Gen Z lại thích sự khoe mẽ và bùng nổ nhiều hơn.
Một quán bar hạng sang chào đón những người trẻ lắm tiền, nhiều của – thích show off.
Và Người dùng..
Đúng vậy, Quán Bar hạng sang Louis Vuitton và Dj Virgil Abloh thực sự phù hợp với việc chào đón những khách hàng trẻ, không quan trọng nhiều về ý nghĩa sâu của thiết kế, thời trang gốc hay chất xám của ai. Cũng như các bạn vậy, các bạn vào một quán bar, nghe DJ đánh nhạc – anh ấy có thể mix nhạc của Travis Scott, Asap Rocky, BigBang. Nhưng các bạn có quan tâm đến bản quyền, tác giả không hay lúc đó cũng chỉ goosebump, headbang và hét hò ầm ĩ trên nền nhạc sôi động. Để rồi lần sau lại thì thầm to nhỏ “Quán đó có anh DJ đánh nhạc bốc lắm” và tới. Yeah, nói một cách nôm na thì concept của LV và Virgil cũng có thể hiểu đơn giản như vậy. Vì Gen Z ngày nay, một cách châm biếm như cái cách Virgil ứng dụng nguyên tắc 3% của mình, thẩm mĩ của họ hay đúng hơn là của thị trường tiêu dùng sau này – trở nên đơn giản và dễ tính hơn rất nhiều.
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
pyrex clothing virgil 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
YEEZY x GAP – WESTDAYEVER.
“Chúa luôn bên chúng sinh. Ngài bên cạnh mọi người và hướng họ ra khỏi khó khăn..”
Và điều này càng chứng minh rõ hơn đường đi của Kanye West – cũng như nickname của Mr Ye “Yeezus” khi ngày hôm qua, trên Twitter của mình – Kanye đã công bố sự hợp tác nhiều năm ( nghe đâu là 10 năm) với một trong những thương hiệu phổ biến bậc nhất thế giới GAP. Sự hợp tác bất thình lình này sẽ tạo ra nhiều câu hỏi – nhưng đón nhận nhiều luồng phản ứng tích cực, đối cả với những người yêu thích Kanye West nói riêng và giới mộ điệu thời trang (Đặc biệt là thời trang đường phố) nói chung.
Cụ thể rằng, với sự tham gia của Kanye West và đội ngũ sáng tạo của Yeezy sẽ tạo ra một product line mang tên Yeezy dành cho Gap – và chú ý nhé, tập khách hàng là vô cùng rộng và phù hợp với toàn bộ thị trường đại chúng. Bao gồm cả menswear, womenswear, trẻ em và được phân phối chính thức tại hệ thống cửa hàng và online phủ rộng toàn cầu của Gap.
“Yeezy for everyone” “Yeezy cho tất cả mọi người”.
Có lẽ con đường này ngày càng được Kanye West thể hiện rõ hơn rất nhiều. Như nhiều bài viết mình đề cập, lí do vì sao Kanye lại rời khỏi Nike và đầu quân cho adidas – Nike quá kiểm soát Kanye về việc điều khiển số lượng và mức phổ biến của Yeezy Nike. Giá trị của đôi giày có thể cao, nhưng người sở hữu nó sẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay, Kanye thì không. Mr Ye muốn sự ảnh hưởng của mình nhiều hơn thế - và ai cũng có thể có quyền sở hữu nó trên tay. Và Kanye là 1 người xứng danh Leader, điên – máu và thích gì làm nấy. Thế là các bạn sở hữu những đôi adidas yeezy một cách dễ dàng và thoải mái hơn – để cái tên “Yeezy” lúc nào cũng được phổ rộng như cuốn “Kinh Thánh” mà các con chiên mang hàng ngày vậy. Trở lại với thực tế - việc hợp tác với adidas cũng mang lại cho Kanye West một số tiền khổng lồ - với mức doanh thu khoảng 1.3 tỉ đô cho riêng năm 2019 và định giá thương hiệu Yeezy vào khoảng tầm 3 tỷ đô. Thành công không? Thành công quá đi chứ.
Nhưng – con đường này lại bất cập ở một chỗ. Một đôi giày đẹp chưa đủ, nó cần on-fit chung với một bộ quần áo hợp cạ. Hẳn ai cũng biết – Kanye còn sở hữu cho mình Yeezy Clothing với khoảng 8 mùa. Nhưng – lúc định vị thương hiệu Yeezy Clothing, Kanye đã đặt ra tiêu chí của mình với sự tự cao vốn cố là 1 brands mang tới những đồ cao cấp (so với mặt bằng streetwear chung) tới khách hàng. Điều này khá tương tự với người an hem Virgil Abloh với nào Pyrex hay Off-white. Mức giá mà Kanye định mức cho Yeezy Clothing + với cái sự hyped mang đầu, khá cao với thị trường đại chúng. Vậy nó đâu có theo tầm nhìn ban đầu khi mà Kanye đầu quân cho adidas. Yeezy for everyone? Chúa trời chỉ dành cho người giàu và người có tiền?
Yeezy Gap – Vấn đề giải quyết cho cả hai.
Đối với Kanye West – Bingo. Bài toán đã được giải quyết, GAP là phương thức mà Kanye có thể truyền tải được con người của mình tới tất cả thị trường, tất cả khách hàng với mức giá vô cùng dễ chịu. Thêm nữa – để bàn tay của chúa chạm tới tất cả chúng sinh, cần 12 vị tông đồ ở sát và chia sẻ về sứ vụ truyền bá Đức tin của Ngài. Gap với bề dày lịch sử thương hiệu ( thành lập năm 1969) – kinh nghiệm và hệ thống sản xuất quy mô lớn cùng thêm đó là hệ thống cửa hàng toàn cầu – sẽ là “những chú chim bồ câu” đưa “Yeezus” đến với những khách hàng khắp nơi. Adidas đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này khi phổ cập Yeezy cho toàn bộ khách hàng ngày nay, vậy Gap sẽ làm được điều mà bản thân Yeezy Clothing không làm được – truyền bá sản phẩm quần áo của Kanye West tới mọi nơi.
Nhiều người sẽ nói rằng điều này sẽ hạ thấp hình ảnh của Kanye West. Cá nhân mình thì cho rằng là không. Đây là một nước đi hoàn toàn thông minh và hợp lí – khi Kanye đã ở bên sườn dốc của sự nghiệp. Để tạo thành xu hướng và viral như xưa – có lẽ Kanye West đã không còn cạnh tranh nổi nào với Travis Scott hay A$AP Rocky, ngay trong cả thời trang giờ Kanye cũng lùi về bức rèm để hậu bối Virgil tỏa sáng nhiều hơn. Vậy – giờ sẽ ảnh hưởng như thế nào, đó là đại chúng. Có thể để ý thông qua các sản phẩm âm nhạc và các lần dự sự kiện của Kanye West và ekip – đều hướng tới cộng đồng/community và những sản phẩm quốc dân như Dickies hay Carhartt.
Cá nhân quan của mình còn cho thấy chọn Gap là 1 nước đi hay. Vì đồ Gap ai cũng có thể mặc và chất lượng luôn được đảm bảo. Cá nhân mình ngày xưa có rất nhiều đồ Gap và sử dụng tới bây giờ. GAP cũng là 1 thương hiệu uy tín và gắn với lịch sử của nước Mĩ nữa. Uy tín có, chất lượng có. Hợp lí quá còn gì.
Về phần Gap:
Dù gì thì nói, Gap – ngay tại sân chơi nội địa là Mỹ (Chứ chưa kể là quốc tế) đã lép vế hơn rất nhiều với các hãng fast fashion hiện nay như Zara hay H&M và cả gã khổng lồ người Nhật Uniqlo. Trong mấy năm vừa qua, Gap đã gặp rất nhiều vấn đề về kinh doanh cũng như độ rải truyền thông, nhận diện thương hiệu các thứ. Đối với GAP, Kanye sẽ là 1 cứu cánh, 1 vị chúa xuất hiện. Vì – dù có ở sườn dốc của sự nghiệp - Kanye West vẫn là King, vẫn là Yeezus với rất nhiều người. Và với ảnh hưởng của Kanye West – chắc rằng bản hợp tác này sẽ đem khách hàng và tăng doanh thu một cách kì vọng đối với GAP như cái cách mà Kanye đã làm với adidas để đối chọi với Nike.
À mà chưa gì – hãy xem giá CP của GAP bứt nóc lịch sử trong giai đoạn suy thoái này khi cái tin Kanye về GAP kìa.
Có vẻ nghe hơi thái quá, nhưng mình cảm nhận được chính Kanye West làm hype thị trường, làm thị trường đảo lộn. Làm những sản phẩm thời trang mang streetwear bị overrated quá mức so với các đồ designer hoặc tailoring – cũng như sự bành trướng sức mạnh của những người tay ngang nhảy vào ngành công nghiệp Fashion. Chúng ta cũng không thể nào so sánh sự phức tạp giữa đồ của Yohji Yamamoto hay đồ của Kanye West vì đó là khập khiễng – nhưng nó thay đổi thị trường và khiến các thương hiệu phải chạy theo. Và giờ đây – chính Kanye West lại tái định trật tự vốn có của nó – cái gì đúng giá thì nên đúng giá trị mà nó vốn có mà thôi. Thời trang lại quay trở lại vào guồng trật tự định sẵn và như tiêu đề ban đầu “ “Chúa luôn bên chúng sinh. Ngài bên cạnh mọi người và hướng họ ra khỏi khó khăn..”