GIÁ TRỊ CỦA FRONT-ROW SEAT/ VỊ TRÍ NGỒI ĐẦU HÀNG CỦA FASHION SHOW.
Thôi thì cũng phải dạn dĩ mà nói rằng, chúng ta hay coi các show diễn thời trang nhưng thứ tập trung mọi ánh nhìn vẫn luôn là người mẫu trên sàn, những bộ quần áo mới, concept/độ trang trí của sân khấu mà ít khi nào để ý tới khán giả coi show – Những người ngồi ở hàng phía đầu, những người được xem trực tiếp show diễn và xuất hiện cũng khá nhiều trên các clip truyền thông. Một thời gian không lâu trước đã có một trend trên nền tảng Tiktok “Front-row in Fashion show” nôm na là “Nếu bạn là người được ngồi ở hàng đầu tiên của 1 fashion show, trông bạn sẽ như thế nào?”
Tiktok thì mang năng lượng giải trí và vui vẻ nhưng giá trị quyền lực của chiếc ghế “Front-row” đến từ ai sẽ ngồi ở đó thì không phải ai cũng hiểu được. Không đơn giản chỉ là việc ngồi và thưởng thức show diễn, việc ban tổ chức có tên bạn trên chiếc ghế đó chứng tỏ bạn có một vai trò quan trọng như thế nào đối với thương hiệu hay trong nền công nghiệp thời trang này – có ảnh hưởng không ít thì nhiều đến bộ mặt thương hiệu, quảng bá và chiến lược kinh doanh.
Tuần lễ thời trang bao gồm các sự kiện đường phố và các buổi runway trình diễn những bộ sưu tập mới nhất. Giá trị của buổi Runway như thế nào?
Nó có thể coi như là một buổi triển lãm, một thư viện trực tiếp dành cho những người tham gia trải nghiệm được toàn bộ thông điệp mà fashion designer gửi gắm. Những outfit mà mình up, cũng chỉ là 1 đống quần áo hỗn độn – và nó cần một cái hồn. Cái hồn ở đây – được diễn tả ở không gian, màu sắc, cách bày trí, dresscode mà người tham dự bắt buộc phải mang khi tới một buổi runway. Cái hồn ở đây là cách những người ngồi ở hàng ghế khán giả - nhìn trực tiếp bộ đồ đó lên người như thế nào, cách nó uyển chuyển, linh động và ở một góc 3D (Thực) 360 độ. Âm nhạc trong Runway cũng là 1 thứ quan trọng trong việc đưa khái niệm concept của collection tới mọi người. Các bạn có thể coi thử xem show của Gucci, của Balenciaga – hay nhiều hơn là Prada, Raf, Undercover. Cảm xúc của mỗi người khác biệt dựa vào mỗi runway thể hiện ra.
Mỗi lần fashion được diễn ra, trên các kênh báo thì ngoài hình ảnh những new collection thì còn rất nhiều hình ảnh cho những người tham gia show – bao gồm những người ngồi ở front-row. Mà đã ngồi front-row thì chắc chắc ai cũng sẽ hiểu – người đó ít nhất phải có một địa vị gì đó trong xã hội và nền công nghiệp thời trang.
Có thể đối với những người không quan tâm tới thời trang thì ngồi đâu chẳng được nhưng Kelly Kutrone ( Một nhà báo, một tác giá sách nổi tiếng của Mỹ và hay xuất hiện tại các show thời trang) đã nói một câu xanh rờn rằng:
“If you’re not in the first three rows, go home”
“Nếu bạn không ở ba hàng đầu của show diễn, về nhà đi!
Cho thấy rằng đối với nhiều người yêu thời trang và có cái tôi của họ thì nếu được mời tới show diễn thì nên là 3 hàng đầu, còn nếu không phải 3 hàng đầu thì ở nhà đi, đi làm gì cho nhục mặt thêm. (Căng thế nhỉ).
Để ngồi được front-row, bạn phải là một người nổi tiếng – một nhân vật ưu tú trong ngành thời trang, ngành giải trí, đại diện cho truyền thông. Nhiều người quan tâm tới bạn và thương hiệu nhận ra bạn là khách hàng tiềm năng của những món đồ đến từ hãng. Bạn là một nhân vật nằm trong chiến lược truyền thông của hãng, sự xuất hiện của bạn sẽ khiến giới truyền thông chú ý tới show diễn nhiều hơn.
Bên cạnh đó là những khách hàng quan trọng của thương hiệu, những đối tác quan trọng. Đặc biệt là các bulkbuyer – những người sẽ đặt mua các sản phẩm trong bộ sưu tập với số lượng lớn để phục vụ cho việc bán lại cho các retailers khác. Các khách hàng super VIP, các khách hàng trung thành, những fashion blogger, những nhà báo cũng là đối tượng được xếp ngồi ở front-row.
Thực ra để tham gia show diễn thời trang, bạn cũng có thể mua vé để vào nhưng chắc chắn vị trí của bạn sẽ nằm sâu sâu ở phía nào đó chứ đừng bao giờ mơ mộng là bạn sẽ mua được 1 chiếc vé ngồi ở front-row. Chiếc ghế này không phải là có tiền cũng mua được.
Cách sắp xếp thông thường của những vị trí ở front-row:
Những bloggers – những người nổi tiếng sẽ được đặt ở giữa, ngay vị trí trung tâm của show diễn để thực hiện cho việc PR cho show diễn. Dễ nhìn, dễ thấy, dễ thu hút lượng fans hâm mộ từ những người nổi tiếng. Bên cạnh đó, việc đăt họ ở giữa không bị khuất bởi một vật thể nào – bởi hàng ghế nào khác cũng dễ dàng cho việc tác nghiệp của những photographers đến từ thương hiệu. Họ dễ dàng chụp ảnh người nổi tiếng ở vị trí sáng sủa, dễ bắt được khung hình “kèm” sản phẩm của thương hiệu phục vụ cho việc hậu marketing vào ngày hôm sau. Việc này đồng thời cũng là sự tinh tế của thương hiệu vì những người nổi tiếng có thể sử dụng hình ảnh đó khi mà khuôn mặt của họ “sáng mặt ăn tiền” – “Trung tâm của sân khấu” trên các nền tảng social khác. Đó là lí do vì sao các bạn luôn thấy các celebs tham dự runway shows kiểu lúc nào cũng có best photo. Điều này cũng một phần do vị trí của chỗ ngồi nữa.
Các tổng biên tập tạp chí nổi tiếng, những nhà phê bình/giám tuyển thời trang thường sẽ được xếp ngồi cuối runway vì họ sẽ có thêm thời gian để thưởng thức và đánh giá những bộ đồ, những thiết kế và ngay lập tức sẽ có những nhận định khi mà runway kết thúc. Việc ngồi cuối runway sẽ là nơi điểm giao giữa một look đi ra và một look kết thúc – thời gian khá đủ để những chuyên gia hiểu và đánh giá new collection.
Các vị trí còn lại sẽ dành cho cánh truyền thông và những người mua. Bên cạnh đó, kiểu người mua bulkbuyer (gọi nôm na là đánh sỉ đi) sẽ thường ngồi với cánh truyền thông hay làm việc với họ để dễ dàng có những bàn luận về chiến lược bán vào thời điểm tiếp theo.
Đối với những người thường như chúng ta, được góp mặt tại một buổi trình diễn thời trang đã là một điều gì đó khủng khiếp lắm rồi. Nhưng đó là đối với người thường – có nhiều người quan trọng việc ghế ngồi của họ nằm ở đâu nữa. Nếu nhận một vị trí ghế không như mong muốn và không đúng với địa vị của họ - họ sẽ xem đó là 1 điều sỉ nhục đến từ fashion brands và không thèm đến đâu.
Vậy – các bạn đã hiểu sự quyền lực của vị trí “Front-row” của các fashion show chưa.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「runway photographers」的推薦目錄:
runway photographers 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
"CHÚNG TÔI LÊN TIẾNG ĐỂ BẢO VỆ LGBT - RỒI AI BẢO VỆ CHÚNG TÔI?"
Đó là nhận định của mình khi thấy cứ mỗi đợt tháng 6 về - những kênh truyền thông hay các bạn yêu thời trang sẽ một bài ca về " Đứng lên và nói về quyền bình đẳng giới. Về tiếng nói của LGBTQ" (LGBTQ = Lesbian, Gay, bisexual, transgender, Queer). Mình hỏi thật các bạn về cách thể hiện LGBTQ trong nền công nghiệp thời trang hiện nay - các bạn sẽ trả lời như thế nào? Những chiếc áo in LGBTQ bảy màu ư, những chiếc hoodie in LGBTQ rồi các câu chuyện blah bloh ư. Thời trang đúng là góp phần không nhỏ trong việc tạo một tiếng nói chung về "Outfit" của những người góp phần ủng hộ việc "Sống thật với bản thân, loại bỏ định kiến xã hội cổ hủ". Ai cũng có quyền tự do trong tình yêu và giới tính của họ.
Đúng vậy, nhưng điều này để đạt không phải dễ dàng gì. Ở Việt Nam thì càng khó vì châu Á khác biệt văn hóa với phương Tây và những văn hóa mở - văn minh mới du nhập về nước ta trong thời gian gần đây thì mọi người mới "Mở lòng" hơn rất nhiều và chấp nhận việc này.
Nhưng - có bao giờ các bạn tự hỏi trong bản thân mình rằng " Các fashion designers sử dụng thời trang để lên tiếng bảo vệ cộng đồng LGBTQ và mong rằng những người yêu tác phẩm của họ, cũng sẽ bảo vệ LGBTQ như cách họ đã làm". Đó là hiện chứng của những slogan tee, những dòng chữ 7 màu xuất hiện, những thông điệp ngắn gọn súc tích xuất hiện trên các thương hiệu yêu thích của các bạn gần đây,
NHƯNG -
Các fashion designers lên tiếng, ai sẽ bảo vệ cho họ?
Những nhà thiết kế thời trang, bên cạnh những tilte hào nhoáng trên báo chí - trên thảm đỏ, được làm việc và mang tới cái đẹp cho những người nổi tiếng, những bộ collection - những runway để đời mang cho công chúng một "Vỏ bọc" tuyệt vời. Công chúng (Là chúng ta) mặc đồ đẹp, những thông điệp và hô hào nhưng quên bẵng các "Fashion Designers" cũng là con người. Và họ cũng gặp những mối hiểm nguy, những sự phân biệt nhất định về giới tính - điều này càng phức tạp trong cái ngành công nghiệp bề ngoài. Fashion/Thời trang.
Trong rất nhiều năm, những fashion designer gay và lesbian gần như bị che giấu khỏi lịch sử. Chẳng ai muốn đồ mình mặc và thiết kế bởi 1 người là LGBTQ. Mình cũng xin nhắc lại luôn là ngành công nghiệp thời trang này - những người đứng đầu toàn là nam giới. Theo thống kê thì tỉ lệ 85% ở những trường thời trang hàng đầu là nữ, nhưng chỉ có 14% các thương hiệu lớn được đứng đầu bởi những người phụ nữ. Dù nói gì thì nói, nam giới vẫn đang điều khiển thế giới thời trang này.
Việc nam nhân đứng đầu các tập đoàn thời trang lớn là một thử thách không hề nhỏ cho những fashion designer LGBTQ. Tại sao mình lại nói điều này?
Không giống như phụ nữ thường có tính vị tha và rộng lượng thì đàn ông thường khá "Gay gắt" và "Thẳng tính" trong vấn đề giới tính. Những CEO, CFO đứng đầu các tập đoàn thời trang là Nam sẽ dễ xảy ra các trường hợp về việc "Kì thị" "Phân Biệt" và "Đối xử không công bằng" với những fashion designer LBGTQ (Và việc này là có thật). Việc này các bạn nghĩ là nhỏ nhưng không hề nhỏ đâu. Yêu sách, loại bỏ ý tưởng, thiên vị những fashion designer "Thẳng" cũng là 1 con dao "tổn thương cực lớn" tới các fashion designer LGBTQ.
Nhiều bạn cũng cho rằng chỉ có "Nữ giới" bị xâm hại tình dục và những quấy rối liên quan, nhưng đâu phải là như vậy. Nam giới tỉ lệ bị những vấn đề về sexual harrasment bởi sếp, đồng nghiệp cũng tương tự như vậy. Mà Nữ nhân thì được cộng đồng bảo vệ vì lẽ thường mà nhưng nam nhân thì sao? Xấu hổ, tự ti - lại còn bị cái sự xâm hại đó lại đến từ những kẻ "Quyền lực" khiến các nạn nhân LGBTQ là fashion designer phải cam chịu, ngậm đắng nuốt cay để có được vị trí trong tập đoàn, được trọng dụng hay có cơ hội phát triển những thứ mình mong muốn. Nhưng khi ra rồi, họ không được công nhận hoặc nếu được công nhận thì không được xem như là một người LGBTQ mà các tập đoàn trước đây đều hướng tới về "Chuẩn mực của xã hội".
Nạn nhân có thể là gay, là lessbian. Chức vụ của họ có thể là fashion designer, fashion photographers hay fashion models... Cũng không phải nhắc về việc Alexander Wang mới bị tố cáo là lạm dụng tình dục không chỉ một mà rất nhiều nam models khác nhé (Nhưng có vẻ êm xuôi rồi).
Ai sẽ người bảo vệ họ khỏi những thế lực khác? Những nỗi bất công ám ảnh cả một sự nghiệp và chúng ta chỉ biết nói rằng "Thời trang bảo vệ cộng đồng LBGTQ". Vậy người làm thời trang không "được" bảo vệ?
Họ chỉ biết "Lặng lẽ" đấu tranh và vượt qua mọi thứ.
Những cái tên sau, những fashion designer nổi tiếng đồng tính đã thể hiện ảnh hưởng rõ rệt của mình lên nền công nghiệp thời trang. Bằng các thiết kế mang tính biểu tượng của mình trong 1 thời gian đủ lâu, họ đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của cộng đồng LGBTQ trong fashion world cũng như chứng minh "Khả năng của mình" vượt qua các định kiến, chuẩn mực xã hội. Rất rất nhiều những LGBTQ fashion designer lại là cây trụ cột trong việc tạo ra thế giới thời trang hiện đại bây giờ.
Đó là ai?
Đó là Alexander McQueen.
Đó là Yves Saint Laurent.
Đó là Gianni Versace.
Đó là Karl Lagerfeld.
Đó là Jean- Paul Gaultier.
Đó là Marc Jacobs.
Những cái tên trên, hẳn mọi người đều biết rõ và chúng ta luôn nói về các sản phẩm thời trang của họ - về những gì họ đã làm. Nhưng có ai nói về những gì mà họ gặp phải khi là một LGBTQ fashion designer chưa? Nên nhớ lúc đó, xã hội còn chưa chấp nhận những người trên - xã hội chưa sẵn sàng mà để đạt được vị trí đó và được công nhận thì các nhà thiết kế phải vượt qua biết bao nhiêu chuyện. Những mảng tối trong cuộc đời họ, những sự phân biệt/kì thị đến từ những người trong thế giới thời trang và cả công chúng nữa. Các bạn sẽ kêu mình làm quá - nhưng không phải ai cũng bắt đầu từ vạch đích, tất cả đều từ con số 0 và tài năng. Bạn là số 0, bạn là LGBTQ - bạn chưa được công nhận, có bao nhiêu hiểm nguy từ bên ngoài. Hẳn các bạn cũng rất hiểu.
Vậy Ai sẽ là người bảo vệ họ?
Mình nói điều này vì bạn mình, rất nhiều người là LGBTQ fashion designer. Họ có sự tinh tế của phụ nữ và dứt khoát của đàn ông. Họ không "đồng bóng" như những kẻ gượng ép trên mạng xã hội và làm lố làm loàn để người ta châm chọc, chê cười. Họ đầu tư chất xám và công sức cho thời trang. Nhưng chưa bao giờ họ kể hay tâm sự với mình về những gì họ gặp phải trong việc bị phân biệt giới tính cả. Họ cam chịu để đạt được cái đích xa hơn. Mình hiểu mà.
So với 1 thằng trai thằng như mình, nhiều khi các bạn ấy thật anh hùng và chịu đựng tốt hơn mình. Cho nên mình xin được tỏ 1 lòng tôn trọng tới những bạn vừa tâm huyết với thời trang vừa vượt qua những định kiến nhé.
Cảm ơn các bạn!
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
runway photographers 在 Prada Facebook 的最讚貼文
Fashion has a duty not only to reflect its times, but to help shape them. The #PradaFW20 campaign announces an auction, in collaboration Sotheby's, that benefits educational projects led by Unesco that aim to expand inclusion among vulnerable populations around the world. As a response and reaction to a unique historical time, this online auction features pieces from the Fall/Winter 2020 men’s and women’s collections, as well as show ephemera, new items inspired by the runway décor, and prints of backstage photos.
Discover a small number of items from the auction for the first time at https://tinyurl.com/yxwwbl3d.
-
Details of further items will be released over the coming months, before the full auction catalogue is published online in time for the launch of the auction on October 2, 2020.
-
Backstage Photographers: #DanielArnold, #GigiHadid, #PhilMeech, #KevinTachman
Creative director & film: #FerdinandoVerderi
-
#PradaToolsOfMemory
#PradaSothebys