FASHION PHOTOGRAPHER – Không đơn thuần là chụp ảnh.
Một con người được trông là “Phông bạt”, trông “Nghề nghệ” nhưng cũng ngậm ngùi “Đắng cay” trong nền công nghiệp thời trang này. Một người có thể được xem là “Cánh tay phải” của Fashion Designer. Có những nhà thiết kế - việc tìm kiếm một photographer có thể truyền tải được sản phẩm, thông điệp và cái đẹp từ thời trang của họ rất khó. Mà nói nghe hơi sến sẩm tí có khi phải gọi là “Duyên Phận” vì không phải nhà thiết kế nào cũng đủ may mắn mà “Lựa mặt gửi vàng” được người chụp ảnh yêu thích của họ mà cũng không phải là một người chụp ảnh tài năng có cơ hội được tỏa sáng với đúng cá tính mạnh mẽ của họ với một thương hiệu thời trang trong công cuộc “Cơm áo gạo tiền” và “Thời trang nhanh” như ngày nay.
Fashion Photography là một bộ môn “nhiều môn phối hợp” khi những nhiếp ảnh gia phải đảm bảo cái đầu lạnh của mình trong việc cân bằng các yếu tố “Art/ Nghệ Thuật” và “Marketing/ Tiếp thị”. Vì suy cho cùng, hình ảnh làm ra là để làm gì. Tất nhiên là không phải là cho nhà thiết kế thời trang hay những người trong ekip coi rồi – vì cả đội chắc nhìn nguyên collection đến mức độ ngán ngẩm.
Hình ảnh làm ra là để cho khách hàng coi – những người sẽ quyết định chi tiền để mua sản phẩm đó. Vậy đâu đơn thuần là chụp ảnh. Vì trong đám khách hàng đó sẽ chia ra 2 nhóm chính là khách hàng trung thành (Khách hàng đã, đang sử dụng sản phẩm) và khách hàng tiềm năng (Khách hàng mới). Hình ảnh lạ quá thì khách hàng trung thành hoang mang, hình ảnh cũ quá thì không tiệm cận được khách hàng mới.
Dù các bạn nói rằng có Ekip hay Art Director (Mình sẽ nói sau) nhưng người bấm máy cuối cùng vẫn là Fashion Photographer. Họ không đơn thuần chỉ là nhìn và bấm mà các fashion photographer phải còn là người hiểu rõ nhất họ đang làm việc với ai? Fashion Designer nào? Bản chất của thương hiệu mà họ chụp là gì, model này đẹp ở góc nào – chỗ nào thần nhất. Tất cả những vẻ đẹp đó làm sao có thể đưa vào trong 1 khoảnh khắc “tĩnh” được, để người xem/khách hàng khi nhìn vào bức hình – họ phải có cảm giác khát vọng, phải trầm trồ lên “Ồ, tao phải mua nó”.
Chưa hết – nếu việc tới đó thì dẫu vẫn còn hơi sớm. Thời trang – là 1 ngành công nghiệp vô cùng khắc nghiệt và mức độ đào thải cực kì mạnh. Mày không sáng tạo, mày không có điểm lợi thế cạnh tranh, mày không thể khác biệt với người khác – tụi tao sẽ loại mày trong vòng nửa nốt nhạc. Điều này còn đúng hơn với các Fashion Photographer khi những bộ ảnh lookbook, những campaign/chiến dịch sẽ là “Bộ mặt của thương hiệu” để đi so sánh, đi phân bua với các thương hiệu khác trong cùng một khoảng thị trường. Nhiều khi quần áo chỉ dừng ở mức bình thường – nhưng hình ảnh quá đẹp, khách hàng hiểu nó, cảm nhận được nó sẽ thuyết phục tốt hơn ở một collection làm đồ đẹp ơi là đẹp nhưng bộ ảnh quá bình thường, người tiêu dùng không cảm được dẫn tới chẳng ai mua. Đó là tài năng của Fashion photographer với các phong cách đặc trưng của họ.
Bên cạnh đó, việc “thổi hồn” vào một bức ảnh cũng không hề dễ dàng. So với chụp một con người sống thì mọi thứ trông sẽ giản đơn hơn, nhưng ở đây là phải phối hợp giữa những đồ vật vô tri vô giác là quần áo và người mặc chúng – để quần áo có cái “hồn riêng”, có sự “mềm mại riêng” và “nhảy múa”. Nên nhớ Fashion là Fashion, việc chú trọng bậc nhất là quần áo – là những details/chi tiết chứ không phải là human/con người. Đó cũng là lí do có những nhiếp ảnh gia chụp người, chụp lifestyle rất giỏi nhưng vào fashion – họ lại không thành công. Còn những người mà làm được tất cả điều đó – thì họ là 1 quái nhân rồi. Nên cũng có Fashion Photographer this và Fashion Photographer that, có những người mãi lận đận – còn có những người thì được săn đón bởi các thương hiệu lớn.
Và như tiêu đề, một bộ hình đẹp thì công chúng vẫn chỉ biết tới thương hiệu và models hay tấm tắc “Hình đẹp quá” mà không cần biết và cũng chả cần biết ai là người chụp đó cả. Các Fashion Photographer thì theo mình họ không quan tâm lắm tới chuyện đó – “Hữu xạ tự nhiên hương” vì họ biết đặc trưng của họ sẽ lôi kéo được người xem và các nhãn hàng quan tâm và cần cái “Tôi lạ” của họ đó. Mình viết bằng lời văn thì Fashion Photographer giao tiếp bằng ngôn ngữ “Hình ảnh”.
Streetwear Photography – CHUYỂN ĐỘNG, CHUYỂN ĐỘNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG
Đúng vậy, studio là studio mà street là street. Mỗi thứ hình ảnh ở hai địa điểm này đều có điểm lợi và điểm bất cập khác nhau. Studio là nơi mà các photographer hay Art director/D.O.P nắm trong tay quyền điều khiển trò chơi ánh sáng, bối cảnh và không gian nhưng tất nhiên không có tính thực tế của đường phố. Dù có cố gắng tới bao nhiêu thì tỉ lệ ra giống cũng chỉ đạt khoảng 70-80%. Còn đường phố - dù bất cập về điều kiện ánh sáng, về bối cảnh (Đặc biệt là con người, cây cối) nhưng đó là tự nhiên, là khoảnh khắc mà không bao giờ chúng ta có thể làm được một cách hoàn hảo nhất. Thời trang đường phố cũng thế.
Dạo qua các groups chuyên về thời trang ở Việt Nam – cái hình ảnh mà mình nhận được từ các bạn tham gia đó là “Look like a model in studio”/ Trông như 1 người mẫu đang đứng ở studio. Đó là việc đứng im một chỗ, ánh sáng nhờ chỉnh app hay dùng đèn flash của máy mà luôn “sáng mặt ăn tiền” một cách rất commercial. Nó y hệt như mình hồi xưa, mình đã từng nghĩ đó là đẹp. Nhưng đó không phải là vibing của street-wear. 10 người giống nhau chắc cả 8 lẫn 9.
Trên đường phố, từ NYC đến London, Seattle tới Tokyo và đặc biệt là Sài Gòn, con người luôn hối hả - luôn vận động. Mọi thứ chuyển động nhanh đến không ngừng, cuộc sống vốn dĩ là vậy. Cái hay của streetphotography hay ở đây là streetwear in “real street” đó chính là sự chuyển động, ánh sáng tự nhiên và không khí /atmosphere. Trong khi các thương hiệu bỏ tiền trăm, tiền tỉ để tổ chức runway nhằm cho người xem thấy đồ họ làm được mặc trên người mẫu như thế nào, trông quần áo như thế nào khi người mặc chúng chuyển động. Thì ở streetwear, mọi thứ này đều miễn phí – chỉ có điều là nó dành cho tất cả mọi người, chứ không phải chọn lọc như runway của highfashion. Cái thú vui của một người thích quan sát như mình khi ngắm nhìn người mặc đồ trên phố đó chính là cách họ chuyển động – khi họ đi bộ, chạy hay làm bất cứ động tác gì, quần áo sẽ “chuyển động” theo cơ thể của riêng họ. Từ đó, nếp gấp, xếp li hay form dáng của quần áo – sẽ được phơi bày 100% trước mắt người xem một cách tự nhiên nhất. Thứ mà mình không thể nào trải nghiệm hoàn hảo nếu ở Studio được.
Ở đường phố - nơi mà sự “Tĩnh” và sự “Động” luôn luôn dung hòa xung quanh. Nếu chúng ta đứng (Tĩnh) thì người khác sẽ di chuyển, xe cộ sẽ di chuyển, chiếc đèn đỏ cũng bật thành đèn xanh. Còn nếu ở Studio thì việc đó sẽ phụ thuộc vào model khá nhiều. Ánh sáng cũng vậy, ánh sáng cũng di chuyển ở đường phố vì ngay “cây đèn lớn nhất của street” là “Mặt Trời” cũng di chuyển theo chiều “Đông – Tây”
cơ mà. Đèn đường, đèn xe – có tĩnh có động, tất cả đều di chuyển hỗn loạn, tạo nên sự đặc trưng của đường phố.
Nếu bạn làm việc và muốn cố gắng trở thành một model, chẳng có chi sai nhưng nếu bạn muốn post ảnh hay về trang phục cá nhân lên 1 group thời trang nào đó. Đây chỉ là 1 tip hay nguyện vọng cá nhân của mình là hãy mang tới người xem một nét gì đó đường phố, mình đã ngán ngẩm việc một chương trình hay một nhóm có chữ Street to đùng mà ai cũng muốn như là model ở một studio rồi. Nên nhớ, việc các bạn chuyển động cũng hoàn toàn khác nhau giữa người – người, cho nên cùng mặc 1 bộ đồ mà cách di chuyển/chuyển động khác nhau cũng tạo nên điểm riêng biệt cho DNA của các bạn.
CỐNG HIẾN - Bill Cunningham – Trái tim nhiệt huyết của thời trang NewYork.
Nếu các bạn có thời gian, hãy coi bộ phim tài liệu về cố nhiếp ảnh gia Bill Cunningham – 1 huyền thoại 1 người đàn ông cần mẫn, luôn nở nụ cười và là niềm cảm hứng của biết bao con người đam mê thời trang tại thành phố New York. Và nếu các bạn yêu thích thời trang và những con người đứng đằng sau nó, thì Bill Cunningham có thể là tựa film, tựa sách mà bạn có thể hiểu thêm một phần nào đó của những con người thầm lặng, chỉ có người trong giới biết và sự đóng góp của họ. Làm về thời trang, không phải lúc nào cũng chăm chăm nhắm tới “ Tôi phải là Fashion Designer” để đưa lên Facebook/Instagram một cái tít le huyễn hoặc “Designer of brand ABC/XYZ” hay một dàn “Freelance Model” như hiện nay. Bạn yêu thích thời trang hay nền công nghiệp “Cá lớn nuốt cá bé này” – có ti tỉ cách để bạn tiếp cận, stylist – fashion marketing- fashion strategy – art director và tất nhiên rồi, không thể thiếu fashion photography.
Bill Cunningham, một người đàn ông với nụ cười tỏa nắng, thân thiện và mang sự dễ chịu cho mọi người. Là 1 cây cứng của tờ báo cũng cứng cựa không kém “The New York Times” nhưng Bill lại không hề “sang chảnh” với khả năng và địa vị mình đang có. Trong suốt 40 năm hoạt động của mình, Bill đã chụp ảnh về tất cả những gì liên quan đến thời trang dưới gu thẩm mĩ của mình tại mọi nơi mà ông ấy đến. Với chiếc xe đạp và chiếc máy ảnh, dù đã có lúc tuổi cũng đã cao – Bill vẫn căm cụi đi tìm về cái gọi là “Thời trang thật sự” – về những người yêu thời trang đúng với con mắt của mình. Bạn sẽ nghĩ Bill xuất hiện nhiều ở các runway, sự kiện thời trang nổi tiếng ư. Đúng vậy, nhưng Bill lại yêu đường phố hơn. Street photography/Streetwear là nơi Bill tìm được cảm hứng cho riêng mình, với ông – những người thực sự thể hiện phong cách riêng của mình mới chính là những ngôi sao thời trang. Cho nên, những tấm hình mà Bill chụp – đa dạng, nhưng đều có hồn và sự vui vẻ, tự nhiên của người được chụp cho đến người chụp.
Do đó, Bill Cunningham giành được trái tim của tất cả mọi người và đóng góp một năng lượng tích cực về lối suy nghĩ và thời trang. Trải qua nhiều nốt thăng trầm của cuộc sống và dĩ nhiên có cả nền công nghiệp thời trang, Bill Cunningham vẫn miệt mài hăng say đi làm việc nếu ông còn có thể. Niềm đam mê bất tận với photography và thời trang đã làm ông thành biểu tượng của The New York Times đến nỗi ai được ông chụp sẽ là 1 kỉ niệm đáng nhớ, chả thế mà Anna Wintour, người phụ nữ quyền lực của Vogue, phải thốt lên rằng: “We all get dressed for Bill”/ “Chúng tôi mặc đẹp là cho/vì Bill”.
Thế giới thời trang là 1 thế giới không phải như 1 quán ăn bình dân, quán rượu khi mọi người niềm nở và bày tỏ lòng mình. Gossip có, đả kích có – nhưng khi nhắc về Bill Cunningham, tất cả mọi người đều cười và bày tỏ một sự tôn trọng với ông. Chúng ta bị quyết rũ bởi trái tim tốt bụng và tâm hồn vì thời trang của ông ấy. Thông qua hình ảnh, Bill đưa cho người khác cơ hội thể hiện bản thân và tôn vinh họ.
Bill Cunningham đã qua đời vào ngày 25/06/2016 – để lại một hình ảnh trống vắng cho thành phố Newyork. Bộ phim tài liệu và tựa sách Bill Cunningham : New York như 1 lời tôn vinh và nhắc nhở cho hậu thế, về một con người cống hiến cho ngành thời trang này. Các bạn nên xem nhé.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「streetwear models」的推薦目錄:
- 關於streetwear models 在 Facebook 的精選貼文
- 關於streetwear models 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於streetwear models 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於streetwear models 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的精選貼文
- 關於streetwear models 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
- 關於streetwear models 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
- 關於streetwear models 在 900+ MODELS STREETWEAR 2020 ideas - Pinterest 的評價
- 關於streetwear models 在 Our very first male model and still an... - Chepa Streetwear 的評價
- 關於streetwear models 在 FRANCE Best streetwear/fashion models ft Njimalone 的評價
- 關於streetwear models 在 6 Tips for MENS Streetwear FASHION Photography - YouTube 的評價
streetwear models 在 Facebook 的最佳貼文
HÌNH XĂM – “TOXIC” và “FASHION”
Tattoo, một từ không còn quá xa lạ với những người trẻ trong thời đại mới. Nhưng “ác cảm” và những “Định kiến” dành cho nó vẫn còn tồn tại – đặc biệt là ở một môi trường Á Đông như Việt Nam. Tư tưởng hình xăm gắn liền với những nghề nghiệp, những vai trò mang mặt tối của xã hội như là “Mày đừng có mà yangho”, những tay gangster, côn đồ, đòi nợ mướn. Hình ảnh trải rộng trên mạng xã hội với các anh chị “Rồng bay phượng múa” cùng những hành vi mang tính đầy bạo lực, thiếu thiện cảm đã làm cho cái sự “ác cảm” cũng tăng lên. May thay, đây là năm 2021 rồi – bản chất hình xăm/tattoo không hề xấu mà chỉ có con người mới có hành vi xấu. Rất nhiều những người có địa vị và chức vụ trong xã hội, đều sở hữu hình xăm. Tattoo dần được công nhận và trở thành một thiên hướng nghệ thuật và câu chuyện nhiều hơn.
Nhưng điều này không chỉ diễn ra ở các nước Á Đông, hay cụ thể là Việt Nam. Phương Tây hay cụ thể là nền công nghiệp thời trang ở khoảng thời gian trước cũng có những “ác cảm” không hề nhẹ với những người có hình xăm trên người.
Điều căn bản và dễ dàng hiểu rằng, những thương hiệu lớn trước đây mang đậm tính thời trang cao cấp (Haute Couture). Đó là thời trang dành cho những cư dân thượng lưu thuộc tầng lớp trên của xã hội. Những người này cũng gắn liền với các nghề nghiệp gắn liền với sự “sạch sẽ bề ngoài” như bác sĩ, giám đốc, quản lí, luật sư etc. Cho nên – đối với họ, những kẻ mang hình xăm thường là những thành phần “Đầu đường xó chợ”, những kẻ tội phạm và sẵn sàng phá hoại tài sản cá nhân. Hiểu được điều đó cũng như tạo nên “Một bức bình phong” vô hình với Tattoo, những thập niên trước – tuyệt nhiên không thấy tattoo từ ý tưởng tới những models, xuất hiện trên runway. Các nhãn hàng không muốn làm phật lòng khách hàng của họ cũng như mang tới cảm giác “đồng vai đồng lứa” với hình ảnh của những người tạo cảm giác “tầng lớp thấp” cho nên tattoo gần như là bị cấm xuất hiện ở nền công nghiệp thời trang lúc đó.
Trong lịch sử phát triển văn minh của loài người, tattoo không phải là một thứ gì đó chỉ xuất phát từ mặt tối. Từ những ngày khai hoang mở đất, rất nhiều tộc người trên thế giới đã biết làm hình xăm trên cơ thể họ bằng những vật liệu vô cùng tự nhiên. Họ tin rằng khi da thịt của họ có những hình thù mang hoa văn/họa tiết giống thú vật, giống Thần linh mà họ tôn thờ thì họ sẽ có sức mạnh của muôn loài và che chở của bề trên. Bên cạnh đó, việc sở hữu những hình xăm trên người còn đánh dấu sự nhận diện của 1 tribe/bộ lạc. Những người có chung một hình xăm ở một vị trí cố định sẽ thuộc một bộ tộc nhằm phân biệt với kẻ mạo danh (Imposter). Cũng rất nhiều vị sư có mang hình xăm trên người, vì theo tín ngưỡng của họ - tattoo đã được yểm sẽ giúp họ trấn thủ được nhiều con quỷ cũng như giúp những ngạ quỷ trở nên khiếp sợ.
Ở Nhật Bản – hình xăm hiện tại vẫn có thể mang nhiều ác cảm khi mà chúng thường gắn liền với mafia Nhật hay Yazuka. Nhưng tattoo của Mafia Nhật đã trở thành một thể loại “nghệ thuật” được thế giới công nhận và các kênh khoa học như Discovery hay National Geographic còn có cả phim tài liệu về nó. Mỗi tattoo có một câu chuyện và sự tự hào của bang, phe yakuza đó. Hình xăm đó còn có giá trị về “Tinh thần” và sự “Tự hào” khi một tên trùm mafia Nhật chết.Trước khi lâm chung thì người ta đã tiến hành lấy da có mang đầy đủ hình xăm của bang , ngâm qua chất bảo quản và treo lên sảnh chính như một lời nhắc và một sự tôn thờ vậy.
Tư duy “Cổ hủ” của giới thượng lựu đi kèm với ngành công nghiệp thời trang bị phá vỡ bởi những tư tưởng mới cùng các làn sóng chuyển biến văn hóa cách tân. Những cột mốc về sự bùng nổ của Punk/Rock, của Hiphop, của Streetwear đã mở rộng và sự thâm nhập của hình xăm lên các sản phẩm, lên model hay là ý tưởng của nhiều nhà thiết kế nổi tiếng. Thời trang là một tấm phản chiếu của văn hóa (từ văn hóa đại chúng đến văn hóa phụ). Cùng với được tattoo công nhận thì fashion là một phương thức khiến hình xăm trở nên đầy nghệ thuật và quyến rũ hơn.
Lĩnh xướng trong việc đưa hình xăm xuất hiện trong nền công nghiệp thời trang thì chắc hẳn phải nhắc tới những cây đại thụ, những bậc tiền bối đi trước. Năm 1994 – Jean Paul Gaultier trong Mùa Xuân/Hạ đã khiến những người có mặt thực hiện một chuyến du lịch toàn quanh thế giới với Les Tatouges khi ông mang những hình xăm truyền thống của những bộ lạc ở Châu Phi, Ấn Độ và Châu Á lên các models và cảm hứng trực tiếp lên các items thời trang của mình. Chưa dừng ở đó thì 2008 – Gaultier tiếp tục khiến người xem lác mắt trước phần áo lót và găng tay với chất liệu khiến chúng ta lầm tưởng đó là da người với các hình xăm đặc trưng của Nhật Bản (Cá chép Koi, nàng tiên cá) và ở các vị trí cũng đặc biệt không kém khi nó ở tay và lưng (Vị trí mà các Yakuza hay xăm mình). Sự sang trọng dù với hình xăm và models là nữ đã khiến truyền thông không ngớt lời khen ngợi cái sự điên của JPG.
Đúng vậy – cơ thể người là một tác phẩm nghệ thuật và phần da đó là một khoảng trống tuyệt vời cho các nghệ sĩ hay bản thân người đó thể hiện suy nghĩ và tư duy của họ. Công cụ khiến họ thể hiện đó chính là “Tattoo”. Nhiều fashion designer sau này đã khai thác, da người là một loại “áo lót” căn bản để cùng mix và match chung với những sản phẩm mà họ đi theo. Chúng ta có Dries Van Noten , chúng ta có Martin Margiela, chúng ta có Rei Kawakubo. Những người mang tư tưởng “Avant Garde” công phá sự cổ hủ và thoái trào của một nền công nghiệp thời trang cũ kĩ. Đó cũng là sự ảnh hưởng lớn với các áo tattoo mà các bạn đang mặc bây giờ ấy – như Sơn Tùng MTP hay Karik (Của Vetements, Gucci)
ủng hộ:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
streetwear models 在 Facebook 的最佳貼文
TRỞ THÀNH NGƯỜI MẪU/MODEL – KHÔNG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ DANH XƯNG, LÀ TITLE TRÊN FACEBOOK.
“Anh ơi, bước đầu tiên để trở thành một người mẫu là gì ạ?”
“Anh ơi, em muốn làm người mẫu thời trang”
Hẳn là vậy, rất nhiều bạn trẻ đang có một suy nghĩ quá “màu hồng” về nghề người mẫu nói riêng và ngành công nghiệp thời trang nói chúng. Câu nói trên càng đúng hơn với “Streetwear/StreetFashion” Việt Nam - không có ý nghĩa tiêu cực gì. Nhưng thời đại này xuất hiện quá nhiều những danh xưng, những tấm gương về “Model 4.0” cùng với danh tiếng, số tiền có thể kiếm được đi kém khiến nhiều người lệch lạc nhầm tưởng về nó. Không quá khó để thấy một tít le “Model” “Freelance Model” xuất hiện trên các account Facebook, Instagram hiện nay.
Đây không phải là một việc sai trái gì khi bây giờ “Đẹp là một dạng tài năng” và thứ “Tài năng” này được bổ trợ rất nhiều bởi thời kì 4.0. Khả năng show diễn tài năng và hình ảnh của mình ra công chúng, xã hội dễ dàng hơn rất nhiều. Các trang báo cũng nhận thấy đây là miếng “mồi” bé bở để tạo ra các content thu hút người đọc trẻ (Clickbait í). Nhưng giống như cụm từ “K.O.Ls” thì “MODELs” có vẻ như chúng ta dùng một cách hơi đại trà - và khiến cho công việc này trở thành dễ dàng hơn bao giờ hết. Trong thời gian đó - những con người vì thực sự muốn làm Models - a real model - đang rèn luyện một cách khổ cực về cơ thể, cách post dáng và xuất phát nội tại của họ ra để được công chúng công nhận.
Công thức để có được 1 Model trẻ sẽ là như sau: “Tương tác tốt + sở hữu mạng xã hội cao = Models/ Freelance Model”. Nghe có vẻ “thực dụng” - nhưng ngay cả mình sử dụng phương thức này để tiếp cận thị trường - vì đó là cách tốt nhất. Nhưng tuyệt nhiên - mình sẽ hạn chế sử dụng từ “Model” vì đây là “Tôi muốn bạn mặc item A, B, C nào đó vì tôi sẽ thông qua đó reach được lượng người theo dõi của bạn”. Còn Model á - thực sự cả mình - cả các bạn - đều không đủ để mà được gọi là “Model”.
Lí do vì sao?
Không giống như ngày xửa ngày xưa, các người mẫu chỉ có một cơ hội duy nhất để có thể “đánh bóng và mang tên tuổi của mình” ra với công chúng thông qua 1 phương thức truyền thông duy nhất. Đó là Báo chí – các chương trình truyền hình, các cuộc thi sắc đẹp kiểu cũ hoặc phải hoạt động trong nghề một khoảng thời gian nhất định. Ngày xưa các shows diễn thời trang cũng rất hiếm, còn thời trang đường phố thì ai mà quan tâm. Thế là 1 chọi 100, 1 chọi 1000 để được xuất hiện trên mặt báo, thậm chí chỉ là phần quảng cáo hay 1 góc nhỏ. Thế nên, phải cực đẹp, kĩ năng diễn tốt và đúng là 1 models (Bỏ qua các yếu tố đi đêm, con ông cháu cha ra) thì mới có thể cạnh tranh nổi trong giới models.
Ngày nay thì khác - không nói đến các môi trường chuyên nghiệp - mình xin được gọi là “MODEL 4.0” - họ đã có mạng xã hội, 1 social media platform. Vậy - thực ra, models không cần phải quá cực kì nổi tiếng trong giới - họ vẫn có thể có 1 số lượng người theo dõi khổng lồ chỉ cần một chút bắt mắt, khác người - cái thứ mà những anh chị tiền bối không có cơ hội đó. Mạng xã hội như 1 công cụ để các Models 4.0 tận dụng khuyếch trương voice power của họ - gia tăng sự ảnh hưởng tới cộng đồng và tất nhiên “củng cố” danh hiệu “Models 4.0” của họ. Vì thế, chẳng lạ gì khi chúng ta có thể thấy có những bạn trẻ có số lượng follow cao - đều có 1 job tag trên Facebook hay IG là “Freelance Model”.
Tuy nhiên - có danh xưng đó thì dễ nhưng duy trì nó thì không hề khó. Chúng ta phải thực thà công nhận một điều rằng “Easy come, Easy go” - MODELS 4.0 đã “vô tình” skip qua nhiều bước - thứ nhất là chúng ta là dân tay ngang, không phải được đào tạo bài bản qua trường lớp - cái thứ chúng ta được tin dùng là vì khả năng reach được lượng người follow chúng ta. Thế nên skills - kĩ năng - thần thái đều chưa tới điểm “chín muồi” và phải rèn luyện gấp 10 - nếu bạn thực sự thích làm người mẫu - còn không, đây là về vấn đề kiếm tiền chân chính, mình xin không được bàn thêm.
Cái nghề “người mẫu” này cũng đầy rẫy đắng cay và hiểm nguy. Mỗi ngành mỗi nghề, mỗi nhà mỗi cảnh - quy trình đào thải của “Models” cực kì gắt, vì nó liên quan tới cái đẹp, tới nghệ thuật. Mà những yếu tố đó - đều là thứ tồn tại trong 1 thời gian (có khi rất ngắn), nếu chúng ta không trau dồi, thêm sự sáng tạo (ngay cả những người mẫu chuyên nghiệp) thì việc bị lãng quên, là chuyện hiển nhiên.
Mình đã từng chứng kiến bạn mình ngồi sau cánh gà, tay vừa nắn mắt cá rồi lại lật đật đeo đôi guốc dài cả mấy tấc khi có người gọi. Gương mặt lộ sự mệt mỏi phải nhanh chóng cười tươi khi xuất hiện trên sân khấu.
Mình đã từng chứng kiến cả models nữ lần models nam trong ngành thời trang này bị ăn chửi (Chửi oan nhé các bạn – không phải chửi để cho lớn, cho khôn – cho trưởng thành đâu), bị xâm hại (Sexual harassment) bởi những kẻ ở phía trên. Ức đến độ cứ kể là nước mắt tuôn rơi, nhưng cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt vì yêu cái nghề, vì đam mê rảo bước trên sàn catwalk.
Mình cũng từng chứng kiến và có tham dự mấy lần onset, mấy lần rehearsal. Tập dượt hàng chục giờ đồng hồ, thay ra quấn lại. Outdoor thì đứng dưới nắng mặt trời, indoor thì phơi mình giữa cái sáng gay gắt của mấy cái đèn công suất lớn. Mà đồ thì có nhẹ nhàng gì cho cam. Runway thì còn ác liệt nữa, đâu phải ai cũng muốn lên runway là được – phải tập dượt kĩ càng, chuyên nghiệp. Đi ra sao, như thế nào, thần thái ổn không (Thế nên mình mới có sự khó chịu như ở đầu đề bài).
Quay trở lại model trong ngành thời trang. Nếu nói những fashion designers là bộ óc, là chất xám, art/creative director là bộ phận trung ương điều khiển thì models chính là tay/chân, là phương tiện truyền tải những bộ đồ thời trang tới với người xem, công chúng. Models có hiểu được câu chuyện, được nội dung mà fashion designer gắm gửi trong đó – mới thể hiện được cho người xem hay rộng lớn hơn là thị trường biết - “Nhà thiết kế đó đang nghĩ gì” “Bộ sưu tập này người mặc lên sẽ trông như thế nào?” “Khi chuyển động nó sẽ ra sao?”. Trang phục sẽ chỉ đẹp khi nó được mặc lên trên cơ thể con người, và models chính là người truyền tải cái sự đẹp đến cho chúng ta.
Ừ thì làm người mẫu sướng nhỉ?
Xuất hiện lung thị linh này, được chụp toàn máy cơ máy củng, hiện đại đời mới nhất. Được makeup trông thật lộng lẫy này, được toàn mặc đồ mới – xịn xò. Được làm bìa báo giấy, báo điện tử. Được mọi người săn đón này, mời chào. Thích ghê, thích ghê.
Nhưng –
Đó chính là mặt tối của việc trở thành người mẫu. (Dành cho các bạn nào muốn thành model hay cả freelance model gì gì đó nhé. Không phải up được 3 tấm hình hack góc, kéo giò là thành Model được đâu các bạn nhỏ ơi).
1. ÁP LỰC PHẢI TRÔNG ĐẸP MỌI LÚC MỌI NƠI.
Việc trở thành một người “đẹp” trong mắt công chúng khiến cho công việc này tạo những con người phải đẹp ở mọi lúc mọi nơi, bằng bất kỳ cách nào và mọi giá. Để sở hữu một thân hình chuẩn và dễ dàng mặc toàn bộ các collection đến từ các thương hiệu thời trang, các models phải trải qua một chế độ luyện tập nghiêm ngặt kèm theo một liệu trình thức ăn cũng khắt khe không kém. Việc kiểm soát cân nặng được xem là chìa khóa chính để đảm bảo được vóc dáng cũng như độ săn chắc của cơ nhằm thỏa mãn việc mặc đồ không bị khiếm khuyết về cơ thể quá nhiều.
Một số người mẫu – theo tiêu chuẩn độc hại của ngành này, phải chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ để nhờ dao kéo thay đổi những khiếm khuyết bẩm sinh trong nỗ lực theo đuổi đam mê. Sửa mũi, nâng ngực, bóp eo, nâng mông blah blah. Đòi hỏi một số tiền không hề nhỏ và chịu đựng các biến chứng nếu có.
2. TƯỞNG LÀ GIÀU NHƯNG KHÔNG GIÀU
Hào nhoáng là cái bản chất của ngành công nghiệp thời trang này. Công chúng nghĩ rằng models là giàu ư. Đúng, có giàu – nhưng chỉ là những celebs ngang chân làm mẫu hoặc những super model A++. Còn người mẫu bình thường, chẳng giàu đâu các bạn ơi. Nói thật không nên chứ tiền đi một show lớn ở Việt Nam cũng ngang tầm lương một anh grab chạy tốt trong khoảng 02 tuần. Bên cạnh đó, số tiền này sẽ phải được sử dụng cho mục đích : “Đẹp ở mọi lúc mọi nơi” với tiền trang điểm, phấn son và nếu có thì cả liệu trình spa, phẫu thuật thẩm mỹ nữa.
3. VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE:
Các models luôn phải gặp những vấn đề về sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần về lâu về dài. Những áp lực liên tục, hàng ngàn giờ đứng trên những đôi giày cao gót, những môi trường khắc nghiệt và sức ép từ dư luận, công chúng và các thương hiệu thời trang đã bào mòn những người mẫu. Các chế độ tập luyện, các chế độ ăn khắc nghiệt và vòng xoáy đẹp – tiền – đẹp đã mang lại những di chứng về khớp, những lỗ hỗng trong tâm lý của người mẫu mà sẽ hành hạ họ cho đến tận cuối đời nếu không có các phương pháp điều trị hợp lí. Việc tham gia các buổi tiệc, những runway cùng các after party “bắt buộc phải có mặt” sẽ dẫn tới những việc nghiện rượu, chất kích thích và những cám dỗ.
4. MÔi TRƯỜNG LÀM VIÊC:
Mình sẽ gói gọn trong các từ sau “Cám Dỗ”, “Căng thẳng”. Cám dỗ là sao? Đối với những người mẫu mới chân ướt, chân ráo bước vào nghề. Các bạn chính là những chú nai tơ trong mắt những con sói lành nghề. Lợi dụng, drama, xâm hại đều có hết. Nhắc tới đây mình lại nhớ tới câu của Bình Gold “Giúp là phải được húp” chứ nào cho không. “Căng Thẳng” đến từ việc trở thành đại diện hình ảnh của thương hiệu, bạn là trung tâm của cánh báo giới, công chúng, giới truyền thông. Một đường đi nước bước sai lầm – một phát ngôn không kiểm soát có thể phá hủy toàn bộ sự nghiệp mà bạn đã gầy dựng trong nhiều năm. Đánh đổi hay mất hết là nỗi suy nghĩ của khá nhiều người mẫu.
5. QUÁ TRÌNH ĐÀO THẢI CỰC NHANH.
“Hồng nhan bạc mệnh” thực sự đúng nghĩa trong vấn đề này. Cái nghề làm người đẹp, làm người mẫu đào thải mình phải nghĩ là nhanh như cách nyc trở mặt với bạn. Có cái gì dám chắc rằng ngày mai sẽ có một đứa khác đẹp hơn mình? Trông sexy, cùng vibe mà lại cá tính hơn mình. Mà models í, mình nói luôn là nó cũng theo trend/ xu hướng các bạn ạ. Tại sao lại theo xu hướng – vì nó phụ thuộc vào xu hướng mà các nhãn hàng xây dựng trong năm đó. Ví dụ - streetwear thì cần model như thế nào, hay năm nay là trend eo nhỏ mông to, vậy thì những người có vòng 1 sẽ bớt ưu ái hơn rất nhiều. Luôn phải đổi mới – nhưng không thể thay đổi một sớm một chiều. Chỉ cần bạn ngã ngựa là có kẻ thay thế ngay.
Và khi bạn bị thay thế thì chẳng còn ai nhớ bạn đâu. Hàng ngàn, hàng chục ngàn cô gái/chàng trai xuân thì với giấc mộng làm người mẫu vẫn đang chầu trực ở dưới kìa.
Có nhiều bạn đang hoạt động trong Streetwear như mình chia sẻ - có những bạn Freelance Model aka Models 4.0 - lượng tương tác rất tốt, hình ảnh trên social chỉn chu - nhưng đều bị một màu và đúng 1 góc đó, còn lại bạn khá thiếu tự tin trong các cách pose diễn của mình. Đó là sự đào tạo và kinh nghiệm.
Việc trở thành một “Fashion model” không phải là show cho mọi người bạn trông như thế nào - Trở thành một “Fashion model” là việc khiến người ta nhận ra đó là bạn, đó là tính cách của bạn, đó là con người của bạn - khiến bạn khác biệt với hàng tá con người khác. Cũng như bởi cái “hồn” của bạn - khiến người xem, người thấy hình ảnh bạn một động lực tốt để họ có thể là chính họ, hay họ có thể tưởng tượng được sản phẩm bạn mang tới - lên trên cơ thể con người nó như thế nào. Những người mẫu chuyên nghiệp dù họ xuất hiện ở thương hiệu nào thì chúng ta vẫn nhận ra con người đó.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
streetwear models 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的精選貼文
streetwear models 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
streetwear models 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
streetwear models 在 Our very first male model and still an... - Chepa Streetwear 的推薦與評價
Our very first male model and still an active part of the Chepa family, Phumelela Malinga we salute and thank you brother #ChepaBdayMonth #31DaysOfChepa. ... <看更多>
streetwear models 在 FRANCE Best streetwear/fashion models ft Njimalone 的推薦與評價
streetwear #fashionnovamen#vogue#fashion#boohoomanshow some love fam subscribe for more content. ... <看更多>
streetwear models 在 900+ MODELS STREETWEAR 2020 ideas - Pinterest 的推薦與評價
Nov 13, 2021 - Explore kimmie's board "MODELS STREETWEAR 2020", followed by 1124 people on ... See more ideas about streetwear 2020, model streetwear, fashion. ... <看更多>