Gặp hai con ‘rùa Hồ Gươm’ khổng lồ ở Tây Viên Tự
Rùa Hồ Gươm khổng lồ qua đời, gây sốc cho người dân cả nước. Hiện, chỉ còn một con thuộc họ rùa Hồ Gươm, khoảng 70kg, đang lặn ngụp ở hồ Đồng Mô (Ba Vì, Hà Nội).
Nhưng, ít ai biết rằng, trong ngôi chùa có tên Tây Viên Tự (TP. Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc), vẫn còn một cặp rùa khổng lồ, cùng loài với rùa Hồ Gươm.
Trong lần sang Trung Quốc, đi giải mã nhiều câu chuyện về thảo dược, tôi may mắn lạc vào ngôi chùa, nơi có hai linh vật, mà cả nước Trung Quốc coi là bảo vật quốc gia.
Tây Viên Tự là ngôi chùa cổ kính, hoành tráng, tuyệt đẹp của thành phố xinh đẹp Tô Châu. Qua nhiều cổng, với tòa ngang dãy dọc, thì đến một “con sông” nhân tạo kè đá quanh co phía sau chùa. “Dòng sông” dẫn đến một hồ nước tuyệt đẹp trong khuôn viên sau chùa, với thủy đình trầm mặc soi bóng.
Tôi lặng người, khi thấy hai con rùa khổng lồ, đúc bằng đồng nằm bên hồ nước. Con rùa đồng đó chính xác là rùa Hồ Gươm, giống như lột. Ngay cạnh hồ, là hình ảnh chụp con rùa khổng lồ, càng khẳng định nó chính là rùa Hồ Gươm mới qua đời.
Sở dĩ, tôi có sự quan tâm đặc biệt, là bởi có nhiều năm bỏ công sức đi tìm những huyền thoại, những sự thật về loài rùa Hồ Gươm khổng lồ.
Tôi đã lên Hòa Bình, quần nát những đầm phá bám hai bên con sông Đà, tìm những câu chuyện có thật về rùa Hồ Gươm khổng lồ. Tôi đã may mắn gặp được mấy người đàn ông từng “làm thịt” một con rùa nặng cả tạ. May mắn là các cơ quan chức năng đã giải cứu kịp thời và giờ nó thành tiêu bản ở Bảo tàng tỉnh Hòa Bình, cho du khách ngắm, và nó là minh chứng cho sự tồn tại của một loài rùa huyền thoại.
Tôi đã mất nhiều ngày lần mò dọc sông Hồng, đến những đầm phá lớn như Ao Châu, Minh Quân, Hiền Lương, gặp những nhân chứng từng có nhiều năm săn rùa khổng lồ ăn thịt, gặp người từng vác AK bắn chết rùa khổng lồ và vẫn giữ cái mai như báu vật ở trong nhà.
Những câu chuyện về con giải khổng lồ, lưng to như cái chiếu đôi, mà cư dân xưa có vùng gọi là thuồng luồng, ở sông Hồng mạn Phú Thọ và Yên Bái kéo cả trâu mộng chìm xuống nước là có thật. Rồi chuyện con giải kéo chìm, ăn thịt một cô ả đào ở Sơn Động (Bắc Giang), người dân vẫn còn kể, rất hấp dẫn.
Những câu chuyện sinh động đó khẳng định rằng, một thời chưa xa lắm, loài rùa khổng lồ từng tồn tại khắp các sông lớn, đầm lớn ở miền Bắc Việt Nam. Những con rùa mà người ta không định nổi tuổi của nó, là hàng trăm hay cả ngàn, thực sự vô cùng thú vị.
Giờ đây, những con rùa Hồ Gươm, linh vật của thủ đô, đã thành tiêu bản trong đền Ngọc Sơn, thành bộ xương khô ở Bảo tàng Hà Nội, đọng lại bao nhiêu nuối tiếc.
Kể lại thế, để biết rằng, khi tận mắt con rùa khổng lồ, đúng là giống loài rùa Hồ Gươm, ở trong một cái hồ nhỏ, ở Trung Quốc, thực sự ngỡ ngàng, thực sự thú vị.
Cô bạn Mai Anh Nguyen xinh đẹp du học nhiều năm ở Trung Quốc dễ dàng dịch những dòng chữ giới thiệu trên tấm bia ngay bên hồ Quảng Nhân:
“Linh vật may mắn quý hiếm của thế giới. Rùa 400 tuổi Ban Nguyên.
Hồ Quảng Nhân có con rùa thần, mình tròn tròn, thân dài 2 mét, dáng mai vuông vuông, tăng ni trong chùa chiếu theo dáng vẻ mà đặt tên là Ban Nguyên. Mai rùa như cái bàn ăn, nặng độ hơn 200 cân (tương đương 100 kg Việt Nam), tương truyền được thả xuống đầm từ thời hoàng đế Gia Tĩnh triều Minh, đến nay đã hơn 400 tuổi.
Mỗi độ xuân thu tiết trời ấm áp lại thấy rùa thần thoắt ẩn thoắt hiện trên mặt nước, nằm đón nắng cạnh đám hoa sen. Có lúc thấy rùa ngước đầu nhìn bầu trời, có lúc cúi xuống mặt hồ, tiêu diêu tự tại hệt như đang trêu đùa du khách.
Vào mùa hè nắng nóng, ngày nghỉ đêm thức, có lúc rùa bò lên bờ, người nào có duyên mới gặp được con vật mang biểu tượng như ý cát tường này.
Có người muốn thử xem rùa có chịu được nặng không, đứng lên thân nó, vậy mà nó vẫn bò đi như thường.
Sách “Thanh gia lục” viết: “Thân hoa ảnh dưới cầu chín khúc/ Bên Tây Viên nước biếc như gương/ Khách kia dạo bước qua đường/ Thả mồi ngắm kẻ chẳng vương chuyện đời”.
Rùa thần, tên khoa học là Rafetus swinhoei, thuộc chủng rùa Dương Tử mai mềm, là một loại đặc biệt thuộc họ ba ba, thuộc những động vật quý hiếm trong 270 triệu năm qua và nằm trong danh sách động vật quý cấp quốc gia. Trên thế giới hiện chỉ còn 03 con, chùa Tây Viên may mắn còn 02 con, là báu vật của chùa, cũng là báu vật ngàn năm có một của Trung Hoa”.
Từ lâu, theo thông tin từ các nhà khoa học, thì rùa Hồ Gươm chính là một loài giải. Nhân dân dọc sông Hồng cũng gọi nó là con giải, thuộc họ ba ba. Mai nó mềm, nó có riềm, thì nó thuộc họ ba ba là đúng rồi. Rùa thuộc loại mai cứng, rất khác ba ba. Chỉ có PGS-TS. Hà Đình Đức, người yêu cụ rùa đến phát cuồng, thì nhất nhất khẳng định “cụ” là rùa, chứ không phải giải, và cụ là loài riêng, chứ chẳng liên quan gì đến giải Việt Nam, hay giải Thượng Hải.
Sở dĩ nhắc đến chữ “giải Thượng Hải”, là bởi vì, bao năm qua, các nhà khoa học có nhắc đến một con giải khổng lồ được nuôi trong vườn thú ở Thượng Hải, và nó được định danh là “giải Thượng Hải”, chính là cùng loài với rùa Hồ Gươm.
Thế nhưng, với người dân thành phố Tô Châu, và các tăng ni của chùa Tây Viên, thì cả thế giới này chỉ còn 3 con, gồm 1 con ở Thượng Hải, và 2 con ở hồ Quảng Nhân nhỏ bé trong khuôn viên chùa.
Thật là có chút tự ái, khi họ không biết đến cụ rùa khổng lồ, to gần gấp đôi linh vật ở Hồ Gươm, nơi thủ đô của một quốc gia phía Nam của họ (?!).
Theo một tăng ni trong chùa, thì hai linh vật này có kích cỡ to đúng như hai cái tượng đồng được đúng và đặt bên hồ. Các nghệ nhân đã “thỉnh” hai linh vật lên bờ, rồi đo đo đạc đạc suốt mấy ngày trời, để đúc ra hai cái tượng rùa y như thật.
Vị tăng ni này cũng khẳng định rằng, cả hai con rùa đã có tuổi ít nhất 400 năm, bởi nó được ghi chép hẳn hoi. Con đực to hơn con cái khá nhiều. Về trọng lượng và kích cỡ, thì cả hai con rùa này đều thua xa rùa Hồ Gươm. Bởi, rùa Hồ Gươm vừa qua đời nặng tới 169kg. Còn con rùa tiêu bản nằm trong đền Ngọc Sơn có thể lên tới 200kg.
Cũng theo vị tăng ni nọ, vào mùa xuân và mùa thu, hai con rùa này thường nổi lên mặt nước để tắm nắng và chơi đùa cùng nhau. Trong khi đó, mùa hè nắng nóng chúng thường ẩn sâu dưới mặt nước và chỉ ngoi lên vào ban đêm. Có đêm, hứng chí chúng bò lên các bậc thang ở bờ hồ.
Người dân trong vùng tin rằng, nếu đến hồ Quảng Nhân trong Tây Viên Tự mà nhìn thấy rùa sẽ được phù hộ, gặp may mắn trong làm ăn và sức khỏe dồi dào.
Mặc dù, thời gian ở Tây Viên Tự, không được diện kiến “rùa thần”, nhưng thấy cách người Trung Quốc tôn kính, coi trọng nó như báu vật, mà ngẫm thấy buồn, bởi loài vật từng tồn tại cả trăm triệu năm này, chẳng chóng thì chầy, sẽ biến mất khỏi trái đất.
Những nhà sinh học của Trung Quốc, đều đau xót khi một thời kỳ, những năm giữa thế kỷ 20, ở Trung Quốc rộng lớn đã diễn ra cơn sốt săn lùng “đánh chén” tất cả các loài vật. Thập niên 50-60 thế kỷ trước, người dân Trung Quốc đào bới đất đai, vét cạn sông hồ để tìm bất cứ thứ gì ăn được. Những con giải khổng lồ chậm chạp, phải mất vài trăm năm mới lớn được như thế, cho nhiều thịt, cứu đói cho trăm người cùng lúc, là mục tiêu săn lùng hàng đầu.
Những năm 80, cả nước Trung Hoa rùng rùng chuyển động. Người ta bạt núi ngăn sông phát triển kinh tế bằng mọi giá. Rừng không còn, sông suối cạn khô, muông thú hết sạch. Rùa hoặc giải với cái mai và bộ xương là thuốc quý, phục vụ giới nhà giàu, nên bị săn lùng càng ráo riết hơn.
Năm 2004, các chuyên gia sinh học ra sức săn lùng, thống kê, thì chỉ thấy có tổng số 6 con giải Dương Tử mai mềm còn sống sót, gồm: 2 con ở sở thú Bắc Kinh, một con ở Thượng Hải, hai con ở Tô Châu và con còn lại bơi lội bì bõm, tắm nắng thường xuyên ở Hồ Gươm của Việt Nam. Khi đó, chưa ai biết có một con nhỏ ở hồ Đồng Mô.
Hàng trăm chuyên gia trên khắp thế giới tìm cách bảo tồn loài rùa này. Họ ủ mưu tính kế để chúng “yêu nhau”, rồi sinh con đẻ cái, giữ lại nòi giống. Năm 2005, con giải khổng lồ ở sở thú Bắc Kinh lăn đùng ra chết.
Các tu sĩ ở Tây Viên Tự tôn sùng hai con giải trong chùa là linh vật tôn nghiêm, không cho các nhà khoa học động vào, không cho di chuyển và cũng không cho “yêu” những con khác.
Đến năm 2006, sau nhiều khó khăn vất vả, ban quản lý chùa Tây Viên mới đồng ý cho các nhà khoa học đưa con giải ở Thượng Hải đến ngôi chùa này để phối giống. Thế nhưng, việc se duyên chưa được thực hiện, thì con giải ở Thượng Hải lại đột tử vào cuối năm.
... Đọc tiếp ở mục Phóng sự của VTC.VN vào ngày mai
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過2萬的網紅熱血阿傑黃仕傑Gallant Man,也在其Youtube影片中提到,台灣54種鍬形蟲中,算是季末的一種,牠美麗充滿質感的鞘翅,活潑的動作讓我超及喜愛,別忘了,我最愛的還是鍬形蟲呀,就起差點被路殺的牠,邊講解,牠也開心的展翅飛走!! 2016個人介紹 姓名:黃仕傑 人稱:熱血阿傑 1973年生於台北,從小就喜歡觀察自然、拈花惹草、飼養動物,退伍後因工作傷害,右...
「swinhoei」的推薦目錄:
- 關於swinhoei 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的精選貼文
- 關於swinhoei 在 山城縱走 hkhiker Facebook 的精選貼文
- 關於swinhoei 在 Just Go,出發去旅行! Facebook 的最讚貼文
- 關於swinhoei 在 熱血阿傑黃仕傑Gallant Man Youtube 的最讚貼文
- 關於swinhoei 在 國立臺灣博物館National Taiwan Museum - Facebook 的評價
- 關於swinhoei 在 0M2A0535 斯文豪氏天牛Paraglenea swinhoei - Pinterest 的評價
swinhoei 在 山城縱走 hkhiker Facebook 的精選貼文
【#芥子須彌:黑絹斑蝶】
.
黑絹斑蝶
𝘗𝘢𝘳𝘢𝘯𝘵𝘪𝘤𝘢 𝘮𝘦𝘭𝘢𝘯𝘦𝘶𝘴
.
遇上黑絹斑蝶的緣分實在來得妙,那天早上本來約了朋友聽歷史導賞,誰不知早到了,便拿起相機在附近逛逛。本來打算紀錄下調皮的小葵花鸚鵡,但跟著註守多時的前輩,隨著他們的鏡頭,便看見橘紅色的腹部和青斑的翅膀,我們便驚呼「黑絹、黑絹」,又有人在說「史絹、史絹」。我這個初學者,拿著圖鑑也懂得先拍照的道理。
.
回到家,思前想後,又翻查網上資料,又翻查家中的圖鑑,都是看不明白;唯有硬著頭皮向生態攝影的前輩們請教。
.
借前輩的說法,原來分辨黑絹斑蝶和史氏絹斑蝶要看牠們後翅的白斑,如果成一直線的話便是黑絹;如果成彎形便是史絹。
.
遇上這VR是緣份,得到前輩指點如何分辨更是福份。其實生活可以很簡單,一隻小小的黑絹斑蝶已經讓我樂上整個週末。
.
延伸閱讀:
http://www.dchome.net/forum.php?mod=viewthread&tid=1337226
.
http://www.hkwildlife.net/Forum/viewthread.php?tid=72132
.
▼ IG: instagram.com/hkhiker
▼ 網上訂購2020 新作《知情識趣遊香港7》: bit.ly/2Crm6Iu
.
#黑绢斑蝶 #Parantica #melaneus
#史氏絹斑蝶 #Parantica #swinhoei #蛺蝶科 #Fellowesetal.(2002) #本地關注 #芥子納須彌 #香港生物多樣性
swinhoei 在 Just Go,出發去旅行! Facebook 的最讚貼文
[長鬃山羊] 奇萊北峰上的相遇
台灣長鬃山羊(學名:Naemorhedus swinhoei),淸稱「山羊」,又稱台灣鬣羚、台灣野山羊、台灣羚羊、台灣氈鹿,是台灣特有種的動物,也是台灣唯一的野生牛科動物。
上週P編在登頂奇萊北峰前,遇到這位可愛的小傢伙,牠就在另個山邊閒晃,無視這頭的我的存在,一瞬間,我也趕緊拿出相機!! 捕捉這個幸運的時刻。
但幸運的不僅如此。
當晚進到深夜,朋友C君更是遇到水鹿大軍……
#超可愛屁屁
#水鹿大軍下回分曉
#整理照片一下
#本週天氣繼續悲劇
#justgotraveler
swinhoei 在 熱血阿傑黃仕傑Gallant Man Youtube 的最讚貼文
台灣54種鍬形蟲中,算是季末的一種,牠美麗充滿質感的鞘翅,活潑的動作讓我超及喜愛,別忘了,我最愛的還是鍬形蟲呀,就起差點被路殺的牠,邊講解,牠也開心的展翅飛走!!
2016個人介紹
姓名:黃仕傑
人稱:熱血阿傑
1973年生於台北,從小就喜歡觀察自然、拈花惹草、飼養動物,退伍後因工作傷害,右手4隻手指遭截肢,但對於生態的興趣不減反增,一直是台灣原生動、植物的愛好者,同時也戮力從事生態攝影。近年來造訪東南亞、非洲、南美洲各國,深入杳無人煙的熱帶雨林,拍攝植物、動物原棲地照片。曾任00~01中山扶輪社青年服務團團長、01~02扶輪3520地區扶青團團務主委,國科會生態影片昆蟲顧問、台灣大學國科會計畫助理、嘉義大學國科會計畫助理、台灣全記錄生態講師、愛玩客愛玩達人,目前專心於自然生態攝影、寫作,並隨時於各社群發表生態觀察經驗。
專欄:
國語日報科學版
中研院數位島嶼網站
國家地理雜誌生態營隊 講師
孤獨星球自然觀察營隊 講師
自然野趣教育機構昆蟲 講師
著作:
『長戟大兜蟲』(親親文化出版)、
『昆蟲臉書』(遠見天下文化出版)、
『霸王甲蟲小百科』(人類智庫出版)、
『超震撼甲蟲王』(人類智庫出版)、
『蕙蓀林場100種常見的昆蟲』攝影作品(國立中興大學林管處出版)、
『帶著孩子玩自然』(遠見天下文化出版)、
『螳螂的私密生活』(遠見天下文化出版)、
『我與鍬形蟲的日記』(紅樹林出版)。
『森林是我家』(遠見天下文化) 預計2016/12上市。
東森節目:好好玩自然(講師兼任主持)
蘋果日報:
專家學者鑑定後,認為協助田野調查工作的黃仕傑從發現到採集研究貢獻極大,因此以其名命名。
【更新】新發現! 墾丁現3擬步行蟲 | 即時新聞 | 20150121 | 蘋果日報
swinhoei 在 0M2A0535 斯文豪氏天牛Paraglenea swinhoei - Pinterest 的推薦與評價
0M2A0535 斯文豪氏天牛Paraglenea swinhoei. Photo by. 賞景者Jeff Lin. on. flickr. ·. 攝於北橫. Taken in Taiwan. Visit. Save. ... <看更多>
swinhoei 在 國立臺灣博物館National Taiwan Museum - Facebook 的推薦與評價
【臺灣野山羊】 學名:Capricornis swinhoei 中文別名:臺灣長鬃山羊在雪山出沒的臺灣野山羊。 延伸閱讀:臺灣生命大百科~ http://taieol.tw/pages/73527 圖/ Rocky ... ... <看更多>