TAKAHIROMIYASHITATheSoloist – Đơn độc.
Chắc cũng chẳng cần nhắc nhiều làm gì, hẳn khá nhiều bạn biết tới cái tên Takahiro Miyashita thông qua bài viết “Cửu vĩ của làng thời trang” – “Detail Devil” cũng như thương hiệu đã quá thành công giai đoạn đầu của ông Number (N)ine. Dấu ấn của Số 9 với thời trang đã tạo một tiếng vang rất lớn khi mà cùng với Undercover, Raf Simons.. đã nêu lên tiếng nói của Punk trong văn hóa thời trang đương đại. Nhưng khi một thương hiệu đạt được sự nổi tiếng và trở nên toàn cầu, nó lại phải đạt được tính thương mại và sẽ bị chi phối bởi nhiều thứ khác. Đó không phải là con người của ông – phần nào cũng đồng cảm với Nigo A Bathing Ape – cách thức hoạt động của Number (N)ine đã trở nên khác rất nhiều khi ông lập ra và thời trang của ông không phải do ông sáng tạo ra mà phải chiều lòng thị trường. Nỗi buồn man mác khi năm 2009, TakahiroMiyashita rời Number (N)ine để xác định đường đi của mình. Đó cũng là ý nghĩa lớn của cái tên đầy sự đơn độc “The Soloist”.
Ngành công nghiệp thời trang đầy mặt tối và các fashion designer cũng là một nạn nhân của sự thương mại hóa. Dù là những gạo cội trong nghề như Yohji Yamamoto, Rei, Raf, Maison, Ana.. đến những cái tên được coi trọng gần đây như Virgil, Samuel, Kiko... Họ đã mất khá nhiều sự “Tự do” để trở thành một nghệ sĩ thực thụ. Để phù hợp với một thị trường nhanh và cạnh tranh với fast-fashion, quy trình ra collection càng ngày càng nhanh và một collection phải chịu sự chấp thuận của Hội đồng thẩm duyệt của mỗi công ty chủ quản (LVMH, KERING..). Nhiều khi – món đồ mang thương hiệu designer chỉ mang đúng nghĩa là mang tên của người đó lên mà không được chính các nhà thiết kế chăm chút như hồi xưa. Takahiro đã gặp điều tương tự với Number (N)ine và như mọi người đã biết, ông đã chọn con đường rời đi.
The Soloist như một phase mới – độc lập hơn – tự chủ hơn của Takahiro. Mình đã nói về việc cái tên Number (N)ine được tạo ra dựa trên cảm hứng bài hát không chính thức của The Beatles, nó đồng nghĩa là 1 band nhạc. Vậy The Soloist chính là việc 1 ca sĩ tách riêng ra và thực hiện sự nghiệp solo của họ vậy. Điều này càng chứng tỏ sự ảnh hưởng âm nhạc mạnh mẽ tới Takahiro Miyashita – khi ông luôn coi việc này như người ta nhắc tới John Lennon là John Lennon, mà không nhầm lẫn giữa John Lennon hay The Beatles cả (Bạn thử nhắc các thành viên khác của TB xem nào).
Takahiro bắt tay vào xây dựng The Soloist đơn độc, bằng bản thân của ông và không cần bất kì một trợ lí nào. Ông muốn sự tự do gắn kết với quần áo mình làm ra nhiều hơn và ông công nhận The Soloist là bản thể hoàn hảo hơn là cả Number (N)ine. Một gã “Hippie” đơn độc trong giới thời trang – ông làm bất cứ thứ gì mà ông cảm thấy vui vẻ và hài lòng, không bị giới hạn bởi các chiến dịch marketing, các chi phí truyền thông lậm vào phần chi phí sản xuất. “Phần thú vị mà tôi thấy thích thú nhất chính là phần trong của quần áo” – Nôm na có nghĩa là cách xử lí chất liệu hay thiết kế bên trong những sản phẩm chúng ta đang mặc. Thông thường, người ta sẽ đánh giá một sản phẩm qua bề ngoài hào nhoáng của nó mà quên đi mất mặt trong cũng cần được quan tâm đúng mực. Vải lót, đường chỉ - cách sử dụng đường đè lên sao cho hợp lí cũng như tối đa hóa công dụng mà phần ngoài đã mang. Đó là sở trường của The Soloist. (nhưng mình cảm nhận, nó cũng giống như 1 hệ thống tự cung tự cấp – 1 hệ sinh thái khép kín và dĩ nhiên rồi, Đơn độc).
The Soloist chào sân bằng những sản phẩm mang tính detail cực kì đẹp và xử lí hoàn toàn thủ công bởi bàn tay của Takahiro (Cắt may thủ công, xử lí thủ công – cho nên giá khá là cao). Nó khiến cho những items tưởng là basic như là Hoodies, Tee hay track pants của The Soloist lại không hề basic. Vì nó chú trọng vào phần chi tiết đến nối một số người có tầm hiểu biết, cũng phải trầm trồ khi nắm trong tay sản phẩm của Takahiro Soloist vì mỗi đường may, chi tiết viền, cổ, nút đều được chú trọng cẩn thận.
Cái giá phải trả cho sự tự do đó là The Soloist khá lowkey và thị trường cũng không khá nhiều người biết – chỉ duy rằng những người yêu thích thời trang và thực sự bị mê hoặc bởi detail sẽ tìm tới The Soloist. Đó là điều mà Takahiro mong muốn và mục đích của ông khi rời Number (N)ine – tất nhiên, với số tiền kiếm được trước đó của Number (N)ine và mối quan hệ đã được củng cố với những đầu ngành thời trang, Takahiro giờ có thể thoải mái trong việc viết tiếp những bài hát đẹp đẽ về thời trang của ông – một cách đơn độc nhưng đầy mê hoặc.
「the john lennon collection」的推薦目錄:
- 關於the john lennon collection 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於the john lennon collection 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
- 關於the john lennon collection 在 自由人模型工作室-FMDioramas Facebook 的最佳貼文
- 關於the john lennon collection 在 The John Lennon Collection (1982) - YouTube 的評價
- 關於the john lennon collection 在 Audio World - Artist: John Lennon Album - Facebook 的評價
- 關於the john lennon collection 在 The John Lennon Collection (Vinyl, LP) at Discogs - Pinterest 的評價
the john lennon collection 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
TAKAHIRO MIYASHITA – Cửu vĩ của làng thời trang.
Một kẻ lầm lì, ít nói, bay bổng – Đó là những gì mà những người bạn trung học miêu tả về Takahiro Miyashita, người được mệnh danh là “Devil Detail” – “Con quỷ của các sự chi tiết”, miêu tả sự cầu kì và detail trong các quần áo của Number (N)ine
Thuở sinh thời, Takahiro Miyashita (sinh năm 1973) đã là một chàng trai yêu thích thời trang và âm nhac. Niềm đam mê thời trang và tư duy về quần áo đã khiến Takahiro nhanh chóng bén duyên với ngành này khi mà đã trở thành stylist assistant cho các tạp chí thời trang của Nhật Bản với độ tuổi còn khá trẻ. Việc học hành của cậu thanh niên này cũng khá bấp bênh, trong một cuộc phỏng vấn với T Magazine năm 2007, Takahiro thừa nhận rằng đã bị nhà trường đình chỉ sớm vì liên quan tới việc sử dụng cần sa trong trường học và hay bỏ tiết :v (Chơi đây cậu ơi).
Biết rõ niềm đam mê của mình là gì, Miyashita lao vào con đường thời trang. Ngay cả môi trường làm việc cũng là một trong những tác nhân xây dựng tình yêu này, đó là Harajuku, con phố và là một nền văn hóa của Nhật Bản. Cái nôi của nhiều fashion designer khét tiếng sau này, nơi những thanh thiếu niên Nhật Bản mặc đẹp nhất tụ tập, thể hiện cái tôi của bản thân mình. Takahiro tự trau dồi kĩ năng về thời trang của mình bằng cách tái thiết kế, xé ra và làm lại (Descontruction) và phối đồ, tùy chỉnh những thứ có sẵn trong tủ đồ của mình – và nay sau đó đạt được hợp đồng làm việc chung với Nepenthes (công ty của Keizo Shimizu), là công ty mẹ của 2 brands đình đám là Needless và Engineered Garment sau này và là một công ty ảnh hưởng rất nhiều cảm hứng từ nền văn hóa đại chúng của Mỹ.
Thời của Miyashita, là thời của các nhà thiết kế thời trang mới của Nhật Bản, giao thoa nhiều giữa nền văn hóa Nhật Bản và Mỹ - bao gồm Junya Watanabe, Undercover’s Jun Takahashi và Engineered Garments’s Daiki Suzuki. Việc làm việc chung với các tạp chí lớn đã tạo cơ hội cho Miyashita đặt chân tới Mỹ. Và ở đây – anh chàng trẻ con hoài bão của chúng ta đã bén duyên với Americana style. Một câu chuyện tương tự với Visvim. Các chuyến đi đã làm cho Takahiro Miyashita đặc biệt yêu thích thành phố Portland, Oregon. Thành phố chứa nhiều nền văn hóa Americana, di sản xa xưa, lối sống – những món đồ cũ kĩ (Và hẳn rồi, có cả weed nữa =)) ) đã tạo nên phong cách thời trang của Number (N)ine hiện nay.
Có thể nhìn qua sự ảnh hưởng của Portland, Oregon lên Number (N)ine thông qua Collection F/W 2008 mang tên “ My Own private Portland” – “Một Portland riêng tư của mình tôi” – bao gồm những clothing chịu sự chi phối của những detail đến từ vùng Tây Bắc cổ điển như áo sơ mi kẻ sọc, mũ lông – grunge cardigane và áo len nubby. Hẳn ai yêu thích Number (N)ine cũng nhận ra rằng Takahiro Miyashita khá yêu thích sử dụng và phối các chi tiết thổ cẩm và hoa văn Navajo (Mình sẽ có một bài chi tiết nói về Navajo này – thứ mình đã sai sót trong bài của John Mayer).
Đến đây – chúng ta có thể khẳng định hai thứ làm nên thời trang của Takahiro Miyashita : đó là Americana và Âm nhạc. Năm 1997, Number (N)ine ra đời và có 1 cửa hàng ở Ebisu, gần khu vực của Harajuku. Một cửa hàng mang cho người đến một cảm giác thật “Miền Tây Hoang Dã”, một “Wild Americana” – không tối tân, mà lại cũ và có phần hơi cổ điển. Khác với cửa hàng mới, và hao hao với Visvim – Takahiro Miyashita như 1 bà vợ trong gia đình cặm cụi gom nhặt những kí ức, những mảnh vụn vặt từ nơi mà ông tìm thấy nhiều cảm hứng nhất. Đất Mỹ. Những chiếc tivi cũ xếp chồng lên nhau, những con búp bê mắt thêu bằng nút, những đầu lâu nạm kim loại vv..vv
Còn sao lại là âm nhạc ư?
Chúng ta hay tìm hiểu cội nguồn của cái tên Number (N)ine – theo các nguồn thông tin sưu tầm thì cái tên này có nguồn gốc từ “Revolution 9”, bài hát của nhóm nhạc mọi thời đại The Beatles – ra năm 1968. Một ca khúc được sáng tác bởi Paul McCartney và cặp đôi lịch sử John lennon và Yoko Ono. Xuyên suốt bài hát “Revolution 9” là những âm thanh hỗn hợp và phức tạp – nhưng một điều rõ ràng nhất chính là sự lặp đi lặp lại của giọng 1 người đàn ông “NUMBER NINE, NUMBER NINE, NUMBER NINE”. (Các bạn nên nghe bài này).
Như Lennon đã giải thích – bài hát này như cái tên của nó, một cuộc cách mạng. Điều này đã truyền cảm hứng cho Takahiro Miyashita khi muốn thời trang mình làm ra sẽ là một cuộc cách mạng, và cái tên Number (N)ine ra đời. Một brand mang nặng về sự chú ý tỉ mỉ đến từng detail xuất hiện trên áo. Một sự kết hợp giữa họa tiết và chất liệu trên cùng 1 sản phẩm.
Quần áo mang vibe Americana, còn show của Number (N)ine lại mang nhiều tính âm nhạc của các thần tượng của ông bao gồm Nirvana, Johnny Cash và cả The Beatles. Đó là điều khác biệt của những vị tiền nhiệm như Rei Kawakubo, Yohji Yamamoto – thế hệ sau như Takahiro Miyashita hay Jun Takahashi – đó là quần áo của thế hệ sau thế hệ Vàng Nhật Bản chịu ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa đương đại và hơi thở của những người trẻ. Punk/Rock/Pop/Country và phim ảnh, điều này không khó ngạc nhiên khi chúng ta coi các sản phẩm của UNDERCOVER hay Number (N)ine đều có những collection thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc từ phim ảnh và âm nhạc của thập niên 80s 90s.
Năm 2009, Takahiro Miyashita đã rời khỏi Number (N)ine – sau khi trình làng the last collection mang tên “A closed Feeling” (F/W 2009). Một cái kết buồn mà đẹp cho Miyashita – ngay cả nền nhạc chính cũng từ album “Let it be” – album thứ 12 và là cuối cùng của The Beatles.
Takahiro Miyashita hiện tại đang hoạt động cùng thương hiệu mang tên mình TAKAHIRO MIYASHITA The Soloist – Number (N)ine vẫn còn hoạt động, còn ra thêm dòng sub mang tên N(N). Được đùng dể tôn vinh những gì thành công nhất của Takahiro Miyashita khi còn ở Số 9 – nhưng người cha đã đi, làm sao linh hồn còn ở lại được.
the john lennon collection 在 自由人模型工作室-FMDioramas Facebook 的最佳貼文
Amazing!!! 是約翰藍儂!
Sculpting John Lennon - Full Classes on Patreon:
https://www.patreon.com/julianalepine
A little bit of the process of sculpting one more of my music legend collection!
I hope you like it!
music by Gary Smyth: https://www.facebook.com/GaryFSmyth/?pnref=lhc
skeleton and sculpting products JLS Store
“To use this video in a commercial player or in broadcasts, please email licensing@storyful.com”
the john lennon collection 在 Audio World - Artist: John Lennon Album - Facebook 的推薦與評價
Artist: John Lennon Album: The John Lennon Collection Label: Capitol Records Media Type: Audio CD Number of Disk: 01 Released Year: 1989 Manufactured... ... <看更多>
the john lennon collection 在 The John Lennon Collection (Vinyl, LP) at Discogs - Pinterest 的推薦與評價
Apr 5, 2015 - View credits, reviews, tracks and shop for the 1982 Vinyl release of "The John Lennon Collection" on Discogs. ... <看更多>
the john lennon collection 在 The John Lennon Collection (1982) - YouTube 的推薦與評價
Greatest hits de John Lennon, el primero publicado tras su muerte en 1980. Desde Give Peace A Chance hasta el álbum Double Fantasy de 1980, ... ... <看更多>