[Góc nghề nghiệp] #hocxonglamgi
SINH VIÊN KINH TẾ, TÀI CHÍNH, KẾ KIỂM THÌ LÀM GÌ? (P2)
Tiếp tục bài chia sẻ tuần trước về những tiềm năng của ngành tài chính, tối ni chị lại có bài về những cơ hội mới ngoài kế-kiểm, ngân hàng thương mại và tư vấn chiến lược. Ngoài các bạn học ở Việt Nam, mấy bạn du học sinh Mỹ, Anh, Úc, Singapore, ... cũng đọc luôn nhé vì ví dụ như chị ở Sing biết có rất nhiều ngân hàng hay quỹ đầu tư lớn cho mọi người apply.
Phần 1: https://hannahed.co/sinh-vien-tai-chinh-ke-kiem-thi-lam-gi-p1/
Bạn nào chưa đọc phần 1 thì có thể tìm đọc lại nhé, bao gồm ngành: kế-kiểm, ngân hàng thương mại và tư vấn chiến lược.
5. Investment Banking (Ngân hàng đầu tư)
Đây chắc hẳn là một ngành lạ lẫm một số sinh viên Việt Nam; tuy nhiên, ngành NHĐT đã xuất hiện và phát triển từ rất lâu và là một trong những công việc danh giá và cạnh tranh nhất trong ngành tài chính ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Singapore, Hong Kong, ... Những kiến thức và kĩ năng cho ngành NHĐT hoàn toàn khác biệt so với các ngành được nêu ở phần 1. Các cử nhân tài chính muốn theo đuổi ngành này thường có những kĩ năng như: financial modeling (xây dựng mô hình tài chính) như DFO, LBO, M&A...; pitching (đấu thầu) và cũng có thể một số ngôn ngữ lập trình như R hoặc Python. Một công việc ở ngành NHĐT có thể mở ra nhiều cơ hội cho các bạn hơn ở những ngành tiệm cận và đầy hứa hẹn như Private Equity, Hedge Fund, Asset Management, ...
Ngành NHĐT ở Việt Nam mặc dù đang còn manh nha, một số ngân hàng đã tuyển và hình thành những team nhân sự nhỏ ở Việt Nam (như J.P. Morgan), điều này cho thấy đây là một ngành có tiềm năng rất lớn trong tương lai.
Đại diện tiêu biểu nước ngoài: Goldman Sachs, J.P. Morgan, Morgan Stanley, Credit Suisse, UBS, Citi, Deutsche, ...
6. Asset Management (Quản lí tài sản)
Đây là một ngành chưa phổ biến ở Việt Nam nhiều ; tuy nhiên, ở các nước phát triển trên thế giới thì QLTS là một mắc xích quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy nền kinh tế. QLTS, nói ngắn gọn, là dịch vụ quản lí các danh mục đầu tư của khách hàng, bao gồm cá nhân (private wealth management) và các tập đoàn. Các công ty này sẽ đầu tư trên danh nghĩa khách hàng của mình với tỉ suất lợi nhuận cao hơn so với các ngân hàng thương mại thông thường.
Đại diện tiêu biểu: The Vanguard Group, PIMCO, Blackrock, Fidelity, ...
7. Private Equity Fund (Quỹ đầu tư cá nhân)
Quỹ đầu tư cá nhân là những công ty giao vốn (limited partnership) không xuất hiện trên sàn chứng khoán công cộng. Các quỹ này thu hút đầu tư với tỉ suất lợi nhuận cao vượt trội so với ngân hàng thương mại và kiến tạo lợi nhuận bằng cách: IPO (Initial Public Offering), Merger&Acquisition (sáp nhập và mua lại) và Recapitalisation (Tái vốn hóa). Các quỹ ĐTCN tuyển dụng nhân viên với những kĩ năng tương tự ngành Investment Banking (Ngân hàng đầu tư) với mức độ cạnh tranh cao.
Hiện nay ở Việt Nam đã tồn tại một số quỹ đầu tư cá nhân lớn và có tiềm năng phát triển vượt bật trong tương lai, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt.
Đại diện nước ngoài: Bridgewater, TPG Creative Capital Firm, The Blackstone Group, Goldman Sachs, Bain Capital, ...
Đại diện Việt Nam: Mekong Capital, Vina Capital, Dragon Capital, SSI, HSC, IDG Ventures, ...
Các bạn muốn page tổng hợp về ngành nghề nào nữa thì comment nha.
<3 Chia sẻ và tag bạn bè mình nếu em thấy có ích nhé <3.
#HannahEd #sanhocbong #duhoc #scholarshipforVietnamesestudents #hocxonglamgi
Search