ÁO DÀI CỦA AI?
Đại Nam Thực Lục Tiền Biên ghi rằng, Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1739-65) được coi là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam. Rất nhiều tư liệu từ đầu thế kỷ XX đã ghi nhận hình ảnh chiếc áo dài xuất hiện rất thường xuyên trong ảnh tư liệu về đời sống và cả hội hoạ Việt Nam, một sự hiện diện chân thành và tự nhiên như hơi thở chứ không phải một tuyên ngôn chính trị gượng ép, giật gân. Trang phục luôn tiếp biến theo nhu cầu của xã hội. Năm 1934, hoạ sĩ Cát Tường hưởng ứng phong trào cách tân áo dài, đã cho ra mắt chiếc áo dài “Le Mur” trứ danh lấy cảm hứng từ chiếc váy phương Tây và áo tứ thân truyền thống, đặt nền tảng cho áo dài hiện đại ngày nay.
Lịch sử của chiếc áo dài Việt Nam là bồi tích nhiều năm của những thực hành nghi lễ, sinh hoạt đời thường, sáng tạo nghệ thuật, âm nhạc, thi văn và ký ức của một dân tộc. Một ngàn năm đô hộ không thành thì cớ gì một cuộc đạo nhái (nữa) lại khiến ta run sợ? Dù ai nói ngả nói nghiêng, cái gì của mình thì mãi là của mình thôi các bạn ơi!
Tết này, ai lại diện áo dài mới với Tia thì giơ tay nhé!!!!
---
AO DAI BY WHOM?
According to Đại Nam Thực Lục (or “Veritable Records of the Great South”), Lord Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 65) was considered as the one to discover and introduce Vietnam’s #Aodai. Many other archival materials dated back to early 20th century also show that ao dai was a typical attire in everyday life, Vietnamese women in ao dai were a popular subject matter in modern art. Ao dai and its appearance in Vietnamese’s arts and culture is a given, and clearly was not a part of any planned propaganda. Gradually, the dress evolved as people’s expectations of it changed. In 1934, painter Cat Tuong, responding to the reinventing aodai campaign, introduced his new design #LeMur, which he took inspiration from both a Western dress and the traditional áo tứ thân (four-part dress). The #LeMur ao dai is the closest iteration of the current ao dai.
History of aodai is an accumulation of many years practicing rituals, daily activities, creativity, music, literature and a country’s collective memory. One thousand years of occupation could not assimilate us, then why are we afraid of just another case of imitation? Let’s leave all the talks aside, what is ours will forever belong to us!
I’m putting on ao dai again for this coming #Tet, who’s with me?
#tiathuynguyen #vietnamesefashion #history #aodaihistory #vietnamtraditionalcostume
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...