KINH NGHIỆM VÀ TIPS THI MANAGEMENT TRAINEE!!!
Alo alo các bạn sinh viên follow page có biết tới các chương trình Management Trainee không nhỉ? Đây là các chương trình trong vòng 1.5-2 năm sau khi tốt nghiệp, cho phép các bạn rotate (luân chuyển) qua các phòng ban như Finance, HR, Operations, Marketing, Logistics, ... và sau 2 năm sẽ lên Manager. Quá xịn luôn đúng không nè? Một số tập đoàn lớn có chương trình MT là Unilever, Nestle, Cocacola, Pepsi và Shopee nè. Và một điều đặc biệt mà mình nghe ngóng được là lương MT ở Việt Nam hơi bị đỉnh đấy ;) nghe muốn xỉu, chỉ muốn bỏ Facebook về Việt Nam thi MT thui hichic. Nhân đây mình chia sẻ lại bài về kinh nghiệm thi MT, có thể áp dụng cho các công ty về Management Consulting như Big 4, McKinsey và BCG luôn nha!
__________________
Section 1 – Hãy ghi nhớ tất cả những gì mình viết trong CV
Lại phải nhắc đến một chút về CV. Có một điều bạn cần phải ghi nhớ đó là “Hãy ghi nhớ tất cả những gì mình viết trong CV”. Bởi một trong những nguồn tư liệu quan trọng mà người phỏng vấn (PV) sẽ dựa vào đó để đặt câu hỏi cho bạn chính là CV/Resume mà bạn đã nộp.
“Đừng để CV – thứ vũ khí “tối thượng” mà bạn đã tạo ra để gia nhập cuộc chiến MT, trở thành “gót chân Achilles” của mình.”
Khi người PV lấy ra 1 chi tiết trong CV để hỏi, chỉ cần thấy bạn ấp a ấp úng, nói trật lất hoặc khi đào sâu mà phát hiện bạn làm quá lên so với thực tế là chắc chắn mất điểm rồi đó. Vì thế, 1 ngày trước buổi PV, hãy lôi CV ra đọc lại.
Một số công ty sẽ không yêu cầu nộp CV ở vòng Nộp đơn mà là điền thông tin online, viết essay để trả lời câu hỏi mở. Vậy tip là:
Đừng vội điền trực tiếp lên online platform của họ mà hãy đánh câu trả lời đó vào file Word và lưu lại, sau đó copy-paste lên platform.
Bằng cách này, bạn có thể xem lại file câu trả lời để ôn bài trước khi PV.
Section 2 – Viết đúng sự thật và vừa đủ thông tin trong CV
Interviewer thường chỉ đọc lướt qua CV của bạn và hỏi về một số điểm nổi bật mà họ tò mò, hoặc để hiểu hơn về con người bạn, đồng thời double check xem những điều bạn viết có phải là sự thật hay không. Vì thế, khi viết CV/Resume, hãy trình bày đúng và đủ thông tin, đừng viết quá nhiều mà lại lan man, không cho nhà tuyển dụng thấy được những điểm mà họ đang tìm kiếm ở 1 người ứng viên phù hợp. Tip là:
“Chỉ để vào CV những thông tin mà bạn chắc chắn rằng mình sẽ có câu chuyện để nói về nó.”
Trong CV, rất nhiều bạn hay băn khoăn không biết nên để công việc hay activity nào vào mục “Kinh nghiệm làm việc”, thì lời khuyên là hãy để vào đó những cái nào mà bạn có hẳn một câu chuyện đằng sau đó để chia sẻ, mà câu chuyện đó phải:
– Có nhiều chi tiết để đào sâu thêm, đủ để cover cho những câu “Follow-up question” mà interviewer có khả năng hỏi.
– Thể hiện được con người bạn là ai như tính cách, quan điểm sống, kỹ năng mềm (VD: kỹ năng giải quyết vấn đề, lãnh đạo…)… một cách tích cực.
– Bài học mà bạn rút ra được
– Liên quan đến vị trí hay phòng ban mà bạn ứng tuyển (sẽ là điểm cộng lớn). VD: bạn ứng tuyển vào phòng Marketing, thì hãy để vào CV những kinh nghiệm liên quan đến Marketing để sau này có cái mà chia sẻ khi PV
Section 3 – Tìm hiểu kỹ về công ty:
Tip này mình cũng đã chia sẻ ở Kỳ 1 về vòng AC. Bạn hãy lên corporate website, FB fanpage, LinkedIn, các online news page hoặc hỏi bạn bè đang làm việc ở công ty đó để tìm hiểu về những thứ sau đây:
– Sản phẩm/Dịch vụ
– Vision, mission, values
– Các kênh tiếp cận khách hàng (từ offline đến digital)
– Problem mà công ty có thể đang gặp phải
– 1 mảng nào đó mà là giao thoa giữa thông tin về công ty và lĩnh vực mà bạn yêu thích và apply
VD: Mình thích Marketing và apply vào Phòng Marketing nên trước khi thi Nestle mình đã ngồi xem và lục lại rất nhiều các quảng cáo, campaign, marketing-related articles trên Brandsvietnam về các sản phẩm của công ty này. Và hôm Initial Interview ở Nestle, chị HR đã hỏi mình thích nhất sản phẩm nào của Nestle, sau đó kêu mình nêu và phân tích thử một chiến dịch/hoạt động Marketing liên quan đến sản phẩm đó mà mình ấn tượng nhất.
Như diều gặp gió (mình đã nghiên cứu khá kỹ về brand Nescafe và thậm chí chuẩn bị trước sẽ nói về chiến dịch gì luôn), mình kể và phân tích hết sức tự nhiên, không quên chỉ ra điểm mà mình thấy execute chưa tốt và cách mà nó đã có thể được làm tốt hơn.
Hãy thể hiện critical thinking đi, hãy nêu quan điểm cá nhân của mình, có cả khen lẫn chê, đừng ngại ngùng!
Section 4 – Thể hiện đam mê hay một sở thích liên quan đến phòng ban bạn apply:
Trong buổi PV, không cần chờ Interview hỏi, ở phần giới thiệu bản thân, hãy nêu 1, 2 câu về đam mê, sở thích hoặc hoạt động, dự án nào đó liên quan đến vị trí hay phòng ban bạn apply.
VD: Lúc mình thi Nestle, mình có đề cập (tease) về 1 dự án (liên quan đến Marketing) mà mình sẽ thực hiện, sau đó thì Interviewer có take note lại rồi đào sâu và mình đã có cơ hội nói nhiều hơn về nó, qua đó thể hiện một chút sự nhiệt huyết và nghiêm túc theo đuổi Marketing.
-> Mình nghĩ đây sẽ là 1 điểm nhấn đáng để Interviewer ghi chú lại và nhớ về bạn đó!
Section 5-Soạn trước câu trả lời bằng tiếng Anh
Thông thường vòng PV sẽ diễn ra toàn bộ bằng tiếng Anh, một số trường hợp thì ban đầu sẽ là tiếng Anh, lúc sau là tiếng Việt. Mình biết khá nhiều bạn rất tự tin khi nói bằng tiếng mẹ đẻ nhưng khi dùng tiếng Anh thì không trả lời được dù chỉ là những câu đơn giản. Tips của mình là:
Hãy dành thời gian viết vào file excel hoặc google sheet các câu hỏi mà bạn nghĩ người ta có thể hỏi và câu trả lời tương ứng cho chúng
Về câu hỏi:
Hãy viết ra những câu hỏi cơ bản như: giới thiệu ngắn gọn bản thân, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, định hướng nghề nghiệp, kế hoạch trong 3-5 năm tới,… tiếp đó là list những câu Behavioral Questions mà mình đề cập ở phần 1, một số câu hỏi về chương trình MT và câu hỏi liên quan đến phòng ban bạn apply.
Section 6 – Đừng trả lời như “trả bài cho cô giáo em”
Việc chuẩn bị trước ở nhà là con dao hai lưỡi, một mặt nó khiến bạn tự tin và trả lời một cách rành mạch, rõ ràng, đầy đủ ý. Tuy nhiên, mặt khác nếu bạn chuẩn bị quá chi tiết (như học thuộc cả câu trả lời) thì khi được hỏi, bạn sẽ có xu hướng nhảy vào trả lời ngay mà không suy nghĩ kỹ và nhiều lúc giọng bạn lại còn đều đều như 1 con robot nữa. Điều này cũng làm Interviewer nhận ra và không còn ấn tượng với câu trả lời của bạn nữa (vì biết bạn đã học thuộc lòng). Tip là:
Không học thuộc lòng câu trả lời, mà là nhớ TỪ KHÓA hoặc Ý CHÍNH
Trước bất kỳ câu hỏi nào, dù trong đầu đang đắc ý là “trúng tủ cmnr” thì cũng hãy giả bộ pause lại suy nghĩ từ 1-2 giây hoặc trả lời chậm rãi, rõ ràng, tuyệt đối không “tuôn một tràng như thác đổ”
Section 7 – Xem lại tác phong – cử chỉ của mình
Bắt đầu từ những việc đơn giản như: – Đi đúng giờ:
Cái này là mother of căn bản rồi bạn ha. Nhớ trừ hao thời gian dây thun (trang điểm, chải chuốt…), kẹt xe/hư xe, lạc đường, tìm chỗ giữ xe, lạc trong tòa nhà (tòa Bitexco với Empress Tower chỗ Nestle là 2 nơi có cách sắp xếp thang máy gây mệt mỏi nhất, chưa kể bạn sẽ tốn thời gian xuống hầm giữ xe, đi từ hầm lên mấy tầng trên nữa).
– Ăn mặc “cân bằng và hài hòa”:
Mình sẽ không khuyên bạn mặc đồ cầu kì và formal quá mức cần thiết, (ví dụ như nam thì phải sơ mi, quần tây, đóng thùng và thắt cà vạt, thậm chí mình thấy có người khoác cả áo vest đi phỏng vấn). Ở phần trên mình đã nhấn mạnh đây không đơn thuần là một cuộc Phỏng vấn mà là một buổi chia sẻ của bạn về chính mình.
Liệu bạn có thể thoải mái thể hiện mình hay say sưa kể chuyện về mình khi mặc trong người mấy lớp áo nóng nực và chật chội kia? Lời khuyên của mình là:
+ Mặc đồ phù hợp với vị trí mình đang ứng tuyển: Ứng tuyển MT thì mặc đồ thoải mái một chút, nam thì quần jean, không đóng thùng thì cũng không ai nói gì đâu. Ứng tuyển mấy vị trị cấp cao như cỡ manager trở lên hoặc những vị trí như sales, phải gặp đối tác thường xuyên thì mới nên mặc formal, đeo cà vạt hay vest.
+ Cân bằng giữa yêu cầu của công việc và sự thoải mái của bản thân: Đôi khi cũng nên chiều chuộng và yêu bản thân mình một chút, mặc đồ gì vừa phù hợp context mà vừa làm mình thấy tự tin, thoải mái (cả về thể xác lẫn tinh thần) là được.
Section 8 – Đừng quên đặt câu hỏi cho Interviewer
Cái này là nice to have thôi, bạn có thể hỏi thêm về:
– Văn hóa, môi trường làm việc, sếp tương lai,…
– Vòng tiếp theo là gì? Cần chuẩn bị gì?
– Một số thắc mắc/quan điểm của bạn về sản phẩm/dịch vụ của cty mà mang tính xây dựng
Section 9 – Practice makes perfect:
Sau đây là 3 gợi ý để bạn luyện tập PV:
– Tham gia các cuộc thi, chương trình mô phỏng lại chương trình ứng tuyển Management Trainee:
+ Amcham Scholarship Program (thường mở đơn vào quý 4 hằng năm):
Đây là chương trình thường niên trao học bổng của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (American Chamber) cho các bạn sinh viên từ năm 3 trở lên ở cả hai khối Kinh tế và Kỹ thuật. Trị giá học bổng như năm 2018 sẽ là 12 triệu VND tiền mặt (năm 2015 của mình được 10 triệu thôi), cùng cơ hội được gia nhập vào group ASA (Amcham Scholarship Alumni) nơi hội tụ rất nhiều anh chị giỏi và xuất sắc từ nhiều MNC, doanh nghiệp trong và ngoài nước, du học sinh, thạc sĩ, tiến sĩ, nhà khởi nghiệp… và cơ hội tham gia vào các chương trình nội bộ rất hay ví dụ như Mentorship program.
Cuộc thi này có format giống MT program đến 70% (không có vòng AC) và vòng cuối cùng sẽ là Final Interview (hoàn toàn bằng tiếng Anh), nơi bạn sẽ được PV bởi các anh chị đến từ các MNC, công ty nhân sự hoặc bởi chính các anh chị Alumni giàu kinh nghiệm.
Website: http://www.amchamvietnam.com/amcham-scholarship-2018/
Fanpage: https://www.facebook.com/amchamscholarship/
+ Cuộc thi “Doanh nhân tập sự” (ĐH Ngoại thương TP.HCM):
Đây là cuộc thi rất hay, mình chưa thi nhưng có theo dõi thì thấy format giống thi MT đến 90% với đầy đủ tất cả các vòng từ application round đến AC round, trong đó hiển nhiên sẽ có vòng PV (ngày 21/4 vừa rồi là Initial Interview). Đây là chương trình do Action Club – một trong những CLB chuyên nghiệp và chất lượng nhất tại FTU2 hiện tại.
Fanpage: https://www.facebook.com/doanhnhantapsu.actionftu/
– Đi PV xin việc nhiều vào:
Bạn lên các trang như ybox, vietnamworks, mywork để tìm kiếm các vị trí đang tuyển mà phù hợp với bạn và bạn cũng hứng thú, tò mò, rồi mạnh dạn nộp đơn, biết đâu bạn lọt vào mắt xanh và sẽ được PV miễn phí đấy. Khi ra về, đừng quên xin feedback từ Interviewer nhé! (quên thì về nhà gửi email hỏi thêm)
– Mock interview với bạn bè cùng chung chí hướng và mentor:
Vâng, hãy hẹn đứa bạn nào cũng có ý định thi MT hay đơn giản là thích luyện English speaking hoặc Mentor của bạn ra café để phỏng vấn thử hoặc PV Online cũng được (nhớ video call để thấy mặt nhau sẽ tốt hơn). Đừng quên xin feedback từ họ nhé!
Bài viết hơi dài và mình rất biết ơn những ai đã đọc đến dòng cuối cùng này. Hy vọng bạn sẽ thấy những tip trong đây bổ ích và relevant với mình để có thể áp dụng ngay và luôn vào việc PV xin việc nói chung và thi MT nói riêng.
Nguồn: hoangminh.org
<3 Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「formal email format」的推薦目錄:
- 關於formal email format 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於formal email format 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的精選貼文
- 關於formal email format 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
- 關於formal email format 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於formal email format 在 中国网盟彩神 8有限公司 - Pinterest 的評價
- 關於formal email format 在 Format and Solved examples of formal and informal email 的評價
formal email format 在 中国网盟彩神 8有限公司 - Pinterest 的推薦與評價
Resume Template. For examples of formal email writing, see Formal Email Writing . ... Cover Letter Template For Cv - Resume Format. More information. ... <看更多>