Thank you Spotify for having me.
Who's listening?
Tình Yêu Ngủ Quên: https://spoti.fi/3xkHXIs
Tình Yêu Ngủ Quên (Chill Version): https://spoti.fi/3mJvwEG
Playlist "Thiên Hạ Nghe Gì": https://spoti.fi/3DuOK6E
Playlist "Song Ca V-Pop": https://spoti.fi/3t081bw
Playlist "Viral 50 - Vietnam": https://spoti.fi/38ogmw4
#hoangton #lyhan #tinhyeunguquen #spotify #spotifyvietnam #believemusic #nowstreaming
同時也有188部Youtube影片,追蹤數超過239的網紅長笛玩家鄭宇泰,也在其Youtube影片中提到,Derek Charke - 《七拍拉格》(Raga Sept) 長笛四重奏 「拉格(#Raga)」源自於梵語,意為「色彩」。 它是印度古典音樂的旋律調式,是構成音樂的基礎。每首拉格都有獨特的感情和氣氛,賦予印度音樂源源不絕的靈感。 #DerekCharke Charke創作了一系列的拉格作品...
viral song 在 Tifosi Facebook 的最讚貼文
ANTI VACCINE VÀ CHUYỆN KÉN CÁ CHỌN CANH
Tại Việt Nam, một vài cụm từ được search trên Google nhiều nhất trong thời gian qua là: “Từ chối tiêm vaccine có bị phạt không?” và “Không chịu tiêm vero cell có bị phạt không”. Câu trả lời rất rõ ràng: Không. Và dĩ nhiên là không có nhiều người tìm kiếm cụm từ: “Có được từ chối nhiễm Covid-19 không” hay “Có được từ chối chết vì Covid-19” không. Và đáp án nếu có cho những ai muốn tìm kiếm cụm từ trên, cũng là: Không.
Arnold Schwarzenegger, từng là thống đốc thứ 38 của California từ năm 2003 đến năm 2011, một trong diễn viên nổi tiếng nhất Hollywood mọi thời đại phát biểu: “Bạn có quyền tự do trở thành một kẻ khốn nạn”. Kẻ hủy diệt nói thêm: “Có một loại virus ở đây. Nó giết người. Và cách duy nhất chúng ta có thể làm là tiêm vaccine, đeo khẩu trang, cách ly xã hội, rửa tay mọi lúc… Không, tự do là của bạn, tự do phải đi kèm với nghĩa vụ và trách nghiệm. Giống như một chiếc đèn giao thông, ai cũng có quyền tự do tham gia giao thông, nhưng phải dựa trên một sự khuôn mẫu và luật lệ. Những cột đèn giao thông được đặt để giúp người này không đâm vào người kia”.
Anti vaccine là gì? Đó là một trào lưu xuất phát từ châu Âu, lan sang Mỹ, Canada, Úc và một số quốc gia khác, trào lưu này có hàng chục triệu người sùng bái. Họ cho rằng vaccine chính là những thứ gây hại, không rõ ràng, họ có quyền từ chối tiêm vaccine, được tự do lựa chọn loại vaccine tiêm vào người và thậm chí một số hội nhóm còn muốn được tự quyết định thời điểm tiêm vaccine.
Cách đây ít ngày, khi VTV thông tin về việc Ba Lan viện trợ và nhượng lại lô vaccine AstraZeneca với khoảng 3,5 triệu liều cho Việt Nam, thì nhiều người Việt lao vào chê bai là vaccine này ở châu Âu không ai thèm tiêm nữa, đưa vaccine gần hết hạn về cho Việt Nam, sao không xin viện trợ và nhượng lại Pfizer hay Moderna…
Lạ kỳ thật, mỗi ngày có tới gần 10 ngàn ca nhiễm, khoảng trên 300 người chết mỗi ngày, có nơi đã phỏng tỏa gần 3 tháng, đội ngũ chống dịch đã hoạt động trên 100 ngày, các bệnh viện dã chiến được lập khắp mọi nơi không ngơi nghỉ… Vậy mà nhiều người vẫn còn giữ một tư tưởng “lựa chọn vacine” hay “tẩy chay vaccine”.
Vaccine Sinopharm thì bị chê là vaccine Tàu và giờ khi đưa được AstraZeneca từ nguồn viện trợ và mua lại từ các quốc gia khác thì lại bị chê là “vaccine thừa, vaccine cặn”.
Đầu tiên, về nguồn cung vaccine cho Việt Nam, nói thẳng ra là bị phụ thuộc vào nguồn cung từ thế giới vốn đang rất khan hiếm. Ngoài nguồn cung từ cơ chế Covax - vốn về nhỏ giọt và về theo đợt, chúng ta có thêm nguồn cung từ vaccine nội địa và vaccine qua ngoại giao. Vaccine nội địa thì có Nanocovax đang trong giai đoạn nghiên cứu cấp phép khẩn cấp. Còn vaccine ngoại giao, loại vaccine mà nhiều người độc mồm độc miệng nói là “cơm thừa, canh cặn”, là các loại vaccine có được thông qua đường lối ngoại giao, bằng cách viện trợ song phương, sang nhượng lại… Ví dụ như Trung Quốc viện trợ 500 ngàn liều Sinopharm tiêm cho các tỉnh biên giới phía Bắc, Nhật Bản viện trợ 3 triệu liều AstraZeneca, Ba Lan viện trợ 500 ngàn liều và nhượng lại 3 triệu liều với mức giá hữu nghị…
Nói hơi phũ một tý, là Chính phủ thông qua con đường ngoại giao rất tốt để đưa vaccine về. Mà đang lúc khó khăn, người ta cho cái gì thì nhận cái đó. Thật khó hiểu là nhiều người chi li tính toán, lại còn đòi vaccine “xịn”. Kiểu như các cụ ta hay nói: “Đã ăn mày rồi còn đòi xôi gấc”. Bất cứ một quốc gia nào cũng đều có tư tưởng quốc gia của họ là trước tiên, họ phải lo xong cho họ đã, họ hỗ trợ mình bao nhiêu và loại gì thì cũng đều quý giá.
Tiếp nữa, Việt Nam đã tiêm chủng khoảng 1,3 - 1,5 triệu liều vaccine Sinopharm, chiếm khoảng 10 - 13% số vaccine đã tiêm cả nước và đến nay chưa ghi nhận bất cứ một ca tử vong vào do loại vaccine này gây ra. Trong khi đã ghi nhận 5 ca tử vong đều đến từ vaccine phương Tây. Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tử vong, như công tác khám trước tiêm, bệnh nền chưa được phát hiện, biến chứng phản vệ… Nhưng rõ ràng, không phải cứ tiêm vaccine Sinopharm là “chết người” như một ai đó phát ngôn viral trên Tiktok.
Thực tế, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Sinopharm có ít tác dụng hơn Pfizer hay Moderna, AstraZeneca gây ra nhiều biến chứng sau tiêm và ít tác dụng hơn các loại vaccine khác. Tuy nhiên, nếu phải lựa chọn con đường đi, một con đường không có bất cứ công cụ phòng bị nào, với một con đường có công cụ phòng bị hiệu quả khoảng 79%, thì con đường tốt nhất chắc chắn là con đường có công cụ phòng bị rồi. Tom Frieden, cựu giám đốc CDC Hoa Kỳ, viết lên trang cá nhân: “Có rất ít người được tiêm chủng gặp triệu chứng nặng hoặc chết vì Covid-19. Vaccine Covid không hoàn hảo, nhưng chúng có hiệu quả đáng kinh ngạc”. Người này cho biết thêm, bất cứ một loại vaccine nào được WHO cấp phép khẩn cấp đều đáng tin cậy, vì đội ngũ chuyên gia của WHO có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm, lương tâm, trình độ.
Tại Mỹ, đang có một làn sóng nghi ngờ rằng các vaccine mRNA được Chính phủ Mỹ...cài vào cơ thể người dân để thay đổi cấu trúc DNA và hệ quả là rất nhiều người tin tưởng vào thuyết âm mưu đó và không chịu tiêm vaccine. Cũng chính Tiến sĩ Tom Frieden phủ quyết hài hước rằng: “Vaccine mRNA chỉ cung cấp khả năng miễn dịch với Covid. Sau đó chúng biến mất như một tin nhắn Snapchat”, đoạn viết nhận được hơn 50 ngàn lượt yêu thích.
Bạn có quyền từ chối tiêm Sinopharm hay AstraZeneca và thậm chí sẽ rất khó có cơ quan pháp luật nào đó phán tội cho bạn nếu bạn “anti vaccine”. Nhưng bạn không được phép kêu gọi, lan truyền, xuyên tạc và ép người khác cũng làm như bạn. Không phải người nào tiêm Sinopharm cũng “quỳ gối trước Trung Quốc” hay vaccine AstraZeneca dù qua con đường nhượng nhưng chẳng sao cả, rất có ích cho công tác phòng dịch.
Covid không hề phân biệt, ai cũng có thể trở thành bệnh nhân, không ai có thể gào mồm là “tôi miễn nhiễm với Covid”. Vì vậy, xin hãy tiêm ngay khi còn có thể, với bất cứ loại vaccine nào đã được các cơ quan chuyên môn cấp phép! Nếu không tin họ - những bác sĩ, chuyên gia y tế, thì có lẽ bạn cũng không cần lời khuyên điều trị Covid từ họ, nếu như bạn mắc bệnh.
Xin mượn một câu nói của một bạn đã tiêm Sinopharm: "Mình có thể chọn tiêm hoặc không, nhưng không thể chọn dương hay âm tính với COVID-19".
---
#tifosi
viral song 在 Daoonclouds Facebook 的最佳貼文
ALEXANDRE DE BETAK - TÁC GIẢ CỦA NHỮNG SHOW THỜI TRANG ẤN TƯỢNG NHẤT HÀNH TINH
Có một nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình ngành công nghiệp thời trang, nhưng công chúng yêu thời trang lại ít biết đến, đó chính là Alexandre de Betak – giám đốc sáng tạo của công ty Bureau Betak. Betak, người được mệnh danh là “Fellini của làng thời trang”, sở hữu một bộ óc sáng tạo không giới hạn. Đó là cái tên được săn lùng hàng đầu bởi các nhà mốt danh giá nhất thế giới, và cũng là cái tên nằm trong Top 500 của BoF (danh sách tập hợp 500 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất của ngành công nghiệp phù phiếm trị giá 2.4 ngàn tỷ đô la Mỹ).
Vậy chính xác thì Alexandre de Betak làm công việc gì?
Betak thiết kế và sản xuất các show diễn, các sự kiện và triển lãm thời trang cao cấp. Mức giá sản xuất cao ngất ngưởng của các show thời trang do Betak sản xuất dao động từ 250,000 đô la (cho các thương hiệu nhỏ) cho tới 5 triệu đô la. Anh bắt đầu sự nghiệp từ năm 19 tuổi tại quê hương Pháp rồi nhanh chóng thành lập một công ty riêng mang tên Bureau Betak với 3 studio đặt tại New York, Paris và Thượng Hải, thâu tóm những thị trường “quái vật” nhất của lối sống xa xi. Trải qua ba thập kỉ hoạt động trong ngành thời trang, công ty của Betak đã tham gia thiết kế hơn 1000 show diễn, triển lãm và sự kiện lớn nhỏ, từ đó định vị chính mình vào vị trí dẫn đầu trong số các Production Agency của thế giới thời trang. Dior, Fendi, Saint Laurent, Prada, Maison Margiela, John Galliano, Jaquemus, Hussein Chalayan, Viktor & Rolf… (và một hàng dài các thương hiệu nổi tiếng khác) đều tin tưởng vào bộ óc đột phá cùng tư duy sáng tạo mang tính cách mạng của Alexandre de Betak trong việc thiết kế ra những khung cảnh được sắp đặt một cách tỉ mỉ và hoàn hảo để trình diễn những bộ sưu tập mới nhất của họ. Hầu hết các sản phẩm của Betak đều có thể được coi như những công trình nghệ thuật. Chúng đòi hỏi sự hiểu biết đa dạng và đa chiều bao trùm lên nhiều lĩnh vực trong đó có kiến trúc, biên đạo, thiết kế, sắp đặt ánh sáng, sản xuất, logistic và cả branding.
TỪ MỘT CHIẾC MÁY ẢNH VÀ SỰ KIỆN KỈ NIỆM 200 NĂM CÁCH MẠNG PHÁP…
Khung cửa sổ đầu tiên nhìn ra thế giới của Betak chính là chiếc máy ảnh. Năm lên bảy, anh được người ông của mình tặng cho một chiếc máy ảnh Kodak Instamatic 126mm – loại cho ra khung hình vuông, hàng thập kỉ trước sự ra đời của Instagram. Từ đó Betak bắt đầu ghi lại các khung cảnh qua đôi mắt mình bằng những tấm ảnh. Trong quãng thời gian niên thiếu của mình, anh thích chụp ảnh và đã từng chụp cho các tờ tạp chí độc lập nhỏ bằng chiếc máy Rolleiflex. Mặc dù sau đó Betak cảm thấy mình không có tố chất kiên nhẫn của một photographer và không theo đuổi nhiếp ảnh, nhưng việc ngắm nhìn mọi thứ qua khung hình được căn tỉ mỉ đã giúp Betak có được nền tảng đầu tiên để đến với công việc sau này.
Sự kiện mang tính cột mốc thôi thúc Betak phải nghĩ về điều gì anh muốn làm nhất trong cuộc đời chính là sự kiện kỉ niệm 200 năm Cách mạng Pháp diễn ra vào năm 1989, được thiết kế và dàn dựng bởi Jean-Paule Goude. Đó là một màn diễu hành và trình diễn dàn nhạc kèn lệnh đẹp mắt với quy mô hoành tráng. Betak lúc đó đã bị ấn tượng mạnh mẽ bởi sự kiện này, tới mức cho đến tận bây giờ anh vẫn tin rằng trong lĩnh vực thiết kế sự kiện thì không một ai có thể sánh ngang với những gì mà Jean-Paul Goude, cùng với Tổng thống Mitterrand và Bộ trưởng Văn hoá Jack Lang, đã làm được vào ngày hôm ấy. Đối với anh, nó đã chứng minh cho một loại hình sáng tạo hoàn chỉnh đến mức hoàn hảo, và đã ảnh hưởng đến con đường của anh trong vô thức. Anh nhận ra sự kiện đó, trong khả năng truyền tải thông điệp cho phép của nó, đã làm tốt đến mức vượt ra ngoài không gian ba chiều.
Điều này nhen nhóm lên một đam mê, một nguồn cảm hứng và sự khát khao mới trong Betak: khát khao thiết kế nên những sự kiện đáng kinh ngạc. Có lẽ vì thế mà làng thời trang đã mất đi một nhiếp ảnh gia đầy tiềm năng, nhưng rõ ràng là nó phù hợp với tính cách và bộ óc của Betak hơn. Không giống như nhiếp ảnh, đối với các sự kiện, bạn có thể mời một lượng lớn khán giả đến xem trực tiếp (trong điều kiện cho phép). Bạn có thể chơi với nhiều layer lồng ghép vào nhau: hiểu biết của bạn về khán giả, hiểu biết của bạn về hiểu biết của khán giả, với âm nhạc, ánh sáng, tạo hình, vũ đạo, các hiệu ứng đặc biệt, và thậm chí là cả nhiệt độ.
…ĐẾN SỰ BẮT ĐẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG FASHION SHOW
Betak đã bước vào ngành thời trang như một tờ giấy trắng và không bao giờ làm theo những gì người khác làm. Anh sản xuất show thời trang đầu tiên trong sự nghiệp của mình ở tuổi 19, cho nhà thiết kế Sybilla Sorondo. Năm 1990, Betak thành lập agency của mình – Bureau Betak – tại Paris. Nhưng sự nghiệp của anh chỉ thực sự cất cánh kể từ khi chuyển đến New York vào năm 1993 và kết nối với một đội quân designer mới nổi hùng hậu, trong đó có John Barlett, Marc Jacobs và Andre Walker. Khi đó, những tên tuổi lớn đã được thành lập, nhưng họ vẫn đang loay hoay xoay sở với những runway lặp lại một cách cổ hủ và nhàm chán. Betak nhanh chóng nhận ra cơ hội để thể hiện thế giới thời trang ra với công chúng một cách khác biệt. Cuộc cách mạng fashion show của anh chính thức bắt đầu.
Một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất của Betak trong quãng thời gian đó là khi anh làm việc với John Barlett, một người mà theo mô tả của anh là “thông minh, táo bạo, tư duy cởi mở, rất có văn hoá và đi trước thời đại”. Betak đã làm show diễn đầu tay cho John, và John đã cho anh một không gian tự do rất lớn để có thể thoả sức sáng tạo. Vào thập niên 90, xu hướng “sạch” và chủ nghĩa tối giản chuẩn xác như Calvin Klein, John Pawson hoặc sự hào nhoáng của Tom Ford ở Gucci đang là mốt. Betak và John Barlett đi vào hướng đối lập. “Tôi đề xuất ra những thứ đối lập lại những gì mà mọi người thường quen nhìn thấy.” – Betak chia sẻ. Họ đi tìm kiếm và thu thập người mẫu từ đường phố, hộp đêm, quán bar dành cho dân đồng tính. Họ chọn những anh chàng lực lưỡng, hơi già và “xôi thịt”. Họ tạo ra những người đàn ông cởi trần và căn phòng được phủ bởi lông giả. Họ chơi với trào lưu khiêu dâm đồng tính của thập niên 70. Nó đi quá xa và quá sớm. Nhưng ba thập kỉ sau, sự đa dạng trong tệp khách hàng của Betak vẫn tiếp tục chứng minh cho sức hấp dẫn từ trí tưởng tượng điên rồ của anh, từ những pha dàn dựng mang tính ý niệm vô cùng nghiêm ngặt cho những tay lập dị trong ngành thời trang như Hussein Chalayan, Viktor & Rolf , cho đến những show diễn thiên về tính thương mại phục vụ thị hiếu chung như show kỉ niệm thường niên mà anh từng làm cho Victoria’s Secret.
Betak nổi tiếng với việc tạo ra các set design gây sửng sốt và mang đậm tính nghệ thuật cho những thương hiệu “không được phép phạm phải bất cứ sai lầm nào dù là nhỏ nhất”. Ví dụ như ở show diễn Thu Đông 2009 của John Galliano, anh đã tạo ra các quang phổ (dải ánh sáng) uốn cong như những đợt sóng cuộn từ những bông tuyết giả lấp lánh để người mẫu đi xuyên qua đó (đây có thể được coi là một “công trình” kì ảo đáng kinh ngạc). Hoặc với Dior, nhà mốt lừng danh gắn bó với Betak nhất, anh thường tạo ra những show diễn đẹp nín thở, trong đó chắc chắn phải kể đến show diễn năm 2015 tại Tokyo với một sân khấu làm bằng bê tông được nâng lên cao kết hợp với một cấu trúc bằng thép được chia thành các ô treo lơ lửng phía trên, xen lẫn với các chùm tia sáng và bông tuyết nhân tạo; hay show Xuân Hè 2016 với một cấu trúc đặc biệt mang hình dáng ngọn núi được bao phủ bởi rêu tươi và 300,000 đoá hoa phi yến xanh trên nền khoảng sân Cour Carrée tại Louvre, và show Haute Couture Xuân Hè 2018 với sự tái hiện thế giới siêu thực theo phong cách của Dali. Gần đây thì công chúng hay trầm trồ với series runway show hoà vào thiên nhiên của thương hiệu Jacquemus, đó là những show diễn lãng mạn và quyến rũ với cánh đồng lavender mênh mông hay đường runway dài 600m giữa cánh đồng lúa mì mang vẻ đẹp thơ mộng đặc trưng của vùng ngoại ô Paris. Và còn vô vàn các show diễn độc nhất vô nhị khác mà tôi không có đủ không gian để điểm lại hết trong khuôn khổ của bài viết này, cũng như không còn đủ từ ngữ đển diễn tả mức độ điên rồ hoặc phi thường của chúng – vì chúng mang lại những cảm xúc đôi khi không thể nói thành lời. Nhưng với tư cách cá nhân thì tôi chỉ muốn đặc biệt ưu ái nhắc đến thêm một show diễn mà tôi rất thích nữa thôi – show Thu Đông 2020 của Saint Laurent, với thiết kế tối giản nhưng vô cùng ấn tượng và hiệu quả: vẫn là “trò chơi ánh sáng” của tay phù thuỷ Betak, với các vùng sáng hình tròn bị bóp méo trên một runway được tạo thành từ bức tường trắng nối liền với sàn thành đường cong. Khi người mẫu đi qua trung tâm vùng sáng và ánh đèn spotlight khiến bóng của họ in dài xuống, nó làm tôi liên tưởng đến những chiếc đồng hồ mềm oặt trong bức “The Persistence of Memory” của Salvador Dalí.
Dưới bàn tay của Betak, các sàn diễn thời trang luôn đem tới những trải nghiệm cảm xúc và thị giác đặc biệt, chúng luôn chuyên chở thông điệp, tư tưởng của thương hiệu nhiều hơn là việc chỉ trưng ra một bộ sưu tập. Điều đã khiến những show diễn với một nhóm người mẫu đi lại và catwalk thẳng băng một đường trở thành câu chuyện của quá khứ. Bằng cách đó, Betak đã định nghĩa lại concept của một show thời trang và làm nó theo một cách ấn tượng, hoành tráng, sống động và độc nhất, đến mức tôi luôn phải tự hỏi có phải khả năng sáng tạo của bộ óc này là vô biên?
CUỘC CÁCH MẠNG FASHION SHOW LẦN THỨ HAI: VƯỢT QUA THÁCH THỨC CỦA THỜI ĐẠI
Tôi gọi quá trình mà Betak vượt qua những thách thức của thời đại mới, một thời đại mà ở đó công nghệ và mạng xã hội chi phối quá mạnh mẽ, là “Cuộc cách mạng fashion show lần thứ hai.”
Theo một cách nào đó, các show thời trang và các tuần lễ thời trang là sự phản chiếu lại thời đại của chúng ta, của một thế giới thương mại xa xỉ mà ngày nay đã tiếp cận được nhiều người hơn rất nhiều so với trong quá khứ, nhờ có công cuộc toàn cầu hoá. Điều này khiến cho thị trường rộng hơn, và thực tế là ngành công nghiệp thời trang giờ đây đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ. Cách đây khoảng 30 năm, thương hiệu lớn nhất cũng chỉ tạo ra được doanh thu vài triệu đô la nhưng ngày nay họ kiếm được hàng tỷ đô. Kết quả tất yếu là những sự kiện trực tiếp và sự tham dự của truyền thông ở các sự kiện cũng tăng lên. Quy mô của các show diễn ngày càng phình to hơn. Như thời mà Raf Simons còn ở Dior, show diễn mà Betak hợp tác với Raf Simons có thể có danh sách khách mời dài đến hàng ngàn người. Điều đó làm gia tăng áp lực lên các thương hiệu, các nhà thiết kế và lên cả Betak, vì một khi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn thì họ cũng bước chân vào một cuộc chạy đua để thể hiện tốt hơn và hoành tráng hơn. Họ cần thêm không gian cho sự kiện, cần thêm không gian cho truyền thông, cần thêm cả không gian cho social media. Nhưng, như Betak đã nói, bạn không thể mua không gian social media như cách bạn mua không gian truyền thông thông thường. Bạn phải xài cách khác để “dụ” nó. Đó là thách thức thứ nhất.
Ngày nay, các sự kiện trực tiếp thường được phát sóng và nhân rộng quy mô qua các màn hình, đặc biệt là màn hình điện thoại. Công nghệ và social media đã diễn dịch các sự kiện trực tiếp thành rất nhiều các trải nghiệm thú vị trên màn hình. “Người ta có tivi, rồi có truyền hình trực tiếp, rồi có live multicast, rồi người ta có Instagram và Snapchat – có nghĩa là bạn không xem những gì bị kiểm soát bởi chỉ một chiếc camera, mà bạn nhìn thấy những gì mà tất cả những người khác có mặt trực tiếp tại đó thấy. Chúng ta bắt đầu sử dụng công nghệ 3D, quay trực tiếp bằng nhiều camera khác nhau với khả năng zoom cận và nhiều hơn thế nữa. Và chúng gia tăng cảm giác chân thực. Cuối cùng, bạn sẽ trải nghiệm những gì đang diễn ra trong căn phòng còn tốt hơn cả những người đang thực sự ở trong căn phòng đó.” – Betak chia sẻ.
Những kênh đa phương tiện khổng lồ này là một cuộc cách mạng. Betak bắt đầu tập trung vào những khán giả đang truyền tải ngay tại chỗ các thông điệp của thương hiệu tới thế giới thông qua social media. Công nghệ đã dẫn đến việc khán giả trải nghiệm mọi thứ trong điều kiện khá tệ: trên những màn hình điện thoại nhỏ xíu. Và Betak đã phải thích nghi với việc đó bằng cách tạo ra những khung hình có khả năng gây ấn tượng trong một không gian chỉ có 3 inches cho phép các cảnh quay cận, và toàn bộ khán giả có mặt phải quay chụp được thành công từ các góc lợi nhất của họ.
Thách thức thứ hai là vấn đề môi trường đang dấy lên mạnh mẽ những năm gần đây, mà ngành thời trang thì hẳn ai cũng biết đang về nhì trong danh sách những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất hành tinh – một ví trí không lấy gì làm tự hào. Không chỉ có quy trình sản xuất, các tuần lễ thời trang diễn ra đều đặn hàng năm cũng góp phần không nhỏ vào việc xả thải ra môi trường. Chưa kể đến đại dịch Covid đang khiến mọi thứ đảo lộn từ đầu năm 2020 đến nay.
Trước tình thế mới, công ty của Betak đã công bố một bản thông cáo với “Mười cam kết”, trong đó thể hiện những nội dung liên quan đến giảm thiểu chất thải carbon, tích hợp yếu tố bền vững vào trong các thiết kế và quy trình sản xuất của tất cả các sự kiện thời trang; tái chế, nâng cấp và tái sử dụng các nguyên vật liệu; phân loại và tái chế rác thải; giảm thiểu tối đa việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch; giảm thiểu các chuyến bay không thực sự cần thiết; ủng hộ quỹ “1% vì hành tinh”… Và họ đang thực hiện đúng những gì đã cam kết. Thay vì bay đến nhiều nơi để tham gia nhiều cuộc họp với khách hàng, Betak tăng cường các cuộc họp online. Sản phẩm set design bằng nhựa plastic cho show Thu Đông 2020 của Kenzo – những đường ống nhựa trong khổmg lồ đặt phía ngoài Institut National de Jeunes Sourds de Paris – đã được tính toán trước để tái sử dụng nhiều lần trong các show diễn và sự kiện sau đó của thương hiệu này. Còn ở show Xuân Hè 2011 của Jacquemus, Betak đã tạo ra một không gian vừa chan hoà với thiên nhiên mà lại vừa đảm bảo được sự giãn cách hợp lý cho người xem.
NGHỆ THUẬT HAY THƯƠNG MẠI?
Câu trả lời là cả hai. Betak vừa làm nghệ thuật vừa làm thương mại cùng lúc trong công việc của mình. Về cơ bản, Betak là người có tư duy cấp tiến và có khả năng thích ứng cao.
Betak là người bị thu hút mạnh mẽ và có nhu cầu đặc biệt lớn về chủ nghĩa duy mỹ. Trong phạm vi có thể kiểm soát, anh luôn sắp xếp sao cho bản thân được bao quanh bởi những thứ khiến đôi mắt cảm thấy thoả mãn. Và nhờ có tư duy cởi mở, Betak có khả năng hợp tác nhịp nhàng với nhiều bộ óc sáng tạo mang cá tính và quan điểm rất khác nhau, bao gồm cả những người có lối tư duy rất đặc biệt như Raf Simons hay Hussein Chalayan. “Raf có tầm nhìn mang tính cá nhân và trừu tượng đến mức đôi khi rất khó để diễn dịch được chúng.” – Betak nói. Tương tự, với Hussein – một người rất thiên về ý niệm, những cuộc thảo luận giữa Betak và nhà thiết kế này luôn trở nên vô cùng trừu tượng, và Betak phải phát minh ra một loại ngôn ngữ mới nhằm phục vụ cho việc chuyển tải tư tưởng của Hussein.
Betak tôn sùng sự sáng tạo và tiến hoá: “Tôi phục vụ cho sự sáng tạo. Tôi làm việc cho sự tiến hoá và các yêu cầu sáng tạo với tư duy mở.” Betak không đồng ý với những ý kiến tranh cãi rằng thời trang là thương mại bởi vậy nó không thể lên tiếng, vì đối với anh thì thế giới nghệ thuật đương đại có khi còn mang tính thương mại nhiều hơn cả thế giới thời trang ngày nay. Kì thực, các sản phẩm của Betak hầu như đều có thể được coi là các tác phẩm nghệ thuật, mà nó thậm chí còn đòi hỏi sự sáng tạo, sự sắp đặt tỉ mỉ và năng lực kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật vào trong cùng một chỉnh thể hơn nhiều so với các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt thông thường. Thông qua công việc của mình, Betak mong muốn thời trang có thể dùng tiếng nói của nó để làm được nhiều điều hơn, cũng giống như việc anh quan niệm rằng “Nếu bạn là một trong những người nổi tiếng nhất hình tinh thì điều đó đi kèm với một trách nhiệm, và bạn nên dùng sức ảnh hưởng và sự thành công của bạn để giúp những người khác mở mang đầu óc của họ. Vấn đề không phải chuyện đúng hay sai. Nó đơn giản là chuyện suy nghĩ, và suy nghĩ xa hơn.”
Mặc dù là người sáng tạo nghệ thuật nhưng Betak cũng đồng thời là một người có đầu óc nhạy bén với thị trường. Betak thường thương thảo các phi vụ hợp tác quy mô lớn và chúng rất thành công. Betak không cho rằng mình đang giáo dục gu thẩm mỹ cho khách hàng, nhưng anh hiểu thế mạnh của mình nằm ở đâu và tại sao khách hàng cần mình. Các thương hiệu đã học tập, nghiên cứu và sử dụng marketing hàng thập kỉ nay để ngày một thành công hơn, nhưng yếu tố cốt lõi khiến họ trở thành một thương hiệu cao cấp không đến từ việc học về sale hay marketing. “Nó đến từ sự tự do sáng tạo mà tôi nghĩ là tôi có thể mang lại” – Betak chia sẻ, “Tôi vô cùng tôn trọng tất cả các khách hàng của mình. Tôi cố gắng chắc chắn rằng tôi có thể giữ chân họ, vì tôi chẳng thể sống thiếu ai trong số đó. Tôi nghĩ đó là nguyên tắc tồn tại khi sở hữu một công ty. Nhưng tôi cũng tin tưởng mạnh mẽ rằng sự tôn trọng mà tôi dành cho họ nằm ở chỗ tôi thực sự khiến họ ấn tượng với những gì tôi tin tưởng.”
Betak từng tranh luận với người đứng đầu của một thương hiệu của Mỹ. Người đó cho rằng việc sử dụng một tham chiếu đại trà và low-class cho một thương hiệu xa xỉ là một lộ trình sai – đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Nhưng Betak không quan tâm đến các nguyên tắc, và anh phản đối ý kiến đó. Betak nghĩ rằng muốn thay đổi được tầm nhìn của mọi người thì phải bắt đầu với một thứ gì đó mà họ biết, rồi mới “twitst” nó. Những tham chiếu phổ biến và đại trà cho số đông thường là những thứ dễ hiểu nhất, và cho dù bạn có coi thường chúng thì chúng cũng vẫn là xuất phát điểm tốt nhất để bắt đầu, rồi từ đó bạn có thể nâng nó lên tầm cao hơn. “Tôi chẳng phát minh ra cái gì hết. Tôi chỉ làm nó với cách thức, phương tiện của bạn, văn hoá của bạn, và cả của tôi, rồi biến nó thành một công trình điên rồ nhưng đầy tính nghệ thuật, xứng đáng được tôn trọng và có thể viral trên Instagram, và rồi người ta sẽ hiểu nó, sẽ yêu nó.”
Lăn xả với các tuần lễ thời trang hào nhoáng suốt ba thập kỉ, giờ đây Betak cũng bắt đầu mơ về việc tạo ra những thứ tồn tại lâu dài song song với công việc hiện tại, thay vì chỉ gắn bó với những vẻ đẹp “chóng tàn” của các show diễn. Đó có thể là xe hơi, hoặc một thứ gì đó thật khúc chiết, phức tạp và mang tính công nghệ như anh từng chia sẻ. Dù sao điều đó chắc chắn sẽ rất đáng để mong chờ.
P.S: Bài viết có tham khảo, tổng hợp và lược dịch từ nhiều nguồn, nhiều bài báo và bài phỏng vấn khác nhau để viết lại theo mạch trình tự mới kèm theo một số nhận định mang tính cá nhân. Nội dung này được tạo ra bởi Daoonclouds, bất cứ bên nào nếu muốn sử dụng lại vui lòng liên hệ và ghi rõ nguồn.
#NEWGEN_ARTISTS_curatedbyDaoonclouds #BETAK #bureaubetak #fashionshow #fashionshowrevolution #creative
viral song 在 長笛玩家鄭宇泰 Youtube 的最佳貼文
Derek Charke - 《七拍拉格》(Raga Sept) 長笛四重奏
「拉格(#Raga)」源自於梵語,意為「色彩」。
它是印度古典音樂的旋律調式,是構成音樂的基礎。每首拉格都有獨特的感情和氣氛,賦予印度音樂源源不絕的靈感。
#DerekCharke
Charke創作了一系列的拉格作品,並統一以印度數字命名標題。此系列樂曲並非以傳統拉格的方式呈現,而是作曲家借用其基礎,嘗試創作出一種冥想概念的的音樂形式。
#七拍拉格
這首《七拍拉格》為7/8拍節奏。長笛在控制氣音與樂音的比例上本來就有高度的自由。利用此特性結合鮮明的字詞發音,使得層次豐富且多元。
透過明確的在吹奏時發出"cha"這個字,能創造出較為粗糙混沌、卻更富個性的聲響效果。
#RagaSept
此首曲名本應使用印度語的saat(7)題名,但為了避免與另一首四重奏作品撞名,最後以法文的sept (7)來代替。
影片來源 Video credits:
【力晶2021藝文饗宴】第六屆TIFF國際長笛藝術節
the 6th Taiwan International Flute Festival
2021/05/08 於國家演奏廳
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Please email for business enquiries only: flutegamer@myrflute.com
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
#停課不停學
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
精彩影片回顧
- The Pink Panther [Beatbox Flute Trio] 頑皮豹 長笛重奏
https://youtu.be/RuTIu3BJ4P0
- Shakira - Try Everything (Zootopia) - Beatbox Flute Cover | 長笛玩家 feat. 孩童絕技長笛團
https://youtu.be/_BiKIcAhab8
- Ariana Grande - POV - flute duet
https://youtu.be/-ojdcI3-v5A
- Eminem - Rap God - Flute cover
https://youtu.be/YxJJyHDDhm8
- 刻在我心底的名字 Flute cover
https://youtu.be/m6374PHM-_o
- 循環換氣怎麼做?長笛教學10分鐘解密 所有管樂都通用的「循環呼吸」秘訣免費大公開
https://youtu.be/9FGNXhdoryc
- 【長笛四重奏全部自己吹】一人樂團,Beatbox flute “Mission Incredible” one man band at home
https://youtu.be/AgeBH34FpK4
- Beatbox flute《Beat Beats》flute duo 長笛二重奏 | 長笛玩家工作室
https://youtu.be/-2Sb_yn79-c
- 最好玩的跨界長笛演奏、最完整的長笛教學|長笛玩家工作室
https://youtu.be/X2XaKjhv1sE
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
CONNECT WITH ME ON SOCIAL MEDIA
#長笛玩家工作室 #FluteGamerStudio
▸ YouTube: https://www.youtube.com/c/FluteGamer
▸ Facebook: https://www.facebook.com/myrflute
▸ Instagram: https://instagram.com/flutegamer
▸ Website: https://myrflute.com
▸ TikTok: https://tiktok.com/@flutegamer (NOT my main account)
▸ E-mail: flutegamer@myrflute.com

viral song 在 CHERYL Youtube 的最佳解答
CHERYL - new beginnings [Audio]
listen: https://gyro.to/newbeginnings
spotify:
apple music:
SPECIAL THANKS:
- song mixed by https://www.instagram.com/kazbensonmusic
- cover art by https://www.instagram.com/artri000/
FOLLOW MY SOCIALS:
- https://www.instagram.com/cheryl.chin
- https://www.tiktok.com/@cheryl.chin
BUSINESS/SOCIAL MEDIA INQUIRIES: cherylxcontact@gmail.com
LYRICS:
People say that it’s so easy
Always saying that oh it’s life
But it’s so hard to make it
Even with my crazy mind
It’s just a new beginning
All these thoughts running through my mind
Sometimes I try my best but
I still don’t feel alright
Everyday I’m stuck in the past
I really don’t know where I’m heading next
They say people change but is it true
‘Cause you’re never gonna change after a day or two
It comes from all that pain too
I’ve lost myself for something real
like how i woke up one day
and felt like this the start of something new
People say that it’s so easy
Always saying that oh it’s life
But it’s so hard to make it
Even with my crazy mind
It’s just a new beginning
All these thoughts running through my mind
Sometimes I try my best but
I still don’t feel alright
Oh Oh Oh~
I still don’t feel alright..
Should I stay
Or should I go
People change
Some people don’t
Who I am
I’ll never know
Till im out of sight
And im in my zone
It’s taking me hostage all outta the blue
Turning me toxic im lost and confused
Im shifting gears and im waking up to
A better day where im feeling brand new
I’m feeling brand new
And people say~
People say that it’s so easy
Always saying that oh it’s life
But it’s so hard to make it
Even with my crazy mind
It’s just a new beginning
All these thoughts running through my mind
Sometimes I try my best but
I just wanna feel alright
Oh I still don’t feel alright x2
I’ll be alright x2

viral song 在 林子安 AnViolin Youtube 的最讚貼文
■ 更多林子安:
INSTAGRAM:https://www.instagram.com/an__official/
FACEBOOK:https://www.facebook.com/Anviolin/
WEIBO:http://weibo.com/u/6511795600
Spotify:https://spoti.fi/2XmfcLw
各式工作演出邀約請私訊IG或臉書專頁
For business, please send private message to my Instagram or Facebook fan page.
■ 更多【Cover by AnViolin】:https://bit.ly/2vWVtF5
🎶樂譜連結 Sheet Music🎶
https://gum.co/mEUZY
(台灣請用蝦皮)https://shopee.tw/product/260436562/4591447462?smtt=0.260438387-1623302562.9
--
Melanie Martinez《Play Date》小提琴版本
| Violin cover by Lin Tzu An of Play Date from Melanie Martinez
這首歌旋律可可愛愛又很洗腦!
Play date原意是指那種美國讓小孩在假日一起遊戲的聚會,像是扮家家酒的感覺,不過在Play date這首歌,除了用輕快旋律說著遊戲玩具的感覺,更多是在暗喻那位若即若離、不珍惜自己的另一個人,而且本來以為會帥氣跟這種約會對象說掰掰,最後還是誠實面對自己內心,委屈巴巴說著在乎。
誠實面對自己內心固然很好,但人生應該成為自己的星球再去熱愛整個宇宙,面對遊戲人間的傢伙,我們就是要比對方更不認真(誒)又不是只有你會玩啦,認真的人就輸了啊,要用這種心態成為自己的王喔!
信義區香堤大道街頭演出變成登記制了,想聽我live版演出相關資訊,請追蹤Instagram限時動態!
5/28-6/14 由於全台灣疫情警戒升級,街頭演出全部暫停,大家待在家裡網購刷卡的同時,也多刷刷我cover影片,反正PCHOME本來號稱24HR送達都要變成24天了,我子安頻道的音樂才真是24HR隨選隨播,大家乖乖待在家喔~
--
Here comes this week cover of this superrrr cute song, Play Date.
Play Date went viral and sudden rose in popularity recently becasue of TikTok.
It's saying the girl is nothing more than a friend to someone who seems to care very little about her, even though they get together often. She outwardly proclaims she is just as uncommitted as he is, and how she's tired of all the games she has to play to stay with such uncommitted guy. She wishes she didn’t care about how little he communicates but she can't stop thinking about him. In the final moments of the song, she admits she does care about him and does value their "play date".
But well, if they really cared, then they would have not given up on you. period.
Be your own sunshine.
Should you have any request regarding cover songs, just comment below and let me know.
Also please share the video and subscribe to my channel https://bit.ly/2EsTGMQ.
Don't forget to click the 🔔 bell to be notified when my videos come out!
Visit me at Taipei Shin Kong Mitsukoshi Xinyi Plaza to enjoy more my live cover songs. Check it out details on my Instagram stories!
In light of the escalated measures on COVID-19 from the Taiwan government, my busking schedules are all canceled until June 14.
For more updated information , check it out on my Instagram stories!
Stay home, stay safe and stay healthy.
--
編曲Arrange:林子安 Lin Tzu An
混音mix:林子安 Lin Tzu An
小提琴 Violin: 林子安 Lin Tzu An
攝影師剪接師 Photographer & Film editor: Santon.W
文字編輯 Social media editor/manager: Lily Wu
--
🎻Sponsor AnViolin🎻
如果你喜歡我的影片的話,歡迎贊助我,讓我有更多資源去提升畫面與音樂。
贊助連結:
(台灣請用歐付寶)歐付寶:https://p.opay.tw/77sBF
(Via Paypal)Sponsorship:https://www.paypal.me/Anviolin
--
【Cover by AnViolin】每週上傳新的小提琴cover影片,
喜歡的話請訂閱我的頻道 https://bit.ly/2EsTGMQ
也記得開啟🔔訂閱通知,按讚留言分享給你家人朋友看!
還想看子安cover什麼歌?留言跟我說 !
--
#MelanieMartinez
#playdate
#alternative
#pop
#crybaby
#AnViolin
#CoverSong
#ViolinCover
#CoverByAn
#林子安
#林子安小提琴
